K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 5 2017

* Về kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ Trồng lúa nước 2 vụ, dùng trâu bò làm sức kéo.

+ Làm ruộng bậc thang, xe giồng nước.

- Họ khai thác Lâm Thổ sản

- Làm gốm

- Đánh cá

- Buôn bán ngoại thủy

* Văn hóa:

- Có chữ viết riêng, chữ Phan ( Ấn Độ )

- Tín ngưỡng: Đạo Bà La Môn, đạo Phật

- Phong tục:

+ Ăn trầu

+ Hỏa táng người chết

- Nghệ thuật:

+ Nổi bật, đặc sắc kiến trúc chùa pháp.

9 tháng 5 2017

- Kinh tế chính: Nghành nông nghiệp trồng lúa nước mỗi năm 2 vụ

- Trồng thêm cây ăn quả, cây công nghiệp

- Khai thác lâm thổ sản

- Trao đổi buôn bán trong và ngoài nước

2 tháng 2 2017

1) Vì An Dương Vương chủ quan nên ông đã để nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà. Từ đó, em đã rút ra bài học kinh nghiệm :

- Không nên chủ quan, quá tự tin về vũ khí, lực lượng

- Luôn đề cao cảnh giác với kẻ thù

2 tháng 2 2017

dài dài hơn một chút được khônglolang

20 tháng 2 2017

1) Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40 – 43 chống ách đô hộ của nhà Hán.

Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai con gái của Lạc tướng ở huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay, thuộc dòng dõi Hùng Vương. Tháng 3 năm 40 sau Công nguyên, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát trên sông Hồng, thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Tây ngày nay. Dưới sự lãnh đạo của hai Bà, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào rộng lớn, từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ. Trong hàng ngũ tướng lĩnh của nghĩa quân có rất nhiều phụ nữ.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành được thắng lợi, nền độc lập dân tộc được phục hồi. Trưng Trắc được suy tôn làn vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh, giữ được quyền tự chủ trong 3 năm.

2)Tình hình kinh tế nước ta tứ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi?

Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.

Mặc dù bị hạn chế, nhưng nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển.
Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI, chúng ta đã tìm được nhiều đồ sắt. Về công cụ, có rìu, mai, cuốc, dao... ; về vũ khí, có kiếm, giáo, kích, lao...; về dụng cụ, có nồi gang, chân đèn và rất nhiều đinh sắt... Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển đã dùng lưới sắt để khai thác san hô, ở miền Nam, người dân còn biết bịt cựa gà chọi bằng sắt.
Từ thế kỉ I, ở Giao Châu, việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.
Theo Giao Châu kí, ở huyện Phong Khê (miền Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Đông Anh - Hà Nội) có đê phòng lụt. sử cũ cũng nói Giao Châu có nhiều kênh, ngòi. Người ta đã biết trồng hai vụ lúa trong một năm : vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt.
Nông thôn Giao Châu có đủ loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú. Sách Nam phương thảo mộc trạng nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao : để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam... ; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.

3)Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu?

- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.
- Từ căn cứ Phú Điền, nghĩa quân nhanh chóng đánh chiếm các thành của bọn đỏ hộ ở quận Cửu Chân rồi từ đó đánh rộng ra khắp Giao Châu. Sử nhà Ngô chép : "Năm 248, toàn thể Giao Châu đều chấn động". Nhà Ngô cử Lục Dận đem 6000 quân sang đàn áp. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền - Hậu Lộc - Thanh Hoá).

21 tháng 2 2017

1. Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Nội). Nghĩa Quân làm chủ Mê Linh tiến đến đánh Cổ Loa và Luy Lâu. Tô định hốt hoảng bỏ thành, trốn về Nam Hải. Quân Hán bị đánh tan. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi.

2. - Chính trị :

- Vào thế kỉ 3, nhà Ngô đặc tên nước Âu Lạc cũ là Giao Châu, gồm 3 quận:

+ Giao Chỉ

+ Cửu Chân

+ Nhật Nam

- Đưa người Hán sang thay thế người Việt trực tiếp cai quản các huyện.

- Kinh tế:

- Nhân dân Giao Châu phải chịu nhiều thứ thuế ( nhất là thuế muối và thuế sắt)

- Lao dịch và cống nộp nặng nề

- Văn hóa:

- Tiếp tục đưa người Hán sang Giao Châu, buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục tập quán của người Hán.

=> Nhằm đồng hóa dân ta

3. * Nguyên nhân:

- Không cam chịu áp bức bóc lột nặng nề, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi.

* Diễn biến:

- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền ( Hậu Lộc- Thanh Hóa )

- Nghĩa quân đánh phá các thành ấp ở quận Cửu Chân, rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu.

- Lục Dận đem 6000 quân sang Giao Châu vừa đánh, vừa mua chuộc, chia rẽ nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng.

4 tháng 2 2017

Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ờ khắp nơi:
- Thể hiện ý chí độc lập và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc...
- Thể hiện lòng biết ơn và đề cao tinh thần yêu nước, hi sinh bất khuất vì độc lập dân tộc của Hai Bà Trưng.

4 tháng 2 2017

Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng Và các vị tướng ở khắp nơi để:

- Thể hiện lòng biết ơn tới các vị anh hùng dân tộc.

- Thể hiện tinh thần yêu nước, hi sinh vì độc lập dân tộc.

- Thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta.

- Thể hiện ý chí độc lập và chiến đấu bất khuất của dân tộc.

- Giúp lớp trẻ hiện nay biết được lịch sử nước nhà và noi theo tấm gương kiên cường, bất khuất của các vị anh hùng dân tộc.

17 tháng 2 2017

Trong các thế kỉ I — VI, tình hình kinh tế của nước ta:
- Nhà Ngô chia Châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu (miền đất Âu Lạc cũ).
- Loại trừ người Việt khỏi bộ máy chính quyền, người Hán làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản cấp huyện.
- Tăng cường chính sách bóc lột tàn bạo bằng các loại thuế, lao dịch, đặc biệt là chế độ nộp cống rất nặng nề.
- Đưa nhiều người Hán sang ở, bắt dân ta phải theo pháp luật, phong tục tập quán của người Hán, học tiếng Hán.
- Kinh tế bị kìm hãm, bọn đô hộ độc quyền về sắt, ngoại thương.

17 tháng 2 2017

Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.
Mặc dù bị hạn chế, nhưng nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển.
Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI, chúng ta đã tìm được nhiều đồ sắt. Về công cụ, có rìu, mai, cuốc, dao... ; về vũ khí, có kiếm, giáo, kích, lao...; về dụng cụ, có nồi gang, chân đèn và rất nhiều đinh sắt... Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển đã dùng lưới sắt để khai thác san hô, ở miền Nam, người dân còn biết bịt cựa gà chọi bằng sắt.
Từ thế kỉ I, ở Giao Châu, việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.
Theo Giao Châu kí, ở huyện Phong Khê (miền Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Đông Anh - Hà Nội) có đê phòng lụt. sử cũ cũng nói Giao Châu có nhiều kênh, ngòi. Người ta đã biết trồng hai vụ lúa trong một năm : vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt.
Nông thôn Giao Châu có đủ loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú. Sách Nam phương thảo mộc trạng nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao : để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam... ; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.
Bên cạnh nghề rèn sắt, nghề gốm cổ truyền cũng rất phát triển. Người ta đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung, sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại, như nồi, vò, bình, bát, đĩa, ấm chén, gạch, ngói..., đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.
Cùng với các loại vải bông, vải gai, vải tơ..., người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt thành vải. vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là “vải Giao Chỉ".
Các sản phẩm nông nghiệp và hàng thủ công không bị sung làm đồ cống nạp mà được đem trao đổi ở các chợ làng, ở những nơi tập trung đông dân cư như Luy Láu, Long Biên..., có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến trao đổi buôn bán. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.

31 tháng 3 2017

không cần trả lời câu này nữa nha!

31 tháng 3 2017

vì mk tìm ra đáp án ùi nhan!

22 tháng 4 2017

- Chính trị : chia nước ta thành quận, huyện để cai trị, toàn bộ quyền hành đều thuộc về người Hán.

- Kinh tế: ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân ta bằng nhiều hình thức.

- Văn hoá : truyền bá Nho giáo và chữ Hán, bắt nhân dân ta theo phong tục cùa người Hán.

—> Những mục đích đó nhằm mục đích xoá tên nước ta, biến nước ta thành các đơn vị hành chính của Trung Quốc. Bóc lột, vơ vét các nguồn lợi về kinh tế của nước ta để phục vụ cho chính quốc. Thực hiện đồng hoá đối với nhân dân ta, biến dân tộc ta trở thành một bộ phận của người Hán.

NHỚ TICK CHO MINK NHAhihi

22 tháng 4 2017

tick cho bạn nè cảm ơn nhiều nha

hihihihihihi

10 tháng 5 2017

* Sự chuyển biến :

— Về kinh tế:

+ Nông nghiệp : nhờ công cụ bằng sắt được sử dụng phổ biến nên diện tích trồng trọt được mở rộng và các công trình thuỷ lợi được xây dựng nên năng suất lúa cao hơn trước.

+ Thủ công nghiệp : việc khai thác vàng, bạc được đẩy mạnh, các nghề truyền thống phát triển hơn trước và nhân dân đã tiếp thu mội số nghề mới từ Trung Ọuốc như làm giấy, thuỷ tinh.

+ Thương mại : nhờ sự phát triển của thủ công nghiệp và hệ thống giao thông thuỷ, bộ phát triển nên việc buôn bán được mở rộng và phái triển hơn trước.

— Văn hoá : một mặt nhân dân ta đã tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hoá Trung Hoa, nhưng mặt khác vẫn bảo tồn nền văn hoá truyền thống dân tộc.

— Xã hội : do những chính sách cai trị tàn bạo, vơ vét nặng nề của các triều đại phương Bắc đã làm xuất hiện mâu thuẫn mới giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ.

* Nguyên nhân : do sự phát triển nội tại và nhân dân ta biết tiếp thu những tiến bộ về kĩ thuật sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp của người Trung Quốc, nhờ đó đã tạo ra những chuyên biến tích cực về kinh tế. Việc tiếp thu có chọn lọc những nội dung mới của văn hoá Trung Hoa nhưng vẫn bảo tồn văn hoá truyền thống cũng đem lại những nét chuyển biến mới. Trong xã hội thì mâu thuẫn bao trùm giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ đã xuất hiện và là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập.