Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chắc bạn hiểu ý nghĩa của 2 câu phải không. Đây là cách nhìn của mình:
Câu thứ nhất: "Không thầy đố mày làm nên"
+Người thầy: ở đây không chỉ riêng giáo viên trong trường mà ám chỉ cho tất những người đã cho ta những bài học và kiến thức. Như: ông, bà, cha, mẹ thậm chí là cả bạn bè nữa.
+Làm nên: nghĩa là sự thành công, thành đạt.
Câu thứ hai: "Học thầy không bằng học bạn"
+Người thầy: ở đây ảm chỉ duy nhất là giáo viên.
+Bạn: ở đây không giới hạn ở bạn đồng trang lứa. Bạn ở đây chính là những người mà giữa ta và họ có nhiều tình cảm VD: cha, mẹ, ông hàng xóm thậm chí là giáo viên.
=>Từ định nghĩa thầy của "câu" 1 và "bạn" của câu 2 bạn sẽ thấy chúng ko hề mâu thuẫn.
=>Chúng đang bổ sung cho nhau đấy: Muốn thành công thì cần có người dẫn dắt, cần có người dạy cho ta những kiến thức cần thiết. Nhưng sẽ tốt hơn (tiến trình sẽ nhanh hơn) nếu người dạy ta cũng là người mà ta yêu mến và kính trọng.
Tất cả các câu tục ngữ trên thuộc loại tục ngữ về con người và xã hội
Phép tu tự được sử dụng ở những câu trên là:
-so sánh
-vần lưng
-đối vế
-lối nói ẩn dụ
Mỗi chúng ta đều được lớn lên trong tiếng ru ngọt ngào của bà, của mẹ. Tuổi thơ của chúng ta luôn được đắm chìm trong tiếng sáo diều vi vút trong trẻo và những lời ru, những câu chuyện cổ tích chứa chan nghĩa tình. Và ở nơi đó chúng ta học được bao nhiêu điều hay, lẽ phải. Rất khéo léo và trữ tình, cha ông ta đã gửi gắm những lời giáo dục đạo đức trong những câu ca ngọt ngào. Em đã vô cùng xúc động và thấm thía khi nghe câu ca dao:Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raMột lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo conĐây là câu ca dao vô cùng quen thuộc đối với mỗi người. Câu ca đơn giản và vô cùng dễ hiểu nhưng nội dung lại rất sâu sắc và thấm thía. Bài ca dao nói đến công ơn to lớn của cha mẹ và giáo dục đạo lí làm con. Nhân dân ta đã ví công lao của cha mẹ với những hình ảnh hùng vĩ, to lớn. Công cha sừng sững như Thái Sơn – ngọn núi lớn. Hình ảnh so sánh mạnh mẽ và hùng vĩ, vững chãi. Tục ngữ đã có câu: “Con không cha như nhà không nóc”. Người cha là chỗ dựa vững chắc cho những đứa con. Hình ảnh so sánh mang đầy ý nghĩa. Ngọn núi Thái Sơn biểu tượng cho sự vững chãi của người cha. Và càng thú vị hơn khi tìm hiểu ý nghĩa của cặp “Công cha – nghĩa mẹ”. Cha có công nuôi dưỡng giáo dục, mẹ là người mang nặng đẻ đau và sinh thành ra ta. Công cha lớn bao nhiêu thì nghĩa mẹ vô tận bấy nhiêu. Bên cạnh người cha vững chãi như Thái Sơn là mẹ hiền với bao yêu thương. “Nước trong nguồn” vừa trong lành, mát rượi vừa không bao giờ vơi cạn. Hai hình ảnh tạo nên những biểu tượng nghệ thuật đầy ý nghĩa. So sánh giản dị, đời thường mà sao sâu sắc đến vậy. Hai hình ảnh so sánh vừa có ý nghĩa biểu tượng, vừa thể hiện được tính chất của “công cha – nghĩa mẹ”. Cha là núi Thái Sơn bởi chja là người che chở, là chỗ dựa và cũng là đỉnh cao để con hướng tới. Còn mẹ luôn dịu dàng, chăm sóc, yêu thương. Tình thương của mẹ là dòng sữa ngọt lành nuôi ta lớn lên, là lời ru ngọt ngào đưa ta vào những giấc ngủ êm đềm, là những bữa cơm ngon, làn gió mát. Tình thương của cha mẹ dành cho con là vô bờ, chỉ có thể so sánh với những gì vĩ đại nhất của thế giới này. Cha nẹ cho ta cuộc sống, dạy ta cách sống và là chốn bình yên nhất để ta hướng đến mỗi khi nỗi nhọc nhằn của cuộc sống đè nặng lên vai. Mái nhà thân yêu, nơi có mẹ có cha ta chính là bến đỗ bình yên và an toàn trong cuộc đời mỗi con người. Nhà thơ Nga Êxênin đã từng viết về mẹ như thế:Chỉ mẹ là niềm vui ánh sáng diệu kìChỉ mình mẹ giúp đời con vững bướcVì thế mỗi chúng ta phải biết thương yêu, quý trọng cha mẹ, dù còn nhỏ hay đã trưởng thành đều phải biết nghe lời cha mẹ, phải sống cho trọn đạo hiếu. Cha ông đã từng nói:Cá không ăn muối cá ươnCon cưỡng cha mẹ, trăm đường con hưBài ca dao đã nhắc nhở bổn phận làm con của mỗi người. Mỗi chúng ta đều cảm nhận được tình yêu thương mà cha mẹ đã dành cho mình, chúng ta tự biết mình phải sống, phải lao động và học tập như thế nào để không phụ công nuôi dưỡng, thương yêu của mẹ cha. Làm một người tốt, đó là sự trả ơn, là đạo hiếu lớn nhất mà mỗi người con có thể đền đáp cho những nỗi nhọc nhằn của cha mẹ
TỤC NGỮ:
- Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.
- Học ăn học nói, học gói học mở.
- Học hay cày biết.
- Học một biết mười.
- Học thầy chẳng tầy học bạn.
- Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu.
- Ăn vóc học hay.
- Bảy mươi còn học bảy mươi mốt.
- Có cày có thóc, có học có chữ.
- Có học, có khôn.
- Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.
- Dẫu rằng thông hoạt, chẳng học cũng hư đời, tài chí bằng trời, chẳng học cũng là phải khổ.
- Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.
- Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
- Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
- Hay học thì sang, hay làm thì có.
- Học để làm người.
- Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.
- Học khôn đến chết, học nết đến già.
TỤC NGỮ:
- Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.
- Học ăn học nói, học gói học mở.
- Học hay cày biết.
- Học một biết mười.
- Học thầy chẳng tầy học bạn.
- Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu.
- Ăn vóc học hay.
- Bảy mươi còn học bảy mươi mốt.
- Có cày có thóc, có học có chữ.
- Có học, có khôn.
- Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.
- Dẫu rằng thông hoạt, chẳng học cũng hư đời, tài chí bằng trời, chẳng học cũng là phải khổ.
- Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.
- Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
- Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
- Hay học thì sang, hay làm thì có.
- Học để làm người.
- Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.
- Học khôn đến chết, học nết đến già.
CA DAO:
- Học là học biết giữ giàng
Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung.
- Làm người mà được khôn ngoan
Cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay
Nghề gì đã có trong tay
Mai sau rồi cũng có ngày ích to.
- Học là học để làm người
Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.
- Học trò học hiếu học trung
Học cho đến mực anh hùng mới thôi.
- Học là học để mà hành
Vừa hành vừa học mới thành người khôn.
- Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài
Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi.
DANH NGÔN:
- Không những phải học ở sách, mà còn phải học ở cuộc sống nữa.
( N. CRÚP-XCAI-A )
- Học, học nữa, học mãi.
( V.I.LÊ-NIN )
- Bất kì người nào tôi gặp cũng có chỗ hơn tôi, đáng cho tôi học.
( PA-SCAN )
- Chúng ta phải tiếp thu và học tập ở những người đi trước chúng ta và cả những người đồng thời với chúng ta. Ngay cả thiên tài cực kì vĩ đại cũng không thể tiến xa được nếu chỉ muốn lấy mọi thứ từ thế giới nội tâm của riêng mình.
( G. GỚT )
- Con người phải suốt đời trau dồi cho mình có kiến thức ngày càng rộng thêm.
( A. LU-NA-SÁC-XKI )
- Người học trò mà không định vượt thầy thì thật đáng thương.
( LÊ-Ô-NA )
- Người hỏi về điều mình chưa biết là nhà bác học; người xấu hổ không dám hỏi là kẻ thù của chính mình.
( A. NA-VÔI )
Từ Trái nghĩa là: Lành-Rách
Gìau- Nghèo
Ngắn- Dài
Đêm- ngày
Sáng-Tối ( chúc bn học tốt)
1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
- Nghĩa của câu: tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. Suy ra tháng năm ngày dài, tháng mười đêm dài. Nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng năm và ngày tháng mười.
- Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp. Chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí,...
- Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ.
2.Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
- Nghĩa của câu: khi trời nhiều (dày) sao sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít (vắng) sao thì mưa.
- Là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, rất cần cho công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Trời ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên nhìn thấy ít sao.
- Nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc.
3.Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
- Nghĩa là khi có ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa.
- Câu tục ngữ nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.
4.Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển (bò) thì khả năng sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra.
- Kiến là loại côn trùng nhạy cảm. Khi sắp có mưa lụt, chúng thường di chuyển tổ lên chỗ cao, vì vậy chúng bò ra khỏi tổ.
- Câu tục ngữ được đúc kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta.
5.Tấc đất tấc vàng
- Đất được coi quý ngang vàng.
- Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước (diện tích). Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất (diện tích hay thể tích). Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).
- Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn.
- Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả).
Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu phản ánh tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ – một truyền thống quý báu của dân tộc. Một trong những số đó là câu tục ngữ "thương người như thể thương thân".
Trước hết ta phải hiểu thế nào là "Thương người như thể thương thân"? "thương người" là thương yêu, quan tâm, đùm bọc những người xung quanh, "thương thân" nghĩa là yêu thương, chăm sóc chính bản thân mình. Hai cụm từ trên liên kết với nhau bởi sự so sánh ngang bằng: Như thể. Chúng ta thường yêu thương, động viên, chăm sóc bản thân mình khi bị ốm đau, khi gặp khó khăn hay bất lực trong cuộc sống. Và ta cũng nên yêu thương, quan tâm tới người khác như chính với bản thân mình. Dân gian còn có nhiều câu tục ngữ hay ca dao mang nội dung tương tự để nhấn mạnh và tăng sức thuyết phục với bài học mà họ gửi gắm. Một trong số chúng là:
"Lá lành đùm lá rách"
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
Vậy tại sao con người phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Thứ nhất, là người ai cũng mong muốn cuộc sống của mình được hạnh phúc, ấm no, đầy đủ, không cực khổ, nhưng không phải ai cũng đạt được như vậy. Có những người dù đã vô cùng cố gắng nhưng họ vẫn gặp phải hết khó khăn này đến khó khăn khác, ít khi được điều mà mình mong muốn. Những lúc khó khăn mệt mỏi như vậy mà nhận được tình yêu thương, sự sẻ chia, giúp đỡ chân tình thì họ sẽ vơi đi bao nỗi ưu tư, phiền muội và được tiếp thêm niềm tin và nghị lực để tiếp tục tiến về phía trước. Ngoài ra, khi ta giúp đỡ, cho đi tình yêu thương ta sẽ nhận được niềm vui, sự thanh thản, niềm tự hào với bản thân vì mình đã làm được những việc tốt, những điều có ích. Những việc làm nhân đạo như vậy góp phần xây dựng một cuộc sống văn minh, tiến bộ và tươi đẹp, giàu tình nhân ái, thêm nữa sự yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ cùng góp phần xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, nếu chẳng may ta gặp khó khăn, những người trước kia được ta giúp đỡ sẽ quay lại đùm bọc, giúp đỡ ta cùng ta vượt lên số phận. Nói như vậy không có nghĩa là cứ cho đi là phải nhận lại mà tình yêu thương chỉ góp phần xây dựng các mối quan hệ mà thôi. Quan trọng nhất, chúng ta cùng sống trên dải đất hình như S thiêng liêng, nói cùng tiếng mẹ đẻ, chung một tổ tiên, đều là con Lạc cháu Hồng, có cùng trang lịch sử đau thương nhưng rất đỗi hào hùng... Ta đều tự hào bởi 2 tiếng Việt Nam, đều máu đỏ da vàng, mang trong mình dòng máu nồng nàn yêu nước... Tất cả những điểm chung đó đều là những minh chứng xác đáng giải thích cho việc tại sao chúng ta phải yêu thương nhau bởi ta là những người anh em thân thiết tuy không cùng huyết thống hay họ hàng gì. Cuối cùng, một xã hội nếu thiếu đi tình yêu thương thì sẽ vô cùng nghèo nàn, nhạt nhẽo, chỉ là một thế giới con người ích kỷ, ngày ngày chỉ đi qua nhau như những người xa lạ, chỉ biết khoanh tay trước sự đau khổ của người khác. Một xã hội không có trái tim, chỉ có sự lạnh lẽo, cô độc, chẳng khác nào một xã hội chết.
Vậy thì chúng ta cần làm gì để phát huy truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc? Trước tiên, trong gia đình ta phải biết yêu thương, quan tâm giúp đỡ ông bà cha mẹ, đặc biệt là anh chị em, ta nên giúp đỡ gia đình từ những việc nhỏ nhất như nấu cơm, quét nhà... đến những việc lớn hơn. Đi học về phải chào mọi người, ăn cơm phải biết mời người lớn dùng bữa trước, khi ăn xong phải rót nước cho cả nhà, lúc ông bà, cha mẹ không khỏe thì hỏi thăm, em nhỏ nghịch dại nên khuyên bảo... Sau nữa ở trường lớp, cùng là bạn bè, học chung dưới một mái trường thì nên giúp đỡ, sẻ chia với những người bạn có hoàn cảnh khó khăn để cùng chung tay xây dựng, vun đắp ước mơ đến trường của các bạn. Hay trong một lớp, bạn học giỏi thì giúp đỡ những bạn học kém hơn mình để cùng nhau vươn lên trong học tập. Chúng ta cũng nên thường xuyên tham gia các quỹ nhân đạo, ủng hộ chữ thập đỏ do nhà trường tổ chức. Ngoài ra, ở ngoài xã hội, tương thân tương ái cũng có thể rèn luyện dễ dàng. Nhà nước ta có biết bao chính sách xây dựng những mái ấm tình thương, làng trẻ em SOS... để cưu mang những trẻ em mồi côi không nơi nương tựa, ta cũng dễ dàng tìm thấy những chương trình hay quỹ từ thiện trên ti vi, báo đài như vì bạn xứng đáng, lục lạc vàng, điều ước thứ bảy, trái tim cho em...tham gia những hoạt động từ thiện ấy là một cách hữu hiệu để phát huy truyền thống tương thân tương ái của cha ông.
Tóm lại, câu tục ngữ "thương người như thể thương thân" đã đúc rút một bài học đúng đắn và vẫn còn giá trị to lớn trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Mỗi chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống "lá lành đùm lá rách" của dân tộc để xây dựng một cuộc sống tươi đẹp, văn minh. Câu tục ngữ cũng giúp ta hoàn thiện nhân cách, phát triển tâm hồn.
xin lỗi nha bài hơi dài. thông cảm
Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu phản ánh tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ – một truyền thống quý báu của dân tộc. Một trong những số đó là câu tục ngữ "thương người như thể thương thân".
Trước hết ta phải hiểu thế nào là "Thương người như thể thương thân"? "thương người" là thương yêu, quan tâm, đùm bọc những người xung quanh, "thương thân" nghĩa là yêu thương, chăm sóc chính bản thân mình. Hai cụm từ trên liên kết với nhau bởi sự so sánh ngang bằng: Như thể. Chúng ta thường yêu thương, động viên, chăm sóc bản thân mình khi bị ốm đau, khi gặp khó khăn hay bất lực trong cuộc sống. Và ta cũng nên yêu thương, quan tâm tới người khác như chính với bản thân mình. Dân gian còn có nhiều câu tục ngữ hay ca dao mang nội dung tương tự để nhấn mạnh và tăng sức thuyết phục với bài học mà họ gửi gắm. Một trong số chúng là:
"Lá lành đùm lá rách"
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
Vậy tại sao con người phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Thứ nhất, là người ai cũng mong muốn cuộc sống của mình được hạnh phúc, ấm no, đầy đủ, không cực khổ, nhưng không phải ai cũng đạt được như vậy. Có những người dù đã vô cùng cố gắng nhưng họ vẫn gặp phải hết khó khăn này đến khó khăn khác, ít khi được điều mà mình mong muốn. Những lúc khó khăn mệt mỏi như vậy mà nhận được tình yêu thương, sự sẻ chia, giúp đỡ chân tình thì họ sẽ vơi đi bao nỗi ưu tư, phiền muội và được tiếp thêm niềm tin và nghị lực để tiếp tục tiến về phía trước. Ngoài ra, khi ta giúp đỡ, cho đi tình yêu thương ta sẽ nhận được niềm vui, sự thanh thản, niềm tự hào với bản thân vì mình đã làm được những việc tốt, những điều có ích. Những việc làm nhân đạo như vậy góp phần xây dựng một cuộc sống văn minh, tiến bộ và tươi đẹp, giàu tình nhân ái, thêm nữa sự yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ cùng góp phần xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, nếu chẳng may ta gặp khó khăn, những người trước kia được ta giúp đỡ sẽ quay lại đùm bọc, giúp đỡ ta cùng ta vượt lên số phận. Nói như vậy không có nghĩa là cứ cho đi là phải nhận lại mà tình yêu thương chỉ góp phần xây dựng các mối quan hệ mà thôi. Quan trọng nhất, chúng ta cùng sống trên dải đất hình như S thiêng liêng, nói cùng tiếng mẹ đẻ, chung một tổ tiên, đều là con Lạc cháu Hồng, có cùng trang lịch sử đau thương nhưng rất đỗi hào hùng... Ta đều tự hào bởi 2 tiếng Việt Nam, đều máu đỏ da vàng, mang trong mình dòng máu nồng nàn yêu nước... Tất cả những điểm chung đó đều là những minh chứng xác đáng giải thích cho việc tại sao chúng ta phải yêu thương nhau bởi ta là những người anh em thân thiết tuy không cùng huyết thống hay họ hàng gì. Cuối cùng, một xã hội nếu thiếu đi tình yêu thương thì sẽ vô cùng nghèo nàn, nhạt nhẽo, chỉ là một thế giới con người ích kỷ, ngày ngày chỉ đi qua nhau như những người xa lạ, chỉ biết khoanh tay trước sự đau khổ của người khác. Một xã hội không có trái tim, chỉ có sự lạnh lẽo, cô độc, chẳng khác nào một xã hội chết.
Vậy thì chúng ta cần làm gì để phát huy truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc? Trước tiên, trong gia đình ta phải biết yêu thương, quan tâm giúp đỡ ông bà cha mẹ, đặc biệt là anh chị em, ta nên giúp đỡ gia đình từ những việc nhỏ nhất như nấu cơm, quét nhà... đến những việc lớn hơn. Đi học về phải chào mọi người, ăn cơm phải biết mời người lớn dùng bữa trước, khi ăn xong phải rót nước cho cả nhà, lúc ông bà, cha mẹ không khỏe thì hỏi thăm, em nhỏ nghịch dại nên khuyên bảo... Sau nữa ở trường lớp, cùng là bạn bè, học chung dưới một mái trường thì nên giúp đỡ, sẻ chia với những người bạn có hoàn cảnh khó khăn để cùng chung tay xây dựng, vun đắp ước mơ đến trường của các bạn. Hay trong một lớp, bạn học giỏi thì giúp đỡ những bạn học kém hơn mình để cùng nhau vươn lên trong học tập. Chúng ta cũng nên thường xuyên tham gia các quỹ nhân đạo, ủng hộ chữ thập đỏ do nhà trường tổ chức. Ngoài ra, ở ngoài xã hội, tương thân tương ái cũng có thể rèn luyện dễ dàng. Nhà nước ta có biết bao chính sách xây dựng những mái ấm tình thương, làng trẻ em SOS... để cưu mang những trẻ em mồi côi không nơi nương tựa, ta cũng dễ dàng tìm thấy những chương trình hay quỹ từ thiện trên ti vi, báo đài như vì bạn xứng đáng, lục lạc vàng, điều ước thứ bảy, trái tim cho em...tham gia những hoạt động từ thiện ấy là một cách hữu hiệu để phát huy truyền thống tương thân tương ái của cha ông.
Tóm lại, câu tục ngữ "thương người như thể thương thân" đã đúc rút một bài học đúng đắn và vẫn còn giá trị to lớn trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Mỗi chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống "lá lành đùm lá rách" của dân tộc để xây dựng một cuộc sống tươi đẹp, văn minh. Câu tục ngữ cũng giúp ta hoàn thiện nhân cách, phát triển tâm hồn.