K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 1 2018

Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên ở một vùng đất vô cùng khó khăn khắc nghiệt, họ xuất thân từ những gia đình nghèo khổ, nhưng bản thân họ luôn biết cố gắng phấn đấu để thoát khỏi tình trạng đó. Đúng như câu nói này đã thể hiện: “Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp”.

Giữa một vùng sỏi đá khô cằn ở đây có thể là một biểu tượng để nói về hoàn cảnh sống khắc nghiệt, nghiệt ngã của một cá nhân và một tổ chức nào đó, họ phải sống trong những hoàn cảnh sống thiếu thốn, nhưng họ không vì những yếu tố đó mà gục ngã và bỏ bê cuộc đời của mình, biết phấn đấu và tạo nên những điều tuyệt vời nhất, ở đây nghĩa đen của nó vẫn thể hiện được bản chất và ý nghĩa của câu nói đó, cây hoa dại, đó là những cây hoa, mọc vô bờ không được chăm sóc, nó mọc lên ở những vùng đất khô cằn, những cây hoa mà được chăm sóc chu đáo, cho ra những vùng đất khô cằn này, chưa chắc nó có thể sống được, bởi lẽ nó không thể chịu được môi trường khắc nghiệt này.

Nghị lực mà câu nói trên thể hiện đó là biểu tượng to lớn nói về nghị lực và ý chí, niềm tin mà con người đã đặt cho cuộc đời của mình, những hiện tượng đó đã hàm chưa và mang bao nhiêu những suy tưởng và ý nghĩa đẹp, từ một hiện tượng thiên nhiên, chúng ta có thể liên tưởng đến phẩm chất của con người, mỗi người chúng ta cần phải sống và rèn luyện bản thân mình mỗi ngày, mặc dù sống trong điều kiện khó khăn và vô cùng khắc nghiệt cũng không thể gục ngã, mà vẫn phải chống chọi đối diện với nó để đạt được những thành quả to lớn và có nhiều ý nghĩa nhất.

SỨC SỐNG TIỀM TÀNG

Trong vùng đất khó khăn đó những cây hoa dại vẫn mọc lên và nở cho chúng ta những chùm hoa thật đẹp, đó là một điều vô cùng đáng khen ngợi, khô cằn, không có điều kiện để sinh sôi và phát triển nhưng hoa của cây hoa dại này vẫn mọc và ở ra những chùm hoa đẹp. Qua đây chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa sâu xa mà câu nói này đã đem lại, chỉ những con người có niềm tin kiên cường, bất chấp hết những khó khăn, và gian nan để có thể tự thích nghi với hoàn cảnh sống, họ luôn kiên cường và vững bước trên đôi chân của mình. Con người nếu có ý chí, lòng kiên định thì không có gì là không thể vượt qua. Ý chí sắt đá và sự quyết tâm giúp cho co  người đạt được những gì mà họ mong muốn.

Trong thiên nhiên chúng ta cũng có thể thấy những dẫn chứng xác thực nhất đó là trong những điều kiện khó khăn ví dụ như ở xa mạc, chỉ có loài cây xương rồng mới có thể sống ở vùng đất này, nó vẫn đem lại cho con người những bông hoa đẹp nhất, hay trên các vách núi khô cứng mặc dù hoàn cảnh và địa hình không mấy thuận lợi nhưng những cây hoa xuyến chi vẫn mọc và ra những bông hoa tươi tắn. Đây đều là thể hiện sức mạnh, sự tự tin và niềm tin, vững bước trong cuộc sống của mình, tất cả những điều đó làm nên một niềm tin và sức mạnh để có thể thích nghi với cuộc sống.

Xã hội ngày càng phát triển thì đặt ra cho con người rất nhiều những khó khăn cả những thử thách, đây có lẽ là lúc để thử độ kiên định của mỗi con người. Nếu người nào có một cách nhìn và thái độ tích cực họ sẽ không ngại khi đối diện với hoàn cảnh sống, và cho dù môi trường của họ có khắc nghiệt đến mức nào, họ cũng không dễ bị gục ngã. Đây được coi là bức tường vô hình để mọi người cố gắng vượt qua và đối đầu với nó.

Đúng như trong cuộc sống của mỗi chúng ta đã xuất hiện rất nhiều những tấm gương sáng trong con đường phát triển đất nước, như Bác Hồ, dù ra đi tìm đường cứu nước, sống trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nơi đất khách quê người nhưng bác vẫn luôn cố gắng để có thể thích nghi với nó, và hoàn thành tốt mục tiêu mà mình đã đặt ra, đây là một tấm gương sáng trong cuộc sống và tâm hồn của mình.

Với một thái độ sống tích cực, bác không ngại đối diện với gian khổ, mặc dù biết bao nhiêu ngày tháng bị giam giữ trong nhà tù, bác vẫn luôn cố gắng phấn đấu để đạt được mục đích mà mình đã để ra, vẫn cố gắng xây dựng lý tưởng cố gắng cho dân tộc. Hay rất nhiều những tấm gương khác, trong hoàn cảnh khó khăn họ cũng không đánh mất chính mình, mà luôn ý thức được trách nhiệm và thái độ sống của mình một cách đúng đắn nhất.

Trong nhiều trường hợp như của thầy Nguyễn Ngọc Ký mặc dù không có tay để viết chữ, nhưng người vẫn luôn luôn kiên trì và rèn luyện bản thân mình một cách tự giác và cố gắng để trở thành một người thầy giỏi của dân tộc Việt Nam. Đây đều là những tấm gương đáng phải học hỏi và khen ngợi.

Mỗi chúng ta cần phải rèn luyện cho mình tính kiên trì và bền bỉ, vượt qua mọi khó khăn và thử thách, không thể để khó khăn và thử thách đó làm lu mờ đi ý chí và sự quyết tâm của chính mình, bởi dân tộc ta đã từng nói : “ có công mài sắt có ngày nên kim”.

19 tháng 1 2018

Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp.

Hình ảnh ấy tạo một cảm giác cô đơn, lạc lõng, thậm chí là bị đày đọa nhưng bông hoa bé nhỏ ấy vẫn kiên cường, hiên ngang. Nó chống chọi với những điều đó với tất cả sức lực nhỏ bé mà bền bỉ, như cánh chim bé nhỏ chao lượn giữa cơn giông bão tìm đường về tổ và cuối cùng nó đã chiến thắng

Chiến thắng tất cả những khó khăn, gian khổ ấy mà trở thành một đóa hoa đẹp, bừng cháy sức sống, nó vượt lên những sỏi đá khô cằn, giữa nắng gắt để thành một điểm chấm phá trên bức tranh hoang mạc nóng bỏng và khắc nghiệt. Đó thực sự là một phép màu của Chúa, là một trong rất nhiều những kì diệu của cuộc sống này, như một câu chuyện cổ tích. Và hơn nửa, đó là một trong những bài học giản dị, sâu sắc và cũng tuyệt vời nhất mà cuộc sống đã dành tặng cho chúng ta.

Trong đời,ai chẳng đôi lần gục ngã trước những khó khăn, thách thức… Tất cả như đám mây đen khổng lồ, che lấp những tia sáng của tưong lai, làm cho chúng ta kiệt quệ, mỏi mòn,mất ý chí chiến đấu, muốn buông xuôi. Và đây vâng là lúc chúng ta đối mặt với chính mình, là thời khắc mà những quyết sẽ ảnh hưởng đến quãng đời còn lại của chúng ta. Lòng dũng cảm, bản lĩnh, sự quyết đoán… tất cả sẽ được thể hiện một cách rõ nét nhất.

Kì diệu thay, có những người khi gặp khó khăn, trắc trở thì họ trở nên cứng rắn, mạnh mẽ hơn cho dù họ vẫn có thể thất bại nhưng họ đã cố gắng đến mức cuối cùng. Họ nhận thức được rằng, một khi họ buông xuôi, họ sẽ mất tất cả. Công sức học hành bấy lâu, tiền bạc, thời gian… những thứ đó sẽ tan biến nhưng với đám mây đen đang vần vũ trên bầu trời. Họ đã được Thượng đế ban một món quà mà không phải ai cũng có: nghị lực. Với món quà đó, họ đã biến những nỗi tủi nhục, đắng cay thành một thứ vũ khí sắc bén mà không có ít loại khí tài nào trên Trái đất này có thể sánh được. Họ đã vượt qua chông gai để xua tan đám mây đen ấy. Và ánh sáng đã trở lại, tâm hồn họ có thể bị chai sạn, rách nát nhưng nó đã trở nên mạnh mẽ và thiêng liêng hơn bao giờ hết. Họ biết rằng dù con đường có đẹp đến mức nào cũng phải trả giá bằng ừng mũi gai đau đớn, bằng máu và nước mắt…

"Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì nhũng mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió Lời hứa ghi trong tim mình. Vẫn bước đi hiên ngang đâu ngẩng cao…”

(Trích bài hát "Đường đến ngày vinh quang")

Nhưng cuộc sống đâu phải chỉ có những điều tuyệt vời như thế; bên cạnh đó vẫn có những kẻ hèn nhác, yếu đuối, chưa gì đã từ bỏ những ước mơ của mình. Họ sẵn sàng vứt bỏ tất cả hoài bão để sống một cuộc đời vô vị, chán ngắt thẩm chí là tàn tạ, vật vờ. Họ như một chiếc bóng lẻ loi đơn chiếc cứ đi đi về về trong cái xã hội nhộn nhịp, năng động này. Suốt đời lẩn tránh, sông ủ rủ và khi về già, chắc chắn họ sẽ nuôi tiếc những tháng ngày lãng phí, không sống hết mình. Hối tiếc vì đã chấp nhận làm một bông hoa úa tàn, khô héo, không tô điểm cho đời.

Vâng, chúng ta sẽ vượt qua tất ca khó khăn, trắc trở. Cho dù con đường hoa hồng có nhiều gai đi thế nào chăng nữa thì nó vẫn là con đường của vinh quang, của thành công và theo một câu nói khá nổi tiếng thì trên con đường này" không có dấu chân của kẻ lười biếng". Thân xác có thể tà tơi, mỏi mệt nhưng ý chí ta vẫn luôn tồn tại một hạt giống – hạt giống của khát vọng, của hoài bão – rồi nó sẽ đâm chồi nảy lộc, sẽ trở thành một đóa hoa dại đẹp đẽ đẽ tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta vượt qua những ghềnh thác cheo leo, đi đến bến bờ của những giấc mơ. Đau đớn, tủi nhục, nước mắt sẽ tan biến khi chúng ta đi hết con đường và chạm tay vào đỉnh vinh quang. Mặt trời sẽ chiếu sáng vầng dương sẽ cài lên vai chúng ta vinh quang của những người chiến thắng, ta sẽ ngẩng cao đầu và tự hào vì chúng ta đã đấu tranh không mệt mỏi với những phút giây yêu mềm của bản thân và những gian nan chồng chất. Những bông hoa dại sau khi vượt qua những điều khắc nghiệt của thiên nhiên đã nở và…

"Ngày đó, ngày đó sẽ không xa xôi. Và chúng ta là người chiến thắng

Đường đến những ngày vinh quang không còn xa…”

Cuộc đời vẫn trôi đi, những khó khăn khác lại đến và chúng ta sẽ phải chiến đấu một cách ngoan cường. Hãy sống và đấu tranh sao cho đến lúc sức tàn lực kiệt, ta không phải hối tiếc về những tháng ngày tuổi trẻ bị hoài phí. Những gian truân, vất vả sẽ trở thành những chiến công bất diệt trong trái tim của mỗi con người. Vì loài hoa dại kia sẽ úa tàn và chúng ta cũng không sống mãi, nhưng những dấu chân mà chúng ta đã in trên đường đời, những thành công trong cuộc sống sẽ tô thắm cho bước tranh cuộc sông muôn màu kia, như loài hoa dại ấy đã gợi nên sức sống cho vùng sỏi đá khô cằn.

27 tháng 2 2018

Mối quan hệ nhân – quả “Ở hiền gặp lành” luôn là cái tâm, cái cốt lõi của đa số tác phẩm văn học và được nhiều người lấy đó là phương châm sống. Nhưng trong thực tế, “Ở hiền gặp lành” có phải lúc nào cũng đúng, cũng hoàn hảo như trong các câu chuyện cổ tích, như trí tưởng tượng của con người?

Vậy, thế nào là “Ở hiền gặp lành” ? “Ở hiền” phải chăng chỉ là hiền lành, không dữ, không làm điều sai trái, gây hại cho người khác, mưu lợi cho bản thân,…? Nếu chỉ nghĩ theo ý nghĩa cơ bản của từ “hiền” như vậy thì sẽ gây ra sự hiểu nhầm, cho rằng cứ sống sao tốt cho mình không ảnh hưởng đến ai là được rồi, dẫn đến tính cách nhu nhược, dĩ hoà vi quý, không biết quan tâm, giúp đỡ người khác,… Có nhiều người luôn cho rằng mình luôn “ở hiền” mà không “gặp lành”. Vậy bạn tự hỏi mình xem liệu bạn đã từng giúp đỡ người bị tai nạn giao thông chưa hay cũng chỉ “bu” quanh dòm ngó nhận xét, bàn tán như bao người khác; bạn đã từng lên tiếng nhắc nhở một người xả rác không đúng nơi quy định,…? Nếu cho bạn nghĩ lại, bạn có dám khẳng định mình là người “ở hiền” nữa không? Nhưng thực chất không phải vậy, sâu xa hơn, từ “hiền” ở đây mang ý nghĩa lớn lao, bao trùm lên cả ý nghĩa nhân đạo – đạo lí làm người. Có thể nói, “ở hiền” là sống sao có ích cho đất nước, xã hội, biết quan tâm giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn, đồng thời phải biết lên án, đấu tranh chống lại cái ác, những thế lực xấu xa luôn muốn làm hại con người,… Vậy “ở hiền” sẽ “gặp lành” như thế nào? Người “ở hiền” sẽ nhận được nhiều điều tốt đẹp, may mắn. Khi bạn không làm điều xấu, hại người bạn sẽ không cảm thấy bất an, tội lỗi, lo lắng mà suy sụp. Không những thế khi làm việc thiện, giúp đỡ người khác bạn sẽ cảm thấy rất vui vẻ, thoải mái, tự hào,… Không chỉ vậy, mọi người xung quanh sẽ yêu quý bạn, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, cuộc sống sẽ luôn tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.

Từ xưa đến nay đã có rất nhiều tấm gương người tốt việc tốt khắp nơi trên thế giới. Ở nước ta, Hồ chủ tịch là tấm gương vĩ đại, mãi toả sáng trong lòng bao người con đất Việt. Công lao của Bác to lớn đếm không xuể, và đúng như “ở hiền gặp lành”, Bác đã nhận được rất nhiều. Bác vui sướng, hạnh phúc vì giành lại độc lập cho dân tộc. Không chỉ nhiều người mà là tất cả mọi người trên đất nước Việt Nam đều quý mến Bác, coi Bác là vị Cha già kính yêu. Không nói đâu xa, mới mấy tháng gần đây, thông tin hai thí sinh bỏ thi để cứu người đã làm cho bao con mắt phải trầm trồ thán phục. Đó là hai học sinh Lữ Đức Quân và Tăng Ngọc Dũng. Trên đường tới trường thi tốt nghiệp môn Sinh, hai bạn bất ngờ thấy một phụ nữ đi xe đạp bị ngã lăn ra đường bất tỉnh. Không chần chừ, hai bạn cố gắng hết sức bế nạn nhân lên chiếc xe đạp và chạy thẳng đến bệnh viện. Sau khi làm thủ tục nhập viện, hai bạn gắng sức đạp tới trường nhưng bị muộn năm phút nên không được dự thi. Người tốt ắt gặp điều tốt, ngay sau kì thì tốt nghiệp, hai bạn đã được tuyên dương và khen thưởng về hành động nhân ái của mình. Hai bạn được đặc cách lấy điểm tổng kết môn Sinh học lớp 12 của hai bạn thay cho điểm thi môn tốt nghiệp. Vậy đấy, những người tốt đều được đền đáp xứng đáng, mối quan hệ nhân – quả “Ở hiền gặp lành” thật không có sai.

Nhưng có phải ai “ở hiền” cũng “gặp lành” không? Có rất nhiều người sống và làm việc chuẩn mực, không làm điều gì trái lương tâm nhưng sao cuộc sống của họ vẫn khó khăn, vẫn gặp nhiều biến cố trắc trở, bị nhiều tai ương giáng xuống đầu? Như cuộc đời cụ bà Nguyễn Thị Đỗ (84 tuổi) ở thôn Nguyệt Biều, Huế là một ví dụ, đến cái tuổi gần đất xa trời rồi mà cũng không được chút thảnh thơi. Ngày này qua ngày khác, bà leo đồi dài chừng một cây số hái lá thuốc về bán nuôi đứa con gái bị tâm thần. Nỗi cơ cực, vất vả của cuộc đời cứ đè nặng lên đôi vai người mẹ già này. Không chỉ vậy, số phận cũng không mỉm cười với nhiều đứa trẻ, những sinh linh nhỏ bé, ngây thơ. Nào là những cô bé, cậu bé mồ côi, không nơi nương tựa, những đứa trẻ tật nguyền hay những em bé bị di chứng chất độc màu da cam,… Những tâm hồn trong sáng ấy có tội tình gì mà số phận nỡ đối xử với chúng một cách tàn nhẫn đến như vậy. Những đứa bé ấy còn chưa có cơ hội để “ở hiền” vậy mà đã “gặp dữ” rồi. Những đứa trẻ đó thật đáng thương! Chỉ cần một lần nhìn thấy những khuôn mặt ngây thơ đó thôi, tôi đảm bảo các bạn cũng như tôi sẽ không cầm nổi lòng mình và lúc đó, các bạn sẽ khẳng định lại câu nói của cha ông ta “Ở hiền gặp lành” là sai, hoàn toàn sai!!!

Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng không phải ai “ở hiền” mà cũng “gặp lành” cả. Câu nói của cha ông ta chỉ có phần nào đó là đúng thôi. Nhưng không phải vì thế mà ta phủ nhận nó. Qua câu nói “Ở hiền gặp lành” những người đi trước muốn răn đe, nhắc nhở mọi người phải sống sao cho tốt, làm công dân tốt, có ích cho gia đình và xã hội. Chúng ta may mắn hơn nhiều người, “gặp lành” hơn nhiều số phận, vì vậy chúng ta nên cưu mang, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, mang lạikhông chỉ niềm vui cho bản thân mà còn mang đến niềm hạnh phúc cho mọi người. Đối với thế hệ trẻ chúng ta, những chủ nhân tương lai của đất nước hãy quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống xung quanh mình, hãy làm những việc có ích để “Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”.

Có thể nói, câu nói “Ở hiền gặp lành” là một câu nói hay, mang nhiều ý nghĩa. Có thể câu nói có lúc không đúng nhưng chúng ta vẫn phải “ở hiền”, làm người tốt, việc tốt, để xây dựng một đất nước giàu mạnh, ấm no, hạnh phúc. 


 

24 tháng 2 2018

câu tục ngữ ấy có nghĩa là nếu như chúng ta ăn ở phúc đức thấy khó thì giúp thì sẽ gặp nhiều thành công và may mắn! 

chúc bn hok tốt!

5 tháng 3 2019

Mỗi đêm tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung. Nhìn đường đi của kiến để biết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn trôi đời suối. Đời người cũng để sống và hãy thả trôi đi những tị hiềm".Người ta thường có thể tha thứ mà không thể quên. Tha thứ biểu hiện bên ngoài. Quên là thầm lặng bên trong. Điều thầm lặng bên trong mới làm người ta ray rứt.Trịnh Công Sơn là một người nổi tiếng. Nổi tiếng quá sớm và đương nhiên phải có những người ganh ghét, mặc dù ông là một người rất khiêm tốn.Sống giữa những ganh ghét tục lụy, chưa bao giờ nghe một người bạn nào nói Trịnh công Sơn có lòng tỵ hiềm với bất cứ ai. Trái lại, ông đã từng gặp những người ganh tỵ, đối xử không công bằng với anh. Có những người thể hiện một cách trắng trợn vì đố kỵ, cũng có những người nói xấu anh với mục đích đẩy anh ra khỏi lòng yêu thương của quần chúng. Chưa bao giờ thấy ông có phản ứng. Nhiều lắm thì cũng là những lời than phiền nhẹ nhàng. Lòng bao dung và tha thứ của ông đã thể hiện rất nhiều ngay cả với những kẻ không xứng đáng với tình yêu của anh đối với họ. Quên hay không chỉ trong lòng ông biết, nhưng mãi đến khi nhắm mắt, không bao giờ nhắc đến điều mình đã tha thứ thì có lẽ anh đã quên hẳn trong lòng.

10 tháng 3 2019

Bài văn số 53

      Có lẽ, đối với mỗi con người, để rèn luyện nhân cách hoàn thiện thì rất khó khăn, nhưng bước đầu để vào đời chính là phải biết bao dung, sẵn sàng tha lỗi cho người khác. Chỉ có thế, con người ta mới trở nên thoải mái, tinh thần mới vui vẻ, phấn chấn hơn, giống như câu nói của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: "Mỗi đêm tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung. Nhìn đường đi của kiến để biết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn trôi đời suối. Đời người cũng để sống và hãy thả trôi đi những tị hiềm".

      Khoan dung là gì? Đối với những người đã trải qua lớp 7, được học GDCD thì ít nhiều vẫn hiểu được. Khoan dung là biết rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung là người biết chia sẻ và cảm thông với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm. Trong đời, không phải ai cũng được sống yên ổn, đôi khi người ta có lỗi với mình, mình cũng nên nhẫn nhịn một chút thì cả hai bên sẽ mau giảng hoà hơn, rốt cuộc thì biết khoan dung và nhẫn nhịn cũng sẽ tạo ra sự hoà bình thế giới. Phải không nhỉ?

       Có những trường hợp nên khoan dung và nhẫn nhịn đúng lúc đúng chỗ. Nếu họ thật sự thành tâm nhận lỗi, lấy hành động thực tế để sửa lỗi thì chúng ta nên vui vẻ tha lỗi cho họ. Sau lần ấy, có thể họ sẽ không bao giờ tái phạm nữa, như vậy, bản thân ta cũng cảm thấy nhẹ nhõm. Ngược lại, nếu lần sau vẫn tiếp tục thì việc này không thể tha thứ được, những chuyện vụn vặt thì có thể bỏ qua nhưng những việc có tầm ảnh hưởng lớn, nếu sai sót một chút thôi cũng đủ khiến chúng ta phải thất vọng cực độ, chịu vô sô mất mát. Học trên lớp, thỉnh thoảng, cô có chuyện bực mình, cô hay tức giận, mắng mỏ học sinh một chút cũng chẳng sao, chúng ta có thể thông cảm cho cô, nhưng nếu dùng vũ lực thì chuyện này không còn nhỏ nữa, phụ huynh học sinh sẽ nghĩ sao, nhà trường sẽ nghĩ sao. Dù biết đó chỉ là hành động nhất thời trong lúc bực bội thì chúng ta cũng không có quyền thay đổi nữa rồi. 

       Nhận nhịn, khoan dung thì dễ nhưng vứt bỏ "tị hiềm" thì rất khó. Có những vấn đề nảy sinh từ lúc còn nhỏ, đối với những đứa trẻ, dù chỉ là sự hiểu lầm cũng rất dễ kéo dài tới tận sau này. Thiết lại cho cùng, quá khứ có những chuyện chúng ta cũng nên vứt bỏ đi thôi, giữ lại cũng chẳng được ích gì. Có một câu chuyện cũng nhắc nhở chúng ta thế này: "Có một lớp học, để chuẩn bị cho tiết tiếp theo, thầy giáo đã dặn dò học sinh viết tất cả những người mình ghét lên một của khoai tây, rồi đựng vào một cái túi, đeo bên người. Sáng hôm sau, ai nấy đều rất vui vẻ, có người mang đầy khoai tây trong túi, cũng có người chỉ có một vài củ. Thầy giáo nhắc học sinh hãy mang số khoai tây này bên người đến hết buổi sáng hôm đó. Mới chỉ qua một tiết, nhiều người đã than mệt, rồi nặng quá. Đến đây, thầy mới cho họ thả ra, ai cũng thấy thoải mái, nhẹ nhõm. Thầy bảo rằng những người mang quá nhiều hiềm khích sẽ chỉ thêm nặng nhọc, bỏ nó xuống mới thấy lòng thật nhẹ." Thế đấy, hãy hướng tới tương lai, hãy tạo cho bản thân lòng khoan dung và tin tưởng, biết vứt bỏ quá khứ và hướng tới hiện tại và tương lai.

     Cuộc sống đầy chông gai và thử thách, cũng sẽ đầy yêu thương và giận hờn, chỉ có một cách biến giận hờn thành yêu thương, đó chính là cảm thông và chia sẻ, khoan dung và nhẫn nhịn.

31 tháng 7 2018

Năm 1854 tổng thống Mỹ là phreng-klin R-ơ-xơ tơ muốn mua đất của người da đỏ thủ lĩnh da đỏ là siesta đã gửi bức thư trả lời trong đó có câu Đất là mẹ suy nghĩ của em về câu nói trên

9 tháng 4 2020

Bà không chỉ là người chăm lo cho cháu đấy đủ về vật chất mà còn là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp, thêm huyền ảo như trong truyện. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người. Người bà kì diệu như vậy ấy, rất giản dị nhưng có một sức mạnh kì diệu tứ trái tim, ta có thể bắt gặp người bà như vậy trong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh

Tham khảo nha

Học Tốt

# mui #

9 tháng 4 2020

Tham khảo nha:https://hoidap247.com/cau-hoi/473645

Ở giai đoạn 1, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam từng phát biểu ý kiến trước việc có nên cho học sinh đi học trở lại hay không bằng hai từ "an tâm - an toàn". Với giai đoạn 2 này, tôi nghĩ hai từ ấy vẫn là kim chỉ nam trong phòng chống dịch. Trong đó vai trò của từng cá nhân trong cộng đồng là một trong những yếu tố quan trọng nhất.

“Toàn dân phòng dịch, sự bình tĩnh và sáng suốt đòi hỏi trước hết ở từng cá nhân. Sao lại tự làm mình suy yếu hơn vì sự hoang mang, hoảng loạn, thiếu sáng suốt?

Đừng "tự thua" khi chưa chiến đấu

Về mặt an toàn, có thể nhìn thấy nỗ lực không ngơi nghỉ của Chính phủ và các bộ ngành liên quan, qua đó tạo ra được sự an toàn đang trong vòng kiểm soát, tạo ra sự an tâm cho nhiều người có sự bình tĩnh và khách quan khi nhìn về diễn tiến dịch bệnh trong mối tương quan so sánh với nhiều quốc gia khác. 

Sự khách quan này bao gồm cả những đánh giá cao từ các quốc gia khác khi VN là nước nằm ngay cạnh ổ dịch.

Vậy mà mọi thứ trở nên bất an sau ca nhiễm thứ 17. Bất an không chỉ vì số ca bệnh tăng lên, mà do có chuyện né cách ly, khai báo thông tin không đầy đủ, nháo nhào đi gom hàng hóa và chia sẻ những thông tin không chính xác, gây hoang mang cộng đồng. 

Nhiều bạn bè tôi thật sự ngán ngẩm trước sự tràn ngập thông tin về dịch bệnh trên Facebook, trong đó không ít tin đồn, kiểu đưa tin gieo rắc thêm nỗi lo sợ và đủ kiểu không tiếc lời công kích, đổ lỗi và xúc phạm người khác.

Chúng ta chưa bao giờ và không bao giờ chủ quan, nhưng cũng không vì thế mà vô tâm gieo rắc thêm sự sợ hãi không cần thiết vào lúc này. 

         P/s: ~ Phần gạch chân: Câu bị động

               ~Nguồn: Báo Tuổi trẻ ngày 11/03/2020 09:06

                                                 ~Học tốt!~

14 tháng 8 2019

Ca dao, dân ca là tấm gương phản ánh đời sống tâm hồn phong phú của nhân dân lao động. Nó không chỉ thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha đối với quê hương, đất nước... mà còn là tiếng thở than về số phận bất hạnh và những cảnh ngộ khổ cực, đắng cay.

          Những câu hát than thân ngoài ý nghĩa than thân trách phận còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo sự thối nát, bất công của xã hội phong kiến đương thời. Điều đó được thể hiện chân thực và sinh động qua hệ thống hình ảnh, ngôn ngữ đa dạng, phong phú. Ba câu hát sau đây là những ví dụ tiêu biểu:

1.

Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

2.

Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây,

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời,

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

3.

Thân em như trái bần trôi,

Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?

       Cả ba câu hát đều sử dụng thể thơ lục bát cổ truyền với âm hưởng ngậm ngùi, thương cảm, cùng với những hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ thường thấy trong ca dao để diễn tả thân phận bé mọn của lớp người nghèo khổ trong xã hội cũ (con cò, con tằm, con kiến, trái bần... ). Mở đầu mỗi câu thường là những cụm từ như Thương thay... Thân em như... và nội dung ý nghĩa được thể hiện dưới hình thức câu hỏi tu từ.

       Trong ca dao xưa, người nông dân thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời và thân phận bé mọn của mình, bởi họ tìm thấy những nét tương đồng ở loài chim quen thuộc ấy.

       Bức tranh phong cảnh nông thôn Việt Nam không thể thiếu những cánh cò lặn lội kiếm ăn trên cánh đồng, lạch nước. Cò gần gũi bên người nông dân lúc cày bừa, cấy hái vất vả. Cò dang cánh nối đuôi nhau bay về tổ lúc hoàng hôn... Con cò đã trở thành người bạn để người nông dân chia sẻ tâm tình:

 Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

        Nghệ thuật tương phản tài tình trong câu ca dao trên đã làm nổi bật hình ảnh đáng thương của con cò. Giữa trời nước mênh mông, cò lủi thủi, đơn côi, lầm lũi kiếm ăn. Thân cò vốn đã bé nhỏ lại càng thêm bé nhỏ. Đã vậy mà cò vẫn phải lên thác, xuống ghềnh, đương đầu với bao lỗi éo le, ngang trái. Câu ca dao như một tiếng thở dài não nề, như một lời trách móc, oán than trước nghịch cảnh của cuộc đời.

      Nhìn cái dáng lêu đêu, gầy guộc của con cò lặn lội đồng trên, ruộng dưới để mò tép, mò tôm, người nông dân ngậm ngùi liên tưởng tới thân phận mình phải chịu nhiều vất vả, nhọc nhằn và bất bình đặt ra câu hỏi nguyên cớ do đâu:

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?!

       Cò đã cam chịu số kiếp hẩm hiu, thế nhưng nó vẫn không được sống yên ổn trong cảnh bần hàn mà vẫn bị một ai đó, một thế lực nào đó đẩy vào bể đầy, ao cạn trớ trêu. Phải chăng đó chính là giai cấp thống trị trong xã hội cũ luôn muốn dồn người bị trị vào bước đường cùng?

      Cao hơn ý nghĩa của một câu hát than thân, bài ca dao trên chứa đựng thái độ phản kháng và tố cáo xã hội đương thời. Hình ảnh con cò ở đây tượng trưng cho thân phận long đong, khốn khổ của người nông dân nghèo vì sưu cao, thuế nặng, vì nạn phu phen, tạp dịch liên miên, vì sự bóc lột đến tận xương tủy của giai cấp thống trị.

       Vẫn theo mạch liên tưởng giống như ở bài ca dao thứ nhất, bài ca dao thứ hai là một ẩn dụ so sánh giữa thân phận của người nông dân với những loài vật bé nhỏ, tầm thường như con tằm, con kiến:

Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây,

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời,

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

      Đây là câu hát nói về những số phận vất vả, bất hạnh. Điệp từ Thương thay được lặp lại bốn lần, biểu hiện sự thương cảm, xót xa vô hạn. Thương thay là thương cho thân phận mình và thân phận của những người cùng cảnh ngộ.

       "Thương thay thân phận con tằm/ Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ" là thương cho những người lao động nghèo khổ suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực, công lao. "Thương thay lũ kiến li ti/ Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi " là thương cho nỗi khổ chung của những thân phận nhỏ nhoi, suốt đời xuôi ngược vất vả làm lụng mà vẫn cơ cực, nghèo khổ. "Thương thay hạc lánh đường mây/ Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi" là thương cho những cuộc đời phiêu bạt, lận đận để kiếm sống qua ngày. "Thương thay con cuốc giữa trời/ Dầu kêu ra máu có người nào nghe" là thương cho những thân phận thấp cổ bé họng, suốt đời ôm khổ đau oan trái, không được ánh sáng công lí soi tỏ.

        Bốn câu ca dao là bốn nỗi xót thương. Sự lặp đi lặp lại ấy tô đậm mối cảm thông và xót xa cho những cuộc đời cay đắng nhiều bề của người dân nghèo trong xã hội cũ. Sự lặp lại còn có ý nghĩa kết nối, mở ra những niềm thương xót khác nhau và mỗi lần lặp lại, tình ý của bài ca lại được phát triển và nâng cao thêm.

14 tháng 8 2019

Ca dao chính là phương tiện để con người bộc lộ những suy tư, tình cảm sâu kín nhất trong tâm hồn. Đó không chỉ là tình cảm lãng mạn của tình yêu đôi lứa, sự sâu sắc, nhân văn trong ca dao về tình cảm gia đình mà còn là những nỗi niềm chua xót, đắng cay của con người. Nỗi niềm ấy, sự xót xa ấy được thể hiện sâu sắc qua chùm những bài ca dao viết về đề tài than thân, yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội xưa.

    Ca dao than thân là một hình thức ca dao khá phổ biến, đó là những lời ca than thân trách phận của những con người trong xã hội xưa, mà nhiều hơn cả là những người phụ nữ, bởi họ phải chịu những bất công, đau khổ mà xã hội phong kiến xưa mang lại. Sự rẻ rúng của thân phận những người phụ nữ trở thành một đề tài quen thuộc trong ca dao, họ bị xã hội vùi dập, tước đoạt đi quyền được sống, quyền lựa chọn hạnh phúc cho mình:

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

    Trong xã hội phong kiến xưa có quan niệm, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, người phụ nữ đến tuổi lập gia đình không có quyền lựa chọn người mình yêu, đối tượng làm chồng của mình, mà mọi thứ đều được quyết định bởi cha mẹ. Đối với những người đề cao quan điểm môn đăng hộ đối thì số phận của những người phụ nữ càng trở nên bất định, hạnh phúc như một ván bài hên xui, nếu may mắn tìm được người chồng tốt thì sẽ được hưởng hạnh phúc, còn không may gặp phải người chồng xấu thì họ vẫn phải nhẫn nhục chịu đựng, không có quyền phản kháng.

    Bởi vậy mà nhân vật trữ tình trong câu ca dao này đã ví mình như một tấm lụa đào, tức là một món hàng được bày bán ở giữa chợ, không biết người mua là ai, người quân tử hay kẻ tiểu nhân, một số phận đầy bi đát, đáng thương. Ở bài ca dao sau lại là lời tâm sự đầy tha thiết của một người phụ nữ về bản thân mình, đó là người phụ nữ không có nhan sắc nhưng lại là một người có vẻ đẹp tiềm ẩn ở bên trong. Lời ca như một lời thuyết minh, giới thiệu đầy xót xa của người phụ nữ ấy về con người của mình:

“Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”

    Xã hội xưa thường đề cao hình thức, những người con gái có diện mạo ưa nhìn, đoan trang thường được coi trọng và nhiều người để ý hơn, ngược lại những người phụ nữ không có lợi thế về nhan sắc thì bị rẻ rúng, coi thường. Nhân vật trữ tình đã tự ví mình như củ ấu gai, để nói về diện mạo xù xì, gai góc, không ưa nhìn. Nhưng bên trong củ ấu ấy lại là phần ruột trắng trong, câu ca dao nhấn mạnh đến vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, đó là vẻ đẹp khó nhận biết, nếu không chân thành thì khó có thể cảm nhận được, đó chính là những người con gái không có lợi thế về diện mạo nhưng lại là những con người thực sự đẹp về tâm hồn.

“Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”

    Nếu như những câu ca dao trên viết về chủ đề than thân trách phận thì đến câu ca dao này lại gợi nhắc về thứ tình cảm vợ chồng khăng khít, gắn bó mà dẫu có xa nhau vẫn hướng về nhau, dù có biến cố cũng không cắt chia được tình cảm. Gừng và muối là hai biểu tượng cho tình cảm gắn bó keo sơn, ở trong câu ca dao này chúng được dùng biểu tượng cho sự khăng khít, bất biến trong tình cảm của vợ chồng, đó là thứ tình cảm sâu nặng, không dễ chia lìa, mà dẫu có ngày phải chia lìa thì đó cũng là một tương lai rất xa thực tại, khó có thể xảy ra.

    Người Việt Nam xưa thường mượn những câu ca dao để giãi bày những tình cảm sâu kín, đó chính là những lời than khóc, những tâm sự nặng trĩu của những người phụ nữ trong xã hội xưa, họ khát khao hạnh phúc, khát khao tình yêu nhưng hạnh phúc ấy với họ là một thứ xa xỉ, vận mệnh của họ nằm trong tay của người khác, không có lấy một chút tự chủ nào.

Ca dao chính là phương tiện để con người bộc lộ những suy tư, tình cảm sâu kín nhất trong tâm hồn. Đó không chỉ là tình cảm lãng mạn của tình yêu đôi lứa, sự sâu sắc, nhân văn trong ca dao về tình cảm gia đình mà còn là những nỗi niềm chua xót, đắng cay của con người. Nỗi niềm ấy, sự xót xa ấy được thể hiện sâu sắc qua chùm những bài ca dao viết về đề tài than thân, yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội xưa.

    Ca dao than thân là một hình thức ca dao khá phổ biến, đó là những lời ca than thân trách phận của những con người trong xã hội xưa, mà nhiều hơn cả là những người phụ nữ, bởi họ phải chịu những bất công, đau khổ mà xã hội phong kiến xưa mang lại. Sự rẻ rúng của thân phận những người phụ nữ trở thành một đề tài quen thuộc trong ca dao, họ bị xã hội vùi dập, tước đoạt đi quyền được sống, quyền lựa chọn hạnh phúc cho mình:

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

    Trong xã hội phong kiến xưa có quan niệm, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, người phụ nữ đến tuổi lập gia đình không có quyền lựa chọn người mình yêu, đối tượng làm chồng của mình, mà mọi thứ đều được quyết định bởi cha mẹ. Đối với những người đề cao quan điểm môn đăng hộ đối thì số phận của những người phụ nữ càng trở nên bất định, hạnh phúc như một ván bài hên xui, nếu may mắn tìm được người chồng tốt thì sẽ được hưởng hạnh phúc, còn không may gặp phải người chồng xấu thì họ vẫn phải nhẫn nhục chịu đựng, không có quyền phản kháng.

    Bởi vậy mà nhân vật trữ tình trong câu ca dao này đã ví mình như một tấm lụa đào, tức là một món hàng được bày bán ở giữa chợ, không biết người mua là ai, người quân tử hay kẻ tiểu nhân, một số phận đầy bi đát, đáng thương. Ở bài ca dao sau lại là lời tâm sự đầy tha thiết của một người phụ nữ về bản thân mình, đó là người phụ nữ không có nhan sắc nhưng lại là một người có vẻ đẹp tiềm ẩn ở bên trong. Lời ca như một lời thuyết minh, giới thiệu đầy xót xa của người phụ nữ ấy về con người của mình:

“Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”

    Xã hội xưa thường đề cao hình thức, những người con gái có diện mạo ưa nhìn, đoan trang thường được coi trọng và nhiều người để ý hơn, ngược lại những người phụ nữ không có lợi thế về nhan sắc thì bị rẻ rúng, coi thường. Nhân vật trữ tình đã tự ví mình như củ ấu gai, để nói về diện mạo xù xì, gai góc, không ưa nhìn. Nhưng bên trong củ ấu ấy lại là phần ruột trắng trong, câu ca dao nhấn mạnh đến vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, đó là vẻ đẹp khó nhận biết, nếu không chân thành thì khó có thể cảm nhận được, đó chính là những người con gái không có lợi thế về diện mạo nhưng lại là những con người thực sự đẹp về tâm hồn.

“Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”

    Nếu như những câu ca dao trên viết về chủ đề than thân trách phận thì đến câu ca dao này lại gợi nhắc về thứ tình cảm vợ chồng khăng khít, gắn bó mà dẫu có xa nhau vẫn hướng về nhau, dù có biến cố cũng không cắt chia được tình cảm. Gừng và muối là hai biểu tượng cho tình cảm gắn bó keo sơn, ở trong câu ca dao này chúng được dùng biểu tượng cho sự khăng khít, bất biến trong tình cảm của vợ chồng, đó là thứ tình cảm sâu nặng, không dễ chia lìa, mà dẫu có ngày phải chia lìa thì đó cũng là một tương lai rất xa thực tại, khó có thể xảy ra.

    Người Việt Nam xưa thường mượn những câu ca dao để giãi bày những tình cảm sâu kín, đó chính là những lời than khóc, những tâm sự nặng trĩu của những người phụ nữ trong xã hội xưa, họ khát khao hạnh phúc, khát khao tình yêu nhưng hạnh phúc ấy với họ là một thứ xa xỉ, vận mệnh của họ nằm trong tay của người khác, không có lấy một chút tự chủ nào.

hơi ngắn mong bạn thông cảm mik ko giỏi văn cho lắm