Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
thế này đc chưa bạn
Bài thơ là nỗi thắc mắc vầng trăng từ đâu đến của một bạn nhỏ. Bạn tự nghĩ trăng đến từ vườn, từ biển, từ một sân chơi, từ lời ru của mẹ… Dù đến từ đâu thì trăng cũng rất đẹp, đi khắp mọi miền. Bạn yêu trăng và yêu đất nước mình rất nhiều.
TÁC GIẢ YÊU QUÝ TRĂNG VÀ ĐẤT NƯỚC CỦA MIK. TÁC GIẢ NHỚ VỀ TUỔI THƠ CỦA MIK. Ở KHỔ THƠ TRÊN ÔNG TẢ TRĂNG NHƯ QUẢ CHÍN LƠ LỬNG TRƯỚC NHÀ MIK.VẺ ĐẸP CỦA TRĂNG KHIẾN EM NHỚ ĐẾN HÌNH ẢNH TRĂNG MỌC. OK CHƯA ĐẤY LÀ CẢM GIÁC CỦA MIK
Trong các dãy câu dưới đây dãy câu nào có từ in đậm là từ đồng âm?
A) Trăng đã lên cao. Kết quả học tập của em cao hơn trước
B) Trăng đậu vào ánh mắt. Hạt đậu đã nảy mầm
C) Ánh trăng vàng trải khắp nơi. Ngày mùa làng quê em toàn màu vàng.
trả lời:
<==> So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều lấy cái cụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả.
(+ ) So sánh còn giúp cho câu văn hàm súc gợi trí tưởng tượng của ta bay bổng. Vì thế trong thơ thể hiện nhiều phép so sánh bất ngờ.
a) Mảnh trăng lưỡi liềm lơ lửng giữa trời như cánh diều đang bay.
b) Tiếng ve đồng loạt cất lên như một dàn đồng ca.
c) Dòng sông mùa lũ cuồn cuộn chảy như những con ngựa tung bờm phi nước đại
Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để tạo thành hình ảnh so sánh:
a)Mảnh trăng lưỡi liềm lơ lửng giữa trời như cánh diều đang bay
Em sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn thanh bình, yên ả, nằm tại miền Bắc thân yêu của tổ quốc. Tuổi thơ em gắn liền với những cánh diều vi vu và cánh đồng lúa mênh mông bát ngát. Khung cảnh buổi sáng tinh mơ trên cánh đồng lúa không biết tự bao giờ đã trở nên vô cùng quen thuộc trong trí nhớ của em.
Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi. Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng. Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu. Từ xa , men theo con đường làng, lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện. Thỉnh thoảng, các bác lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Nhìn những bông lúa trĩu nặng, đung đưa theo gió, em nghĩ chắc là mùa này lại được bội thu. Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông. Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu lạ thường. Ông mặt trời đã lên cao. Nắng cũng đậm dần. Người trong làng bắt đầu đi chợ nhộn nhịp trên con đường xuyên qua cánh đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm hay những bó huệ trắng muốt,... Một không khí tươi vui hoà quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, sống động và đầy màu sắc.
Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê mình, em thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao. Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Ai chẳng yêu trăng. Nhưng mỗi người yêu một kiểu khác nhau. Nhà thơ mười tuổi TĐKhoa cũng quá yêu trăng. Cả một bài thơ 5 chữ gồm sáu khổ thơ với sáu lần điệp khúc thiết tha “ Trăng ơi…từ đâu đến ?” vang lên, mà đây chỉ là khúc ba của giai điệu :
…Trăng ơi …Từ đâu đến ?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Đứa nào đá lên trời .
Vì trăng rất đẹp nên nhà thơ đã gọi trăng “ Trăng ơi” và hỏi trăng “ từ đâu đến”? trăng đã được nhà thơ biến thành một người bạn gần gũi và trăng như lắng nghe nhà thơ gọi, hỏi. Song chưa kịp để trăng trả lời, sự liên tưởng thần kì của nghệ sĩ tí hon đã nảy sinh một giả thiết thú vị :
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Đứa nào đá lên trời .
NT so sánh độc đáo “ trăng như quả bóng” đã hợp lí, đã hay rồi nhưng điều thú vị còn ở chỗ “ trăng bay” từ một “sân chơi” và thú vị hơn nữa lại do “ đứa nào đá lên trời”. Nếu câu thơ là “bạn nào đá lên trời” ý thơ có phần cứng nhắc kém ngộ nghĩnh. Tuy là “đứa nào” đấy nhưng vẫn không thô mà lại rất ngộ nghĩnh và tự nhiên. Một hình ảnh so sánh như thế, từ ngữ tự nhiên, thú vị như thế phải sinh ra từ một “thần đồng” thơ kết hợp với một"cầu thủ nhí”mười tuổi của một sân chơi thực thụ
Nguồn : internet
Ai chẳng yêu trăng. Nhưng mỗi người yêu một kiểu khác nhau. Nhà thơ mười tuổi Trần Đăng Khoa cũng quá yêu trăng. Cả một bài thơ 5 chữ gồm sáu khổ thơ với sáu lần điệp khúc thiết tha “ Trăng ơi…từ đâu đến ?” vang lên, mà đây chỉ là khúc ba của giai điệu :
…Trăng ơi …Từ đâu đến ?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Đứa nào đá lên trời .
Vì trăng rất đẹp nên nhà thơ đã gọi trăng “ Trăng ơi” và hỏi trăng “ từ đâu đến”? trăng đã được nhà thơ biến thành một người bạn gần gũi và trăng như lắng nghe nhà thơ gọi, hỏi. Song chưa kịp để trăng trả lời, sự liên tưởng thần kì của nghệ sĩ tí hon đã nảy sinh một giả thiết thú vị :
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Đứa nào đá lên trời .
Nghệ thuật so sánh độc đáo “ trăng như quả bóng” đã hợp lí, đã hay rồi nhưng điều thú vị còn ở chỗ “ trăng bay” từ một “sân chơi” và thú vị hơn nữa lại do “ đứa nào đá lên trời”. Nếu câu thơ là “bạn nào đá lên trời” ý thơ có phần cứng nhắc kém ngộ nghĩnh. Tuy là “đứa nào” đấy nhưng vẫn không thô mà lại rất ngộ nghĩnh và tự nhiên. Một hình ảnh so sánh như thế, từ ngữ tự nhiên, thú vị như thế phải sinh ra từ một “thần đồng” thơ kết hợp với một"cầu thủ nhí”mười tuổi của một sân chơi thực thụ.
Chúc bạn học tốt!
Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng - nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiêm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam. Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác.
“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng Ba
Khắp miền truyền mãi câu ca/ Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”
Trong ngày Giỗ Tổ năm Bính Tuất (1946) - năm đầu tiên của Chính phủ mới được thành lập, cụ Huỳnh Thúc Kháng - Quyền Chủ tịch nước đã dâng một tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và một thanh gươm quý nhằm cáo với Tổ tiên về đất nước bị xâm lăng và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có hai lần về thăm Đền Hùng (19.9.1954 và 19.8.1962). Tại đây Người đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Người còn nhắc: “Phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, thêm cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến tham quan”.
Năm 1995, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã được Ban Bí thư ghi trong thông báo là ngày lễ lớn trong năm. Ngành Văn hóa thông tin - thể thao phối hợp với các ngành chức năng đã tổ chức lễ hội trong thời gian 10 ngày (từ 1.3 đến 10.3 âm lịch).
Tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06.11.2001 về Nghi lễ Nhà nước, trong đó có nội dung quy định cụ thể về quy mô tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương, cụ thể như sau:
- “Năm chẵn” là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “0”; Bộ Văn hoá - Thông tin và Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự Lễ dâng hương.
- “Năm tròn” là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “5”; Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự Lễ dâng hương.
- “Năm lẻ” là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại. Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời lãnh đạo Bộ Văn hoá - Thông tin dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong lễ hội.
Ngày 02.4.2007, Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Kể từ đây, ngày 10.3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn - QUỐC LỄ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc.
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dù đang sống và làm việc ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng. Trong ngày này, nhân dân cả nước còn có điều kiện để tham gia vào các hoạt động văn hóa thể hiện lòng thành kính tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân đã vì dân giữ nước.
Trong hồ sơ đề trình UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là di sản văn hoá thế giới đã nêu rõ giá trị của di sản là thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, theo tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia UNESCO, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã đáp ứng được tiêu chí quan trọng nhất trong 5 tiêu chí, đó là, di sản có giá trị nổi bật mang tính toàn cầu, khích lệ ý thức chung của mọi dân tộc trong việc thúc đẩy giá trị đó. Vì vậy, ngày 6.12.2012, UNESCO đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết, truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng còn là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước, đồng thời còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, là ngày để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
đúng thì cx đúg ko sai
nhưng bn chú ý tóm gọn ý chính vào cho mk vs
5 đến 7 câu thoy nha
bn vt lại hộ mk vs
nhiều thế mik chỉ trả lời 1 phần thôi ( mà sao bạn k 5 tk được, khéo đùa ghê)
câu hỏi của nguyễn hoàng hưng thì phải.
Bài 1 : Nêu cảm nhận của em qua 4 câ thơ sau :
Thuở nhỏ, Trần Đăng Khoa có một số bài thơ trăng, trong đó bài thơ ngũ ngôn "Trăng ơi... từ đâu đến?" là đặc sắc hơn cả.
Bài thơ có 6 khổ thơ, thì câu thơ "Trăng ơi... từ đâu đến?" (lược điệp lại đến 4 lần, gợi lên bao cảm xúc bâng khuâng và mênh mang, mênh mang.
Cái không gian mà vầng trăng xuất hiện thật bao la, mênh mông: "Hay từ cánh đồng xa", "Hay biển xanh diệu kì", "Hay từ một sân chơi”, "Hay từ lời mẹ ru" Hay từ đường hành quân", hay "Trăng đi khắp mọi miền", ở đây, trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ thần đồng đã thắp sáng vần thơ kì diệu, bay bổng.
Trăng không còn là lá lúa, chiếc câu liêm vàng, chiếc đĩa bạc... nữa, mà Trần Đăng Khoa đã cảm nhận một cách tinh tế bằng tình yêu trăng của tâm hồn trẻ thơ, rất hồn nhiên, trong sáng.
Trăng hồng lơ lửng trước nhà thơm ngon, ngọt mát nơi vườn quê:
"Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà".
Hai chữ "lửng lơ" gợi tả vầng trăng nhẹ, từ từ bay lên "trước nhà" thật gần gũi thân thương.
Trăng từ biển xanh diệu kì đến, nơi có lắm cá nhiều tôm. Trăng tròn lung linh được, so sánh với mắt cá "chẳng bao giờ chớp mi" là một hình tượng ngộ nghĩnh, giàu chất thơ:
"Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi".
Trăng được ví như quả bóng từ một sân chơi của nhi đồng đã được "Bạn nào đá lên trời". Thật hóm hỉnh!
Trăng từ lời ru của mẹ: "Chú Cuội ngồi gác cây da - Thả trâu ăn lúa, gọi cha ời ời...." đã nhập vào tâm hồn tuổi thơ khi còn nằm trên nôi. Ngắm trăng, bé Khoa hỏi Cuội và thương Cuội biết bao nhiêu:
"Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!".
Hai khổ thơ cuối, vầng trăng gợi mở tâm hồn tuổi thơ. Trần Đăng Khoa viết bài thơ này vào năm 1967, khi đất nước đang kháng chiến chống Mĩ. Trăng không chỉ soi sáng sân nhà em mà con soi sáng đường cho chú Giải phóng quân hành quân ra trận:
"Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân".
Nước Việt Nam chúng ta đã đẹp, quê hương chúng ta đã đẹp: "Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!" (Tố Hữu). Dưới vầng trăng sáng, đất nước ta càng thêm đẹp:
"Trăng ơi, có nơi nào
Sáng hơn đất nước em".
Đó là niềm tự hào và tình yêu đất nước quê hương.
"Trăng ơi... từ đâu đến?" là một bài thơ đẹp và hay. Giọng thơ nhẹ nhàng thanh tao; tình yêu trăng chan hòa dào dạt với tình yêu đất nước, quê hương. Lời thơ trong sáng, hình tượng đẹp và mới lạ. Trăng đã trở thành một mảnh tâm hồn cùa tuổi thơ.
Bài 2 : Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm , dấu hiệu của con người điền vào chỗ chấm cho thích hợp . Nhằm diễn tả sự vật bằng cách nhân hóa :
Chiếc bảng đen mỉm cười và nhìn em mỗi khi em bước chân vào lớp.
Bài 3 : Hãy sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa để biểu đạt lại những câu văn dới đây cho sinh động hơn :
a ) Mấy con chim đang ríu rít trên cành cây .
-> Mấy chú chim đang tranh tài ca hát trên vòm cây.
b ) Mặt trời mọc từ phía đông , chiếu những tia nắng xuống cánh đống lúa xanh rờn .
-> Ông mặt trời nhô lên từ phía đông , tỏa những tia nắng tinh nghịch xuống cánh đồng lúa xanh rờn .
trả lời
bài thơ " trăng ơi từ đâu đến "
Bài thơ là nỗi thắc mắc vầng trăng từ đâu đến của một bạn nhỏ. Bạn tự nghĩ trăng đến từ vườn, từ biển, từ một sân chơi, từ lời ru của mẹ… Dù đến từ đâu thì trăng cũng rất đẹp, đi khắp mọi miền. Bạn yêu trăng và yêu đất nước mình rất nhiều. . nói lên sợ thắc mắc hồn nhiên của tác giả không biết trăng đến từ đâu mà luôn lửng lơ trên bầu trời
hok tốt
trả lời
bài thơ " trăng ơi từ đâu đến " của trần đăng khoa
Bài thơ là nỗi thắc mắc vầng trăng từ đâu đến của một bạn nhỏ. Bạn tự nghĩ trăng đến từ vườn, từ biển, từ một sân chơi, từ lời ru của mẹ… Dù đến từ đâu thì trăng cũng rất đẹp, đi khắp mọi miền. Bạn yêu trăng và yêu đất nước mình rất nhiều. . nói lên sợ thắc mắc hồn nhiên của tác giả không biết trăng đến từ đâu mà luôn lửng lơ trên bầu trời
hok tốt