Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo nha:
Câu 1:
Mỗi người chỉ được sống một lần duy nhất, hãy trở thành người có ích cho xã hội, biết vươn phía trước, sống có mục đích, ước mơ và lí tưởng. Ước mơ chính là khao khát, ý muốn của con người muốn đạt được một điều gì đó, được làm nghề gì đó hoặc trở thành người như nào đó.Khi mỗi người có ước mơ họ trở nên tốt đẹp hơn, đề cao tầm quan trọng của ước mơ trong cuộc sống con người. Người sống có ước mơ là những người chăm chỉ làm việc, khi gặp khó khăn không nản, luôn kiên trì, bền bỉ với việc mình đang làm. Bên cạnh đó, họ cũng là những người luôn nỗ lực học tập, không bỏ qua bất cứ cơ hội học tập nào, trau dồi, rèn luyện để hoàn thiện bản thân mình và biết đặt ra mục tiêu, phấn đấu vì mục tiêu đó. Người có ước mơ là người có lí tưởng sống, có ý chí vươn lên, sẽ học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải để hoàn thiện bản thân.Ngoài ra, khi ta vấp ngã, biết đứng lên tiếp tục theo đuổi ước mơ, ta sẽ có thêm nhiều bài học quý giá mà không phải ai cũng có được. Việc xây dựng ước mơ không chỉ khiến cho bản thân tốt đẹp hơn mà còn đóng góp cho xã hội, cho đất nước phát triển.
Câu 2:
I. Mở bài
- Nêu lên đối tượng: Chiếc áo dài Việt Nam.
VD: Trên thế giới, mỗi Quốc gia đều có một trang phục của riêng mình. Từ xưa đến nay, chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
II. Thân Bài
1. Nguồn gốc, xuất xứ
+ Không ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ
+ Bắt nguồn từ áo tứ thân Trung Quốc
+ Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử.
Tiền thân của áo dài Việt Nam là chiếc áo giao lãnh, hơi giống áo từ thân, sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chỉnh sửa để phù hợp với đặc thù lao động -> áo tứ thân và ngũ thân.Người có công khai sáng là định hình chiếc áo dài Việt Nam là chúa Nguyễn Phúc Khoát. Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế tại thời điểm này là sự kết hợp giữa váy của người Chăm và chiếc váy sườn xám của người trung hoa.=> áo dài đã có từ rất lâu.2. Hiện tại
Tuy đã xuất hiện rất nhiều những mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lễ phục của các bà các cô mặc trong các dịp lễ đặc biệt..Đã được tổ chức Unesco công nhận là một di sản Văn Hoá phi vật thể, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.3. Hình dáng
- Cấu tạo
* Áo dài từ cổ xuống đến chân
* Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.
* Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
* Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân.
* Áo được may bằng vải một màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ.
* Thân áo may sát vào form người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người phụ nữ.
* Tay áo dài không có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo --> cổ tay.
* Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.
* Áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng bằng lụa, sa tanh, phi bóng....với trang phục đó, người phụ nữ sẽ trở nên đài các, quý phái hơn.
Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, thợ khéo tay sẽ khiến áo dài khi mặc vào ôm sát form người.Áo dài gắn liền tên tuổi của những nhà may nổi tiếng như Thuý An, Hồng Nhung, Mỹ Hào, ....., đặc biệt là áo dài Huế màu tím nhẹ nhàng…Chất liệu vải phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm…Màu sắc sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt. Tuỳ theo sở thích, độ tuổi. Thường các bà, các chị chọn tiết dê đỏ thẫm…4. Áo dài trong mắt người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế
Từ xưa đến nay, áo dài luôn được tôn trọng, nâng niu.…Phụ nữ nước ngoài rất thích áo dài5. Tương lai của tà áo dài
III. Kết bài
Cảm nghĩ về tà áo dài,Bài thuyết minh về trại 26/3 với chủ đề: Thanh niên với chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc
Kính thưa ban giám khảo, các thầy cô giáo và cùng toàn thể các bạn !
Chào mừng hội trại 26/3 kỉ niệm XX năm thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh của Đoàn trường XX, sau đây là phần thuyết minh về trại của chi đoàn XX:
Biển đảo Việt Nam chính là phần lãnh thổ đất nước Việt Nam, qua muôn đời nó luôn gắn chặt với đời sống của cư dân nước Việt cả về vật chất lẫn tinh thần. Bởi vậy, biển đảo trong tâm thức người Việt chính là đất nước, là cuộc sống và thực tế hàng ngàn năm lịch sử người Việt luôn ra sức khai phá dựng xây sẵn sàng đổ cả máu xương cho chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Nhìn lại chặng đường dài của những trang sử hào hùng ấy, bất chợt em có cảm giác rất lạ: bồi hồi, tiếc thương và vô cùng cảm động. Trên hết đó là lòng kính phục sự quả cảm, anh dũng của các chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu để bảo vệ quê hương.
Trại 26/3 của lớp XX được thiết kế với chủ đề: “Thanh niên với chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc”. Cao nhất là hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng Tổ Quốc tung bay phấp phới trong gió, luôn nhắc nhở mỗi đoàn viên, thanh niên chúng ta phải đặt Tổ Quốc và quê hương lên trên hết cũng như cần ra sức cố gắng nỗ lực học tập để vươn cao, vươn xa hơn nữa. Song hành cùng lá cờ Tổ Quốc chính là huy hiệu Đoàn, một biểu tượng cho tinh thần thanh niên: xung kính, sáng tạo…
Tiếp theo, bên trong trại là hình ảnh cánh buồm, hình ảnh thu nhỏ của Tổ Quốc (dáng chữ S), ngọn hải đăng… Ngọn hải đăng là vật đưa đường chỉ lối cho những con tàu vượt muôn trùng biển khơi. Mặc dù trong phong ba bão táp thế nhưng nó vẫn hiên ngang, cùng các anh chiến sĩ bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ Quốc. Tiếp đến là hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta cùng hình ảnh mâm ngũ quả. Phía kia là góc sáng tạo trẻ của đoàn viên thanh niên chi đoàn XX. Góc sáng tạo trẻ này chính là những sự sáng tạo đổi mới, thể hiện sức trẻ, lòng nhiệt huyết và say mê của thanh niên chi đoàn trong công cuộc nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo.
Như nhà thơ Trúc Chi đã từng viết:
"Đêm trăm ngàn móng vuốt
Giá cào mặt sóng phủ đầu
Không tắt ngôi sao trong mắt
Đảo vẫn đứng bên nhau"
Đó chính là một bức tranh biển đêm trong mùa giông bão. Và giữa nơi đầu sóng ngọn gió ấy những người lính đảo vẫn bình thản, điềm nhiên ngay giữa bão giông, sóng gió khơi xa. Bởi lẽ, ở họ luôn hiện hữu một niềm tin rằng: “Tổ quốc nhìn từ biển” và vì biển đảo luôn là một phần máu thịt vô cùng thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc thân yêu! Từ rất xa xưa, biển - đảo đã là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Các hải đảo và quần đảo đã tạo nên một bộ phận thống nhất của lãnh thổ Việt Nam. Nó cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn cũng như sự phát triển đời đời của dân tộc ta. Lấn biển để dựng nước và thông qua biển để giữ nước chính là một nét độc đáo của Việt Nam trong quá khứ. Với dân tộc ta, chiến tranh đã lùi xa thế nhưng những phẩm chất tốt đẹp của người lính Cụ Hồ vẫn còn lưu giữ và nối tiếp qua các thế hệ con người Việt,... Trong thời đại hòa bình hôm nay, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia ven biển có những ưu thế và vị trí chiến lược hết sức quan trọng đối với khu vực và thế giới. Biển đảo Việt Nam càng có tầm quan trọng to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Là con dân Việt Nam, mang trong mình dòng máu Việt ấm nồng, 2 từ Tổ Quốc trong tim mỗi người vang lên như là một điều thiêng liêng, bất hủ nhất. Biển đảo quê hương vẫn ngày đêm vỗ sóng từ nơi xa, hệt như những giai điệu ca ngợi về một đất nước Việt Nam huyền thoại và ca ngợi về tình yêu quê hương đất nước của những chiến sĩ hải quân đang ngày đêm miệt mài canh giữ biển trời quê hương.
Xin mượn âm thanh của gió, của sóng biển, để chúng em có thể gửi tới các chiến sĩ hải quân nơi đầu sóng, ngọn gió sự đồng cảm, lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc nhất. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô cùng các bạn đã chú ý lắng nghe phần thuyết minh của chi đoàn XX chúng em.
Kính chúc các thầy cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc và công tác tốt.
Chúc hội trại của chúng ta thành công tốt đẹp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đời người , ai cũng chỉ có một lần có những năm tháng tuổi trẻ được đi học , được ngồi trên ghế nhà trường . Nếu các bạn chỉ ham chơi, để lãng phí những năm tháng ấy thì sau này sẽ vô cùng nuối tiếc và không thể có niềm vui trong cuộc sống . Sau này , khi lớn lên , bạn sẽ sống trong thời đại mà trình độ khoa học - kĩ thuật và văn hóa- nghệ thuật ngày một nâng cao . Trong xã hội ấy, làm việc gì cũng cần phải có tri thức . Vậy , làm sao để có tri thức , để hòa đồng với xã hội trong tương lai ? Theo tôi , muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường . Do đó, chúng ta càng lười học ,càng ham chơi thì sau này làm việc gì cũng khó . Từ đó , ta sẽ tự ti , khó hòa đồng với mọi người . Ta sẽ càng thu hẹp bản thân và chắc chắn sẽ không thể có được niềm vui trong cuộc sống.Vậy nên , mỗi chúng ta- những thế hệ tương lai cần phải chăm chỉ học tập để có thể đạt được ước mơ, đạt được niềm vui chân chính.
TK
I. Mở bài.
- Dẫn dắt và giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: Chiếc đèn lồng giấy.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc:
- Không rõ ai là người sáng tạo ra đầu tiên.
2. Chuẩn bị:
- Giấy bìa cứng nhiều màu.
- 1 chiếc bút.
- 1 thước kẻ.
- 1 hộp hồ dán.
- 1 cuộn băng dính trong.
- 1 đoạn dây len.
3. Các bước thực hiện:
- Đầu tiên với tờ giấy hình chữ nhật, bạn gấp đôi tờ giấy.
- Dùng thước kẻ để đo và vẽ những đường thẳng song song trên mặt tờ giấy rộng khoảng 3cm, và 2 đầu mép giấy nên chừa lại khoảng 2cm. Sau đó dùng kéo để cắt theo những đường đã vẽ.
- Nếu là giấy màu thì bạn cũng không phải trang trí. Còn nếu muốn chiếc đèn lồng sinh động thì có thể dùng bút để trang trí thêm cho chiếc đèn lồng.
- Cuộn giấy lại và dán nối hai mép giấy đầu và cuối lại với nhau.
- Dùng bút đục hai lỗ hai bên đối diện nhau ở gần viền dưới và viền trên của chiếc đèn lồng. Sau đó luồn dây vào để làm quai. Hoặc, có thể xỏ dây trực tiếp ở viền trên.
III. Kết bài:
- Nêu suy nghĩ của bản thân về chiếc đèn lồng giấy.
Refer
I. Mở bài.
- Dẫn dắt và giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: Chiếc đèn lồng giấy.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc:
- Không rõ ai là người sáng tạo ra đầu tiên.
2. Chuẩn bị:
- Giấy bìa cứng nhiều màu.
- 1 chiếc bút.
- 1 thước kẻ.
- 1 hộp hồ dán.
- 1 cuộn băng dính trong.
- 1 đoạn dây len.
3. Các bước thực hiện:
- Đầu tiên với tờ giấy hình chữ nhật, bạn gấp đôi tờ giấy.
- Dùng thước kẻ để đo và vẽ những đường thẳng song song trên mặt tờ giấy rộng khoảng 3cm, và 2 đầu mép giấy nên chừa lại khoảng 2cm. Sau đó dùng kéo để cắt theo những đường đã vẽ.
- Nếu là giấy màu thì bạn cũng không phải trang trí. Còn nếu muốn chiếc đèn lồng sinh động thì có thể dùng bút để trang trí thêm cho chiếc đèn lồng.
- Cuộn giấy lại và dán nối hai mép giấy đầu và cuối lại với nhau.
- Dùng bút đục hai lỗ hai bên đối diện nhau ở gần viền dưới và viền trên của chiếc đèn lồng. Sau đó luồn dây vào để làm quai. Hoặc, có thể xỏ dây trực tiếp ở viền trên.
III. Kết bài:
- Nêu suy nghĩ của bản thân về chiếc đèn lồng giấy.