K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 9 2021

Giải giúp mình vx mình đang cần gấp

Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.

Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.

Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.

Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:

Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.

Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.

Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.

Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.

6 tháng 5 2021

tk 

Hôm ấy nhằm một ngày đẹp trời, không khí mát dịu. Các bạn học sinh đều ăn mặc tươm tất hơn ngày thường. Ngay giữa sân lễ, một tấm phông đỏ treo cao, nổi bật lên với dòng chữ to màu trắng “Lễ tổng kết năm học”. Kế bên là một chiếc bàn dài trải thảm hoa, trên ấy, chất đầy những gói phần thưởng được bọc bằng giấy kiếng bóng lộn. Chúng em cứ đi qua đi lại ngắm nhìn mà lòng nôn nao khó tả.

Chẳng bao lâu, quan khách đến dự đã đông đủ. Họ ngồi chật cả dãy bàn phía trước. Tiếng nói chuyện, tiếng cười huyên náo.

Buổi lễ được bắt đầu bằng phút chào cờ thật trang nghiêm. Xong, thầy hiệu trường mới đọc diễn văn tổng kết năm học. Giọng thầy từ tốn, ấm rõ điểm lại từng mặt hoạt động của nhà trường. Chúng em im lặng lắng nghe mà lòng thầm cảm phục, biết ơn công lao của thấy cô đã không quản bao khó nhọc vì chúng em. Thầy hiệu trưởng còn thân mật khích lệ những bạn học giỏi, động viên các bạn khác phải cố gắng nhiều hơn nữa. Bài diễn văn kết thúc giữa tràng pháo tay giòn giã.

Tiếp theo là bài phát biểu của khách tham dự. Nhưng xúc động nhất là bài phát biểu của bạn Thu Hương. Bạn ấy đại diện cho học sinh lớp cuối cấp lên bày tỏ những suy nghĩ, những tình cảm của mình về thầy cô, về mái trường thân yêu sắp sửa phải rời xa.

 

 

Lúc phát thưởng thật vui nhộn. Bạn nào hạng nhất được gọi lên trước. Mỗi lẫn như thế là một lần tiếng vỗ tay vang dậy. Các bạn nhận thưởng tuy hơi rụt rè, nhưng người nào trên gương mặt cũng lộ nét hân hoan, tràn đầy sung sướng. Mấy bạn học sinh phía dưới cứ đứng chồm lên để nhìn cho rõ hơn. Xen vào giữa là các tiết mục văn nghệ hào hứng. Những bài hát về tuổi học trò được dịp cất lên. Đặc biệt tiết mục biểu diễn dàn organ của một em lớp Một đã làm cho ai nấy đều khen ngợi.

Cuối cùng, thầy hiệu trưởng lên tuyên bố bế mạc và cúi đầu chào tất cả mọi người. Buổi lễ tổng kết năm học đã kết thúc. Những bàn tay vẫy giã từ nhau, những ánh mắt nhìn nhau đầy lưu luyến. Xung quanh dần vắng lặng. Đâu đây, thoảng tiếng ve kêu. Riêng em, một mình còn đếm bước giữa sân trường đầy xác phượng đỏ.



 

31 tháng 8 2021

I. Dàn Ý Tả Lại Buổi Học Cuối Cùng Ở Trường Tiểu Học


1. Mở bài

Giới thiệu về buổi học cuối cùng ở trường tiểu học

2. Thân bài
- Giới thiệu qua về trường tiểu học
+ Ở đâu?
+ Ấn tượng đầu về trường tiểu học
- Kể về buổi học cuối cùng tại trường tiểu học...

II. Bài Văn Mẫu Tả Lại Buổi Học Cuối Cùng Ở Trường Tiểu Học

Cuộc sống luôn vận động không ngừng, thời gian cứ chảy trôi để rồi mang theo bao kỉ niệm, bao hồi ức về một thời yêu dấu chẳng thể xóa nhòa. Với tôi, với bạn chắc hẳn ai cũng có những kỉ niệm đẹp tươi như thế. Và một trong những kỉ niệm mà tôi chẳng thể nào quên được đó là hồi ức về buổi học cuối cùng tại trường tiểu học.

Trường tiểu học của tôi được xây dựng trong một thị xã nhỏ, nằm ở ngoại ô thành phố Hà Nội. Trường tuy không rộng rãi, khang trang như mấy ngôi trường trong thành phố thế nhưng chúng tôi lại luôn cảm nhận được cái ấm áp và thân thuộc, trường như ngôi nhà thứ hai của bọn nhỏ chúng tôi.

Còn nhớ ngày đầu mới bước chân vào ngôi trường, mọi thứ thật xa lạ với tôi và trong những phút giây lạ lẫm ấy tôi cảm tưởng như mình sắp vỡ òa. Chẳng muốn rời xa bố mẹ, chẳng muốn xa bạn bè thân thuộc, xa mái ấm của mình để đến với ngôi trường lạ hoắc với nhiều thứ mới lạ, tôi sợ hãi mọi thứ, đây chẳng phải là nơi mà tôi thuộc về. Và tôi đã khóc nấc lên trong cái giây phút nghẹn ngào ấy, sợ hãi, yếu đuối bao trùm lên suy nghĩ nhỏ bé của tôi, và tôi đã thật tuyệt vọng trong những giây phút ấy.

Thế nhưng sau này khi làm quen với ngôi trường tôi mới nhận ra nhiều thứ, cuộc sống của một học sinh tiểu học không tệ nhưng tôi vẫn nghĩ. Tôi được học tập, được giao lưu cùng các bạn, tôi cũng dành những khoảng thời gian nhất định để suy nghĩ và tự tìm tòi lời giải cho những bài toán, và tôi đã tìm thấy niềm vui từ những thứ mà ban đầu tôi cho là không thể.

Thời gian qua đi và tôi dần lớn lên, tôi trưởng thành cả về suy nghĩ và hành động, nhưng càng lớn tôi càng nhận ra nhiều điều. Tôi phải tự chấp nhận những sự thật đau đớn nhất, đó là chia ly, là phải ngăn không cho những giọt nước mắt của mình rơi xuống, phải thật dũng cảm tiến lên phía trước dẫu phải bỏ lại đằng sau là cả một khoảng trời ký ức, cả một mái ấm mà tôi đã từng gắn bó.

Tôi vẫn nhớ như in ngày ấy, cái ngày định mệnh của buổi học cuối cùng tại trường tiểu học của chúng tôi. Ngày hôm ấy trời không nắng, gió nhẹ thoảng qua mang theo một nỗi man mác buồn. Nếu những ngày trước đó tôi chỉ thấy mệt mỏi bởi thời tiết, bởi lượng kiến thức phải chuẩn bị cho kì thi cuối cấp thì mấy ngày nay tôi lại càng thấy mệt mỏi hơn. Tâm trạng tôi đầy ắp tâm sự, những câu chuyện còn dang dở, những mẩu chuyện chưa kịp thốt lên thành câu, vài dòng lưu bút còn thơm màu mực mới,...tất cả, tất cả đều thấm đượm nỗi buồn của những ngày chia tay cuối cấp.

Hôm ấy tôi đến lớp thật sớm, khoác trên mình bộ đồng phục chỉnh tề nhất, cũng tại hôm ấy tôi mới thấy được sự trang nghiêm và đáng trân trọng của bộ đồng phục mà tôi đã mặc trên người suốt mấy năm trời. Chỉ còn vài giờ nữa thôi, sau vài giờ nữa tôi sẽ không còn là học sinh tiểu học nữa, tôi sẽ trở thành các đàn anh, đàn chị đầy gương mẫu, thế nhưng tại sao tâm trạng tôi lại đầy ắp nỗi buồn, sao cổ họng tôi lại cứ nghẹn lại, khóe mắt dưng dưng.

Tôi vào lớp ngồi ngay ngắn trên bàn học, vì hôm ấy là buổi học cuối cùng nên chúng tôi không cần phải học nhiều, thi cử cũng đã xong nên có lẽ bây giờ là thời điểm nhẹ nhàng nhất. Tôi mang chiếc cặp mà trong đó có vẻn vẹn vài cuốn sách cũ, những cuốn sách mà mọi khi bị tôi hắt hủi, ghẻ lạnh đầy những chữ nguệch ngoạc của mình thì nay tôi lại nâng niu cẩn thận, tôi nhẹ để chúng lên bàn và ngồi ngắm nhìn mọi thứ xung quanh mình. Các bạn trong lớp vẫn hồn nhiên tươi cười, chẳng biết là do tôi yếu đuối hay là các bạn mạnh mẽ nữa, nhưng thực sự khi ấy tôi không cười nổi, tôi muốn đi ra một góc nào đó và khóc, tôi không muốn nói chuyện với ai không phải vì tôi ghét bỏ họ mà là vì tôi sợ tôi sẽ khóc mất.

Tiếng nô đùa, tiếng cười giòn tan của các bạn trong lớp cuối cùng cũng đã dừng lại khi cô chủ nhiệm bước vào. Hôm ấy cô không quát mắng chúng tôi. Không còn là cô chủ nhiệm nghiêm khắc hay nhắc nhở chúng tôi mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, lúc ấy cô chỉ bước vào và im lặng. Dường như chúng tôi cũng cảm nhận được cái không khí tĩnh mịch đó là gì, những sự im lặng ấy là những giọt nước mắt lặng thầm, là những nỗi đau đớn của sự chia ly và mất mát mà chúng tôi đang phải gánh chịu.

Cái không khí ảm đạm ấy vẫn cứ diễn ra cho đến khi cô ngồi xuống và ôn tồn căn dặn chúng tôi những lời cuối cùng trước khi chúng tôi rời xa cô, rời xa mái trường thân yêu ấy. Cũng là những lời quen thuộc, cũng là cái giọng nói ấy, vẫn ngữ điệu thân quen ấy nhưng sao hôm nay chúng tôi lại thấy nó thấm thía đến lạ và muốn nghe mãi không thôi. Tôi ngước đầu lên nhìn các bạn bên cạnh, ai ai cũng cúi đầu đầy nghẹn ngào, tôi cố hít một hơi thật sâu để không khóc và tự nhủ mình không được khóc. Giờ đây mình đã trưởng thành vì vậy phải cứng rắn, phải mạnh mẽ lên để cô vui lòng. Và trong phút giây ấy tôi nhận ra cô giáo của mình, một nhà giáo mẫu mực tưởng chừng như cứng rắn và vô cùng mạnh mẽ vậy mà hôm ấy cô lại khóc, giọng cô run run và thỉnh thoảng hơi nghẹn lại đôi chút. Cuối cùng cô điểm danh cả lớp lần cuối, cô cầm cuốn sổ điểm danh lên đọc to rõ ràng tên từng bạn học sinh một, khi tên mỗi bạn vang lên cô còn nhắc nhở thêm về điểm mạnh, điểm yếu để chúng tôi khắc phục và hoàn thiện hơn. Khi cô gập lại cuốn sổ cũng là lúc tiếng trống trường vang lên, đó cũng là lúc chúng tôi nhận ra cuộc đời học sinh yêu dấu tại trường tiểu học của chúng tôi đã kết thúc, khi ấy chẳng ai có thể kìm nén được cái mớ cảm xúc hỗn độn của mình và tất cả đều khóc lớn. Cả lớp chúng tôi vỡ òa khóc lớn và chạy lên ôm trầm lấy cô, ngày hôm ấy cả ngôi trường vỡ òa trong tiếng khóc, những tiếng nấc, tiếng đau đến xé lòng. Ngày hôm ấy chúng tôi rời xa nhau, rời xa mái trường, ngày hôm ấy tôi khép lại câu chuyện về quãng đời học sinh tiểu học của mình.

Cơn đau ngày ấy tưởng chừng chết đi sống lại không thể vượt qua được thế nhưng bây giờ tôi đã có thể vững vàng bước tiếp. Bây giờ tôi đã trở thành học sinh lớp sáu, trở thành một phần của ngôi trường mới, tôi lại có cuộc sống mới, lại trở về với quỹ đạo những ngày học tập căng thẳng đầy vất vả của mình. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn về thăm trường cũ, thăm lại cô chủ nhiệm yêu dấu, cô vẫn cái vẻ điềm tĩnh và đầy nhiệt huyết ấy say mê trên bục giảng. Thời gian qua đi và hồi ức về buổi học cuối cùng ấy sẽ sống mãi trong tim chúng tôi, đó là những phút giây nghẹn ngào, đau đớn nhất, nhưng cũng là những phút giây đáng trân trọng nhất mà chúng tôi đã sống thật với trái tim mình.

Mùa xuân là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc thắm. Ở quê em như thường lệ, cứ mỗi khi Tết đến xuân về là lại có chợ hoa với biết bao loài hoa tập trung về đây để cùng nhau khoe sắc, làm rộn ràng thêm không khí ngày xuân. Sau khi chị mùa đông qua đi, muôn loài như bừng tỉnh khi mùa xuân đến. Mùa xuân cũng là thời điểm bắt đầu một năm mới, ai cũng tưng bừng chuẩn bị mọi thứ cho ngày Tết sắp tới. Năm nào cũng vậy, em cùng mẹ đi sắm đồ tết. Bước vào trong chợ, không khí đông vui nhộn nhịp đã xóa đi cái lạnh của mùa đông chỉ còn lại hơi ấm. Xung quanh chợ, ai ai cũng nói cười và nhanh chóng chọn cho mình những món cây hoa ưng ý như hoa ly, nụ tầm xuân, cây đào hay là cây quất....là những loài hoa không thể thiếu trong ngày tết. Chợ hoa thật đẹp, nó như lưu lại trong lòng người một cái gì đó gọi là dáng vẻ của ngày xuân, tràn ngập ấm áp và yêu thương.

Đông qua xuân lại về ,đó như một vòng xoáy của tự nhiên kéo con người chúng ta cũng vào vòng xoáy đó .Mùa xưa là mùa đẹp nhất trong năm l, là mùa của sự tươi mới ,của niềm vui ,của tiếng cười của sự hảo hức trong lòng mỗi con người.Mùa xuân là thời điểm bắt đầu một năm mới ,mọi người đều háo hức để chuẩn bị cho một một dịp tết thật sum vầy và ấm cúng.Và thể năm nào em cũng cùng mẹ đi chợ mua hoa sắm tết.Vừa vào đến công cho mọi thứ như náo nhiệt hơn như tươi vui hơn,bên mép tường người ta bán rất nhiều hóa ,nào chị cúc , nào cô hồng còn có cả bác hoa ly nữa ai ai cũng như muốn khoe sắc mình cho mọi người cũng biết.xung quanh ai cũng để tìm một loại hoa phù hợp nhất với mình để trang trí cho ngôi nhà ,và đặc biệt hơn nữa nếu nói đến tết thì không thể nào thiếu một cành đào hay cánh mày hay một bác quất.cho hoa quả thật là một nơi thật lộng lẫy vào những ngày tết ,có thể nói nếu tt đến mà ai chưa một lần đi chợ hoa thì đúng là lãng phý mất một năm tươi đẹp

5 tháng 2 2020

Bạn tham khải nhé :

Những ngày Tết đến, xuân về, thật đông vui, náo nhiệt , có lẽ là những ngày mà nhiều đứa trẻ vùng quê nghèo như em luôn chờ đón. Bởi khi Tết đến, chúng em sẽ được diện quần áo mới đi chơi, được mọi người mừng tuổi lì xì cho nhiều tiền tiêu vặt. Được ăn rất nhiều món ngon mà chỉ dịp Tết mới thường hay có.

Khi Tết đến, mỗi nhà đều trang trí cho gia đình mình thật đẹp, nhà nào cũng sắm sửa, hoa đào, hoa mai, cây quất…Trên bàn thờ xuất hiện mâm ngũ quả với đủ loại xanh, đỏ, vàng… rồi bánh kẹo, mứt Tết, rượu vang, rượu sâm banh…Trước cửa cổng mỗi nhà đều treo lá cờ đỏ sao vàng thể hiện cho việc thái bình, thịnh trị. Trên những con đường xuất hiện những câu đối băng rôn khẩu hiệu vô cùng vui vẻ, đẹp mắt….

Em không biết Tết có từ bao giờ nhưng khi em bắt đầu sinh ra thì đã có Tết. Tết thường được bắt đầu vào ngày cuối cùng của một năm tính theo âm lịch có năm thì ngày 29, có năm là 30 cho tới hết mùng 2 Tết chính vì vậy người xưa thường nói một năm có ba ngày Tết là vì thế.

Nhưng những năm gần đây đất nước ta ngày càng phát triển, nền kinh tế cũng tăng theo, nên Tết thường được kéo dài hơn tầm một tuần lễ (7 ngày) để tiện cho những người công tác, làm ăn ở xa có thể về quê ăn Tết cùng gia đình, xum vầy bên mâm cỗ. Tết luôn là dịp vui vẻ rộn rã tiếng cười đùa. Cầu cho năm mới bình an, phát tài, hạnh phúc ngập tràn.

Tết là dịp để người ta tiễn biệt những cái cũ đi, những điều buồn, điều không may mắn sẽ đi theo cùng năm cũ để đón một năm mới về sẽ mang lại những niềm hy vọng mới. Trong những ngày Tết như 30, mùng 1, nhà nào cũng thắp hương làm mâm cơm cúng ông bà tổ tiên, thể hiện sự thành kính với những lớp người trước của mình.

Năm nào cũng thế, mẹ hay nấu thật nhiều món ngon như bánh chưng, nem, giò, chả, canh măng… để cúng ông bà tổ tiên. Đêm 30 là tối giao thừa luôn tạo cho em rất nhiều xúc động bởi nó là khoảnh khắc thiêng liêng nhất trong năm. Khi tiếng chuông điểm 12 giờ thì những màn pháo hoa sẽ nổ ra những bông pháo hoa bay vút lên cao rồi tỏa sáng trong bóng đêm, tạo ra những màu sắc lung linh tươi đẹp, trong mắt bọn trẻ con tụi em thì màn pháo hoa luôn là thứ thú vị nhất.

Sau khi màn pháo hoa kết thúc sẽ là lúc mà bọn trẻ tụi em gọi nhau í ới để ra cổng chùa hái lộc, mang những cành lộc may mắn về nhà cắm lên bàn thờ. Cầu mong cho năm mới mình sẽ học giỏi hơn, được nhiều điểm 10 hơn, cầu mong cho ông bà, cha mẹ được mạnh khỏe bình an.

Sáng mùng 1 Tết chúng em thường được cha mẹ đưa đi chúc Tết mừng tuổi ông bà, rồi các cô, dì, chú, bác trong gia đình.Tết thật sự là những ngày đặc biệt thiêng liêng nhất trong năm. Nó là cơ hội để cả gia đình có điều kiện sum vầy, vui vẻ bên nhau, là dịp cho mọi người diện những bộ quần áo mới, là khi khép lại mọi buồn phiền không may mắn ở năm cũ, để chào đón một năm mới an lành, tốt đẹp hơn.

                                                                                          BÀI LÀM:

Tết đến xuân về,mọi vật như được đánh thức sau một giấc ngủ dài mỉm cười chào đón nàng tiên mùa xuân ấm áp.Ngoài vườn,trăm hoa đua nở,chuẩn bị phô sắc,toả hương mừng xuân mới.Hoà trong khí thế vui tưi ấy,cây mai cũng bừng tỉnh đón chào một năm mới với mọi sự tốt lành.

Sáng sớm,tôi tỉnh dậy bước ra vườn.Bên cạnh những cây hoa hồng kiêu sa,hoa cúc e lệ trong sương sớm thì cây hoa mai cũng thay áo mới để đón mừng xuân.Tôi còn nhớ,khi tôi học lớp bốn,cậu tôi đã tận cho gia đình tôi một chậu mai.Từ khi nhận được cây mai,gia đình tôi yêu quí,chăm sóc nó cẩn thận lắm.Mỗi lần nhớ tới cậu,tôi lại ra vườn tưới cây tỉa cành.Từng ngày,từng ngày,dưới bàn tay chăm sóc của gia đình tôi,cây lớn hẳn,bây giờ nó đã cao đến hai thước.gốc to bàng bắp chân tôi,những cái rễ đâm xuống như muốn tìm nguồn sống trong lòng đất mẹ. Không xanh tươi mảnh dẻ như hoa hồng,thân mai xù xì màu nâu sậm. Mỗi lần chăm sóc mai,sờ vào lớp vỏ xù xì của nó,tôi thấy thương mai biết bao nhiêu. Phải chăng nàng tiên Xuân không ưu ái cho mai nên mới khoác cho nó tấm áo buồn tẻ đến thế! Thế nhưng thân mai uốn lượn thật đẹp, lên cao chia thành nhiều cành nhỏ,những cành nhỏ đó lại chia thành nhiều nhánh mảnh dẻ nhưng những cánh tay giơ lên nhẹ nhàng xoè bàn tẩy đón lộc xuân.Còn nhớ,mới đây thôi,vào những ngày mùa đông giá lạnh,cây mai kiên cường chống chọi với thời tiết khắc nghiệt.Lúc này, mai phủ lên mìnhnhững chiếc lá màu xanh đạm, thon dài, mép có răng cưa.khi mà ttết sắp đến,tôi thường giúp gia đình ngắt lá giúp mai để cởi bỏ những chiếc lá cũ. Và lúc này trông mai thật khẳng khiu, tội nghiệp. Toàn thân nó trơ ra những xương,co ro trong giá lạnh. Thế nhưng, chỉ sau vài ngày,mai đã bắt đầu nhú lên những chiếc nụ xinh xắn, no tròn xanh biếc, đầu nụ cuộn chặt vào nhau.Nhìn những nụ bé xinh, tôi có cảm tưởng như nàng tiên xuân đã nhẹ nhàng êm ái những đặt những hạt ngọc bích lên tô điểm cho mai, chuẩn bị cho một mùa xuân ấm áp, vui tươi.

Thế rôi,ngày tết cũng cận kề.Lúc này những nụ hoa nở xoè những bông hoa năm cánh vàng tươi. Cánh hoa mỏng,mềm mịn như cánh bướm.Những bông hoa kết thành chùm cùng đua nhau khoe sắc trông thật rực rỡ.Lột bỏ tấm áo cũ,mai khoác lên mình tấm áo vàng lộng lẫy.Vào phút giao thừa,mọi người càng yêu mai hơn.Lúc này các loài hoa khác đã nhẹ nhàng lui gót để hoa mai lên ngự trị ở vị trí nữ hoàng của các loài hoa xuân.Cứ thế,mai trở thành người bạn tri âm của loài người vào những dịp tết đến,xuân về.

Những ngày tết ấm áp dần trôi qua.Mai bắt đầu rụng.Những cánh hoa maigiả từ cành rơi vàng cả gốc.Mỗi lần chị gió mỉm cười đi ngang qua,mai lại tươi vui bay lên xoay múa,rồi nhẹ nhàng đáp xuống đất,kết thúc một vòng đời tô điểm cho mùa xuân.Và lác đác trên cành mai,những đột non nhú lên trông thật đẹp! Những chiếc lộc mai có màu xanh phơn phớt hồng,chứa đầy nhựa sống,mềm mại vẫy trong gió như chào tạm biệt mọi người,như hứa hẹn một cái tết sẽ đến với nhiều niềm vui mới

Mỗi lần mai nở lại báo hiệu sự viếng thăm của nàng tiên của mùa xuân.Mặc dù mai không ngào ngạt hương thơm,không hiễu hãnh phô sắc bốn mùa,nhưng trong lòng mọi người con đất Việt mãi mãi là một loài hoa thiêng liêng,mang đến cho con người nhiều niềm vui và nhiều điều tốt lành.

2 tháng 3 2018

Viết bài văn miêu tả. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

 
 
 

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu lễ hội mà em đã được chứng kiến/ xem cảnh trên truyền hình (Là lễ hội nào? Ở đâu?...).

   - Ấn tượng chung của em về lễ hội đó như thế nào? (Trang nghiêm, tráng lệ, đồ sộ, tươi vui...)

b. Thân bài (9đ)

   - Lễ hội diễn ra vào thời gian nào? (mùa nào? Tháng nào?). (1đ)

   - Địa điểm tổ chức lễ hội đó. (sân đình/ sân chùa...) (0.5đ)

   - Mục đích của lễ hội ( Lễ hội đó tổ chức để làm gì?) (1đ)

   - Quang cảnh chung của lễ hội (trang trí như thế nào?, trang phục người tham gia ra sao?...) (1đ)

   - Không khí lễ hội. (0.5đ)

   - Hoạt động chính diễn ra trong lễ hội:

      + Phần lễ (trang phục của người tham gia như thế nào? Họ làm những gì? ở đâu?...) (1đ)

      + Phần hội (có những trò chơi nào...) (1đ)

   - Tâm trạng của em khi tham gia/ xem cảnh lễ hội. (1đ)

   - Kỉ niệm đáng nhớ của em về lễ hội (khi tham gia) (1đ)

   - HS vận dụng biện pháp tu từ so sánh trong miêu tả lễ hội. (1đ)

c. Kết bài (0.5d)

   - Cảm nghĩ của em về lễ hội đó. Hào hứng và yêu thích lễ hội. Lễ hội làm cho người dân yêu làng quê, tự hào về nét văn hoá cổ truyền của quê hương.

10 tháng 5 2023

   tham khảo:

                                 Bài làm

       Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây. Đây là dịp để những người con Hà Nội như tôi có dịp được chứng kiến cảnh tượng nô nức hiếm có này.

Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Với những vùng sông nước, hội đua thuyền còn có ý nghĩa khai thông sông nước, cầu một năm mưa thuận, gió hòa. Ngay từ sáng sớm, người dân và du khách tứ phương đã kéo về đông đúc. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Hồ Tây chẳng còn vẻ lăn tăn sóng gợn. Không khí một lúc một căng thẳng. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Em cũng hô vang “Cố lên…! Cố lên…” như mọi người. Thuyền trôi nhanh trên mặt hồ như một chú cá vàng đang bơi. Làn sương mù ngày xuân chẳng cản bước được những chiếc thuyền. Chẳng mấy chốc, một chiếc thuyền đã về đích, vượt qua chiếc băng đỏ bắc ngang trên mặt hồ. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.

 

Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.

6 tháng 8 2018

Năm nay em học lớp 6. Tạm biệt mái trường Tiểu học thân quen, em bước vào một ngôi trường mới đầy bỡ ngỡ. Được đón khai giảng lần đầu tiên ở ngôi trường mới để lại cho em nhiều ấn tượng khó phai.

Hôm đó là ngày 5/9 – ngày khai giảng của mọi trường học trên đất nước. Em háo hức dậy từ rất sớm. Tối hôm trước, em đã tự tay là bộ đồng phục mới, chuẩn bị sách vở gọn gàng đầy đủ. Cả tối hôm đó mãi mãi mới ngủ được vì tâm trạng háo hức đợi đến ngày mai. Sau khi vệ sinh cá nhân, mặc quần áo tươm tất, được mẹ tết cho hai bím tóc xinh xinh. Cười thật tươi chào mẹ, em chạy bước đến trường. Con đường hôm nay đông vui nhộn nhịp. Dòng người qua lại, những bạn học sinh trong bộ trang phục trắng tinh nhìn đầy tinh nghịch. Gương mặt ái cũng vui háo hức. Nhìn lên cao, bầu trời trong xanh cao chất ngất lạ thường. Khí trời mát dịu nhẹ, khiến tâm trạng em càng thêm thích thú. Nắng thu vàng nhẹ nhàng trải đẩy khắp cành cây, kẽ lá. Trên cành những chú chim ca hót líu lo bài ca mùa thu tựu trường.

Vừa đến trường, hiện ngay trước mắt em là tấm biển: “Trường THCS Trần Đăng Ninh” được trang trí lộng lẫy. Cánh cổng trường được treo băng rôn chào mừng đang mở rộng cửa đón học sinh. Bước qua cánh cổng trường em ngỡ ngàng trước không gian của trường. Những chùm bóng bay sặc sỡ treo khắp nơi. Bục sân khấu được trang trí cẩn thận với phông lớn : “ Chào đón năm học mới 2017-2018” treo chính giữa.

Trên sân trường rất đông học sinh và giáo viên. Các thầy các cô diện những bộ quần áo mới thật đẹp. Các cố giáo mặc những bộ áo dài màu sắc khác nhau. Trông các cô thật xinh đẹp và duyên dáng. Các bạn học sinh mặc bộ đồng phục trắng tinh khôi. Nhìn ai cũng vui vẻ đầy háo hức.

Đúng 7 rưới buổi lễ diễn ra. Buổi lễ bắt đầu bằng tiếng hát Quốc ca, Đội ca đầy hào hùng. Sau đó cô Hiệu trưởng lên đọc bài diễn văn khai trường và thư của Chủ tịch nước gửi các trường học trên toàn quốc. Tiếng trống trường đầu tiên vang lên là lúc những chùm bóng được thả. Những chùm bóng mang theo ước mơ, hi vọng tiến tới trong một năm học mới của toàn thể thầy cô và học sinh trong trường. Tiếp đó là những tiết mục văn nghệ biểu diễn đầy sôi động và cảm xúc. Hơn 9 giờ buổi lễ khai giảng kết thúc.

Buổi lễ khai giảng đầu tiên ở ngôi trường mới để lại cho em nhiều ấn tượng khó phai. Những phút giây ấy sẽ mãi khắc ghi trong tâm trí em đến mãi về sau.

​chúc bạn hok giỏi

6 tháng 8 2018

     Ngôi trường thân yêu của chúng em đẹp hẳn lên trong ngày khai giảng năm học mới.

    Ông Mặt Trời tỉnh giấc rồi từ từ vén bức màn mây gửi nắng ấm xuông sân trường. Cảnh vật trường em vui mừng đón nhận món quà đầu năm học mà thiên nhiên ban tặng trong buổi sáng đầu thu. Tất cả đều hân hoan, rạo rực đón chào.

    Cổng trường rộng mở, mọi vật ở trường như sáng sủa hơn. Trên cổng chính, tấm biển ghi tên trường được sơn mới, hàng chữ trắng nổi bật lên nền xanh đậm, cống ngõ màu xanh lam, tường rào sơn trắng... Tất cả đều mới tinh.

    Đi vào bên trong cổng ngôi trường hiện ra thật đẹp. Giữa sân là cột cờ cao chót vót, lá cờ tung bay trong gió sớm. Hàng cây bóng mát trong sân trường như xanh hơn. Những tia nắng vàng rải nhẹ trên cành cây, kẽ lá. Dọc theo các phòng học ở tầng trệt là những khóm hoa cúc vàng đang rập rờn trong vòm lá xanh non. Các phòng học thật đẹp, bàn ghế thẳng tắp và không một tí bụi mờ. Trên tường có những lẳng hoa tươi thắm, có ảnh Bác Hồ đang mỉm cười hiền hậu. Cảnh vật ở lớp đã thể hiện một vẻ trang nghiêm, thân thiện.

    Sân trường mỗi lúc một đông. Tất cả học sinh chung em đều mặc đồng phục quần xanh, áo trắng, khăn quàng đỏ tươi trên vai các bạn đội viên. Nhìn các em nhỏ chạy nhay tung táng trên sân trường với những chiếc áo mới tinh trỏng thật giống đàn bướm trắng rập rờn, rập rờn trong buổi sáng mùa thu. Thật nhộn nhịp với các âm thanh sôi động không ngừng. Tiếng cười, tiếng nói, tiếng gọi nhau cùng với tiếng còi píp... píp... ở cổng trường càng làm âm thanh thêm náo nhiệt. Những trò chơi trên sân trường nhanh chóng xuất hiện. Các trò chơi ví bắt, đá cầu, bắn bi làm nhộn nhịp cả một góc sân trường. Những quả cầu bay lên, bay xuông tựa những cánh hoa so đũa lả tả bay trong gió sớm. Học sinh đến trường mỗi lúc một đông, âm thanh càng thêm sôi động. Thêm vào đó, tiếng chim non ríu rít trên mấy cây cao, tiếng thì thầm trò chuyện của hàng cây bàng trước sân trường khi có làn gió thổi qua. Tất cả như muôn nói với em rằng: Năm học mới đến rồi đấy bạn nhỏ ạ! Lúc ấy, lòng em vui sường biết bao.

    Rồi hiệu lệnh tập trung vang lên, mọi trò chơi nhanh chóng khép lại. Trước lễ đài, chúng em xếp hàng ngay ngắn để chuẩn bị làm lễ khai, giảng năm học. Ôi! Lễ đài thật trang nghiêm, tượng Bác uy nghi trên bàn thờ Tổ quốc. Bình hoa huệ trắng ngần đặt cạnh đấy đang tỏa ngát hương thơm.

Buổi lễ bắt đầu. Các đại biểu và thầy cô giáo đã có mặt đông đủ trước lễ đài. Thầy hiệu phó điều khiển nghi lễ, cảnh tượng thật trang nghiêm: Lá cờ đỏ sao vàng được từ từ kéo lên và bay phần phật trong không gian. Bài hát Quốc ca và Đội ca vang lên hùng tráng. Ai cũng tưởng nhớ đến Bác Hồ kính yêu, tưởng nhớ đến các chiên sĩ cách mạng đã hi sinh đời mình cho dân tộc Việt Nam. Sau phần nghi lễ ấy là phần cô hiệu trưởng đọc diễn văn khai mạc. Bóng cô trải ra cùng với tà áo dài duyên dáng. Lời cô dõng dạc đi sâu vào lòng mỗi chúng em. Ai cũng lắng nghe, tin tưởng và phấn khởi vào năm học mới. Diễn văn khai mạc vừa xong lá hồi trông khai trường vang lên. Tùng!... Tùng!... Tùng!... Tùng!... Nghe tiếng trống, em cảm thấy hồi hộp và vui sướng. Tiếng trống như nhắn gọi chúng em hãy bắt tay vào nhiệm vụ đang chờ.

     Mái trường mến yêu của em vào ngày khai giảng năm học thật vui. thật đẹp. thật ý nghĩa. Em thầm mong mái trường này luôn luôn tư- đẹp. mỗi ngày một khang trang và chắc chắn rằng em sẽ không quên nơi ấy. Nó là điểm tựa cho em ở ngày hôm nay đê hướng tới tương lai.

   âm thanh thêm náo nhiệt. Những trò chơi trên sân trường nhanh chóng xuất hiện. Các trò chơi ví bắt, đá cầu, bắn bi làm nhộn nhịp cả một góc sân trường. Những quả cầu bay lên, bay xuống tựa những cánh hoa so đũa lả tả bay trong gió sớm. Học sinh đến trường mỗi lúc một đông, âm thanh càng thêm sôi động. Thêm vào đó, tiếng chim non ríu rít trên mấy cây cao, tiếng thì thầm trò chuyện của hàng cây bàng trước sân trường khi có làn gió thổi qua. Tất cả như muốn nói với em rằng: Năm học mới đến rồi đấy bạn nhỏ ạ! Lúc ấy, lòng em vui sướng biết bao.

Rồi hiệu lệnh tập trung vang lên, mọi trò chơi nhanh chóng khép lại. Trước lễ đài, chúng em xếp hàng ngay ngắn để chuẩn bị làm lễ khai giảng năm học. Ôi! Lễ đài thật trang nghiêm, tượng Bác uy nghi trên bàn thờ Tổ quốc. Bình hoa huệ trắng ngần đặt cạnh đấy đang tỏa ngát hương thơm.

Buổi lễ bắt đầu. Các đại biểu và thầy cô giáo đã có mặt đông đủ trước lễ đài. Thầy hiệu phó điều khiển nghi lễ, cảnh tượng thật trang nghiêm: Lá cờ đỏ sao vàng được từ từ kéo lên và bay phần phật trong không gian. Bài hát Quốc ca và Đội ca vang lên hùng tráng. Ai cũng tưởng nhớ đến Bác Hồ kính yêu, tưởng nhớ đến các chiến sĩ cách mạng đã hi sinh đời mình cho dân tộc Việt Nam. Sau phần nghi lễ ấy là phần cô hiệu trương đọc diễn văn khai mạc. Bóng cô trải ra cùng với tà áo dài duyên dáng. Lời cô dõng dạc đi sâu vào lòng mỗi chúng em. Ai cũng lắng nghe, tin tưởng và phấn khởi vào năm học mới. Diễn văn khai mạc vừa xong lá hồi trống khai trường vang lên. Tùng!... Tùng!... Tùng!... Tùng!... Nghe tiếng trống, em cảm thấy hồi hộp và vui sướng. Tiếng trống như nhắn gọi chúng em hãy bắt tay vào nhiệm vụ đang chờ.

    Mái trường mến yêu của em vào ngày khai giảng năm học thật vui. thật đẹp, thật ý nghĩa. Em thầm mong mái trường này luôn luôn  tươi đẹp, mỗi ngày một khang trang và chắc chắn rằng em sẽ không quên nơi ây. Nó là điếm tựa cho em ởngày hôm nay đế hướng tới tương lai.

_ Chúc bạn học tốt _

3 tháng 5 2018

Mỗi năm khi mùa xuân đến, quê em lại tổ chức lễ hội đua thuyền. Cả một khúc sông Cà Ty như vào mùa hội.

Không khí của buổi lễ thật náo nức bởi mọi người đã trông chờ từ lâu. Mới sáng tinh mơ, người dân địa phương cùng du khách đã đổ ra hai bên bờ sông. Tiếng trông ếch vang dội khắp nơi. Từng đoàn thuyền đua nhau vào vạch xuất phát. Giữa lòng sông là một chùm bong bóng bay phất phới kèm theo dải lụa đỏ mang dòng chữ “Chúc mừng chiến thắng”. Trên thuyền, các tay đua đã sẵn sàng nắm chặt tay chèo.

Hiệu lệnh vừa nổi lên, các tay đua khom mình gò lưng đẩy mái chèo theo hiệu lệnh của người chỉ huy. Mỗi thuyền mười tay đua, ai nấy đều to khỏe, cánh tay rắn chắc. Trên gương mặt mỗi người mồ hôi ướt đẫm nhễ nhại nhưng ai cũng phấn khởi và thể hiện quyết tâm cao độ của mình.

Những con thuyền băng băng rẽ nước trên sông. Hai bên bờ sông, tiếng reo hò cổ vũ cuồng nhiệt cùng tiếng chiêng trống rền vang cả một khoảng trời.

Không khí của lễ hội đua thuyền khiến cảnh ngày xuân thêm tưng bừng, náo nhiệt.

BAN CO THE THAM KHAO BAI VAN NAY

3 tháng 5 2018

Mỗi năm cứ đến ngày rằm tháng giêng,quê em đều có tổ chức lễ hội đua thuyền trên sông Hương. Trên sông, là hàng loạt chiếc thuyền đang thi nhau lao đi vun vút.Mọi người trên thuyền đang nỗ lực tay chèo tay chống đưa thuyền về đích.Xa xa, hai chiếc thuyền nhỏ đang vượt lên dẫn đầu.Tiếng trống,tiếng reo hò vang lên của các cổ động viên bên bờ sông thật là nhộn nhịp. 

Chùm bong bóng đầy đủ sắc màu rực rỡ vang lên như tiếng reo vui,mừng chiến thắng …. Em rất thích và hy vọng có dịp được xem lại buổi lễ hội đua thuyền tưng bừng và náo nhiệt ấy.

14 tháng 1 2022

Câu 1:

- Truyện con Rồng cháu Tiên có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo, nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người việt.

- Nhắc nhở chúng ta nhớ về nguồn gốc cao quý của dân tộc : Con Rồng Cháu Tiên. Tinh thần tự hào và tự tôn dân tộc

- Nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình thân ruột thịt của hai tiếng “đồng bào” (có nghĩa là cùng một cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ) Truyền thống đoàn kết của dân tộc

- Sự phân bố địa bàn dân cư ở nước ta : 50 con theo mẹ Âu Cơ lên rừng trở thành đồng bào các dân tộc ở miền rừng núi, cao nguyên … 50 con theo cha Lạc Long Quân xuống biển là các dân tộc sinh sống ở miền đồng bằng. 

Tham khảo