K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2016

Câu: Bóng tre / trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.

          C                           V

-> Câu miêu tả

Câu : Dưóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng / mái đình, mái chùa cổ kính 

               TN                                        V                        C

-> Câu tồn tại

14 tháng 4 2016

Chào bạn, bạn hãy theo dõi câu trả lời của mình nhé! 

Câu miêu tả  : Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.

Câu tồn tại : Dưới tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.

Chúc bạn học tốt!

b) xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau và trả lời câu hỏi :-Đằng cuối bãi, gai cậu bé con tiến lại.-Đằng cuối bãi tiến lại hai cậu bé con Trong hai câu trên , câu nào nhấn mạnh sự xuất hiện (tồn tại hay tiêu biến ) của con người (sự vật )c)đọc ô chữ sau và thực hiện yêu cầu :Trong tiếng Việt , những câu dùng để miêu tả hành động , trạng thái, đặc điểm ,... của sự...
Đọc tiếp

b) xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau và trả lời câu hỏi :

-Đằng cuối bãi, gai cậu bé con tiến lại.

-Đằng cuối bãi tiến lại hai cậu bé con 

Trong hai câu trên , câu nào nhấn mạnh sự xuất hiện (tồn tại hay tiêu biến ) của con người (sự vật )

c)đọc ô chữ sau và thực hiện yêu cầu :

Trong tiếng Việt , những câu dùng để miêu tả hành động , trạng thái, đặc điểm ,... của sự vật nêu ở chủ ngữ đc gọi là câu miêu tả ;trong câu miêu tả, chủ ngữ đứng trước vị ngữ

Những câu dùng để thông báo về sự việc xuất hiện , tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật đc gọi là câu tồn tại;một trong những cách tạo câu tồn tại là đảo chủ ngữ xuống sau vị ngữ

Xác định chủ ngữ vị ngữ trong các câu sau , cho biết câu nào là câu miêu tả , câu nào là câu tồn tại :

(1) Bóng tre trùm lên âu yếm làng , bản ,xóm, thôn.Dưới bóng tre của ngàn xưa , thấp thoáng mái đình , mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh , ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời.

(2) Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt . Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế.

(3) Dưới gốc tre , tua tủa những mầm măng . Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy.

5
21 tháng 3 2017
a) Tìm vị ngữ, chủ ngữ của các câu sau:
(1) Đằng cuối bãi, hai cậu bé con tiến lại.
(2) Đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con.
- (1):
Đằng cuối bãi, / hai cậu bé con / tiến lại.
Trạng ngữ C V
- (2):
Đằng cuối bãi, / tiến lại / hai cậu bé con.
Trạng ngữ V C

Xác định chủ ngữ vị ngữ trong các câu sau , cho biết câu nào là câu miêu tả , câu nào là câu tồn tại :

(1) Bóng tre trùm lên âu yếm làng , bản ,xóm, thôn.Dưới bóng tre của ngàn xưa , thấp thoáng mái đình , mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh , ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời.

(2) Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt . Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế.

(3) Dưới gốc tre , tua tủa những mầm măng . Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy.

1
Bóng tre / trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.
C V
..., thấp thoáng / mái đình, mái chùa cổ kính.
V C
..., ta / gìn giữ một nền văn hoá lâu đời.
C V
2
Bên hàng xóm tôi có / cái hang của Dế Choắt.
C V
Dế Choắt / là tên tôi đã đặt... và trịch thượng thế.
C V
3
Dưới gốc tre, tua tủa / những mầm măng.
V C
Măng / trồi lên nhọn hoắt như một... trỗi dậy.
C V

Căn cứ vào vị trí của chủ ngữ, vị ngữ để xác định câu miêu tả và câu tồn tại. Ở câu miêu tả, chủ ngữ đứng trước, vị ngữ đứng sau; đối với câu tồn tại thì ngược lại.

câu miêu tả

+ Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.

+ ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời

+ Bên hàng xóm tôi có / cái hang của Dế Choắt.

+ Dế Choắt là tên tôi đã đặt... và trịch thượng thế.

+ Măng trồi lên nhọn hoắt như một... trỗi dậy

câu tồn tại :

+ thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.

+ Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.

24 tháng 3 2016

giúp mình vớihihi

25 tháng 4 2016

Nghệ thuật:Nhân hoá.                           Tác dụng:Làm cho thế giới loài vật cây cối trở nên gần gũi với con người , biểu thị những suy nghĩ tình cảm của con người.

25 tháng 4 2016

Câu văn sử dụng nghệ thuật nhân hóa.tác dụng chắc để câu văn sinh động, biểu cảm hơn :vvundefined

26 tháng 4 2016

Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật là:

+ Nhân hóa: trùm , âu yếm

+ Liệt kê: làng, bản, xóm, thôn

Phân tích :

đoạn trích trên được trích trong văn bản " Cây tre Việt Nam" của tác giả Thép Mới. Qua văn bản này ta có thể thấy được cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật rất hay của tác giả, đặc biệt nó được thể hiện qua câu thơ:"Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn"Dù chỉ là một câu văn nhưng nó đã tái hiện lại hình ảnh cây tre rất thân thiết gần gũi với mỗi chúng ta. Tác giả đã nhấn mạnh việc cây tre rất thân thiết với chúng ta bằng cách sử dụng biện pháp liệt kê. Qua câu văn ta thấy tác giả là một người rất yêu thiên nhiên, con người Việt Nam. Cảm ơn nhà văn Thép Mới đã cho em hiểu hơn về cây tre và con người Việt Nam.

25 tháng 4 2016

sao ai cũng hỏi câu này hết vậy??

25 tháng 4 2016

Mai kt 15p câu đó!!!

28 tháng 12 2016

Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiển đấu.
+ Chỉ ra : đoạn văn sử dụng phép tu từ
- Điệp ngữ : “ tre”( 7 lần), “ giữ” ( 4 lần ), anh hùng( 2 lần)
- Nhân hoá : Tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa, hi sinh, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.
+ Tác dụng : Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre.
- Cây tre trở thành vũ khí đắc lực, có mặt khắp nơi, xông pha tung hoành trong khói lửa: “ Chống lại sắt thép quân thù”, “ xung phong vào xe tăng đại bác”, “giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”.
- Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê h­ơng, đất nư­ớc “ Giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con ng­ời”.
- Trong lao động sản xuất, trong chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, tre mang bao phẩm chất cao quý của con ngư­ời Việt Nam.Tre sừng sững như­ một t­ượng đài đ­ược tôn vinh và ngưỡng mộ “ Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu”.
> Tre là biểu t­ượng tuyệt đẹp về đất n­ước và con ngư­ời Việt nam anh hùng, về ngư­ời nông dân cần cù, dũng cảm, giàu tình yêu quê hư­ơng, đất nư­ớc.

30 tháng 3 2016

tác giả sử dụng biện pháp tu từ rất hợp lí làm cho tre có hành động đức tính như người làm nổi bật hình ảnh của cây tre

20 tháng 3 2017

câu này đã được giải rồi bạn nha :

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/203709.html

18 tháng 3 2016

mình chưa hiểu đề cho lắm

Câu 1: Văn bản " Cây tre Việt Nam" của nhà văn Thép Mới tảcay tre với những vẻ đẹp và phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt NamCâu 2: a) Vì sao văn vản "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ" được gọi là văn bản nhật dụng? Nêu nội dung ý nghĩa của văn bảnb) Viết đoạn văn ( 5 - 7 câu ) trình bày lí do về sự cần thiết phải bảo vệ thiên nhiên và môi...
Đọc tiếp

Câu 1: Văn bản " Cây tre Việt Nam" của nhà văn Thép Mới tảcay tre với những vẻ đẹp và phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam

Câu 2: 

a) Vì sao văn vản "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ" được gọi là văn bản nhật dụng? Nêu nội dung ý nghĩa của văn bản

b) Viết đoạn văn ( 5 - 7 câu ) trình bày lí do về sự cần thiết phải bảo vệ thiên nhiên và môi trường,trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ đã học ( gạch chân và chỉ rõ biện pháp tu từ đó )

Câu 3: Trình bày những hiểu biết của em về thể loại kí hiện đại? Văn bản kí "Cô Tô" cuả Nguyễn Tuân mang đến cho em những hiểu biết gì?

Câu 4: Kiến An quê hương chúng ta được thiên nhiên ưu đãi nhiều phong cảnh đẹp và hữu tình. Hãy tả lại một cảnh đẹp mà em ấn tượng nhất ( đồi Thiên Văn )

4
30 tháng 4 2016

Câu 1:chung thủy,đẹp,giàu sức sống,thanh cao,giản dị,nhũn nhặn,ngay thẳng,thủy chung,can đảm,.....Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

30 tháng 4 2016

còn lại dài lăm -nhác ghi

27 tháng 3 2016

a- Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh cuộc gặp gỡ giữa anh bạn trâu và khóm tre..

b- Thân bài:

- Khóm tre tự giới thiệu mình, cuộc sống và công việc của mình: Sinh ra trên đất nước Việt Nam; ở đâu tre cũng có mặt; gắn bó với con người từ lúc lọt lòng cho đến lúc mất; thủy chung với con người lúc hoạn nạn, khó khăn cũng như lúc thanh bình, nhàn hạ; tre có mặt trong công cuộc giữ nước, trong xây dựng, trong lễ hội; người bạn thân thiết và là hình ảnh của con người Việt Nam...

- Con trâu tự giới thiệu mình, cuộc sống và công việc của mình: Trâu có mặt trên khắp đất nước Việt Nam; là người bạn thân thiết của người nông dân; có mặt trong công cuộc giữ nước, trong xây dựng, trong lễ hội; người bạn thân thiết và giúp đỡ nhiều cho người nông dân trong công việc đồng áng... 

* Lưu ý: Trong quá trình kể, để cho bài văn sinh động hấp dẫn, tránh sự đơn điệu nên dùng hình thức đối thoại. Khi kể, không nên để từng nhân vật.nói về mình.

c- Kết bài:

- Cảm nghĩ chung của khóm tre và anh bạn trâu về con người và quê hương Việt Nam. (thân thiện , nghĩa tình...); tự hào là biểu tượng của con người và đất nước Việt Nam.

- Nguyện sống một cuộc đời thủy chung, cống hiến hết mình cho con người và xứ sở yêu quý này. Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài, giám khảo cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh sao cho chính xác, hợp lý. 

 

 

30 tháng 6 2018

Gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng...

Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.

Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.

Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.

​Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù.

Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất.

Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.

Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.

Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ.
Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ.

Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.

Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa.

Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.

2 tháng 4 2016

Bạn tham khảo đoạn văn dưới đây nhé:

Đêm rằm , trăng lên sớm lắm . Gió mát lồng lộng thổi , đua giỡn trong những luỹ tre xanh thẫm bao bọc quanh làng. Ánh trăng chênh chếch in bóng những ngôi nhà , hàng cây trên mặt đất ẩm sương. Trăng soi sáng tưng ngõ sóm. Càng lên cao , trăng càng sáng .Vầng trăng tròn vành như chiếc đĩa bạc treo lơ lửng trên bâù trời đêm thăm thẳm lấp lánh muôn vạn vì sao .
Vầng trăng chiếu sáng khắp nơi. Ánh trăng lung linh dát bạc trên dòng sông uốn khúc quanh làng. Trăng sóng sánh trong đôi thùng kĩu kịt trên vai chị gánh nước đêm. Trăng sà xuống lắng nghe câu chuyện làm ăn của con ngươi . Trên chiếu hoa hay chiếc võng tre đặt giữa sân , cả gia đình quây quân , vui vẻ trao đổi chuyện nhà . Chén nước trè xanh càng đậm đà hương vị quê hương . Cùng làn gió mát rượi , ánh trăng làm dịu đi cái bóng hè , làm khô nhưỡng giọt mồ hôi vất vả lo toan trên gương mặt cha mẹ

Chúc bạn học tốt!hihi

2 tháng 4 2016
Nếu có ai hỏi tôi: “ Bây giờ có một điều ước, thì bạn sẽ ước gì?”. Tôi không cần ngẫm nghĩ mà sẽ trả lời ngay: “ Tôi ước được về quê để tận hưởng cuộc sống thanh bình, yên ả nơi đó.” Trong những lần về quê ngoại chơi, có một đêm trăng rằm đã ghi sâu trong tâm hồn thơ ngây, non nớt của tôi lúc bấy giờ.
Khi cả gia đình tôi vừa dọn mâm cơm chiều ra thì lúc đó trăng cũng đã lên rồi. Lúc này, bầu trời cao vời vợi, những đám mây cứ trôi bồng bềnh. Kìa! Xa xa, phía chân trời vẫn ửng sáng. Màn đêm nhàn nhạt bao trùm khắp nơi. Vầng trăng đang từ từ nhô lên sau rặng tre đen của làng, tròn vành vạnh. Trăng bây giờ đã lên cao, tỏa sáng khắp mọi nơi. Xa xa, phía đầu làng, là dòng sông hiền hòa, lóng lánh gợn sang lăn tăn. Dòng sóng sánh, vàng chói lọi như một đường trăng lung linh dát vàng. Ngoài đồng, quang cảnh thật vắng lặng, tĩnh mịch. Vạn vật say sưa tắm ánh trăng trong. Các chú đom đóm thì chơi trò ú tim bay lượn khắp nơi, trốn ở trong các kẽ lá hay quanh lũy tre. Những vì sao đêm long lanh như những ngọn nến đang giúp sức tỏa ánh sáng cùng vầng trăng ấy. Cây cối dựa vào nhau dường như đang chìm vào giấc ngủ. Gió đồng thổi lồng lộng, thảm lúa cứ nhấp nhô, nhấp nhô tới tận mãi chân trời. Nhìn từ xa, tôi cảm thấy làng mình là một bức tranh quê thanh bình, tĩnh mịch. Đứng ở sân ngắm ánh trăng đẹp và nghe khúc nhạc kì diệu của thiên nhiên, tôi cảm thấy lòng mình lâng lâng sảng khoái .
Tôi yêu buổi tối ở quê, yêu cả ánh trăng kì diệu trong đêm rằm ấy. Nó đã để lại trong tôi một ấn tượng khó phai. Lúc này, chắc mọi người đã đi ngủ hết. Chỉ còn ánh trăng lấp lánh, thao thức trong đêm.
__________________