K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

DD
8 tháng 12 2021

1) Nếu dời dấu phẩy một số thập phân sang trái một hàng thu được số mới bằng \(\frac{1}{10}\)số ban đầu. 

Số lớn là: 

\(\left(5,37+11,955\right)\div\left(1+\frac{1}{10}\right)=15,75\)

Số bé là: 

\(15,75-5,37=10,38\)

DD
8 tháng 12 2021

2) Nếu dời dấu phẩy một số sang phải một hàng thu được số mới gấp \(10\)lần số ban đầu. 

Số bé là: 

\(\left(15,83+0,12\right)\div\left(1+10\right)=1,45\)

Số lớn là: 

\(15,83-1,45=14,38\)

Bài 1: Khi cộng hai số thập phân, Lan đã quên dấu phẩy của số thập phân mà phần thập phân có một chữ số nên được kết quả là 84,97. Tìm hai số hạng của phép cộng, biết tổng đúng là 43,57.Bài 2: Khi cộng hai số thập phân, một học sinh đã quên dấu phẩy của một số thập phân có hai chữ số ở phần thập phân nên được kết quả là 498,843. Tìm hai số thập phân đó biết tổng đúng...
Đọc tiếp

Bài 1: Khi cộng hai số thập phân, Lan đã quên dấu phẩy của số thập phân mà phần thập phân có một chữ số nên được kết quả là 84,97. Tìm hai số hạng của phép cộng, biết tổng đúng là 43,57.

Bài 2: Khi cộng hai số thập phân, một học sinh đã quên dấu phẩy của một số thập phân có hai chữ số ở phần thập phân nên được kết quả là 498,843. Tìm hai số thập phân đó biết tổng đúng là 107,793.

Bài 3: Tìm hai số thập phân có tổng bằng 101,97 biết rằng nếu dời dấu phẩy của số thứ nhất sang bên phải một chữ số ta sẽ được số thứ hai.

Bài 4: Tìm hai số thập phân có tổng bằng 99,384, biết rằng nếu dời dấu phẩy của số thứ nhất sang phải hai chữ số ta sẽ được số thứ hai.

Bài 5: Khi cộng một số tự nhiên với một số thập phân mà phần thập phân có hai chữ số, một học sinh đã quên dấu phẩy của số thập phân và tiến hành cộng như cộng hai số tự nhiên nên được kết quả là 1996. Tìm hai số hạng của phép cộng, biết tổng đúng là 733,75.

Bài 6: Tìm hai số thập phân có hiệu bằng 9064,926. Biết rằng nếu dời dấu phẩy của số lớn sang trái 3 chữ số ta được số bé.

Bài 7: Khi trừ một số tự nhiên cho một số thập phân mà phần thập phân có ba chữ số. Do sơ ý, một học sinh đã quên dấu phẩy ở số thập phân và đặt phép trừ như trừ hai số tự nhiên nên được kết quả là 900. Tìm hai số tự nhiên đó, biết hiệu đúng là 1994,904.

Bài 8: Tổng của ba số là 1019,535. Tìm ba số đó, biết rằng dời dấu phẩy của số thứ nhất sang bên phải một chữ số ta được số thứ hai. Dời dấu phẩy của số thứ nhất sang bên trái một chữ số ta được số thứ ba.

Bài 9: Hai số thập phân có tổng là 15,83. Nếu dời dấu phẩy của số bé sang phải một hàng rồi trừ đi số lớn thì được 0,12. Tìm hai số đó.

Bài 10: Tổng hai số là 55,22. Nếu dời dấu phẩy của số bé sang trái một hàng rồi lấy hiệu giữa số lớn và nó ta được 37,07. Tìm hai số đó.

7
26 tháng 12 2016

Các đề này đều thuộc dạng toán dời dấu phẩy thôi bạn ạ ! Chỉ cần nắm vững công thức là bạn làm được , muốn nhanh thì bạn search GG đi , nhiều quá ai làm nổi !

23 tháng 1 2017

sao tao lam duoc nhung khong can cong thuc may oi co muon tan tao khong

Khi số bé được đổi dấu phẩy sang một chữ số thì tức là nó đã được gấp lên 10 lần.

Ta vẽ sơ đồ gồm 10 lần số bé và số lớn.

Lúc này thấy rằng nếu số lớn thêm vào 0,12 đơn vị thì sẽ được 10 lần số bé.

Vậy ta sẽ có đô đo thứ hai gồm số bé và số lớn mới (bao gồm số lớn thêm 0,12 hoặc 10 lần số bé).

Tổng mới lúc này là 15,83 + 0,12 = 15,95.

Số bé là: 15,95 : (10+1) + 1,45

Số lớn là: 15,83 -1,45 = 14,38

20 tháng 6 2021

Đặt số bé là a, số lớn là b.

Tổng 2 số là 15,83 => a + b = 15,83. (1)

Dời dấu phẩy của số bé sang phải một hàng, ta được số gấp 10 lần số bé.

Lấy số đó trừ đi số lớn, được 0,12

=> Ta có phương trình: 10a - b = 0,12.

=> b = 10a - 0,12 (2).

Thay (2) vào (1), ta có: a + 10a - 0,12 = 15,83.

=> 11a = 15,95

=> a = 15,95 ÷ 11 = 1,45.

Thay a = 1,45 vào (2), ta có: b = 10 × 1,45 - 0,12 = 14,5 - 0,12 = 14,38

Vậy số bé là 1,45

Số lớn là 14,38.

                                                                                                                                                  # Aeri # 

9 tháng 6 2015

gọi 2 số đó là A và B

theo bài ra, ta có:

A + B = 15,83          (1)

A x 10 - B = 0,12 

10A - B = 0,12           (2)

Lấy (1) - (2)

A + B = 15,83

10A - B = 0,12

----------------------------

11A = 15,95

=> A = 15,95 : 11 = 1,45

theo (1) có:

A + B = 15,83  

=> 1,45 + B = 15,83

=> B = 15,83 - 1,45 = 14,38

Vậy số bé là: 1,45

số lớn là 14,38

10 tháng 6 2015

mk nhầm, sửa lại

gọi 2 số đó là A và B

theo bài ra, ta có:

A + B = 15,83          (1)

A x 10 - B = 0,12 

10A - B = 0,12           (2)

Lấy (1) + (2)

A + B = 15,83

10A - B = 0,12

----------------------------

11A = 15,95

=> A = 15,95 : 11 = 1,45

theo (1) có:

A + B = 15,83  

=> 1,45 + B = 15,83

=> B = 15,83 - 1,45 = 14,38

Vậy số bé là: 1,45

số lớn là 14,38

5 tháng 12 2021

Khi số bé được đổi dấu phẩy sang một chữ số thì tức là nó đã được gấp lên 10 lần.

Ta vẽ sơ đồ gồm 10 lần số bé và số lớn.

Lúc này thấy rằng nếu số lớn thêm vào 0,12 đơn vị thì sẽ được 10 lần số bé.

Vậy ta sẽ có đô đo thứ hai gồm số bé và số lớn mới (bao gồm số lớn thêm 0,12 hoặc 10 lần số bé).

Tổng mới lúc này là 15,83 + 0,12 = 15,95.

Số bé là: 15,95 : (10+1) + 1,45

Số lớn là: 15,83 -1,45 = 14,38

5 tháng 12 2021

Khi số bé được đổi dấu phẩy sang một chữ số thì tức là nó đã được gấp lên 10 lần.

Ta vẽ sơ đồ gồm 10 lần số bé và số lớn.

Lúc này thấy rằng nếu số lớn thêm vào 0,12 đơn vị thì sẽ được 10 lần số bé.

Vậy ta sẽ có sơ đồ thứ hai gồm số bé và số lớn mới (bao gồm số lớn thêm 0,12 hoặc 10 lần số bé).

Tổng mới lúc này là:

\(15,83+0,12=15,95\)

Tổng số phần bằng nhau là:

\(10+1=11\)( phần )

Số bé là:

\(15,95\div11=1,45\)

Số lớn là:

\(15,83-1,45=14,38\)

20 tháng 3 2022

Gọi số lớn là x(0<x<20,65)

 số bé là 20,65−x

 Nếu dời dấu phẩy của số bé sang phải 1 hàng rồi trừ đi số lớn ta được 33,8.

⇒10.(20,65−x)−x=33,8

⇔206,5−10x−x=33,8

⇔206,5−11x=33,8

⇔11x=172,7

⇔x=15,7(TM)

Vậy số lớn là 15,7

20 tháng 3 2022

cảm ơn bạn

Gọi hai số cần tìm lần lượt là a,b

Theo đề, ta có:

a+b=135,2 và 10a-b=2,3

=>a=12,5 và b=122,7