K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 12 2023

Tiếng đàn Ngu cầm thể hiện khát vọng của Nguyễn Trãi, mong muốn đem tài trí của mình cống hiến cho đất nước, dân tộc.

Côn Sơn suối chảy rì rầm,Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.Côn Sơn có đá rêu phơi,Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm.Trong ghềnh thông mọc như nêm,Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.Trong rừng có bóng trúc râm,Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.Về đi sao chẳng sớm toan,Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi?Muôn chung chín vạc làm gì,Cơm rau nước lã nên tuỳ phận...
Đọc tiếp

Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Về đi sao chẳng sớm toan,
Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi?
Muôn chung chín vạc làm gì,
Cơm rau nước lã nên tuỳ phận thôi.
Đổng, Nguyên để tiếng trên đời,
Hồ tiêu ăm ắp, vàng mười chứa chan.
Lại kia trên núi Thú San,
Di, Tề nhịn đói chẳng màng thóc Chu.
Hai đàng khó sánh hiền ngu,
Đều làm cho thỏa được như ý mình.
Trăm năm trong cuộc nhân sinh,
Người như cây cỏ thân hình nát tan.
Hết ưu lạc đến bi hoan,
Tốt tươi khô héo, tuần hoàn đổi thay.
Núi gò đài các đó đây,
Chết rồi ai biết đâu ngày nhục vinh.
Sào, Do bằng có tái sinh,
Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn.

                                          (“Bài ca Côn Sơn” – Nguyễn Trãi)

Thực hiện các yêu cầu sau:

c. Xác định hai biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong văn bản?

d. Hãy phân tích tác dụng của hai biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản trên.

e. Chỉ ra ý nghĩa từ “nhàn” trong câu thơ: Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn’

g. Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh nhân vật “Ta”

0
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

- Nhận xét về các tác phẩm của Nguyễn Trãi (nội dung và hình thức thể loại) được học trong bài này.

+ Về Bình Ngô đại cáo: ghi đậm giá trị văn chương ở sự sáng tạo hình tượng và hình ảnh trong tác phẩm, chính nhờ yếu tố này mà chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân văn sâu sắc trong văn bản có sức lay động mạnh mẽ, sự trường tồn bất diệt theo thời gian và trong lòng người.

+ Về Bảo kính cảnh giới – Bài 43: Bài thơ không chỉ vẽ nên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè mà còn là tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả. Về nghệ thuật, bài thơ có từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, hình ảnh thơ gần gũi, bình dị. Đồng thời, bài thơ sử dụng câu thơ lục ngôn tạo nên sự thay đổi âm điệu, có hiệu quả to lớn trong việc thể hiện cảm xúc, mong ước của tác giả.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Gồm 3 phần: 

+ Phần 1. Từ đầu đến “Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”: Mùa thu của quá khứ. 

+ Phần 2. Tiếp theo đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về”: Mùa thu của hiện tại. 

+ Phần 3. Còn lại: Niềm suy tư về đất nước.

- Sự thay đổi trong cảm xúc của nhân vật trữ tình:

+ Khởi đầu bài thơ là những cảm xúc trực tiếp trong một sáng mùa thu, gợi nỗi nhớ về Hà Nội. Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của Nguyến Đình Thi vì thế mang vẻ đẹp của tâm trạng.

+ Từ hoài niệm về mùa thu Hà Nội xưa, tác giả dẫn vào cảm xúc về mùa thu đất nước, trong cảnh hiện tại ở chiến khu Việt Bắc

+ Từ cảm xúc về mùa thu đất nước, Nguyến Đình Thi dẫn dắt đến sự bộc bạch tình cảm mến yêu tha thiết và tự hào

+ Tứ thơ phát triển theo hướng suy tưởng nên hình tượng thiên về khái quát, tượng trưng, với những biểu tượng quen thuộc, bát cơm, nước mắt, xiềng xích, chim, hoa… tập trung thể hiện suy ngẫm của tác giả về đất nước từ trong đau thương, căm hờn đã đứng lên chiến đấu bất khuất.

- Cảm hứng chủ đạo: Tình yêu thương,gắn bó của nhà thơ với đất nước,khám phá vẻ đẹp của đất nước trong chiều dài thời gian và chiều rộng không gian. Cảm hứng về đất nước được triển khai ở nhiều cung bậc: Hoài niệm về mùa thu và niềm tự hào về đất nước đau thương -  chiến đấu.

2 tháng 10 2021

Tham khảo:

* Hiệp đấu thứ hai: Nhờ miếng trầu của vợ, Đăm săn múa khiên chàng múa trên cao gió như bão, múa dưới thấp gió như lốc, núi ba lần rạn nứt, ba dồi tranh bật rễ,…, đâm trúng kẻ thù nhưng không thủng. Chi tiết miếng trầu là biểu hiện cho sức mạnh cộng đồng. Sức mạnh của Đăm Săn được tương trợ bởi cộng đồng.

⇒ Nổi bật sức mạnh phi thường của Đăm Săn.

* Hiệp đấu thứ ba: Nhờ sự giúp đỡ của ông trời Đăm Săn đã tìm ra điểm yếu và chiến thắng kẻ thù.

Chi tiết sự trợ giúp của ông trời trong đoạn trích cho thấy, ở thời kì này con người và thần linh có liên quan mật thiết với nhau, đó là dấu vết của tư duy thần thoại, tuy nhiên ở thời đại của sử thi thần linh chỉ góp phần tương hỗ, trợ giúp chứ không hoàn toàn quyết định.

⇒ Qua đây vẫn đề cao sức mạnh người anh hùng.

1 tháng 6 2021

em lớp 5

27 tháng 9 2021

Tham khảo:

– Lời nói của dân làng: “Không đi sao được! Làng chúng tôi phía bắc đã mọc cỏ gấu, phía nam đã mọc cà hoang, người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa!

– Hành động của dân làng: Đoàn người đông như bày cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối, đồng thuận đi theo Đăm Săn.

⇒ Cộng đồng người người nô lệ coi trọng mục đích chính nghĩa của Đăm Săn khi giao chiến với Mtao Mxây, những hành động và lời nói của dân làng còn thể hiện niềm yêu mến, tôn sung đối với người anh hùng sử thi.