Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thông tin cơ bản của văn bản là đưa ra các cách ghi chép trọng tâm vấn đề:
- Lập ra quy tắc ghi chép: Chia rõ các phần
- Học cách tìm nội dung chính
- Phân tích và đối chiếu: Thiết lập mối liên hệ giữa các trọng tâm bài học
Đặc điểm của văn bản rõ ràng, mạch lạc phục vụ cho mục đích của văn bản.
tham khảo
a. Đặc điểm nổi bật của các văn bản nghị luận và văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7:
Loại văn bản | Đặc điểm nổi bật |
Nghị luận | Có hai loại là nghị luận văn học và nghị luận xã hội - Nghị luận văn học tập trung vào phân tích các tác phẩm văn học (tác giả, tác phẩm…) và đặc điểm nhân vật gắn với các văn bản đã học. - Nghị luận xã hội có nội dung chính là bàn luận về một tư tưởng, quan điểm |
Thông tin | - Văn bản thông tin tập trung vào giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi vừa giúp người đọc khám phá những nét đẹp văn hóa hoặc một số hoạt động truyền thống nổi tiếng. |
b. Có thể thấy điểm giống nhau giữa các văn bản nghị luận trong sách Ngữ văn 7 và Ngữ văn 6 là các văn bản đều tập trung viết về tác giả tác phẩm, liên quan đến những nội dung đã học trong mỗi lớp.
Ví dụ:
Lớp | Bài nghị luận văn học | Bài đọc hiểu liên quan |
Lớp 6 | - Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh). - Vẻ đẹp của một bài ca dao (Hoàng Tiến Tựu) - Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (Bùi Mạnh Nhị) | - Trong lòng mẹ (Hồi kí của Nguyên Hồng) - Ca dao Việt Nam - Truyền thuyết Thánh Gióng |
Lớp 7 | - Ông Đồ - Vũ Đình Liên - Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh - Hội thổi cơm thi (Theo dulichvietnam.org.vn) - … | - Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên (Vũ Quần Phương) - Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa (Đinh Trọng Lạc) - Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang (Theo Phí Trường Giang) - … |
Về nghị luận xã hội, cả Ngữ văn 6 và Ngữ văn 7 đều tập trung yêu cầu HS bàn về một vấn đề của đời sống, thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa đối với HS.
Lớp | Bài nghị luận xã hội | Vấn đề của đời sống |
Lớp 6 | - Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật (Kim Hạnh Bảo – Trần Nghị Du). - Khan hiếm nước ngọt (Trịnh Văn) - Tại sao nên có vật nuôi trong nhà (Thùy Dương) | Môi trường xung quanh cuộc sống con người (động vật, nước uống, vật nuôi, …) |
Lớp 7 | - Thiên nhiên và con người con truyện “Đất rừng Phương Nam” (Bùi Hồng) - Tiếng gà trưa - Ca Huế - … | Tinh thần yêu nước, đức tính giản dị của con người |
c. Sự khác nhau của văn bản thông tin ở hai lớp về cả nội dung đề tài và hình thức văn bản.
Ví dụ:
Lớp | Nội dung đề tài | Hình thức văn bản |
Lớp 6 | - Về một sự kiện (lịch sử) - Về một sự kiện (văn hóa, khoa học, ..) | - Thuật lại sự kiện theo trật tự thời gian - Thuật lại sự kiện theo nguyên nhân – kết quả |
Lớp 7 | - Về việc giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi. | - Thuật lại theo trật tự không gian, thời gian. |
- Thông tin cơ bản: hướng dẫn cách đọc văn bản nhanh và nắm thông tin hiệu quả.
- Nhận xét về mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích viết của văn bản:
+ Đặc điểm văn bản: dễ hiểu, ngắn gọn, nội dung được chia thành nhiều phần với đề mục cụ thể, kèm ảnh minh họa để làm rõ vấn đề.
+ Mục đích viết văn bản: giúp học sinh đọc được nhanh và hiệu quả hơn.
=> Cách trình bày có sự gần gũi, phối hợp chặt chẽ, gần gũi với nhau để làm rõ mục đích.
tham khảo
- Thời điểm ra đời của bài viết: 27/7 là ngày Thương binh – Liệt sĩ, là một ngày lễ kỉ niệm được tổ chức hàng năm nhằm tưởng niệm về những người thương binh, liệt sĩ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày lễ này được ghi nhận như là một biểu hiện của truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, ăn quả nhớ kẻ trồng cây ở Việt Nam. Trong ngày này, chính quyền các cấp, các đoàn thể mà trọng tâm là Hội cựu chiến binh tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, rầm rộ, chủ yếu là việc các cá nhân, tổ chức, nhà chức trách thăm và tặng quà cho các gia đình thương binh, liệt sĩ, dâng hương tri ân tại các Nghĩa trang liệt sĩ…
Trải nghiệm cuộc sống để trưởng thành hơn
Sự trải nghiệm nó chính là những điều vô cùng tốt đẹp mà mỗi con người chúng ta cần phải bỏ rất nhiều thời gian ra để rèn luyện nó và để hoàn thiện nó, phát triển bản thân của mình tốt hơn nữa. Trong cuộc sống này vốn dĩ chẳng có ai là hoàn hảo cả, nhưng nếu như bản thân chúng ta đây biết cố gắng từng ngày để hoàn thiện bản thân của mình hơn nữa và cố gắng tiến lên về phía trước, từ đó chúng ta sẽ có được những kết quả vô cùng tốt và xứng đáng với những gì mà mình đã bỏ ra. Cuộc đời này của chúng ta đó chính là những chuyến phiêu lưu và con người chính là những nhà du hành chẳng biết mệt mỏi là gì. Và để trở thành một nhà du hành thông thái, có những vốn tri thức to lớn và phong phú thì chúng ta cần phải không ngừng cố gắng và tiến lên phía trước, và thành quả của những nỗ lực đó rất đáng quý, nó sẽ cho ta được những trải nghiệm tốt hơn trong cuộc sống này. Sự trải nghiệm đó chính là khi bản thân mình trải qua những điều mới lạ trong cuộc sống, từ đó biết thêm nhiều kiến thức hơn, hiểu biết hơn về cuộc sống này, có được nhiều kinh nghiệm hơn và tích lũy được rất nhiều những kiến thức tốt trong cuộc sống này. Khi trải nghiệm thì chúng ta sẽ có được thêm những kinh nghiệm thực tế hơn nữa, giúp cho chúng ta có thể trưởng thành hơn về suy nghĩ, về cách sống và về tình cảm của mình, giúp cho mỗi con người chúng ta sẽ gắn bó hơn nữa và góp phần cống hiến sức mình cho cuộc sống này. Không những vậy mà trải nghiệm nó còn giúp cho mỗi con người chúng ta có thể khám phá được bản thân của mình hơn, từ đó sẽ đưa ra được rất nhiều sự chọn đúng đắn và sáng suốt, tốt đẹp cho tương lai của bản thân mình. Chúng ta sẽ biết cách để vượt qua được những khó khăn, những trở ngại của cuộc sống, nó rèn luyện bản lĩnh, ý chí của mình tốt hơn. (sưu tầm)
- Phạm Văn Đồng (1906-2000), là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
- Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ông là học trò và là người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói và viết về văn hóa, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa của dân tộc
- Đặc điểm sáng tác: Những tác phẩm của Phạm Văn Đồng lôi cuốn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng, hấp dẫn
- Bố cục của văn bản: 5 phần
+ Phần 1 (từ đầu đến “vừa đi vừa nấu cơm”): giới thiệu về hội thi thổi cơm
+ Phần 2 (tiếp dến “dùng để cúng thần”): Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm - Hà Nội)
+ Phần 3 (tiếp đến “Ai thổi được nồi cơm thơm dẻo, ngon, xong trước là người thắng cuộc”): Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Nội)
+ Phần 4 (tiếp đến “Kết thúc cuộc thi, ai có nồi cơm hoặc chõ xôi chín dẻo, ngon là người thắng cuộc”): Thi nấu cơm ở hộ Từ Trọng (Hoằng Hóa - Thanh Hóa)
+ Phần 5 (phần còn lại): Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định)
- Theo em, thông tin quan trọng nhất là những quy tắc, luật lệ của hội thi thổi cơm vì đó là các quy tắc tạo nên một cuộc thi
a. Các thuật ngữ có trong đoạn văn trên là: Chi tiết, nhan đề, sa-pô, ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, sơ đồ hóa.
=> Các thuật ngữ của ngành khoa học xã hội.
b. Ý nghĩa của các từ được in đậm trong đoạn văn trên là:
- Sơ đồ hóa: là phương pháp diễn đạt nội dung bằng sơ đồ, được kí hiệu bằng: sơ đồ, bảng biểu, lược đồ,...
- Ví dụ từ có chứa yếu tố Hán Việt “hóa”: Tạo hóa, vật hóa, biến hóa, giáo hóa, ....