Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương (nội dung nghị luận về vấn đề văn chương)
b, Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh
- Ví dụ như trong đoạn văn mở đầu: “Người ta kể... nguồn gốc của thi ca.”
+ Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca
+ Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ xa xưa về thi sĩ Ấn Độ
Trong văn bản nghị luận " Ý nghĩa văn chương " tác giả đã sử dụng rất tinh tế phép lập luận chứng minh. Đầu tiên là bố cục của bài. Bố cục được chia làm 3 phần, phân định rõ ràng, theo mạch lập luận hợp lý. Bố cục được chia làm 3 nội dung quan trọng của văn chương mà tác giả muốn hướng tới đó là nguồn gốc, nhiệm vụ và công dụng, ý nghĩa của văn chương. Bố cục mạch lạc rồi thì phải làm sao để thuyết phục người đọc. Hoài Thanh đã sử dụng những dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể để chứng minh, làm cho người đọc, người nghe hiểu được và biết coi trọng các tác phẩm văn học, trân trọng những người đã sáng tác ra chúng. Lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc được Hoài Thanh thể hiện rất linh hoạt khi nói về nguồn gốc của văn chương. Tác giả đã mở đầu bằng lời nói dụ khởi để kể một câu chuyện hoang đường nhưng có ý nghĩa. Lời văn còn thấm đậm vào tâm trí khi tác giả nói về công dụng của văn chương khiến người đọc chúng ta dễ thuyết phục ngay bởi câu văn đầu tiên. Vì vậy, ta có thể nói Hoài Thanh sử dụng các biện pháp nghệ thuật rất thành công, linh hoạt, tạo nhịp điệu cho bài văn, có sức thuyết phục cao với người đọc.
1 Luận điểm chính và phương pháp nghị luận của các văn bản đã học:
Tên văn bản | Luận điểm chính | Phương pháp nghị luận |
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta | Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta | Chứng ming |
Sự giàu đẹp của tiếng Việt | Tiếng việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay | Chứng minh kết hợp với giả thích |
Đức tính giản dị của Bác Hồ | Sự giản dị, khiêm tốn trong đời sống chính trị và đời sống hàng ngày của Hồ Chí Minh | Chứng minh kết hợp với giải thích, bình luận |
Ý nghĩa văn chương | Nguồn gốc của văn chương là tình cảm và lòng vị tha vì thế văn chương cũng giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha | Giải thích, chứng minh |
2 Những nét đặc sắc NT của bốn bài đã học:
Tên văn bản | Đặc sắc NT |
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta |
Bố rõ ràng, dẫn chứng phong phú, chọn lọc, tiêu biểu, lập luận giàu sứ thuyết phục kết hợp với việc sử dụng các hình ảnh so sánh giàu tính biểu cảm. Thể hiện rõ phong cách nghị luận của Hồ Chủ tịch: giản dị rõ ràng, chặt chẽ và giàu tính thuyết phục. |
Sự giàu đẹp của tiếng Việt |
Vận dụng phối hợp nhiều thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận nên chặt chẽ, rõ ràng Bố cục bài viết hợp lí, khoa học Các dẫn chứng được đưa ra toàn diện, bao quát, đầy đủ |
Đức tính giản dị của Bác Hồ |
Bài văn thể hiện khả năng lập luận chặt chẽ, thuyết phục Luận điểm đúng đắn, được trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc. Hệ thống luận cứ tiêu biểu, chính xác, cụ thể Cách sắp xếp, tổ chức các ý theo trình tự hợp lí Kết hợp khéo léo giữa giải thích, chứng minh, bình luận |
Ý nghĩa văn chương | Lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, lại vừa có hình ảnh và giàu cảm xúc |
Những nét đặc sắc nghệ thuật của mỗi bài:
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng
- Sự giàu đẹp của tiếng Việt:
+ Bố cục mạch lạc.
+ Chứng minh kết hợp giải thích.
+ Luận cứ xác đáng, giàu sức thuyết phục.
- Đức tính giản dị của Bác Hồ
+ Dẫn chứng cụ thể, xác thực.
+ Chứng minh kết hợp giải thích và bình luận, biểu cảm.
- Ý nghĩa văn chương
+ Trình bày những vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn, giản dị, sáng sủa.
+ Giải thích kết hợp với bình luận.
+ Văn giàu hình ảnh.