K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Lớp
 

Các thành ngữ tục ngữ 
được đưa vào

Nghĩa của thành ngữ, tục ngữ

Dạng bài

5

- Quê cha đất tổ
 
 
- Nơi chốn rau cắt rốn

- Nơi quê hương bản quán, nơi tổ tiên, ông cha đã từng sinh sống.
 
- Nơi mình sinh ra và gắn bó máu thịt với nó.
 

BT LT&C (Đặt câu với thành ngữ đã cho)

 
- Chịu thương chịu khó
 
 
- Dám nghĩ dám làm
 
 
- Muôn người như một
 
- Trọng nghĩa khinh tài (tài: tiền của)

 
- Uống nước nhớ nguồn

 
- Chăm chỉ, cần mẫn, tần tảo làm ăn, không quản ngại khó khăn.
 
- Mạnh dạn, táo bạo, có nhiều sáng kiến và dám thực hiện sáng kiến.
 
- Đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động
 
- Quý trọng đạo lí và tình cảm, coi nhẹ tiền của.
 
 
- Biết ơn những người đã đem lại điều tốt đẹp cho mình.
 

BT LT&C (Các thành ngữ, tục ngữ bên nói lên tính chất gì của người Việt Nam ta? )

 
- Cáo chết ba năm quay đầu về núi.

- Trâu bảy năm còn nhớ chuồng.
 
- Lá rụng về cội.
 

 
- Con người dù đi đâu xa vẫn nhớ về quê hương, không bao giờ quên gốc tích.
 
 
- Dù đi đâu xa cũng cũng nhớ và tìm về quê cha đất tổ.
 

BT LT&C (Cho các câu tục ngữ và các nghĩa, chọn nghĩa thích hợp cho mỗi tục ngữ)

 
- Gạn đục khơi trong
 
 
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
   
 
 
- Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
 

 
- Tách bạch giữa cái tốt và cái xấu, loại bỏ cái xấu để ủng hộ, khẳng định cái tốt đẹp.
 
- Gần kẻ xấu bị ảnh hưởng, tiêm nhiễm cái xấu; gần người tốt thì học hỏi, tiếp thu được cái tốt, cái hay mà tiến bộ hơn.
 
- Khuyên anh chị em phải biết yêu thương đùm bọc nhau.

BT LT&C (Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ).

 
- Hẹp nhà rộng bụng
 
 
- Xấu người đẹp nết
 
 
- Trên kính dưới nhường

 
- Chỉ về tấm lòng con người, tuy không giàu có nhưng đối xử tốt với nhau.
 
- Tuy hình thức bên ngoài không đẹp nhưng tính nết tốt.
 
- Đối xử tốt với mọi người, đối với người trên thì kính trọng, đối với người dưới thì nhường nhịn.
 

BT LT&C (chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các thành ngữ).

- Ăn ít ngon nhiều
 
 
- Ba chìm bảy nổi
 
- Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.
 
 
 
- Yêu trẻ, trẻ đến nhà;
 kính già, già để tuổi cho.
 

- Ăn cốt để thưởng thức món ăn: ăn ngon, có chất lượng.
 
- Cuộc đời gặp nhiều vất vả.
 
- Kinh nghiệm về thời tiết: Trời nắng có cảm giác nhanh đến trưa, trời mưa có cảm giác nhanh đến tối.
 
- Có lòng thương yêu kính trọng mọi người sẽ được mọi người quý mến và gặp tốt lành.

BT LT&C (Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ).

 
- Việc nhỏ nghĩa lớn.
 
 
- Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.
 
- Thức khuya dậy sớm.
 

 
- Việc tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa về tinh thần, tình cảm lớn.
 
- Đề cao sự khéo léo
 
- Vất vả, cần cù, chăm chỉ làm ăn.

BT LT&C (Tìm từ trái nghĩa thích hợp điền vào chỗ chấm).

 
- Muôn người như một.
 
- Chậm như rùa
 
- Ngang như cua
 
 
- Cày sâu cuốc bẩm

 
- Mọi người đều đoàn kết một lòng.
 
- Quá lề mề, chậm chạp
 
- Rất ngang bướng, nói năng cư xử khác lẻ thường, khó thống nhất ý kiến.
 
- Chăm chỉ, cần cù lao động trên đồng ruộng
 

BT chính tả (Điền tiếng có ua hoặc uô vào chỗ trống trong các thành ngữ)

 
- Cầu được, ước thấy
 
- Năm nắng, mười mưa
 
- Nước chảy đá mòn
 
- Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

 
- Đạt được điều mình thường mong mỏi, ước ao.
 
- Trải qua nhiều vất vả, khó khăn.
 
- Kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công.
 
- Khó khăn là điều kiện thử thách và rèn luyện con người.
 

BT chính tả (Điền tiếng có ưa hoặc ươ vào chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ.)

 
- Bốn biển một nhà
 
 
- Kề vai sát cánh
- Chung lưng đấu sức

 
- Người ở khắp nơi đoàn kết như người trong một nhà, thống nhất về một khối.
 
- Đồng tâm hợp lực, cùng chia sẻ gian nan giữa những người cùng cgung sức gánh vác công việc quan trọng.
 

BT LT&C (Đặt câu với một trong những thành ngữ đã cho)

 
- Đông như kiến
 
- Gan như cóc tía
 
- Ngọt như mía lùi
 

 
- Rất đông người
 
- Gan góc, không biết sợ hãi
 
- Rất ngọt / Nói ngọt ngào, dễ nghe, dễ lọt tai.

BT chính tả (Tìm tiếng có chứa ia hoặc iê thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ)

 
- Lên thác xuống ghềnh
 
- Góp gió thành bão
 
- Nước chảy đá mòn
 
- Khoai đất lạ, mạ đất quen.

 
- Trải qua nhiều vất vả gian truân và nguy hiểm.

- Góp nhiều cái nhỏ yếu sẽ được cái lớn mạnh.

- Bền bỉ, quyết tâm thì việc dù khó đến mấy cũng làm xong.

- Kinh nghiệm trồng trọt: khoai ưa đất lạ (đất chưa trồng khoai), mạ ưa đất quen (đất đã gieo mạ nhiều lần)
 

BT LT&C (Tìm trong các thành ngữ, tục ngữ các từ chỉ sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên).

 
- Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
 
 
- Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
                                                          
  
 
- Thắng không kiêu, bại không nản.
 
 
    - Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
   
   - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.

 
- Khi thiếu đói hoạn nạn được giúp đỡ kịp thời dù ít dù ít ỏi cũng đáng quý gấp nhiều lần được cho khi đ khi đã no đủ, yên ổn.
 
- Khuyên chúng ta phải biết đoàn kết, vì đoàn    kết g giúp ta có sức mạnh để bảo vệ cuộc sống, chia rẻ sẻ     rẻ làm ta cô độc, yêú ớt, khó bảo tồn được cuộc sống.

- Không kiêu căng trước những việc mình làm được, không nản chí trước khó khăn, thất bại.

- Khuyên mọi người phải biết giữ lời hứa.
 
 
- Đề cao phẩm giá hơn hình thức bên ngoài
 

BT LT&C (Tìm từ trái nghĩa để viết vào chỗ trống)

- Có mới nới cũ
 
 
- Xấu gỗ, tốt nước sơn.
 
 
- Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu.

- Bội bạc, thiếu tình nghĩa; có cái mới, người mới thì quên cái cũ, người cũ.
 
- Bên ngoài hào nhoáng, bóng bẩy mà bên trong không ra gì.
 
- Một kinh nghiệm cầm quân đánh giặc: bên mình yếu thì phải dùng mưu kế.
 

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

- Bầu ơi thương lấy bí cùng 

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

- Núi cao bởi có đất bồi

Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu.
 
 - Nực cười châu chấu đá xe

Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng.
  
 
 - Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.
  
  - Cá không ăn muối cá ươn

Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.
  
     - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

       - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn gạo nhớ đâm xay dần sàng.
   
 - Lên non mới biết non cao

Lội sông mới biết sông nào cạn sâu.
  
 
 - Nói chín thì nên làm mười

Nói mười làm chín, kẻ cười người chê.
  
  - Uốn cây từ thuở còn non

Dạy con từ thuở hãy còn ngây thơ.
 
 - Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
  
 - Con có cha như nhà có nóc

Con không cha như nòng nọc đứt đuôi.
 

- Khuyên mọi người phải có tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau.

- Không được chủ quan, xem thường người khác.
 
- Khuyên những người có cùng một mối quan hệ phải có tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau.
 
- Con cái phải nghe lời dạy bảo của cha mẹ, nếu không sẽ hư hỏng.
 
- Khuyên người ta phải nhớ ơn những người đã mang lại hạnh phúc, sung sướng cho mình.
 
 

- Trải nghiệm cuộc sống nhiều sẽ có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm trong cuộc sống.
 
 
 
 

 
- Khuyên người ta phải thực tế bắt tay vào công việc chứ không chỉ nói suông.
 
 
- Khuyên ta dạy con từ lúc còn nhỏ.
 
 
- Từ tay không mà mà dựng nổi cơ đồ mới thật tài giỏi, ngoan cường.
 
 
- Đề cao vai trò của người cha đối với con cái:

 Con cái có cha thì được che chở, đùm bọc, không có cha sẽ côi cút, khổ sở.

BT LT&C (Điền vào ô chữ theo gợi ý)

   
- Trai mà chi, gái mà chi
Sinh con có nghĩa có nghì là hơn.
   
    - Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô.
(Một trai đã là có, mười nữ cũng bằng không)
 
- Trai tài gái đảm.
 
- Trai thanh gái lịch.

 
- Con trai hay con gái đều quý, miễn là có tình nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ (quan niệm đúng).
 
- Chỉ có một con trai cũng được xem là đã có con, có mười con gái cũng xem như chưa có con (quan niệm sai).
 
 
- Trai gái đều giỏi giang, đẹp đôi vừa lứa.
 
- Trai gái thanh nhã, lịch sự.
 

BT LT&C (Em hiểu mỗi thành ngữ, tục ngữ sau như thế nào? Em tán thành với câu a hay câu b)

 
- Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.
 
- Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi.
 
- Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.

 
- Lòng thương con vô bờ bến, đức hy sinh, nhường nhịn của người mẹ.
 
 - Phụ nữ giỏi giang, đảm đang, giữ gìn sự yên ấm cho gia đình.
 
- Phụ nữ dũng cảm, anh hùng.
 

BT LT&C (Mỗi thành ngữ, tục ngữ sau nói lên phẩm chất gì của người phụ nữ Việt Nam?).

 
- Tre già măng mọc
 
- Trẻ lên ba, cả nhà học nói.
 
 
- Trẻ người non dạ
 
 
- Tre non dễ uốn

 
- Lớp trước già đi có lớp sau thay thế.
 
- Trẻ lên ba đang học nói, khiến cả nhà vui vẻ nói theo.
 
- Còn ngây thơ dại dột, chưa biết suy nghĩ chín chắn.
 
- Dạy trẻ từ lúc còn nhỏ sẽ dễ hơn.
 

BT LT&C: Chọn thành ngữ, tục ngữ với nghĩa (đã cho) thích hợp.

9 tháng 6 2020

tên bn dài thế

2 tháng 3 2020

cách hiểu : những người thông minh luôn suy nghĩ kĩ trước khi nói nên họ luôn nói đúng. Còn kẻ ngốc thì luôn nói trước khi kịp suy nghĩ nên những lời nói của họ ko được mọi người tán thành.

câu thành ngữ:nước sâu thì chảy chậm, người khôn thì nói ít

Mình lớp 6 nha:)

Những người thông minh luôn nghĩ trc khi họ nói điều j đó,còn những kẻ ngốc luôn nói trc khi họ kịp nghĩ nên ý kiến của họ thường ko dc mọi người tán thành.

Hok tốt!UwU

8 tháng 3 2018

nó đâu phải lúc nào cũng giống nhau

8 tháng 3 2018

có câu nào cũng được 

mình đang cần gấp

8 tháng 9 2018

5 khổ thơ Sắc màu em yêu:

Em yêu màu đỏ:

Như máu con tim,

Lá cờ Tổ quốc,

Khăn quàng đội viên.

Em yêu màu xanh:

Đồng bằng rừng núi,

Biển đầy cá tôm,

Bầu trời cao vợi.

Em yêu màu vàng :

Lúa đồng chín rộ,

Hoa cúc mùa thu,

Nắng trời rực rỡ.

Em yêu màu nâu:

Áo mẹ sờn bạc,

Đất đai cần cù,

Gỗ rừng bát ngát.

Em yêu màu trắng:

Trang giấy tuổi thơ,

Đoá hoa hồng bạch,

Mái tóc của bà.

3 Khổ thơ cuối Ê-mi-li con:

Nhân danh ai?

Bay đưa ta đến những rừng dày

Những hố chông, những đồng lầy kháng chiến

Những làng phố đã trở nên pháo đai ẩn hiện

Những ngày đêm đất chuyển trời rung...

Ôi Việt Nam, xứ sở lạ lùng

Đến em thơ cũng hoá thành những anh hùng

Đến ong dại cũng luyện thành chiến sĩ

Và hoa trái cũng biến thành vũ khí!

Hãy chết đi, chết đi

Tất cả chúng bay, một bầy ma quỷ!

Và xin nghe, nước Mỹ ta ơi!

Tiếng thương đau, tiếng căm giận đời đời

Của một người con. Của một con người thế kỷ

Ê-mi-ly, con ơi!

Trời sắp tối rồi...

Cha không bế con về được nữa!

Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa

Đêm nay mẹ đến tìm con

Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn

Cho cha nhé

Và con sẽ nói giùm với mẹ:

Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn!

Oa-sinh-tơn

Buổi hoàng hôn

Còn mất?

Đã đến phút lòng ta sáng nhất

Ta đốt thân ta

Cho ngọn lửa chói loà

Sự thật..........

a) Nước sông không phạm nước giếng

b) Con cóc là cậu ông trời

c) Râu ông nọ cắm cằm bà kia

d) Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ (chứ không phải không ăn)

e) Ếch ngồi đáy giếng

g) Con sâu làm rầu nồi canh

tk cho mk nhá bạn

~~Học tốt~~

10 tháng 3 2022

Trong câu: "Vì ông thấy từ trước tới nay, chưa có ai ở khách sạn này nghĩ và nói như anh Thành." được liên kết câu trước đó bằng cách nào?

A. Bằng cách lặp từ ngữ

B. Bằng cách thay thế từ ngữ

C. Cả 2 cách lặp từ và thay thế từ ngữ

11 tháng 10 2017

Bài 1

Chung lưng đấu cật:  tựa vào nhau để đối phó hay lo liệu việc chung, góp sức để hoàn thành nhiệm vụ, mục đích

Đồng sức đồng lòng: chung sức chung lòng , toàn tâm toàn ýthực hiện 1 nhiệm vụ, 1 công việc

Kề vai sát cánh: luôn bên cạnh nhau , cùng nhau chiến đấu hay thực hiện 1 nhiệm vụ

Đồng cam cộng khổ: nhường nhịn , giúp đỡ chia sẻ với nhau những niềm vui hạnh phúc và những khó khăn vất vả

11 tháng 10 2017
FGFGNhãUIOUIHHHHKO BTn

LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH:

Sáng nay, nhân nghe thầy giảng về ý nghĩa câu “Lá lành đùm lá rách" làm em chợt nhớ lại một bà lão, cứ thỉnh thoảng vài ba tuần, có ghé nhà em một lần.

Bà cũng có mái tóc bạc phơ, mặc bộ đồ đen già lọm khọm, giọng nói và gương mặt hiền từ, miệng nhai trầu bỏm bẻm. Sao bà giống ngoại em hồi còn sống quá! Ban đầu, em không nghĩ bà là người ãn xin. Vì bà cũng có nét sạch sẽ như bao cụ già bình thường khác.

Mỗi lần bà lão đến đều được ba má em niềm nở tiếp đón và biếu nhưng thứ bà cần. Một lần, đang bữa cơm, bà bước vào, ba má ern khẩn khoản mời nhưng bà một mực từ chối:

– Con có lòng như vậy, tôi cám ơn lắm. Già cả rồi đảu có ăn uống được nhiều, nên không thấy đói. Cho tôi ngồi nghỉ một lát.

Em vội vàng đi rót một tách trà nóng mang lên. Sau khi mẹ em xúc gạo trút vào giỏ cho bà lão, ba em còn nháy mắt ra hiệu. Mẹ em hiểu ý, mở tủ lấy tiền đem lại và nói:

– Bà nhận chút ít để mua trầu.

Bà lão cầm tờ giấy bạc trong tay run run, nhìn mẹ em mà đôi mắt rưng rưng ngấn lệ vì cảm động.

– Tôi để dành tiền này, khi bệnh, uống thuốc. Tiền lớn quá, ít có ai cho tôi thế này.

Thật ra thì tờ giấy bạc có bao nhiêu, nhưng nghe bà nói thế, lòng em nổi lên một niềm thương cảm. Tờ giấy bạc ấy, sở dĩ lớn vì đối với bà quá nghèo. Và em cũng chẳng hiểu sao, có nhiều người giàu sang, nhà cửa lộng lẫy, ăn xài phung phí, mà gặp người nghèo khổ họ lại dửng dưng hoặc là họ ném ra vài đồng tiền lẻ như một cách xua đuổi cho kẻ ăn xin sớm đi khuất mắt.

Qua lời hỏi thăm giữa ba má em và bà lão, em mới biêt bã đã ngoài tám mươi tuổi rồi, chẳng có con cái gì, chỉ một mình tá túc nơi nhà đứa cháu, cũng nghèo nàn thiếu ăn. Đôi lúc tủi thân, tủi phận, bà đành lang thang như thế.

Lúc bà bước ra, ba em còn căn dặn “có dịp qua đây, mời bà ghé nhà con chơi. Đừng ngại gì hết”.

Nhưng lâu lắm rồi, gần cả năm nay, em không thấy bà lão ấy đến nữa…

Đôi lúc rảnh rỗi, ba em có nhắc chuyện bà lão và vẫn thường khuyên em “một miếng khi đói bằng một gói khi no” đồng tiền mình giúp người nghèo khó, già cả, cô đơn bệnh tật đáng là bao, nhưng đã mang lại cho họ niềm hạnh phúc trong lúc thắt ngặt. Niềm hạnh phúc ấy của họ cũng chính là niềm vui thanh thản của lòng ta, con ạ”.

21 tháng 8 2019

Có công mài sắt có ngày nên kim

 “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

   Đó là câu tục ngữ mà thầy thường dẫn ra trong lớp để khuyên nhủ chúng em. Nhiều bạn làm theo lời khuyên của thầy mà đã đạt kết quả mỹ mãn, trong đó có em.

   Còn nhớ hồi đầu năm cứ đến giờ tập làm văn là em ngồi thừ ra cắn bút trong khi các bạn khác trong lớp chữ nghĩa cứ tuôn trào. Đến khi các bạn viết đã đầy trang rồi, thế mà em cố gắng lắm cũng chỉ được sáu bảy dòng rồi cạn nguồn và em cứ ngồi loay hoay mãi.

   Chưa bao giờ em được điểm bảy hay tám về môn văn. Má em khuyên nhủ: “Con phải ráng mà kiên nhẫn, đừng chán nản. Phải có công mài sắt thì mới có ngày nên kim được con ạ! Văn ôn, võ phải luyện mà. Con ôn luyện đi. Má sẽ giúp sức cho con”.

   Lời căn dặn của má thúc giục em, từ đó, ngoài việc học và làm bài mới, em đã dành hẳn mỗi ngày một giờ đồng hồ để học văn. Thoạt tiên, em tìm lại sách lớp bốn, đọc kỹ phần ghi nhớ. Má hướng đẫn thật chu đáo khâu tìm hiểu đề, xác định nội dung và thể loại của nó. Má cho em đọc nhiều lần bài văn mẫu, bài đọc thêm ở sách tham khảo rồi yêu cầu em viết bài làm của mình không được giống với những điều gì đã đọc. Lúc đầu, em bắt chước các bài vàn mẫu ấy nhưng dần dần tập viết khác đi bằng cách diễn đạt của mình. Má dạy em cách dùng từ, diễn ý sao cho xác hợp mà thoát ý. Nghe lời má, em sắm một quyển sổ tay chép các đoạn văn hay của các nhà văn nổi tiếng. Lúc nào rảnh rỗi là em lấy số tay đọc để tìm hiểu và học tập cách dùng từ, diễn ý sinh động hấp của các bậc tiền bối này.

   “Học thầy không tầy học bạn”, trong lớp, em làm thân với Nguyên và Hương hai cây văn có tiếng. Hai bạn này truyền đạt lại các kinh nghiệm học văn mà các bạn ấy có được. Điều chi, bài nào khó quá, em mạnh dạn vào lớp hỏi cô. Cô vui vẻ chỉ dẫn tận tình, cho em mượn cả sách tham khảo mà em không có.

   Thấy em cố gắng, ba em cũng hết lòng khích lệ. Ba đã tìm mua cho các em sách tham khảo tập làm văn cần thiết.

   Ba tháng sau, em tiến bộ rõ. Không những biết làm dàn ý, em còn biết viết câu văn sao cho có hình ảnh gợi tả và gợi cảm. Tiến bộ ấy đã được cô em công nhận trong lớp. Bài tập làm văn và các bài tập tiếng việt khác của em điểm số cứ tăng dần. Hai tuần trước đây, lần đầu tiên bài tập làm văn của em đạt điểm chín, được cô đọc cho cả lớp nghe và đặc biệt khen ngợi. Nhưng đặc biệt hơn là cuối học kì một, em được nhà trường tuyển chọn vào đội học sinh giỏi.

   Xúc động biết bao, nước mắt em cứ muốn trào lên. Câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim" sáng lên trong tâm trí em lúc này.