K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 3 2017

Người cha: dùng để chỉ Bác Hồ.

- Có thể ví như vậy vì giữa Bác Hồ và người cha có nét tương đồng về:

+ Tuổi tác

+ Thể hiện sự yêu thương, sự chăm sóc chu đáo cho các con của mình.

27 tháng 3 2017

Có cần thêm gì không?

26 tháng 6 2020

khổ thơ cuối :

Đêm  nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh

Điệp ngữ ''đêm nay''

TD: tác  giả lặp lại từ ''đêm nay'' 2 lần nhằm nhấn mạnh việc Bác không ngủ , Bác ngồi đó, sự việc Bác không ngủ đâu chỉ riêng hôm nay ,,mà Bác đã nhiều đêm không ngủ , thức trắng đêm vì lo cho dân , lo cho nước . 

=>Khẳng định lòng yêu nước , lo cho dân , chăm chút cho dân như những đứa con của mình ,cuộc đời của Bác là dành cho nước , cho dân ,Bác lo đến mức còn quên cả bản thân mình , đó chính là lẽ sống rất tự nhiên , thường tình  của Bác.

27 tháng 4 2020

biện pháp tu từ của khổ 3 : Ẩn dụ : Bác Hồ với Người Cha ( ẩn dụ phẩm chất)

TD: biện pháp ẩn dụ đã nêu lên tính cách của Bác - như 1 người cha : yêu thương ; xót xa cho các con đến mức không thể ngủ được

biện pháp tu từ của khổ 5: So sánh : 

*"Anh đội viên mơ màng, Như nằm trông giấc mộng''  (so sánh ngang bằng)

TD:- sử dụng phép so sánh để diễn tả trạng thái mơ màng nửa thức nửa ngủ của anh đội viên. Chính trong trạng thái ấy mà anh thấy hình ảnh Bác hiện lên vừa lung linh lớn lao

*''Bóng Bác cao lồng lộng,Ấm hơn ngọn lửa hồng.''   (so sánh hơn)

TD:-sử dụng phép so sánh này ; tác giả muốn nói lên tình cảm bao la ; mênh mông của Bác dành cho các chiến sĩ .Tình cảm đó còn lớn mạnh hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy ; nó xua tan đi cái giá lạnh, cái hoang vu của rừng khuya, cái nhọc nhằn của người chiến sĩ trong đêm đông buốt giá.

a) Trong kho tho thu 3 tac gia da su dung bien phap nghe thuat an du: Nguoi cha- Bac Ho. Tac dung :

+Goi hinh anh Bac cao ca, lon lao, vua gan gui nhu nguoi cha cham lo cho dan con ; cho thay tinh yeu va ca su kinh trong cua anh doi vien danh cho Bac.

b) Trong kho tho thu 5 tac gia da su dung bien phap nghe thuat so sanh ngang bang o 2 cau tho dau va tac gai da su dung bien phap nghe thuat so sanh ko ngang bang o 2 cau tho cuoi. Tac dung:

+Goi hinh anh Bac cao lon nhu bao trum khong gian, thoi gian. Day la 1 hinh anh lon lao va vi dai.

+Tinh cam cua Bac am ap hon ngon lua Bac dang dot. Cho thay su kinh yeu ,nguong mo cua anh doi vien danh cho Bac.

Chot: Doan tho the hien tinh yeu thong,su cham soc, ti mi cua Bac doi voi cac chien si nhu nguoi cha cham soc cho nhung dua con than yeu. Noi xuc dong cua anh doi vien truoc tinh cam vua lon lao, vi dai vua gan gui than thuong cua Bac.

PHẦN I: VĂN BẢN1.      Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả nào? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào, được làm theo thể thơ gì?2.      Khổ thơ cuối của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” gợi cho em suy nghĩ cà cảm xúc gì về Bác?3.      Văn bản “Cô Tô” của tác giả nào? Trong văn bản có những cảnh nào?4.      Bức tranh mặt trời lên trên biển “Cô Tô” sử dụng...
Đọc tiếp

PHẦN I: VĂN BẢN

1.      Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả nào? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào, được làm theo thể thơ gì?

2.      Khổ thơ cuối của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” gợi cho em suy nghĩ cà cảm xúc gì về Bác?

3.      Văn bản “Cô Tô” của tác giả nào? Trong văn bản có những cảnh nào?

4.      Bức tranh mặt trời lên trên biển “Cô Tô” sử dụng những biện pháp tu từ nào? Chép lại một câu văn có sử dụng một trong những biên pháp tu từ mà em vừa nêu.

5.      Câu văn “Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là cây tre nứa.”nằm trong văn bản nào, của tác giả nào?

6.      Trong văn bản có câu văn trên, tác giả cho biết tre gắn bó với người trong những lĩnh vực nào? Theo tác giả, vì sao cây tre lại trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam?

0
1 tháng 3 2018

* ẨN DỤ: là biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này làm tên gọi của đối tượng khác dựa trên sự liên tưởng về mối tương đồng giữa hai đối tượng về mặt nào đó (như màu sắc, tính chất, trạng thái, vv.). 
+ Dựa vào chức năng, có thể chia ẩn dụ thành ba loại: 
1) ÂD định danh cung cấp những tên gọi mới bằng cách dùng vốn từ cũ. Vd. đầu làng, chân trời, tay ghế, mạng lưới giao thông, làn sóng đấu tranh, vv. 
2) ÂD nhận thức, là nguồn tạo nên hiện tượng đa nghĩa. Vd. tâm hồn giá lạnh, tuổi xuân mơn mởn, cuộc sống lênh đênh, vv. Hai loại ÂD này đều ít có giá trị tu từ. 
3) ÂD hình tượng hoặc ÂD tu từ là phương tiện diễn đạt có giá trị hình tượng, có sức mạnh biểu cảm. ÂD tu từ được dùng trong văn chính luận cũng như trong thơ ca đặc biệt là thơ trữ tình. 

 Anh đội viên nhìn Bác 

Càng nhìn lại càng thương

Người Cha mái tóc bạc 

Đốt lửa cho anh nằm

25 tháng 2 2018

 Đêm nay Bác ngồi đó

     Đêm nay Bác không ngủ

 Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

 Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có mộtcâu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!

Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh

Nhà thơ đặt mình vào vị trí nhân vật anh đội viên để cảm nhận, suy nghĩ về Bác - người Cha già thân thiết của quân đội và nhân dân Việt Nam. Chính vì vậy nên cảm xúc của nhà thơ đạt tới mức chân thành và sâu sắc. Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả. Yêu nước, thương dân là đạo đức thuộc bản chất của Bác Hồ.Đêm không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là lẽ thường tình, vì Bác là Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta. Cuộc đời Người đã dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc. Đó chính là lẽ sống nâng niu tất cả chỉ quên mình của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu và kính phục.Đêm nay Bác không ngủ là một trong những bài thơ thành công về đề tài lãnh tụ. Thông qua sự việc bình thường, với lối diễn dạt giản dị, trong sáng, những chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm, tác giả giúp cho người đọc thấy được sự gắn bó chặt chẽ giữa Bác Hồ và đồng bào, chiến sĩ - đồng thời làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp của Người.Suốt một đời Bác có ngủ yên đâu (Hải Như). Trước lúc ra đi, Bác còn để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn dân. Chúng ta nguyện sống, học tập và làm việc sao cho xứng đáng với Bác kính yêu.

13 tháng 5 2021

Tác dụng: Hình ảnh Bác hiện ra qua cái nhìn đầy súc động của anh đội viên, vừa lớn lao vĩ đại ấm áp mà chân tình. Hai câu thơ đầu

"Anh đội viên mơ màng

Như nằm trông giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng"

\(\rightarrow\)sử dụng phép so sánh để diễn tả trạng thái mơ màng nửa thức nửa ngủ của anh đội viên.