K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2020

a) Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hang tôi, hỏi : [...].
=> Nhân hóa dùng những từ vốn gọi người để gọi vật và dùng những từ vốn chỉ hoạt động,tính chất của người để chỉ tính chất,hoạt động của vật : Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hang tôi, hỏi
=> Tác dụng: Làm cho câu văn trở nên sinh động hơn, làm cho hình ảnh chị cốc trở nên sống động và đẹp hơn, hấp dẫn người đọc.Chị ( Cách gọi dùng cho người), nghe, không hiểu, muốn định thần, trợn tròn mắt, lò dò, hỏi (từ ngữ ding để chỉ hoạt động của con người)
b, Linh hồn ,tâm tình, cảm giác, nhẹ nhàng, khoan khoái, đùa bỡn, múa may, thầm bảo, sợ hãi, ngần ngại, rụt rè, âu yếm, muốn, mơn trớn.
c,Chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, gữ đồng lúa chín, hy sinh, bảo vệ, anh hùng
lao động, anh hùng chiến đấu
Tóm lại nhân hóa có tác dụng:
Làm cho sự vật có tính cách , có hoạt động… như người ( đưa sự vật vào thế giới con người ) làm cho sự vật trở nên sống động, gần gũi với con người.

học tốt

Tìm phép so sánh trong đoạn văn:Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho...
Đọc tiếp

Tìm phép so sánh trong đoạn văn:

Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan thai đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơ, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.

(Khải Hưng)

1
26 tháng 2 2018

Phép so sánh:

    + Có chiếc tựa mũi tên nhọn, từ cành cây rơi… không do dự vẩn vơ.

    + Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo… gượng ngoi đầu lên

    + Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan thai khoan khoái đùa bỡn… của vạn vật chỉ ở hiện tại

    + Có chiếc lá như sợ hãi… bay trở lại cành.

trong văn bản "Lá rụng", Khái Hưng có viết:Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng...
Đọc tiếp

trong văn bản "Lá rụng", Khái Hưng có viết:

Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.

Đây là đoạn văn miêu tả rất đặc sắc. Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu để chỉ rõ sự đặc sắc ấy.

0
21 tháng 8 2018

Trong đoạn văn trên có 4 câu trần thuật đơn

- Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.

- Tre xung phong vào xe tăng đại bác.

- Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

- Tre hi sinh để bảo vệ con người .

2 tháng 7 2019

Từ giống nhau ở đoạn văn là từ “tre”, “giữ”, “anh hùng”

4 tháng 1 2022

Có ai ko giúp mình với

 

4 tháng 1 2022

 Câu 1. Đoạn văn trích trong tác phẩm “Cây tre Việt Nam”. Tác giả: Thép Mới.

Câu 3. Phép tu từ: Nhân hóa (Tre xung phong, giữ làng, giữ nước, hi sinh..)

- Tác dụng: Nhờ có phép nhân hóa mà hình ảnh cây tre trở nên sống động, gần gũi với con người.

Bài làm

Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiển đấu.
+ Chỉ ra : đoạn văn sử dụng phép tu từ
- Điệp ngữ : “ tre”( 7 lần), “ giữ” ( 4 lần ), anh hùng( 2 lần) 
- Nhân hoá : Tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa, hi sinh, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.
+ Tác dụng : Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre.
- Cây tre trở thành vũ khí đắc lực, có mặt khắp nơi, xông pha tung hoành trong khói lửa: “ Chống lại sắt thép quân thù”, “ xung phong vào xe tăng đại bác”, “giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”.
- Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê h­ơng, đất nư­ớc “ Giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con ng­ời”.
- Trong lao động sản xuất, trong chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, tre mang bao phẩm chất cao quý của con ngư­ời Việt Nam.Tre sừng sững như­ một t­ượng đài đ­ược tôn vinh và ngưỡng mộ “ Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu”.
> Tre là biểu t­ượng tuyệt đẹp về đất n­ước và con ngư­ời Việt nam anh hùng, về ngư­ời nông dân cần cù, dũng cảm, giàu tình yêu quê hư­ơng, đất nư­ớc.

# Chúc bạn học tốt #

6 tháng 8 2021

Em tham khảo:

Nhân hóa: tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nước…

 Tác dụng: 
+ Gợi hình, gợi cảm, tăng hiệu quả diễn đạt sinh động, hấp dẫn, tạo tính nhạc cho đoạn văn.
+ Nhấn mạnh công dụng và phẩm chất cao quý của tre. Qua cây tre, ngợi ca, tự hào về con người Việt Nam anh hùng trong lao động và chiến đấu.

28 tháng 4 2021

Nói về vai trò quan trọng của tre trong những cây tre trong các cuộc kháng chiến chống giặc

           Bạn tham khảo nha

Bài 1. Cho đoạn văn sau:“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”(Ngữ văn 6- tập 2)Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Kể tên một văn bản đã học có cùng thể loại và nêu rõ...
Đọc tiếp

Bài 1. Cho đoạn văn sau:

“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”

(Ngữ văn 6- tập 2)

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Kể tên một văn bản đã học có cùng thể loại và nêu rõ tác giả.

Câu 2. Qua đoạn trích tác giả đã ca ngợi những phẩm chất đáng quý nào của cây tre?

Câu 3. Tìm một biện pháp nghệ thuật đã được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên và nêu rõ tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.

Câu 4. Từ văn bản trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng từ 7 đến 10 câu giới thiệu về cây tre Việt Nam. Trong đoạn văn có sử dụng một câu có phép tu từ nhân hóa, và một câu có phép tu từ so sánh (Gạch chân và chú thích rõ)

1
10 tháng 7 2021

1. Đoạn trích được trích từ VB Cây tre Việt Nam của Thép Mới

1 bài thơ cùng thể loại là: Tre Việt Nam của Nguyễn Duy

2. Tác giả muốn ca ngợi phẩm chất dũng cảm, hi sinh, chịu thương chịu khó, biểu tượng cho con người Việt Nam

Em tham khảo nhé:

3+4:

3. 

+ Chỉ ra : đoạn văn sử dụng phép tu từ
- Điệp ngữ : “ tre”( 7 lần), “ giữ” ( 4 lần ), anh hùng( 2 lần)
- Nhân hoá : Tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa, hi sinh, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.
+ Tác dụng : Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre.
- Cây tre trở thành vũ khí đắc lực, có mặt khắp nơi, xông pha tung hoành trong khói lửa: “ Chống lại sắt thép quân thù”, “ xung phong vào xe tăng đại bác”, “giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”.
- Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê h­ơng, đất nư­ớc “ Giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con ng­ời”.
- Trong lao động sản xuất, trong chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, tre mang bao phẩm chất cao quý của con ngư­ời Việt Nam.Tre sừng sững như­ một t­ượng đài đ­ược tôn vinh và ngưỡng mộ “ Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu”.
=> Tre là biểu t­ượng tuyệt đẹp về đất n­ước và con ngư­ời Việt nam anh hùng, về ngư­ời nông dân cần cù, dũng cảm, giàu tình yêu quê hư­ơng, đất nư­ớc.

4.

 Cây tre là một biểu tượng của dân tộc Việt Nam về phẩm chất kiên cường, bất khuất, ngay thẳng , kiên trung . Người dân VN ta luôn dành một tình yêu sâu sắc với cây tre , đồng thời trân trọng và đề cao  những lợi ích, vai trò của cây tre trong đời sống hàng ngày. Với người dân ở quê, tre là người bạn, người đồng chí. Chẳng biết từ bao giờ, cây tre đã gắn liền với xóm làng Việt Nam. Hình ảnh lũy tre xanh vươn mình trong gió đã trở thành nét đẹp trong đời sống người dân quê. Với thân hình gầy guộc, lá mong manh, tre mạnh mẽ vươn mình đứng thẳng lên trong nắng chiều. Có một đặc tính rất nổi bật của tre là tre không hề kén chọn đất. Ở bất cứ đâu, trên bất cứ loại đất nào, ngay cả đó là những vùng đất cằn khô sỏi đá, tre vẫn vươn mình đứng thẳng. Rễ tre đâm sâu xuống tận cùng của bề mặt đất, hút chất dinh dưỡng từ lòng đất  lên nuôi cây khôn lớn. Và khi đã vươn mình lên khỏi không gian nhỏ bé của bức tường làng, tre kiêu hùng đứng thẳng  trong không gian rộng lớn của vũ trụ như những anh hùng . Sự ngay thẳng ấy của tre cũng là biểu trưng cho sự ngay thẳng, kiên cường, bất khuất không bao giờ chịu thua hoàn cảnh của con người Việt Nam. Đó cũng là những đực tính đẹp của người dân ta mà thông qua hình ảnh cây tre tất cả chúng ta ai nấy đều phải ngợi ca.

Câu có phép so sánh và nhân hóa: In đậm nghiêng