K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

sao tự nhiên hỏi cái này thế ông quân

13 tháng 5 2019

             Đầu lòng hai ả tố nga,

       Thúy Kiều là chị,em là Thúy Vân

             Mai cốt cách,tuyết tinh thần

       Mỗi người một vẻ,mười phân vẹn mười

             Vân xem trang trọng khác vời

             

             

lên google mà tìm

26 tháng 4 2018

   Đoạn trích Chí khí anh hùng từ câu 2213 đến câu 2230 trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, nói về Từ Hải, một hình tượng nhân vật lí tưởng thể hiện ước mơ lãng mạn về một người anh hùng có những phẩm chất, phi thường.
 

Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật...
Đọc tiếp

Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?

Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật của tác giả thể hiện trong kiệt tác Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (khoảng 800 từ).

Câu 3. Bạn cảm nhận như thế nào về sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc? Theo bạn, chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay ?

Câu 4. Theo bạn, việc tổ chức cuộc thi: “Tìm hiểu về Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều” có ý nghĩa như thế nào trong dịp kỷ niệm 255 năm Ngày sinh và tưởng niệm 200 năm Ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820)?

1

Câu 1: Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu của nền Văn học trung đại Việt Nam. Tên là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du đã được sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về Văn học. Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sự của giai thoại cuối thế kỉ XVIII - XIX. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngòi bút của Nguyễn Du về hiện thực đời sống. Sự ngiệp văn học của ông gồm những tác phẩm rất có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm. Tiêu biểu như '' Thanh Hiên thi tập '', '' Đoạn trường tâm thanh '', ....

- Việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp, của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nói nghĩa quan trọng cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng: 

+) Giúp chúng ta hình dung rõ nét được về đặc điểm sáng tác của Nguyễn Du đó là: thể hiện tư tưởng, tình cảm, tính cách của tác giả.

+) Hơn thế nữa, các tác phẩm đặc biệt nhất là Truyện Kiều đều đã thể hiện được tất cả những tư tưởng nhân đạo rõ nét.

+) Qua đó, chúng ta hiểu được nguyên nhân sâu sắc tại sao các tác phẩm mà ông đưa đến cho những độc giả đều thu hút và thành công đến thế. 

Câu 3: Đối với bản thân tôi, sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc là vô cùng mãnh liệt. Bởi lẽ mặc dù Truyện Kiều đã được ra đời từ cách đây rất lâu rồi nhưng hiện giờ, trong cuộc sống nhộn nhịp cùng thời kì hội nhập quốc tế khiến cho con người ta vô tình quên đi mất những giá trị tinh hoa của các tác phẩm Văn học, thơ ca thì '' Truyện Kiều '' vẫn còn ở đó, còn lại và đọng lại mãi trong người dân đất Việt. Hơn thế nữa, sức sống của nó không chỉ ở biên giới của một quốc gia mà còn có ở khắp tất cả mọi nơi trên các đất nước thế giới. 

- Theo tôi, chúng ta cần phải làm những việc sau đây để giữ gìn và phát huy những giá trị của Truyện Kiều - Nguyễn Du trong tình hình/ hoàn cảnh hiện nay: Phát huy giá trị của Truyện Kiều ra khắp các nước ở trên thế giới bằng cách dịch nó ra nhiều thứ tiếng khác nhau. 

+) Tuyên truyền những ý nghĩa to lớn mà tác phẩm này mang lại cho chúng ta. 

+) Gìn giữ nó, tuyệt đối không thể để nó bị đánh cắp, sao chép bản quyền và bị vùi lấp bởi những hạt bụi của thời gian. 

Câu 4: Theo tôi nghĩ, nó có ý nghĩa rất to lớn đối với các thế hệ sau. Nó nhắc nhở học sinh chúng ta về nét đẹp văn hóa của cả dân tộc Việt Nam, đó là một điều rất đáng để tự hào. Nó còn nhắc nhở ta về công lao của đại thi hào Nguyễn Du, dã có công đưa tác phẩm Truyện Kiều trở thành một kiệt tác lớn. Truyện Kiều là thể hiện của Nguyễn Du về một ước mơ - cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người. Qủa thật, tác phẩm là tiếng lòng, nỗi niềm của tác giả đã hi vọng đến mai sau để lại cho hậu thế nhiều niềm xúc động đồng cảm thật tha thiết làm sao! Cuộc thi này thật sự có rất nhiều ý nghĩa lớn trong việc nhắc nhở thế hệ mai sau về một kiệt tác, đỉnh cao tinh hoa của Văn học dân tộc. 

8 tháng 3 2019

Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Câu thơ mở ra một bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân với hình ảnh cỏ non xanh mướt tới tận chân trời và hoa lê đang bắt đầu nở khi xuân sang. Bức tranh có sự hài hòa đến tuyệt diệu. Màu trắng tinh khôi của hoa lê hòa cùng với màu xanh non mỡ màng của cỏ. Không gian rộng lớn bạt ngàn ngút ngàn với những bãi cỏ “rợn chân trời” kết hợp với không gian thu nhỏ trên một cành hoa xuân. Tất cả gợi lên một sức sống tràn đầy, một bầu khí quyển trong trẻo, nên thơ, dịu nhẹ của tiết thanh minh. Xuân về khoác áo xanh cho cỏ, mặc áo trắng cho hoa. Cỏ và hoa bừng dậy sau giấc ngủ đông dài lạnh lẽo để rồi cỏ non nối tiếp chân trời xanh, và hoa lê bừng sắc trắng trên cành. Còn gì đẹp hơn thế, còn gì trong trẻo hơn thế! Câu thơ của Nguyễn Du làm ta chợt nhớ tới câu thơ của thi nhân Ức Trai ngay trước :
Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời
(Độ đầu xuân thảo lục như yên
Xuân vũ thiêm lai thủy phách thiên)
(Bến đò xuân đầu trại – Nguyễn Trãi)
Cùng đặc tả màu xanh của cỏ nhưng mỗi thi nhân lại có cảm nhận rất khác nhau. Nếu đến với thơ Nguyễn Trãi, cỏ dưới làn mưa xuân giăng nhè nhẹ “xanh như khói” thì trong thơ của Nguyễn Du màu xanh của cỏ vẫn vẹn nguyên có cảm giác như cỏ nối liền chân trời tạo làm không gian được mở rộng tới vô cùng. Đó phải chăng chính là sức hấp dẫn của thơ ca, cùng viết một hình ảnh nhưng ở mỗi một bài thơ, qua những lăng kính nhìn khác nhau sẽ đem đến những cách cảm nhận riêng biệt, không trộn lẫn.
Câu thơ của Nguyễn Du được lấy tứ từ câu thơ cổ Trung Hoa:
Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa
(Cỏ thơm liền với trời xanh
Trên cành lê có mấy bông hoa)
Câu thơ mở ra một bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp có màu sắc, có đường nét đặc biệt lại có cả hương thơm. Đó là hương thơm của cỏ non “phương thảo”. Đó là màu xanh mướt của cỏ nối liền với trời xanh “liên thiên bích”. Đó còn là đường nét của cành lê điểm nhẹ vài bông hoa mới nở “sổ điểm hoa”. Câu thơ của Nguyễn Du rất gần với tứ của câu thơ này. Nhưng chúng có nét giống nhau chứ không hề đồng nhất. Nguyễn Du đã có những sáng tạo của riêng mình để đem lại sức hấp dẫn cho câu thơ của Truyện Kiều. Nếu như câu thơ cổ Trung Hoa chỉ miêu tả một cách đơn thuần: cành lê có một vài bông hoa thì câu thơ trong Truyện Kiều lại nhấn mạnh màu sắc của hoa “trắng điểm”. Ở đây tính từ “trắng” đã được động từ hóa, câu thơ không chỉ nói lên màu sắc của hoa mà còn cho thấy được cả một sức sống mãnh liệt đang bừng dậy. Câu thơ không hề tĩnh tại mà có tính chất động. Chúng ta không chỉ cảm nhận được một màu trắng tinh khôi của hoa lê mà còn dường như thấy được cả những mạch sống đang cựa mình trỗi dậy theo bước chuyển mình của mùa xuân. Hai câu thơ cổ Trung Quốc chỉ gợi mà không tả, còn hai câu thơ của Nguyễn Du tả rõ màu sắc khiến câu thơ sinh động, có hồn. Từ câu thơ ngũ ngôn mang phong vị Đường thi, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du thành câu thơ lục bát uyển chuyển mang đậm hồn thơ dân tộc. Chỉ đôi câu thơ nhưng cũng đủ cho ta thấy sự sáng tạo, sức bút kì diệu của thiên tài Nguyễn Du. Đó phải chăng chính là một trong những yếu tố làm nên sức sống bất diệt của Truyện Kiều,Truyện Kiều của Nguyễn Du nằm ngoài sự “băng hoại” của thời gian.

8 tháng 3 2019

“Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
Thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân. Điểm xuyết, chấm phá trên nền xanh bất tận ấy là sắc tinh khôi, thanh khiết của hoa lê nở lác đác khoe sắc, khoe hương. Lấy cảm hứng từ hai câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích – Lê chi sổ điểm hoa”, Nguyễn Du chỉ thêm một chữ “trắng” cho cành lê mà bức tranh mùa xuân đã khác. Không gian như khoáng đạt,trong trẻo và nhẹ nhàng hơn, cảnh đẹp mà có hồn, chứ không tĩnh tại, chết đứng. Bằng nghệ thuật đảo ngữ “trắng điểm”, thi nhân đã tạo nên một điểm nhấn cho bức tranh, tô đậm sắc trắng của hoa lê nổi bật trên nền xanh non của cỏ. Màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống ; khoáng đạt, trong trẻo ; nhẹ nhàng, thanh khiết . Nguyễn Du quả là bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ. Chỉ với hai câu thơ, bằng một vài nét chấm phá, mà thi nhân đã phác họa nên một bức tranh thiên nhiên tươi sáng, diễm lệ và hấp dẫn lòng người. Ẩn sau những vần thơ là cả một tâm hồn nhạy cảm của tác giả trước vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên, là niềm say mê yêu đời, yêu cuộc sống đến tha thiết!

Câu 1  Cho đoạn văn:“… Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người càng nổi trội.”(Ngữ văn 9 – tập 2 NXB Giáo dục – 2006)a. Đoạn văn trên được trích...
Đọc tiếp

Câu 1  Cho đoạn văn:

“… Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người càng nổi trội.”

(Ngữ văn 9 – tập 2 NXB Giáo dục – 2006)

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?

b. Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào?

c. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu?

d. Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì?

Câu 2 

Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

a. Chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo hai câu thơ trên.

b. Những câu thơ vừa chép nằm trong đoạn trích nào của Truyện Kiều? Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích đó.

c. Em hiểu từ “chén đồng” trong đoạn thơ trên như thế nào?

 

                              Giải ( by Nguyễn Thái Sơn )

Câu 1

a)Đoạn văn trên trích trong văn bản  “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả Vũ Khoan.

b) Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn . Câu chủ đề :''Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.''

c)Phép lặp

d)Là thành  phần  tình thái : '' có lẽ''

Câu 2:

a)

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

b) trong đoạn trích ''Kiều ở Lầu Ngưng Bích'' .

*Giá trị  nội dung : khắc họa nội tâm của nhân vật Thúy Kiều khi bị lừa phải ở  Lầu ngưng bích : cô đơn , buồn tủi , không biết nương tựa vào ai.Đồng thời , nó cũng thể hiện tấ lòng thủy chung và hiếu thảo của cô.

*Giá trị nghệ thuật:

-Miêu tả nội tâm nhân vật.

-Tả cảnh ngụ tình.

c)

Chén đồng ở đây là chén rượu thề nguyền cùng lòng cùng dạ (đồng tâm) với nhau.

 

 

 

17
29 tháng 6 2020

tôi không biết

29 tháng 6 2020

trả lời rồi mà, cần gì lời giải nữa đâu

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

Thầy bói xem voi là một truyện ngụ ngôn có nội dung giáo dục rất thâm thúy ẩn chứa dưới hình thức nghệ thuật hài hước thú vị. Câu chuyện kể về cuộc xem voi của năm thầy bói mù và nhận xét của từng người về con voi. Chi tiết em thấy thích nhất là mỗi ông thầy sờ vào một bộ phận để xác định hình dáng con voi. Sự khác biệt trong nhận thức về hình dáng con voi giữa các thầy bói dẫn đến cuộc tranh luận bất phân thắng bại, thậm chí dẫn tới ẩu đả. Từ việc chế giễu cách xem voi và nhận xét về voi rất phiến diện của năm ông thầy bói mù, người xưa khuyên chúng ta rằng khi tìm hiểu, xem xét, đánh giá các sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh thì phải thận trọng, kĩ càng và toàn diện để tránh những đánh giá lệch lạc, sai lầm.

Nêu công dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích sau đây:a) Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự họa rất rõ nét và sinh động của bài thơ.Ở loại bài thứ nhất, người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn Ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp kí sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm.Ở loại bài thứ hai, ta lại thấy ở nhà...
Đọc tiếp

Nêu công dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích sau đây:

a) Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự họa rất rõ nét và sinh động của bài thơ.

Ở loại bài thứ nhất, người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn Ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp kí sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm.

Ở loại bài thứ hai, ta lại thấy ở nhà thơ cách mạng sự tiếp nối truyền thống thi ca lâu đời của phương Đông, của dân tộc, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ,… đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,…

(Theo Nguyễn Đăng Mạnh)

b) Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì… […]. Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hóa, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.

(Theo Trái tim có điều kì diệu)

1
14 tháng 7 2018

Tác dụng của các trạng ngữ trong đoạn trích:

- Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.

- Nối kết các câu, các đoạn với nhau góp phần làm cho đoạn văn được mạch lạc.

Với Thúy Kiều, Nguyễn Du không chỉ gợi tả vẻ đẹp hình thức mà nhà thơ còn nhấn mạnh vẻ đẹp tài năng, tâm hồn của nàng. Kiều là một bậc tuyệt sắc giai nhân ai cũng phải mê đắm nhưng khiến người ta lưu luyến và nhung nhớ hơn cả là tài năng vượt trội của mình. "Sắc đành đòi một tài đành họa hai". Một đại mỹ nhân hiếm có trong nhân gian có cả tài lẫn sắc. Luận về sắc khắp chốn nhân gian không ai có thể hơn được nàng. Luận về tài năng của Kiều, cũng không ai sánh được với nàng. Được trời phú cho tính thông minh nên ở lĩnh vực nghệ thuật nào Kiều cũng toàn tài: cầm – kì – thi – họa. Tất cả đều đạt đến mức lí tưởng hóa theo quan niệm thẩm mĩ của lễ giáo phong kiến: “Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”. Nhưng tài năng đặc biệt nhất của Kiều là tài nghệ đánh đàn: “Cung thương lầu bậc ngũ âm/ Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”: nàng thuộc lòng các cung bậc và đánh đàn Hồ cầm (đàn cổ) thành thạo. Nàng còn giỏi sáng tác nhạc nữa: “Khúc nhà tay lựa nên chương/ Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”. Nhưng thật đáng tiếc chữ "tài liền với chữ tai một vần", tài sắc vẹn toàn của nàng Kiều dường như là một dự báo cho tương lai đầy sóng gió bùa vây của nàng.

10 tháng 9 2023

đoạn trích đâu bn

10 tháng 9 2023

bn tìm bài Người đàn ông cô độc giữa rừng nha

7 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Qua văn bản, em hiểu thêm về nét chất phác, dũng cảm và hồn nhiên của con người phương Nam.

- Chi tiết mà em thích nhất là câu nói cảm ơn của ông Hai và chú Võ Tòng. Nó thể hiện được lối sống ân nghĩa giữa người với người, tất cả hướng về nghĩa lớn, quyết tâm bảo vệ mảnh đất thân yêu.