Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- anh em cùng một mẹ cha
cũng như cây cọ sinh ra nhiều cành
- trên trời mây trắng như bông
ở giữa cánh đồng, bông trắng như mây
- qua đình ngả nón trông đình
đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
- cày đồng đang buổi ban trưa
mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
- thân em như ớt trên cây
càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng
- tình anh như nước dâng cao
tình em như tấm lụa đào tẩm hương
- ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
- dù ai nói ngả nói nghiêng
lòng ta vẫn vững như kiềng 3 chân
- còn duyên thì gắn như keo
hết duyên nghễnh ngáng như kèo đục vênh
- công cha như núi thái sơn
nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Mở bài:
– Cho biết thời gian xảy ra sự việc.
– Sự việc đó là gì và em cảm thấy như thế nào?
Thân bài:
– Diễn biến sự việc.
+ Hoàn cảnh khiến em gây ra lỗi lầm.
+ Hành động của em gây ra hậu quả như thế nào?
+ Em có suy nghĩ gì về những hành động sai trái đó?
Kết bài:
Viết ra những cảm nghĩ của em về những lỗi lầm mắc phải và quyết tâm sửa chữa để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đã có ai phải tự hỏi: “mình đã làm cho thầy cô vui hay chỉ làm thầy cô thêm mệt mỏi?”. Riêng tôi,tôi chỉ là 1 học sinh tầm thường mà tôi đã biết bao lần làm cho cô tôi buồn. Tuy đã bao nhiêu năm,nhưng tôi không thể quên được cái lỗi lầm ấy,cái lỗi lầm tôi gây ra khiến cô buồn…
Đó là 1 buổi sáng đẹp trời,tôi đến lớp sớm như mọi ngày. Nhưng hôm nay,tôi vừa vào lớp thì đã thấy tụi thằng Thuận đợi sẵn. Thấy tôi,nó chạy đến vỗ lên vai tôi,nói: “Ê! Hôm nay đi trễ thế mạy?”.”Tao không đi trễ,tại tụi mày đi sớm thôi”-tôi trả lời. Thuận thở dài nói tiếp:”thôi dù sao cũng vô rồi. Buồn ghê! Hay là chúng ta tổ chức 1 cuộc thi vẽ đi. Và phần thưởng sẽ là 1 chuyến đi tham quan phòng thí nghiệm của cô Bích. Tụi mày đồng ý ko?”.” Ok,nhưng tao không cung cấp giấy để thi đâu à nha!”-thằng Tâm tiếp lời. Tôi nói:” Tường trắng,bàn gỗ mới “tin” đây này,cần gi giấy chứ!”.
Thế là cuộc thi bắt đầu. Sau vài phút căng thẳng,cả bọn buôn ra xem cái thành quả của mình. Ôi! Cái gì thế này-tôi thốt lên. Những bức hình trong thấy ghê. Thế là chả có thằng nào thắng cuộc. Nhưng bọn tôi vẫn quyết định đi 1 chuyến tham quan trong phòng thí nghiệm của cô Bích. Cả đám hì hục trèo vô phòng. Đi 1 vòng quanh phòng,tôi lấy 1 lọ nước,đổ vào 1cái gì đó. Bổng dưng 1 tiếng nổ phát lên,cả bọn hoảng hốt bỏ chạy. Chạy 1 mạch ra tới bờ sông mới dám dừng lại. Tôi nói:”thôi,quay lại học đi”. Thằng Thuận ngắt lời:”Thôi đi mày. Lỡ ra đây rồi,không tắm thì uổng lắm”. Thế là cả đám lao xuống sông tắm. Có thằng thì leo lên cầu,ra dáng vận động viên bơi lội rồi nhảy xuống. Tắm sông xong,chúng tôi ra đồng chơi đánh trận giả,sau đó qua nhà Ông Sáu,trốn trong vườn ổng mà ăn ổi. Ôi! Hương ổi chín khiến chúng tôi không thể cưỡng lại. Thấm thoát đã xế chiều,chúng tôi trở về trường lấy cặp vở. Vừa tới trước cổng trường,tôi đã thấy cô Thu-cô chủ nhiệm của tôi, đã đứng đợi sẵn. Nước mắt cô rưng rưng nhìn thẳng vào hướng chúng tôi không nói gì. Tôi bước đến,cô ghì chặt lấy tay tôi thét lên trong tiếng nấc:”em có biết hôm nay lớp chúng ta dự giờ không? Em có biết lọ chất hoá học mà em là đổ là dùng để cho buổi dự giờ hôm nay không? Chỉ vì việc làm của bọn em mà cả lớp phải bị thiệt vì buổi dự giờ hôm nay”. Nói xong cô quay đi,bỏ lại trong tôi nổi nghẹn ngào khôn xiết. Bỗng thằng Thuận nói: ” thằng Minh chứ không ai vào đây. Chắc chắn nó là thằng mách với cô,hồi sáng chạy ra tao thấy nó đây mà. Để ông gặp mày,ông cho mày ốm đòn con à!”.”thôi đi,bây giờ mà mày còn nói thế nữa hả Thuận!”-tôi hét lên.
Sáng hôm sau,chúng tôi đến gặp cô xin lỗi cô 1 lần nữa. Lúc này cô tôi đã bớt giận rồi. Vì chúng tôi đã biết lỗi,đến xin lỗi cô Bích,lao sạch những hình vẽ ghê tởn. Cô tôi có nói “siêu nhân vẫn là người,không ai mà không mắc lỗi,không ai là hoàn thiện tất cả. Quan trọng là làm lỗi mà có biết lỗi và sửa lổi hay không!”.
Tôi khuyên các bạn,đừng nên làm gì khiến người xung quanh mình phải buồn,nếu ko 1 ngày nào đó,người hối hận sẽ là chúng ta!
Tục ngữ Việt Nam là kho kinh nghiệm ngàn đời, đúc kết từ trí tuệ người xưa. Cũng có câu tục ngữ được thốt ra từ trái tim nồng nàn của tiền nhân. Đó là câu : Thương người như thể thương thân.
Lời khuyên này có ý nghĩa gì ? Chúng ta hãy thử tìm hiểu xem.
Câu tục ngữ như một lời nói hết sức bình dị hàng ngày. Nó là một câu so sánh với hai vế: a và b. Thương người như thể thương thân. Vậy muốn hiểu thương người phải hiểu thương thân là gì ? Thân tức là thân thể hay thân xác; là phần vật chất sấng của mỗi người, được cha mẹ ban cho mà có. Thương thân là từ hết sức hàm súc, nó diễn tả tâm trạng của người tự lập, cô đơn phải biết thương lấy mình, tự mình chăm sóc, giữ gìn và chia sẻ vui buồn với chính mình. cũngchính vì thế thương thân thể hiện một tình thương dồi dào nhất, một sự chăm sóc tích cực nhất, vì “vị kỉ” và “ích kĩ” là bản tính của con người. Nhất là khi con người ta cô đơn. Tóm lại, thương thân là tình thương đậm đà nhất, sự giữ gìn, chăm sóc tích cực và cảm thông sâu xa nhất của mỗi người với chính mình. Thương người như thể thương thân chứa đựng một lời khuyên : hãy thương yêu, chăm sóc thông cảm và chia sẻ vui buồn, hoạn nạn với người khác như chính mình vậy.
Sở dĩ ông bà ta có lời khuyên này vì nhiều người trong xã hội có thói ích kỉ, ích kỉ đến độ tàn nhẫn và ngu ngốc. Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi là những câu thành ngữ, tục ngữ miêu .tả loại người ấy. Do đó, câu tục ngữ thương người như thể thương thân như một hồi chuông đánh thức lương tri, lay động tâm hồn của con người.
Thương người như thể thương thân
Thật vậy, trong xã hội không ai sống lẻ loi, đơn độc mà tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình, ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỷ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể: Do đó khi gặp khó khăn, hoạn nạn ta làm sao có thể quay lưng làm ngơ cho được, bởi máu chảy ruột mềm.
Anh em như thể chân tay.
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
Rộng hơn tình anh em bè bạn, bà con hàng xóm, những người đã cùng chúng ta tối lửa tắt đèn có nhau, tuy không cùng máu mủ nhưng ho lai là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc trái gió trở trời, những khi cùng đường bí lối, họ đến với ta bằng những tấm lòng chân thành để chia ngọt sẻ bùi. Tình nghĩa ấy thật sâu đậm nào Khác gì anh em một nhà. Vì vậy, khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta ngoảnh mặt thờ ơ cho đành. Lúc này, thái độ nhường cơm sẻ áo, chị ngã em nâng là một việc làm mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù ở nơi rừng núi hay đồng bằng cũng đều là anh em, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ. Chính mối quan hệ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kệu gọi một miếng khi đói bằng một gói khi no những khi lũ lụt, hoả hoạn. Những lúc ấy, có người đã dũng cảm quên đó ý, quên lạnh, cứu sông bao nhiêu mạng người để lại gương sáng cho đời sau .
Câu tục ngữ thương người như thể thương thân là một bài học sâu sắc về đạo lí làm người. Hãy thương yêu người khác như yêu thương chính bản thân mình. Điều đó mãi mãi nhắc nhở ta về lòng nhân ái, về tình người mà ta cần thực hiện tốt. Để phát huy truyền thống tốt đẹp ấy của ông cha, em hứa sẽ luôn giúp đỡ những người hoạn nạn trong cuộc đời.
Trong một nhóm người cũng như trong một xã hội, lời nói thật là quan trọng vô cùng: lời nói làm cho được lòng người hay mất lòng người trong nháy mắt. Người khôn bao giờ cũng muôn được lòng người, người tu càng muốn được lòng người hơn nữa ! Nhân tâm thật là quý báu, nhân tâm không thể mua bằng tiền, đúng theo lời ca dao
Nhân tâm ai bán mà mua
Ai cho mà lấy, ai đưa mà mừng ?
Thế mà nhân tâm chỉ mua và mua bằng lời nói. Người khôn dùng lời nói dịu dàng mà mua nhân tâm. Người hiền dùng lời nói nhân hậu mà thu phục nhân tâm. Người tu dùng lời nói từ bi mà qui hợp nhân tâm. Lời nói quả thật có công dụng và hiệu lực thắng thế hơn tiền bạc
a. Mở bài.
- Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc.
- Một trong những nét đẹp của phẩm giá là tình thương yêu con người và lòng vị tha.
- Ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ con cháu: Thương người như thể thương thân.
b. Thân bài
* Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.
- Thân là bản thân. Thương thân là thương mình, khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc.
- Thương người: người là người xung quanh. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.
-> Thương người như thể thương thân: ta yêu quý bản thân mình như thế nào thì mình phải thương người khác như thế. Nếu đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu,... thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ấy, ta hãy cảm thông, giúp đỡ, quan tâm tới họ như đối với chính bản thân ta.
- Câu tục ngữ là lời nhắc nhở phải biết yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình. Đó là 1 truyền thống đạo đức tốt đẹp của người Việt Nam ta.
* Chứng minh nội dung câu tục ngữ.
- Một cá nhân không thể sống tách rời cộng đồng gia đình, xã hội, nhất là lúc cơ nhỡ, khó khăn. Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy (dẫn chứng cụ thể qua ca dao, tục ngữ, truyện...).
VD: + Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
+ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống những chung một giàn
- Yêu thương, giúp đỡ người khác là một nét đẹp đã có từ lâu đời trong nếp sống và trở thành một đạo lí sống của người Việt Nam. (Dẫn chứng: ca dao, tục ngữ, truyện...)
VD: + Lá lành đùm lá rách
+ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
+ Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
- Hiện nay, phong trào từ thiện được nhân rộng khắp đất nước. Đó là biểu hiện cụ thể của truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc Việt Nam.(Dẫn chứng thực tế)
VD: Quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt
c. Kết bài
- Tình nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
-Tinh thần tương thân tương ái là nét đẹp nổi bật trong bản sắc của dân tộc ta.
- Trong thời đại mới, tinh thần ấy nâng cao, mở rộng thành tình yêu nhân loại.
Dàn ý này đã nếu rất rõ bạn dựa vào đây nhé!
-Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền.
-Ca dao là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con... hoặcca dao là lời dân ca đã lược bỏ đi những luyến láy khi hát. Ca dao để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học
-. Ca Dao là những bài ca ngắn có vần, điệu để nói lên quan niệm về Vũ trụ, Thiên nhiên, Cuộc sống, Con người, và Xã hội
-. Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là "trí khôn dân gian". Trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Có thể coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên răn.
Bà nội của em là giáo viên đã về hưu. Tuy đã sáu mươi tuổi nhưng bà rất nhanh nhẹn và khỏe mạnh. Hàng ngày, bà đi chợ, nấu ăn, làm việc nhà, đưa đón các cháu đi học rất tận tụy và cần mẫn. Bà có một mái tóc ngắn lượn sóng, khuôn mặt phúc hậu, đôi mắt lúc nào cũng như cười. Thức ăn bà làm rất ngon nên cả nhà đều thích về nhà ăn cơm bà nấu. Bà còn kể những câu chuyện rất hay nên các cháu luôn đòi bà kể chuyện mỗi đêm trước khi đi ngủ. Con cháu, nếu ai mắc lỗi, bà nghiêm khắc nhắc nhở, nhưng tất cả rất yêu quý và kính trọng bà.
Với mỗi người trong số tất cả chúng ta, hẳn ai cũng có cho mình một quê hương. Nhìn nhận về quê hương của mỗi con người hẳn cũng có nhiều điểm khác nhau, nhưng tôi tin tất cả mọi người đều có một niềm tự hào về quê hương mình và với tôi cũng vậy.
Quê hương Hà Tĩnh của tôi nghèo lắm và cũng xa xôi, cách trở những chốn đô thị hào nhoáng và phồn hoa tại các thành phố lớn. Không chỉ nghèo, Hà Tĩnh còn là nơi gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của những cơn bão lớn, những đợt gió lào nóng cháy da, cháy thịt… Nhưng không vì vậy mà người dân mất hết đi niềm tin trong cuộc sống mà trái lại càng khiến tình yêu quê hương trong họ ngày càng da diết và cháy bỏng hơn bao giờ hết. Dù không có sự ưu ái từ thiên nhiên nhưng người dân Hà Tĩnh vẫn vượt qua những gian nan cách trở, chịu thương, chịu khó và điều đó khiến họ trở nên mạnh mẽ hơn.
Tình yêu quê hương đất nước của con người Hà Tĩnh được gây dựng từ một lịch sử hào hùng, đầy bi tráng. Từ những cuộc khởi nghĩa nổi tiếng như Khởi nghĩa Hương Khê hay đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 Xô Viết Nghệ Tĩnh và rất nhiều cuộc đấu tranh nổi dậy khác nữa. Nổi bật lên là những tấm gương như Lý Tự Trọng, Phan Đình Phùng, Hà Huy Tập… Qua những cuộc đấu tranh, những tấm gương anh hùng như vậy có thể thấy được tinh thần đoàn kết son sắt, sự dũng cảm, hy sinh khi Tổ quốc cần, sự yêu thương đùm bọc nhau trong hoạn nạn… Đến nay truyền thống đó vẫn được nối tiếp bằng những con người luôn chịu khó học tập, lao động tăng gia sản xuất làm giàu cho quê hương đất nước.
Hà Tĩnh là một mảnh đất nghèo nhưng đầy thơ mộng, ai có dịp qua Hà Tĩnh sẽ được nghé qua những bãi biển trải dài cát trắng, những đồi núi xanh bên những con sông xanh, những di tích lịch sử gắn bó qua một quãng thời gian dài dựng nước và giữ nước như: Ngã ba Đồng Lộc... Bên cạnh đó những vùng quê mang vẻ đẹp đắm say với những con người chất phác, thân thiện và gần gũi khiến ai qua cũng thấy trở nên thoải mái trong lòng.
Hà Tĩnh luôn tạo cho mình một hình ảnh đẹp trong mắt mọi người, trong những câu hát thì tha thiết và đắm say:
“ Chứ đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh, nhớ dòng sông La, nhớ biển rộng mà quê ta, những cánh đồng muối trắng…”
“ Nay anh trở về bên dòng sông la, con đò vẫn nguyên, dòng sông còn đó, câu hò quê mình mộc mạc mà thương….”
Đó là những vẻ đẹp rất chân quê và rất đời thường và cũng rất Hà Tĩnh, đó là dòng sông La chảy vào hồn người như tắm mát cho cuộc đời bao nhiêu thế hệ, ngọn núi Hồng bên sông vươn tận bầu trời, những điệu hò ví dặm ngân lên như muốn gọi những người xa xứ trở về với Hà Tĩnh…và nhẹ lòng mình ôm chặt vào đất quê hương để thấy được chữ yêu hai tiếng nhẹ nhàng Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh trong trái tim những người con đi xa là những nỗi nhớ da diết. Đến những vùng đất xa xôi, những thành phố lớn để học tập, làm việc và lập nghiệp, biết bao trái tim đã thổn thức hướng về Hà Tĩnh. Nhớ về Hà Tĩnh là nhớ về nơi chôn rau, cắt rốn, nhớ những lần thả diều bên bờ đê, tắm mát dưới sông quê, những lần bị mẹ đánh đòn vì những trò nghịch dại… vì hai chữ Hà Tĩnh đã ăn sâu trong tầm hồn mỗi con người từ hình ảnh giản dị như vậy nên làm sao có thể nguôi được nỗi nhớ. Nhắc đến quê hương tôi cảm thấy tâm đắc với những dòng thơ mà nhà thơ Hoàng Trung Quân đã viết:
Quê hương là gì hả mẹ
Mà cô giáo dặn phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều.
Có thể có nhiều người sẽ đưa ra được một định nghĩa về quê hương, nhưng chắc chắn sẽ không bao giờ đúng và đủ. Quê hương thực sự mang nghĩa rộng với bao ký ức, bao dòng cảm xúc thực sự lắng đọng mà mỗi người sẽ diễn giải theo nhiều cách khác nhau. Với Hà Tĩnh cũng vậy, nỗi nhớ đong đầy với nhiều cảm xúc không thể diễn tả hết qua những dòng bút. Khi đi xa biết nhớ đến Hà Tĩnh, thì đó là những con người yêu quê hương da diết, bỏ qua những thực tại lao động, học tập vất vả để hướng về những giá trị địch thực không có gì có thể mua được.
Xã hội ngày càng phát triển hẳn không ít người sẽ quên đi những giá trị nhân văn đích thực. Không có tình yêu quê hương đất nước, cuộc sống mỗi con người trở nên thực dụng, đi theo những lợi ích mang tính thời đại, một vòng xoáy của tiền bạc và danh vọng. Hướng về quê hương đất nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng, cho tôi dòng ký ức thuở xưa và đó là chốn yên bình nhất trong mỗi con người.
Tục ngữ về mẹ
1. Đi khắp thế gian không ai sánh bằng mẹ Gian khổ cuộc đời ai nặng gánh hơn cha.
2. Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.
3. Tảo tần sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn Đưa tấm lưng gầy cha che chở đời con
4. Hiếu:Thành kính tổ tiên ơn gia độ Báo ân phụ mẫu nghĩa sinh thành
5. Tử hiếu song thân lạc Gia hoà vạn sự thành. (Con hiếu thảo cha mẹ vui Nhà hoà thuận muôn việc thành)
6. Vời vợi non cao ơn dưỡng dục Mênh mông biển rộng đức sinh thành.
7. Ơn sinh thành như đại hải Nghĩa dưỡng dục tỷ non cao.
8. Ơn cha dưỡng dục dường non Thái Nghĩa mẹ sinh thành tựa biển Đông.
9. Ân sâu nghĩa mẫu đông hải tựa Sinh thành công phụ thái sơn cao.
10. Có phải cha mẹ hứa nhau từ kiếp trước Tạc lại hình con nguyên vẹn trái tim người.
11. Cầu cho cha được thanh nhàn Chúc cho mẹ được an khang tuổi già.
12. Cha là bắt đầu cho nguồn gốc, lý tưởng và tương lai. Mẹ là bắt đầu cho sự sống, tình yêu và hạnh phúc.
13. Cha: có nghĩa là chỗ dựa, suốt đời con trọn vẹn yêu thương Mẹ: có nghĩa là mãi mãi, là cho đi không đòi lại bao giờ Con: có nghĩa là hơi ấm sưởi lòng cha mẹ lúc quạnh hiu.
14. Cha là núi mẹ là sông Các con hiếu thảo nhớ công sinh thành.
15. Ai về tôi gửi buồng cau Buồng trước kính mẹ buồng sau kính thầy.
16. Vạn cổ tình thâm ơn cúc dục Thiên thu nghĩa trọng đức sinh thành.
17. Con đi xa cách muôn nơi Công cha nghĩa mẹ đời đời không quên.
18. Công cha ngàn đời tâm tưởng mãi Nghĩa mẹ muôn thuở nhớ thương hoài.
19. Công cha nghĩa mẹ ơn thầy Ngày sau khôn lớn ơn dày biển sâu.
20. Bàn tay nối tiếp bàn tay Vai cha lưng mẹ cõng đầy ấm no.
21. Đêm đêm con thắp đèn trời Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
22. Ân cha mẹ là đại dương vô tận Con chỉ là con sòng nhỏ lăn tăn.
23. Biển Đông có lúc vơi đầy Chứ lòng cha mẹ biển trời nào dâng.
24. Mẹ cha gánh vác hy sinh Mẹ cha quên cả thân mình vì con.
25. Cha một đời oằn vai gánh nặng Mẹ một đời đôi dép lạc bàn chân.
26. Khi con tát cạn biển đông Thì con mới hiểu tấm lòng mẹ cha.
27. Có tát cạn biển đông mới tỏ tường lòng mẹ Không trèo qua non thái sao thấu hiểu tình cha.
28. Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ cha, ơn dưỡng dục Mùa báo hiếu ngùi ngùi thương mẹ, đức cù lao.
29. Cha là hoa phấn giữa đời Thiên thu tình mẹ rạng ngời tâm con.
30. Ơn dưỡng dục một đời con ghi tạc Nghĩa sinh thành trọn kiếp mãi không quên.
31. Dù đi khắp bốn phương trời Cong cha nghĩa mẹ không ai sánh bằng.
32. Cha là chỗ dựa mẹ là gối êm Nụ cười của con là niềm hạnh phúc.
33. Trăng khuya trăng rụng xuống cầu Vì con cha mẹ dãi dầu nắng mưa.
34. Cha mẹ giàu con thong thả Cha mẹ nghèo con vất vả gian nan.
35. Cổ thụ là bóng mẹ cha Cây non là cả vườn hoa tuổi hồng
36. Cha là núi mẹ là sông Các con hiếu thảo nhớ ơn sinh thành.
37. Nghĩa mẹ như biển rộng Công cha như trời cao Ơn sinh thành dưỡng dục Vời vợi tựa trăng sao.
38. Cha mẹ ơn sâu tựu đất trời Nuôi con lao nhọc chẳng đầy vơi Mở vòng tay lớn ôm con trẻ Dẫn dắt con đi suốt cuộc đời.
39. Ơn cha bóng núi âm thầm Nghĩa mẹ lặng lẽ nước sông đầu nguồn Một đời dãi nắng dầm sương Nuôi con khôn lớn tình thương dạt dào.
40. Thêm một người quả đất sẽ chật thêm Nhưng thiếu mẹ thế giới đầy nước mắt.
41. Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
42. Dẫu ***** suốt cuộc đời Vẫn không đi hết những lời mẹ ru. Chế Lan Viên 43. Đưa kim qua nỗi ưu phiền. Mẹ ngồi vá lại cho nguyên sự đời.
44. Mênh mông lòng mẹ thương ta Xin hòa thành bản tình ca dâng đời.
45. Hãy nói rằng con thương mẹ Chỉ thế thôi mẹ mãn nguyện rồi.
46. Mẹ hiển nhiên như trời đất đã thành Như cuộc đời không thể thiếu trong con.
47. Trong tâm tưởng con muộn màng viết Lời cầu mong còn mẹ mãi trên đời.
48. Đôi vai mẹ một gánh đầy huyền thoại Tình yêu thương hào phóng đến khôn cùng.
49. Hình hài con khi còn là hạt bụi Lớn dần lên qua tim mẹ bao dung.
50. Ngôn ngữ trần gian khờ dại quá Đựng sao đầy hai tiếng: Mẹ ơi!
Ca dao tục ngữ công ơn cha mẹ
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con".
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.
Nên người con phải xót xa,
Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.
Đội ơn chín chữ cù lao,
Sanh thành kể mấy non cao cho vừa".
Thờ cha kính mẹ mới chân tu".
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết thờ song thân".
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con" .
Cảm thương cha mẹ dãi dầu ruột đau".
Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng".
Cầu cho cha mẹ sống đời với con".
Ngó ra ngoài biển, thấy cặp cá đang đua.
Đi về lập miếu thờ vua,
Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha".
Khi vào thúng thóc, khi ra quan tiền".
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.
Ai về tôi gởi đôi giày,
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi".
Công dưỡng dục, lớn tựa sông!
Em nguyện ở vậy không chồng,
Lo nuôi cha mẹ, hết lòng làm con".
Chồng gần không lấy, để lấy chồng xa.
Mai sau cha yếu mẹ già,
Bát cơm đôi đũa, chén trà ai dâng ?".
Chắc con cũng hiếu với ta khác gì?
Nếu mình ăn ở vô nghì,
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công?".
Ngỗ nghịch nào con có khác chi!
Xem thử trước thềm mưa xối nước,
Giọt sau, giọt trước chẳng sai gì".
Làm cha mẹ mới biết ơn sinh thành.
Người xưa khó nhọc nuôi mình,
Khác gì mình đã hết tình nuôi con".
Bố dạy thì con khôn".
Mồ côi mẹ lót lá mà nằm".
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ".
Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn".
Mai này khôn lớn, ơn này tính sao ".
Ba năm bú mớm biết bao thân tình".
Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi".
Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn".
Mẹ ngoảnh lại, con khôn".
Như xôi nếp một, như đường mía lau" .
Mẹ đã hết sữa, con vòi con la".
Chỉ mong con lớn nên thân với đời.
Những khi trái nắng trở trời,
Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.
Trọn đời vất vả triền miên,
Chăm lo bát gạo đồng tiền nuôi con".