Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)
Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.
Câu 1. Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" thuộc thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Ngũ ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn bát cú D. Song thất lục bát
Câu 2. Thơ của tác giả nào được coi là gạch nối giữa hai nền thơ cổ điển và hiện đại Việt Nam?
A. Trần Tuấn Khải B. Tản Đà
C. Phan Bội Châu D. Phan Châu Trinh
Câu 3. Tác phẩm nào dưới đây không thuộc thể loại nghị luận trung đại?
A. Chiếu dời đô B. Hịch tướng sĩ.
C. Nhớ rừng D. Bình Ngô đại cáo
Câu 4. Đọc hai câu thơ sau và cho biết: Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ- Khắp dân làng tấp nập đón ghe về (Tế Hanh), thuộc hành động nói nào?
A. Hỏi B. Trình bày
C. Điều khiển D. Bộc lộ cảm xúc
Câu 5. Tác phẩm "Hịch tướng sĩ" được viết vào thời kì nào?
A. Thời kì nước ta chống quân Tống
B. Thời kì nước ta chống quân Thanh
C. Thời kì nước ta chống quân Minh
D. Thời kì nước ta chống quân Nguyên
Câu 6. Giọng điệu chủ đạo của bài thơ "Nhớ rừng" của (Thế Lữ) là gì?
A. Bay bổng, lãng mạn
B. Thống thiết, bi tráng, uất ức
C. Nhỏ nhẹ, trầm lắng
D. Sôi nổi, hào hùng
Câu 7. Yêu cầu về lời văn của bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh là gì?
A. Có tính hình tượng
B. Có nhịp điệu, giàu cảm xúc
C. Có tính hàm xúc
D. Có tính chính xác và biểu cảm
Câu 8. Dòng nào phù hợp với nghĩa của từ "thắng địa" trong câu: "Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa" (Chiếu dời đô)?
A. Đất có phong cảnh đẹp
B. Đất có phong thủy tốt
C. Đất trù phú, giàu có
D. Đất có phong cảnh và địa thế đẹp
PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm)
Em hãy cho biết: Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố nào?
Câu 2 (2,0 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
"Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!"
(Quê hương – Tế Hanh)
Câu 3 (5,0 điểm)
Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ Ngắm trăng.
- Tình thế của chị Dậu trong buổi sáng sớm :
+ Vụ thuế đang trong thời điểm gay gắt nhất : quan sắp về tận làng để đốc thuế , bọn tay sai xông vào tận nhà để đánh trói , đem ra đình cùm kẹp ....
+ Chị Dậu phải bán con , bán chó , cả gánh khoai nhưng vẫn không đủ tiền để nộp cả xuất sưu cho em chồng đã chết từ năm ngoái .
+ Anh Dậu đang ốm đau rề rề vẫn có thể bị bắt trói , đánh đập , hành hạ bất cứ lúc nào .
Chị Dậu người đàn bà đảm đang , nghèo xác xơ này còn biết làm gì hơn ngoài sự lo lắng , hi vọng cơ may đến để làm sao bảo vệ được người chồng đang ốm nặng .
1. Bố cục
Bố cục: 2 phần
Phần 1: Từ đầu đến “Người ta hỏi đến chứ”
=>Cuộc đối thoại giữa người cô và chú bé Hồng
Phần 2: Còn lại
=>Cuộc gặp gỡ giữa bé Hồng và mẹ
*Hoàn cảnh của bé Hồng:
-Gần đến ngày gỗ đầu của thầy
-Mẹ ở Thanh Hóa chưa về
-Ở với họ hàng
->Hoàn cảnh đáng thương mồ côi bố, sống xa mẹ
* Thái độ của người cô
Gọi tôi đến bên cười hỏi:
-Hồng mày có muốn vào Thanh Hóa với ****** không?
Giọng ngọt:
-Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu
Vỗ vai tôi cười mà nói rằng:
-…Bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ
Đổi giọng nghiêm nghị…chập chừng nói tiếp
Thánh tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ
=>Giả dối, mỉa mai, cay độc
*Thái độ của bé Hồng khi nghe câu chuyện của bà cô về mẹ
Toan trả lời…cúi đầu không đáp
Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa ở cằm và ở cổ
Cười dài trong tiếng khóc
Cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng
=>Tâm trạng đau đớn tủi cực
Cảm nhận của bé Hồng về câu chuyện của bà cô
-Nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô
Những rắp tâm tanh bẩn
Những cổ tục
=>Hiểu rõ bản chất của người cô, đó là con người có tính cách hẹp hòi, tâm địa cay độc tàn nhẫn.=> Là nhân vật thể hiện những định kiến hẹp hòi tàn nhẫn đối với người phụ nữ trong xã hội cũ
Cảm nhận của em về câu văn “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi
Câu văn dài kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc: So sánh “ những cổ tục… là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ”, điệp từ “Mà” cùng các động từ mạnh:vồ, cắn, nhai, nghiến cùng nằm trong cùng một trường nghĩa đặc tả tâm trạng uất ức căm giận của nhân vật về những định kiến hẹp hòi tàn nhẫn của xã hội cũ đối với người phụ nữ là người mẹ mà chú bé Hồng hết mực yêu thương
b. Tình cảm của bé Hồng với mẹ
Khi nghe những lời cay độc từ bà cô:
-Nhưng đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến
->Tình yêu thương và sự kiên định trong suy nghĩ về mẹ
-Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách dấu giếm
>Sự trưởng thành trong suy nghĩ
-Giá những cổ tục…..vồ lấy, mà cắn, mà nhai, mà nghiến ->Tình yêu thương và lòng căm phẫn =>mong muốn hành động được đấu tranh bảo vệ cho mẹ
* Khi gặp mẹ:
Tôi chợt thấy thoáng một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối
-Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!...
=>Tiếng gọi tha thiết khát khao tình mẹ
“ cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”
=>Đây là một giả thiết mà cậu bé tự đặt ra – giả định là một hình ảnh so sánh độc đáo => hi vọng tột cùng- thất vọng- tuyệt vọng tột cùng
Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân…..òa khóc nức nở
=> Tình yêu thương, nỗi xúc động bàng hoàng, niềm sung sướng và cả sự tủi thân nghẹn ngào vỡ òa trong tiếng khóc nức nở
Trong lòng mẹ:
-Được nhìn thấy mẹ: Gương mặt mẹ…tươi sáng, đôi mắt trong và nước da mịn, màu hồng của hai gò má
Được ngồi trong lòng mẹ: đùi áp đùi mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ, cảm giác ấm áp… mơn man khắp da thịt….hơi thở thơm tho
Cảm nhận về tình mẹ: Người mẹ có một êm dịu vô cùng
=> Cảm nhận niềm hạnh phúc, thiêng liêng của tình mẫu tử
Bằng lời văn chân thực giàu cảm xúc, đoạn trích cho ta thấy bé Hồng là chú bé số phận cay đắng đau khổ nhưng có lòng yêu thương, sự kính trọng và niềm tin mãnh liệt về người mẹ của mình. Đoạn trích là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt
III.Tổng kết:
1.Nghệ thuật:
Văn bản thể hiện phong cách viết văn của Nguyên Hồng trong thể loại hồi kí: Thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm
2. Nội dung:
Đoạn trích cho ta hiểu được tình cảnh đáng thương, nỗi đau tinh thần của chú bé Hồng. Đồng thời cảm nhận được nỗi khát khao sự ấm áp của tình mẹ thiêng liêng cao đẹp của bé Hồng
* Nghệ thuật. Truyện của An-đéc-xen kết hợp hài hòa sự kì diệu, hiện thực và sự quái dị cho nên bất cứ truyện nào của ông cũng sinh động như chính cuộc sống. Ở bất cứ truyện nào người ta cũng tìm thấy bóng dáng tự nhiên và xã hội của đất nước Đan Mạch quê hương thân yêu của An-đéc-xen.
* Ý nghĩa. Qua truyện Cô bé bán diêm tác giả như muốn tương phản cảnh đói rét khốn cùng của em bé bán diêm với cảnh sống sung túc, hoan hỉ của mọi nhà vào đêm giao thừa. Dường như tất cả đều quay lưng lại, thờ ơ với cuộc đời của em. Em đã thực sự bị bỏ rơi giữa cuộc đời no đủ, giàu sang. Đó là ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm, là tấm lòng của An-đéc-xen với những cuộc đời khốn cùng và đau khổ.
Thấy hay thì tick cho mk nha mọi người...
An-déc-xen là một nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch. Bạn đọc khắp năm châu đều biết đến ông bởi những tác phẩm của ông rất đặc sắc, huyền ảo mà mơ mộng gần gũi với trẻ thơ.
Khi đọc truyện ” cô bé bán diêm” của nhà văn, ta thấy thật ấn tượng với ngọn lửa diêm, phải chăng hình ảnh ngọn lửa diêm sáng lấp lánh trong truyện đã đem đến những giấc mơ kì diệu của em bé bán diêm, đó là ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi và được sống trong tình yêu thương của bố mẹ, của bà và mọi người. Chính ngọn lửa diêm ấy đã đưa em đến với bà thương yêu- người đã bao bọc che chở cho em, yêu thương em hết mực để rồi hai bà cháu cùng bay lên trời về chầu Thượng Đế. Hình tượng ngọn lửa diêm sáng ngời lên vẻ đẹp nhân văn thể hiện cái nhìn đầy cảm thông, trân trọng, ngợi ca của tác giả về nỗi bất hạnh về ước mơ và những khát khao cháy bỏng trong tâm hồn của trẻ thơ- những thân phận nghèo khổ trên đời giữa cảnh đời nghiệt ngã. Thông qua hình tượng ngọn lửa diêm, ta thấy rõ tấm lòng nhân đạo, lòng nhân ái của tác giả đối với các em thiếu nhi, đồng thời nhà văn còn muốn gửi tới người đọc một thông điệp: đó là hãy biết san sẻ tình yêu thương, đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau, bất hạnh của các em nhỏ.
Với lối viết nhẹ nhàng bay bổng An-déc-xen đã trở thành nhà văn của mọi thời, mọi người và mọi nhà. Hình tượng ngọn lửa diêm sẽ mãi ám ảnh trong lòng độc giả về những khát vọng bình dị, giản đơn mà vô cùng đẹp đẽ của những đứa trẻ bất hạnh khơi dậy trong lòng ta về lòng yêu thương con người để xã hội càng trở nên tươi đẹp, hòa bình, ấm no, hạnh phúc.Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam chính vì vậy tiếng việt cũng được coi là một thứ ngôn ngữ vô cùng quan trọng của con người Việt Nam đây là một phương tiện chủ yếu để con người giao tiếp với nhau. Nhưng để giữ gìn được bản sắc và truyền thống giá trị của dân tộc chúng ta phải biết đến những sự trong sáng của tiếng việt.
Sự trong sáng của tiếng việt có thể nói đó là những điều thuần khiết và có ý nghĩa nhất đối với tiếng việt của chúng ta, một thứ ngôn ngữ vô cùng quan trong, tiếng mẹ đẻ của dân tộc Việt Nam. Muốn bảo vệ và giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt chúng ta cần phải bão vệ những điều trong sáng trong ngôn ngữ trước, tiếng việt là một ngôn ngữ hay và có thể nói nó cũng rất khó đối với những người nước ngoài, nhưng để giữ được giá trị truyền thống của dân tộc chúng ta cần phải biết bảo vệ nó để nó tránh khỏi những tạp âm và những lai tạo của xã hội gây ra.
Từ xưa đến nay tiếng việt vẫn luôn luôn được mọi người quan tâm và chú trọng, có thể nói ngôn ngữ tiếng việt vô cùng trong sáng và đa nghĩa, nhiều nguyên thanh đến vô cùng nhưng để tránh mắc phải những tạp chất do thế giới bên ngoài tạo nên nó phải là những điều có ý nghĩa và đem lại giá trị mạnh mẽ và hoàn hảo nhất. Trong cuộc sống của mỗi chúng ta tiếng việt là một ngôn ngữ để chúng ta trao đổi tâm tư nguyện vọng của mình đối với người xung quanh. Ai ai cũng đều sử dụng nó là phương tiện giao tiếp chủ yếu đối với đối phương chính vì vậy chúng ta cần phải giữ gìn và bảo vệ nó mỗi ngày, để làm được điều đó, chúng ta cần phải biết trân trọng và giữ gìn những ý nghĩa quan trọng và cần thiết trong nó, biết giữ gìn những vai trò mà nó đem lại để cuộc sống của chúng ta cũng được thêm nhiều giá trị hơn.
Trước đây khi xã hội chưa phát triển con người chưa có ngôn ngữ và chữ viết phương tiện chủ yếu của con người là bằng hành động nhưng ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, con người biết sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện để giao tiếp và trao đổi với con người, điều đó để lại những giá trị cần thiết và quan trọng nhất, ngôn ngữ giúp cho con người ngày càng văn mình và hiện đại hơn, những ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng đó là tiếng việt, tiếng việt nó là một phương diện để con người có thể trao đổi những tâm tư nguyện vọng với nhau. Trong xã hội cũ khi phương thức tập thể đang phát triển mạnh mẽ con người dùng ngôn ngữ tiếng việt để có thể trao đổi kinh nghiệm và vốn sống của họ dành tặng cho mỗi con người những hình ảnh đó đã đậm đà và đang tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của mỗi chúng ta, để làm nên những điều có giá trị đó chúng ta nên biết giữ gìn ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.
Ngôn ngữ nó còn là truyền thống thể hiện được yếu tố truyền thống xuất hiện trong con người Việt Nam, muốn làm được những điều có ý nghĩa giáo dục nhiều nhất mỗi người cần làm nên những điều có giá trị đó là luôn luôn biết tôn trọng chữ viết, ngôn ngữ tiếng việt, phát huy được truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam từ đó chúng ta mới có được những điều tuyệt vời và ý nghĩa nhất, giá trị của cuộc sống nằm trong mặt nội dung của tiếng việt khi con người có chung một ngôn ngữ, đây là mộ phương tiện dùng để giao tiếp trao đổi ngược lại với nhau, từ đó tạo nên những khoảng không gian riêng và mang ý nghĩa to lớn mạnh mẽ nhất.
Ngôn ngữ của chúng ta sẽ ngày càng đẹp và trong sáng hơn, khi chúng ta biết giữ gìn và phát huy nó, bởi chính trong cuộc sống này đã làm cho đôi khi tiếng việt của chúng ta bị mất đi những sự trong sáng và cần thiết đó, những yếu tố văn hóa hay luôn luôn tiềm ẩn và đặt được niềm tin giá trị to lớn nhất dành cho mỗi người, chúng ta nên yêu thương và trân trọng nó nhiều hơn. Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển những văn hóa lối sống Phương Tây đang du nhập ngày càng nhiều nó làm cho tiếng việt mất đi những sự trong sáng vốn có của nó, và tạo nên những điều có ý nghĩa to lớn và mạnh mẽ nhất đối với mỗi con người.
Mỗi chúng ta đều thấy khi lối du nhập phương Tây vào Việt Nam, sự trong sáng của tiếng việt đang bị mờ nhạt đi và nó trở thành một vấn đề đáng cảnh tỉnh người dân Việt Nam cần phải chú trọng và xem xét nó một cách hợp lý và ý nghĩa nhất, giá trị của nó để lại cho chúng ta vô cùng lớn và mạnh mẽ, trong sáng của tiếng việt đó phải là sự thuần khiết. Không phải là không được học hỏi những tinh hoa của nhân loại nhưng chúng ta làm như thế nào để bản chất của tiếng việt không bị mất đi, giá trị của nó còn mãi với thời gian. Như trong bài sự trong sáng của tiếng việt Phạm Văn Đồng đã nói lên điều đó, ông đang khuyên ngăn con người nên sáng suốt lựa chọn ngôn ngữ và không nên để tiếng việt rơi vào cảnh lưỡng nan. Cần phải biết giữ gìn sự trong sáng của nó.
Chúng ta cần phải chọn lựa ngôn ngữ để sử dụng một cách có hiệu quả hơn, bởi khi hiểu được vai trò của ngôn ngữ chúng ta sẽ hiểu được những điều có giá trị và ý nghĩa nhiều nhất. Ngôn ngữ tiếng việt từ xưa đến nay hình thành không phải dễ dàng nó cũng được chọn lựa một cách công phu và tỉ mĩ làm cho ngôn ngữ của chúng ta thêm phong phú hơn, hiện nay cũng có rất nhiều những ngôn ngữ mà tiếng việt ta đang mượn ở nước ngoài, như in tơ nét hay đầu bu, gác đầu sen… tất cả những yếu tố mượn ngôn ngữ đó làm tăng giá trị của văn hóa tiếng việt nhiều hơn, làm đa dạng thêm từ vựng tiếng việt của nhân loại, để làm được những điều có giá trị và ý nghĩa nhất chúng ta cần phải làm được những điều sau luôn luôn giữ gìn và phát huy những ngôn ngữ trong sáng này để từ đó cuộc đời của đời của chúng ta sẽ có nhiều ý nghĩa và nó quan trọng hơn.
Đã có rất nhiều những bài báo bài văn nói và đang cảnh tỉnh chúng ta về tình trạng tiếng việt ngày nay, trong nhà trường từ khi đi học đến khi phát triển chúng ta đều được học môn văn học nói chung nó có thể bao gồm cả từ vựng và ngữ pháp. Quan trọng chúng ta học hỏi được những điều cần thiết và có giá trị trong đó, biết vận dụng tốt những điều mà tiếng việt đã dạy cho mình là đang góp phần bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt. Những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cũng cần phải nâng cao tinh thần bảo vệ cuộc sống của mình có giá trị và ý nghĩa hơn, đó là những việc làm đem lại giá trị to lớn cho cuộc sống. cần phải biết giữ ìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từ đó tạo nên những điều có giá trị và cần thiết nhất dành cho mỗi con người, chúng ta luôn luôn phải nâng cao tinh thần học hỏi và truyền thống quý báu mà cuộc sống đã dành tặng cho mình.
Luôn bảo vệ tiếng việt trong nhà trường và ngoài xã hội đó là những điều có ý nghĩa to lớn đối với việc bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt, mỗi chúng ta cần phải biết được ý nghĩa to lớn của nó để từ đó có những suy nghĩa và hành động đúng đắn về tiếng việt.
Trong cuộc sống mỗi người đều phải nâng cao ý thức của mình để bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt có như vậy chúng ta mới giữ được truyền thống quý báu và giá trị mà cuộc sống này đem lại.
Mình chỉ lập ý thôi nhé!Còn bài văn thì từ cái ý đấy bạn viết ra một bài.
- Cảm nghĩ chung của em về vai trò to lớn của tiếng mẹ đẻ.
+ Ngôn ngữ mẹ đẻ nhằm khuyến khích sự đa dạng về ngôn ngữ và giáo dục đa ngôn ngữ .
+ Để nâng cao nhận thức về các truyền thống ngôn ngữ và văn hóa trên khắp thế giới và truyền đi tinh thần đoàn kết dựa trên sự khoan dung, sự hiểu biết và đối thoại.
+ Bảo đảm sự đa dạng về văn hóa và giúp các nền văn hóa có thể giao thoa, trao đổi với nhau.
+ Xây dựng xã hội tri thức toàn diện, tạo điều kiện tiếp cận một nền giáo dục.
-> Để xác định bản sắc của các cá nhân như là nguồn sáng tạo và phương tiện để biểu hiện văn hóa, bảo đảm sự phát triển lành mạnh của xã hội.
>>>>Chúc bạn học tốt~
Trong văn đàn Việt Nam, nhà văn Nguyên Hồng được đồng nghiệp và bạn đọc ưu ái gọi bằng một "danh hiệu": Nhà văn của phụ nữ và trẻ em.
Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 mất năm 1982. Tên khai sinh của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Nguyên Hồng sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng. Nguyên Hồng từng có một tuổi thơ bất hạnh. Hồi kí Những ngày thơ ấu được coi là những dòng hồi ức sinh động, chân thực đầy cay đắng về tuổi thơ không êm đềm của nhà văn.
Ông viết nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ. Các tác phẩm chính của Nguyên Hồng: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938); Trời xanh (tập thơ, 1960); Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976); Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong); Bước đường viết văn (hồi kí, 1970).
Trong những tác phẩm của Nguyên Hồng, hình ảnh người phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ được nhà văn dành nhiều niềm yêu thương, đồng cảm. Với những đóng góp của Nguyên Hồng dành cho nền văn học dân tộc, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
Văn bản Trong lòng mẹ được trích từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu. Hồi kí là một thể thuộc loại kí, nhằm ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại. Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác. Bởi thế, tác phẩm được coi là thiên truyện kể về tuổi thơ cay đắng của chính tác giả. Đó là cả một quãng đời cơ cực mồ côi cha, không được sống với mẹ mà phải sống với người cô độc ác được tái hiện lại sinh động. Chính tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu tha thiết đối với mẹ đã giúp chú bé vượt qua giọng lưỡi xúc xiểm độc ác của người cô cùng với những dư luận không mấy tốt đẹp về người mẹ tội nghiệp. Đặc biệt, đoạn truyện tả cảnh đoàn tụ giữa hai mẹ con là một đoạn văn thấm đẫm tình cảm và thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo. Nó góp phần lí giải tại sao Nguyên Hồng được trân trọng gọi là "nhà văn của phụ nữ và trẻ em".
Hênhô em iêu !!!