K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

  Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà nhân đạo lỗi lạc có “con mắt nhìn thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời” (Mộng Liên Đường chủ nhân).

       Nguyễn Du, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1765 (Ất Dậu) trong một gia đình có nhiều đời và nhiều người làm quan to dưới triều Lê, Trịnh. Cha là Nguyễn Nghiễm từng giữ chức Tể tướng 15 năm. Mẹ là Trần Thị Tần, một người phụ nữ Kinh Bắc có tài xướng ca.

       Quê hương Nguyễn Du là vùng đất địa linh, nhân kiệt, hiếu học và trọng tài. Gia đình Nguyễn Du có truyền thống học vấn uyên bác, có nhiều tài năng văn học. Gia đình và quê hương chính là “mảnh đất phì nhiêu” nuôi dưỡng thiên tài Nguyễn Du.

       Thời thơ ấu, Nguyễn Du sống trong nhung lụa. Lên 10 tuổi lần lượt mồ côi cả cha lẫn mẹ, cuộc đời Nguyễn Du bắt đầu gặp những sóng gió trong cơn quốc biến ba đào: sống nhờ Nguyễn Khản (anh cùng cha khác mẹ làm Thừa tướng phủ chúa Trịnh) thì Nguyễn Khản bị giam, bị Kiêu binh phá nhà phải chạy trốn. Năm 19 tuổi, Nguyễn Du thi đỗ tam trường rồi làm một chức quan ở tận Thái Nguyên. Chẳng bao lâu nhà Lê sụp đổ (1789) Nguyễn Du lánh về quê vợ ở Thái Bình rồi vợ mất, ông lại về quê cha, có lúc lên Bắc Ninh quê mẹ, nhiều nhất là thời gian ông sống không nhà ở kinh thành Thăng Long.

       Hơn mười năm chìm nổi long đong ngoài đất Bắc, Nguyễn Du sống gần gũi nhân dân và thấm thìa biết bao nỗi ấm lạnh kiếp người, đặc biệt là người dân lao động, phụ nữ, trẻ em, cầm ca, ăn mày... những con người “dưới đáy” xã hội. Chính nỗi bất hạnh lớn trong cuộc đời đã hun đúc nên thiên tài Nguyễn Du - nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

       Miễn cưỡng trước lời mời của nhà Nguyễn, Nguyễn Du ra làm quan. Năm 1813 được thăng chức Học sĩ điện cần Chánh và được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc. Năm 1820, ông lại được cử đi lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì mất đột ngột ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (18-9-1820). Suốt thời gian làm quan cho nhà Nguyễn, Nguyễn Du sống trầm lặng, ít nói, có nhiều tâm sự không biết tỏ cùng ai.

       Tư tưởng Nguyễn Du khá phức tạp và có những mâu thuẫn: trung thành với nhà Lê, không hợp tác với nhà Tây Sơn, bất đắc dĩ làm quan cho nhà Nguyễn. Ông là một người có lí tưởng, có hoài bão nhưng trươc cuộc đời gió bụi lại buồn chán, Nguyễn Du coi mọi chuyện (tu Phật, tu tiên, đi câu, đi săn, hành lạc...) đều là chuyện hão nhưng lại rơi lệ đoạn trường trước những cuộc bể dâu. Nguyễn Du đã đứng giữa giông tố cuộc đời trong một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch. Đó là bi kịch của đời ông nhưng chính điều đó lại khiến tác phẩm của ông chứa đựng chiều sâu chưa từng có trong thơ văn Việt Nam.

       Nguyễn Du có ba tập thơ chữ Hán là: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục, tổng cộng 250 bài thơ Nôm, Nguyễn Du có kiệt tác Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn) và một số sáng tác đậm chất dân gian như Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu; vè Thác lèn trai phường nón.

Mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du tâm sự:

“Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.

       Chính “những điều trông thấy" khiến tác phẩm của Nguyễn Du có khuynh hướng hiện thực sâu sắc. Còn nỗi “đau đớn lòng” đã khiến Nguyễn Du trở thành một nhà thơ nhân đạo lỗi lạc.

        Nguyễn Du là nhà thơ “đứng trong lao khổ mà mở hồn ra đón lấy tất cả những vang vọng của cuộc đời” (Nam Cao). Thơ chữ Hán của Nguyễ Du giống những trang nhật kí đời sống, nhật kí tâm hồn vậy. Nào là cảnh sống lay lắt, nào là ốm đau, bệnh tật cho đến cảnh thực tại của lịch sử... đều được Nguyễn Du ghi lại một cách chân thực (Đêm thu: Tình cờ làm thơ; Ngồi dèm...). Nguyễn Du vạch ra sự đối lập giữa giàu - nghèo trong Sở kiến hành hay Thái Bình mại giả ca... Nguyễn Du chống lại việc gọi hồn Khuất Nguyên về nước Sở của Tống Ngọc là bởi nước Sở “cát bụi lấm cả áo người” toàn bọ "vuốt nanh”, “nọc độc”, “xé thịt người nhai ngọt xớt”... Nước Sở cùa Khuất Nguyên hay nước Việt của Tố Như cũng chỉ là một hiện thực: cái ác hoành hành khắp nơi, người tốt không chốn dung thân. Truyện Kiều mượn bôi cảnh đời Minh (Trung Quốc) nhưng trước hết là bản cáo trạng đanh thép ghi lại “những điều trông thấy” của Nguyễn Du về thời đại nhà thơ đang sống. Phản ánh với thái độ phê phán quyết liệt, đó là khuynh hướng hiện thực sâu sắc trong sáng tác của Nguyễn Du.

       Sáng tác của Nguyễn Du bao trùm tư tưởng nhân đạo, trước hết và trên hết là niềm quan tâm sâu sắc tới thân phận con người. Truyện Kiều không chỉ là bản cáo trạng mà còn là khúc ca tình yêu tự do trong sáng, là giấc mơ tự do công lí “tháo cũi sổ lồng”. Nhưng toàn bộ Truyện Kiều chủ yếu là tiếng khóc xé ruột cho thân phận và nhân phẩm con người bị chà đạp, đặc biệt là người phụ nữ.

“Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

       Không chỉ Truyện Kiều mà hầu hết các sáng tác của Nguyễn Du đều bao trùm cảm hứng xót thương, đau đớn: từ Đọc Tiểu Thanh kí đến Người ca nữ đất Long Thành, từ Sở kiến hành đến Văn tế thập loại chúng sinh... thậm chí Nguyễn Du còn vượt cả cột mốc biên giới, vượt cả ranh giới ta - địch và vượt cả sự cách trở âm dương để xót thương cho những kẻ chết trận, phơi “xương trắng” nơi “quỉ môn quan”.

        Không chỉ xót thương, Nguyễn Du còn trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp, cùng những khát vọng sống, khát vọng tình yêu hạnh phúc. Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du đã vượt qua một số ràng buộc của ý thức hệ phong kiến và tôn giáo để vươn tới khẳng định giá trị tự thân của con người. Đó là tư tưởng sâu sắc nhất mà ông đem lại cho văn học Việt Nam trong thời đại ông.

        Nguyễn Du đã đóng góp lớn về mặt tư tưởng, đồng thời có những đóng góp quan trọng về mặt nghệ thuật.

        Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giản dị mà tinh luyện, tài hoa. Thơ Nôm Nguyễn Du thực sự là đỉnh cao rực rỡ. Nguyễn Du sử dụng một cách tài tình hai thể thơ dân tộc: lục bát (Truyện Kiều) và song thất lục bát (Văn tế thập loại chúng sinh). Đến Nguyễn Du, thơ lục bát và song thất lục bát đã đạt đến trình độ hoàn hảo, mẫu mực, cổ điển.

        Nguyễn Du đóng góp rất lớn, rất quan trọng cho sự phát triển giàu đẹp của ngôn ngữ văn học Tiếng Việt: tỉ lệ từ Hán - Việt giảm hẳn, câu thơ tiếng Việt vừa thông tục, vừa trang nhã, diễm lệ nhờ vần luật chỉnh tề, ngắt nhịp đa dạng, tiểu đối phong phú, biến hóa. Thơ Nguyễn Du xứng đáng là đỉnh cao của tiếng Việt văn học Trung Đại. Đặc biệt Truyện Kiều cùa Nguyễn Du là “tập đại thành” về ngôn ngữ văn học dân tộc.

Xin được mượn những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu tri âm cùng Tố Như để thay cho lời kết:

“Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

 Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”.

10 tháng 10 2017

  Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà nhân đạo lỗi lạc có “con mắt nhìn thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời” (Mộng Liên Đường chủ nhân).

       Nguyễn Du, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1765 (Ất Dậu) trong một gia đình có nhiều đời và nhiều người làm quan to dưới triều Lê, Trịnh. Cha là Nguyễn Nghiễm từng giữ chức Tể tướng 15 năm. Mẹ là Trần Thị Tần, một người phụ nữ Kinh Bắc có tài xướng ca.

       Quê hương Nguyễn Du là vùng đất địa linh, nhân kiệt, hiếu học và trọng tài. Gia đình Nguyễn Du có truyền thống học vấn uyên bác, có nhiều tài năng văn học. Gia đình và quê hương chính là “mảnh đất phì nhiêu” nuôi dưỡng thiên tài Nguyễn Du.

       Thời thơ ấu, Nguyễn Du sống trong nhung lụa. Lên 10 tuổi lần lượt mồ côi cả cha lẫn mẹ, cuộc đời Nguyễn Du bắt đầu gặp những sóng gió trong cơn quốc biến ba đào: sống nhờ Nguyễn Khản (anh cùng cha khác mẹ làm Thừa tướng phủ chúa Trịnh) thì Nguyễn Khản bị giam, bị Kiêu binh phá nhà phải chạy trốn. Năm 19 tuổi, Nguyễn Du thi đỗ tam trường rồi làm một chức quan ở tận Thái Nguyên. Chẳng bao lâu nhà Lê sụp đổ (1789) Nguyễn Du lánh về quê vợ ở Thái Bình rồi vợ mất, ông lại về quê cha, có lúc lên Bắc Ninh quê mẹ, nhiều nhất là thời gian ông sống không nhà ở kinh thành Thăng Long.

       Hơn mười năm chìm nổi long đong ngoài đất Bắc, Nguyễn Du sống gần gũi nhân dân và thấm thìa biết bao nỗi ấm lạnh kiếp người, đặc biệt là người dân lao động, phụ nữ, trẻ em, cầm ca, ăn mày... những con người “dưới đáy” xã hội. Chính nỗi bất hạnh lớn trong cuộc đời đã hun đúc nên thiên tài Nguyễn Du - nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

       Miễn cưỡng trước lời mời của nhà Nguyễn, Nguyễn Du ra làm quan. Năm 1813 được thăng chức Học sĩ điện cần Chánh và được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc. Năm 1820, ông lại được cử đi lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì mất đột ngột ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (18-9-1820). Suốt thời gian làm quan cho nhà Nguyễn, Nguyễn Du sống trầm lặng, ít nói, có nhiều tâm sự không biết tỏ cùng ai.

       Tư tưởng Nguyễn Du khá phức tạp và có những mâu thuẫn: trung thành với nhà Lê, không hợp tác với nhà Tây Sơn, bất đắc dĩ làm quan cho nhà Nguyễn. Ông là một người có lí tưởng, có hoài bão nhưng trươc cuộc đời gió bụi lại buồn chán, Nguyễn Du coi mọi chuyện (tu Phật, tu tiên, đi câu, đi săn, hành lạc...) đều là chuyện hão nhưng lại rơi lệ đoạn trường trước những cuộc bể dâu. Nguyễn Du đã đứng giữa giông tố cuộc đời trong một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch. Đó là bi kịch của đời ông nhưng chính điều đó lại khiến tác phẩm của ông chứa đựng chiều sâu chưa từng có trong thơ văn Việt Nam.

       Nguyễn Du có ba tập thơ chữ Hán là: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục, tổng cộng 250 bài thơ Nôm, Nguyễn Du có kiệt tác Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn) và một số sáng tác đậm chất dân gian như Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu; vè Thác lèn trai phường nón.

        Chính “những điều trông thấy" khiến tác phẩm của Nguyễn Du có khuynh hướng hiện thực sâu sắc. Còn nỗi “đau đớn lòng” đã khiến Nguyễn Du trở thành một nhà thơ nhân đạo lỗi lạc.

        Nguyễn Du là nhà thơ “đứng trong lao khổ mà mở hồn ra đón lấy tất cả những vang vọng của cuộc đời” (Nam Cao). Thơ chữ Hán của Nguyễ Du giống những trang nhật kí đời sống, nhật kí tâm hồn vậy. Nào là cảnh sống lay lắt, nào là ốm đau, bệnh tật cho đến cảnh thực tại của lịch sử... đều được Nguyễn Du ghi lại một cách chân thực (Đêm thu: Tình cờ làm thơ; Ngồi dèm...). Nguyễn Du vạch ra sự đối lập giữa giàu - nghèo trong Sở kiến hành hay Thái Bình mại giả ca... Nguyễn Du chống lại việc gọi hồn Khuất Nguyên về nước Sở của Tống Ngọc là bởi nước Sở “cát bụi lấm cả áo người” toàn bọ "vuốt nanh”, “nọc độc”, “xé thịt người nhai ngọt xớt”... Nước Sở cùa Khuất Nguyên hay nước Việt của Tố Như cũng chỉ là một hiện thực: cái ác hoành hành khắp nơi, người tốt không chốn dung thân. Truyện Kiều mượn bôi cảnh đời Minh (Trung Quốc) nhưng trước hết là bản cáo trạng đanh thép ghi lại “những điều trông thấy” của Nguyễn Du về thời đại nhà thơ đang sống. Phản ánh với thái độ phê phán quyết liệt, đó là khuynh hướng hiện thực sâu sắc trong sáng tác của Nguyễn Du.

       Sáng tác của Nguyễn Du bao trùm tư tưởng nhân đạo, trước hết và trên hết là niềm quan tâm sâu sắc tới thân phận con người. Truyện Kiều không chỉ là bản cáo trạng mà còn là khúc ca tình yêu tự do trong sáng, là giấc mơ tự do công lí “tháo cũi sổ lồng”. Nhưng toàn bộ Truyện Kiều chủ yếu là tiếng khóc xé ruột cho thân phận và nhân phẩm con người bị chà đạp, đặc biệt là người phụ nữ.

“Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

       Không chỉ Truyện Kiều mà hầu hết các sáng tác của Nguyễn Du đều bao trùm cảm hứng xót thương, đau đớn: từ Đọc Tiểu Thanh kí đến Người ca nữ đất Long Thành, từ Sở kiến hành đến Văn tế thập loại chúng sinh... thậm chí Nguyễn Du còn vượt cả cột mốc biên giới, vượt cả ranh giới ta - địch và vượt cả sự cách trở âm dương để xót thương cho những kẻ chết trận, phơi “xương trắng” nơi “quỉ môn quan”.

        Không chỉ xót thương, Nguyễn Du còn trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp, cùng những khát vọng sống, khát vọng tình yêu hạnh phúc. Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du đã vượt qua một số ràng buộc của ý thức hệ phong kiến và tôn giáo để vươn tới khẳng định giá trị tự thân của con người. Đó là tư tưởng sâu sắc nhất mà ông đem lại cho văn học Việt Nam trong thời đại ông.

        Nguyễn Du đã đóng góp lớn về mặt tư tưởng, đồng thời có những đóng góp quan trọng về mặt nghệ thuật.

        Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giản dị mà tinh luyện, tài hoa. Thơ Nôm Nguyễn Du thực sự là đỉnh cao rực rỡ. Nguyễn Du sử dụng một cách tài tình hai thể thơ dân tộc: lục bát (Truyện Kiều) và song thất lục bát (Văn tế thập loại chúng sinh). Đến Nguyễn Du, thơ lục bát và song thất lục bát đã đạt đến trình độ hoàn hảo, mẫu mực, cổ điển.

                                               

5 tháng 10 2017

"Truyền kì mạn lục" là một tác phẩm văn xuôi có giá trị của văn học cổ nước ta ở thế kỉ XVI, một tập truyện văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Hán ở Việt Nam.

"Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, tác phẩm truyền kì mạn lục là một tác phẩm hay trong tập truyện đó. Nhân vật chính là vũ nương, một phụ nữ đẹp người, đẹp nết đã phải lấy cái chết để minh oan trước sự ghen tuông vô cớ của chồng mình.

Có thể nói Nguyễn Dữ là tác giả văn xuôi tiêu biểu của văn học cổ thế kỉ XVI. Hình ảnh người con gái Nam Xương là nhân vật từng có ảnh hưởng sâu sắc đến lòng người mọi thời. Lê Thánh Tông đã từng xúc động viết trong bài thơ "miếu vợ chàng Trương":

"Nghi ngút đầu ghềnh toả khỏi hương,

Miếu ai như miếu vợ chàng Trương... "

Câu chuyện về Vũ Nương phản ánh cuộc đời đau khổ và bi thảm của Vũ nương - người phụ nữ dưới chế độ xã hội phong kiến. Người vợ phải tự vẫn để minh oan cho sự thuỷ chung của mình. Tác phẩm nêu cao chủ nghĩa nhân đạo khiến ta xúc động khi về nhân vật Vũ Nương trong truyện.

Trước hết, đọc truyện, người đọc càng thương cho thân phận Vũ Nươn và dễ dàng nhận thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ nết na, đức hạnh, đối xử với mẹ chồng và chồng rất phải đạo và là người vợ rất mực đảm đang, nhân hậu, giàu đức khiêm tốn.

Có tư dung tốt đẹp, nhưng trong cuộc sống gia đình, nàng can tâm làm một người vợ hiền, ngoan nết "chẳng lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà", và cho dù Trường Sinh, chồng của nàng, tuy là con nhà hào phú, lại ít học, đa nghi quá sức.
Sự khiêm nhường, cam chịu của Vũ Nương là điều kiện tạo nên sự đầm ấm của gia đình, mặc cho chế độ nam quyền độc đoán đè nặng trong đầu óc kẻ vị kỉ ít học như chồng mình.

Nếu lấy sự kiện ngày Trường Sinh đi lính thú thì hạnh động và lời lẽ đưa tiễn chồng của người vợ hiền, lời thiết tha cầu mong của Vũ Nương: "Chẳng mong chàng ái gấm trở về quê cũ, chỉ mong được hai chữ bình yên thế là đủ rồi"..., "thư tính, nghìn hàng, áo rét gửi người ải xa...", " là chi tiết cho cái "công-dung-ngôn-hạnh" mà Vũ Nương đã làm được một cách chân thành.
Thế rồi, nỗi nhớ nhung, sự cô đơn, giữ mình của người vợ trẻ càng khiến chúng ta phải ca ngợi con người nhân hậu và đảm đang đó. Tính cách cao đẹp của Vũ Nương còn là lòng hiếu thảo với mẹ chồng, lòng chung thuỷ son sắt với chồng của nàng.

Khi chồng vào lính, Vũ Nương một mình đảm đang, nuôi dạy con thơ, chăm sóc thuốc thang cho mẹ chồng đau yếu, làm ma chay tống tang khi mẹ chồng qua đời. Vũ nương giữ tròn hiếu đạo với mẹ chồng, giữ tròn tình nghĩa với chồng.

Cái thói đời xưa nay thường không thể hoà hợp giữa mẹ chồng nàng dâu, nhất là trong gia đình phong kiến. Thế nhưng, dù chỉ có hai mẹ con sống với nhau (Vũ Nương với mẹ chồng) nhưng nàng xem mẹ chồng như mẹ đẻ, điều đó còn được thể hiện qua lời trăng trối của mẹ chồng nàng trước khi bà qua đời: "xanh kia sẽ chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ ... "

Rồi sự chu đáo của Vũ Nương trong việc ma chay, cúng lễ đã thể hiện tấm lòng thơm thảo của người con dâu đáng quý như Vũ Nương. Lòng chung thuỷ của Vũ Nương còn được thể hiện ở hành động nuôi con, chờ chồng suốt những tháng ngày Trương Sinh đi lính mà chưa rõ mặt con. Chỉ có hai mẹ con côi cút đùm bọc, gắn bó. Cậu Bé Đản thơ ngây, đêm đến được mẹ chỉ vào cái bóng của mình trên tường gọi là cha (đó là một cách dỗ dành con ngủ thật hồn nhiên nhưng sau đó lại là nguyên nhân gây ra cái tội thậtt vô tình).

Nỗi hàm oan không được quyền nói, suy xét cho ra là bởi con người độc đoán, phàm phu lại kém văn hoá như Trương Sinh khi chàng ra lính trở về (nghe lời đứa con non dại) đã gây nên nỗi oan tày trời cho Vũ Nương. Bị chồng ghen tuông vô cớ, bao nhiêu lời giãi bày của vũ Nương và lời khuyên ngăn của láng giềng, bà con, cô bác, trương Sinh vẫn không tin và đinh ninh là "vợ hư" , mối nghi ngờ càng ngày càng lún sâu không có cách gì gỡ ra được. Chàng mắng nhiếc vợ thật thậm tệ rồi "đánh đuổi nàng đi". Vũ Nương không hề có lỗi lầm gì, nàng thuỷ chung, trinh trắng, đức hạnh vẹn toàn nhưng sự đối xử của chồng làm cho nàng hoàn toàn thất vọng, không hiểu nỗi oan khuất từ đâu mà ra. Không có cách nào để giãi bày, thất vọng bởi hạnh phúc - niềm vui "nghi gia nghi thất" không còn nữa, nàng phải tìm đến cái chết để minh oan. Hành động tự vẫn là thái độ cuối cùng nàng được phép bởi không thể giải bày được với chồng, tiết hạnh của nàng sẽ bị hoen ố, biết bao giờ phai mờ đi trong tâm trí của chồng.

Một người vợ hiền lành, đầy tiết nghĩa, thuỷ chung phải chết dẫu không có tội tình gì. Mãi đến sau cái chết đo, người chồng mới hiểu nỗi oan ức của vợ mình. chính sự độc đoán của người đàn ông trong gia đình Phong kiến mà Nho giáo nuôi dưỡng dung túng là đề tài mà Nguyễn Dữ muốn phê phán.

Bởi không chỉ hình ảnh nhân vật Vũ Nương, mà còn biết bao thân phận phụ nữ "Bảy nổi, ba chìm" đã phải sống trong cảnh đời như vậy:

"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

Cái chết của Vũ Nương là số phận, nhưng cũng là lời tố cáo thói nghen tuông ích kỉ, sự hồ đồ, vũ phu của đàn ông- người chồng vô học, đa nghi như Trương Sinh- là lời tố cáo luật lệ phong kiến hà khắc dung túng cho sự độc ác, bất công- "chế độ nam quyền" dưới thời phong kiến ngự trị.

Vũ Nương trong truyện là một nhân vật rất đẹp, theo đúng quan niệm đặc điểm truyền thống, nhưng phải chịu nổi oan tày trời và phải chứng thực sự vô tội của mình bằng cái chết. Cái chết đau đớn bất công, chỉ vì sự hiểu nhầm, từ một câu nói thơ ngây của con trẻ mà người chồng Trương Sinh đã nghi oan, đã làm mất đi người vợ quý trên đời. Nguyên nhân sâu xa của bi kịch nát lòng này chính là do chiến tranh loạn lạc và lễ giáo phong kiến trọng nam quyền trong xã hội ngày trước.

"Truyền kì mạn lục" là một tác phẩm văn xuôi có giá trị của văn học cổ nước ta ở thế kỉ XVI, một tập truyện văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Hán ở Việt Nam.

"Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, tác phẩm truyền kì mạn lục là một tác phẩm hay trong tập truyện đó. Nhân vật chính là vũ nương, một phụ nữ đẹp người, đẹp nết đã phải lấy cái chết để minh oan trước sự ghen tuông vô cớ của chồng mình.

Có thể nói Nguyễn Dữ là tác giả văn xuôi tiêu biểu của văn học cổ thế kỉ XVI. Hình ảnh người con gái Nam Xương là nhân vật từng có ảnh hưởng sâu sắc đến lòng người mọi thời. Lê Thánh Tông đã từng xúc động viết trong bài thơ "miếu vợ chàng Trương":

"Nghi ngút đầu ghềnh toả khỏi hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương... "

Câu chuyện về Vũ Nương phản ánh cuộc đời đau khổ và bi thảm của Vũ nương - người phụ nữ dưới chế độ xã hội phong kiến. Người vợ phải tự vẫn để minh oan cho sự thuỷ chung của mình. Tác phẩm nêu cao chủ nghĩa nhân đạo khiến ta xúc động khi về nhân vật Vũ Nương trong truyện.

Trước hết, đọc truyện, người đọc càng thương cho thân phận Vũ Nươn và dễ dàng nhận thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ nết na, đức hạnh, đối xử với mẹ chồng và chồng rất phải đạo và là người vợ rất mực đảm đang, nhân hậu, giàu đức khiêm tốn.

Có tư dung tốt đẹp, nhưng trong cuộc sống gia đình, nàng can tâm làm một người vợ hiền, ngoan nết "chẳng lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà", và cho dù Trường Sinh, chồng của nàng, tuy là con nhà hào phú, lại ít học, đa nghi quá sức.
Sự khiêm nhường, cam chịu của Vũ Nương là điều kiện tạo nên sự đầm ấm của gia đình, mặc cho chế độ nam quyền độc đoán đè nặng trong đầu óc kẻ vị kỉ ít học như chồng mình.

Nếu lấy sự kiện ngày Trường Sinh đi lính thú thì hạnh động và lời lẽ đưa tiễn chồng của người vợ hiền, lời thiết tha cầu mong của Vũ Nương: "Chẳng mong chàng ái gấm trở về quê cũ, chỉ mong được hai chữ bình yên thế là đủ rồi"..., "thư tính, nghìn hàng, áo rét gửi người ải xa...", " là chi tiết cho cái "công-dung-ngôn-hạnh" mà Vũ Nương đã làm được một cách chân thành.
Thế rồi, nỗi nhớ nhung, sự cô đơn, giữ mình của người vợ trẻ càng khiến chúng ta phải ca ngợi con người nhân hậu và đảm đang đó. Tính cách cao đẹp của Vũ Nương còn là lòng hiếu thảo với mẹ chồng, lòng chung thuỷ son sắt với chồng của nàng.

Khi chồng vào lính, Vũ Nương một mình đảm đang, nuôi dạy con thơ, chăm sóc thuốc thang cho mẹ chồng đau yếu, làm ma chay tống tang khi mẹ chồng qua đời. Vũ nương giữ tròn hiếu đạo với mẹ chồng, giữ tròn tình nghĩa với chồng.

Cái thói đời xưa nay thường không thể hoà hợp giữa mẹ chồng nàng dâu, nhất là trong gia đình phong kiến. Thế nhưng, dù chỉ có hai mẹ con sống với nhau (Vũ Nương với mẹ chồng) nhưng nàng xem mẹ chồng như mẹ đẻ, điều đó còn được thể hiện qua lời trăng trối của mẹ chồng nàng trước khi bà qua đời: "xanh kia sẽ chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ ... "

Rồi sự chu đáo của Vũ Nương trong việc ma chay, cúng lễ đã thể hiện tấm lòng thơm thảo của người con dâu đáng quý như Vũ Nương. Lòng chung thuỷ của Vũ Nương còn được thể hiện ở hành động nuôi con, chờ chồng suốt những tháng ngày Trương Sinh đi lính mà chưa rõ mặt con. Chỉ có hai mẹ con côi cút đùm bọc, gắn bó. Cậu Bé Đản thơ ngây, đêm đến được mẹ chỉ vào cái bóng của mình trên tường gọi là cha (đó là một cách dỗ dành con ngủ thật hồn nhiên nhưng sau đó lại là nguyên nhân gây ra cái tội thậtt vô tình).

Nỗi hàm oan không được quyền nói, suy xét cho ra là bởi con người độc đoán, phàm phu lại kém văn hoá như Trương Sinh khi chàng ra lính trở về (nghe lời đứa con non dại) đã gây nên nỗi oan tày trời cho Vũ Nương. Bị chồng ghen tuông vô cớ, bao nhiêu lời giãi bày của vũ Nương và lời khuyên ngăn của láng giềng, bà con, cô bác, trương Sinh vẫn không tin và đinh ninh là "vợ hư" , mối nghi ngờ càng ngày càng lún sâu không có cách gì gỡ ra được. Chàng mắng nhiếc vợ thật thậm tệ rồi "đánh đuổi nàng đi". Vũ Nương không hề có lỗi lầm gì, nàng thuỷ chung, trinh trắng, đức hạnh vẹn toàn nhưng sự đối xử của chồng làm cho nàng hoàn toàn thất vọng, không hiểu nỗi oan khuất từ đâu mà ra. Không có cách nào để giãi bày, thất vọng bởi hạnh phúc - niềm vui "nghi gia nghi thất" không còn nữa, nàng phải tìm đến cái chết để minh oan. Hành động tự vẫn là thái độ cuối cùng nàng được phép bởi không thể giải bày được với chồng, tiết hạnh của nàng sẽ bị hoen ố, biết bao giờ phai mờ đi trong tâm trí của chồng.

Một người vợ hiền lành, đầy tiết nghĩa, thuỷ chung phải chết dẫu không có tội tình gì. Mãi đến sau cái chết đo, người chồng mới hiểu nỗi oan ức của vợ mình. chính sự độc đoán của người đàn ông trong gia đình Phong kiến mà Nho giáo nuôi dưỡng dung túng là đề tài mà Nguyễn Dữ muốn phê phán.

Bởi không chỉ hình ảnh nhân vật Vũ Nương, mà còn biết bao thân phận phụ nữ "Bảy nổi, ba chìm" đã phải sống trong cảnh đời như vậy:

"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

Cái chết của Vũ Nương là số phận, nhưng cũng là lời tố cáo thói nghen tuông ích kỉ, sự hồ đồ, vũ phu của đàn ông- người chồng vô học, đa nghi như Trương Sinh- là lời tố cáo luật lệ phong kiến hà khắc dung túng cho sự độc ác, bất công- "chế độ nam quyền" dưới thời phong kiến ngự trị.

Vũ Nương trong truyện là một nhân vật rất đẹp, theo đúng quan niệm đặc điểm truyền thống, nhưng phải chịu nổi oan tày trời và phải chứng thực sự vô tội của mình bằng cái chết. Cái chết đau đớn bất công, chỉ vì sự hiểu nhầm, từ một câu nói thơ ngây của con trẻ mà người chồng Trương Sinh đã nghi oan, đã làm mất đi người vợ quý trên đời. Nguyên nhân sâu xa của bi kịch nát lòng này chính là do chiến tranh loạn lạc và lễ giáo phong kiến trọng nam quyền trong xã hội ngày trước.

tk m nhé

27 tháng 8 2019

Gợi ý

. Đặc điểm:

  • Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi
  • Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai
  • Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn.
  • Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác.
  • Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.
  • Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre "bật ra hoa"...
27 tháng 8 2019

Tham khaỏ:

Chẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi.... đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn”. Tre có mấy chục loài khác nhau, nhưng đều mọc từ một mầm măng non mọc thẳng mà thành. Tre không kén đất, vào đâu tre cũng mọc, cũng sinh sôi xanh tốt. Từ lúc còn là một mầm măng tre đã mọc thẳng, lớn lên tre cũng vươn thẳng, vững chắc, dẻo dai. Dáng tre vươn cao mà mộc mạc, màu tre tươi mà nhũn nhặn. Thế mới biết tre cũng thật khiêm tốn, nhún nhường như chí khí bất khuất của con người Việt Nam vậy. Từ thuở sơ khai, dưới bóng tre xanh, những người dân cày Việt Nam vỡ đất khai hoang, dựng nhà, cày cấy; dưới bóng tre xanh, nhân dân ta xây dựng và giữ gìn nền văn hoá lâu đời... “giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa”. Cứ thế, tre trở thành một người bạn thân thiết không thể thiếu của nông dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động. Những em bé với những que chuyền đánh chắt bằng tre, những cụ già bên chiếc chiếu tre... tất cả các hình ảnh đó đã trở nên quen thuộc, “tre với người, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ” vô cùng. Đến khi người phải đánh giặc bảo vệ quê hương, tre lại trở thành người bạn chiến đấu của con người. Buổi đầu kháng chiến, tre là tất cả, tre là vũ khí. Người lính chỉ cần một chiếc gậy tầm vông trong tay cũng dám xông pha vào giữa đám quân thù.Tre như tiếp thêm lòng dũng cảm cho người, giúp người dựng nên “thành đông Tổ quốc...”

27 tháng 9 2018

Mình chỉ giúp bạn luận điểm nha

Luận điểm 1: vũ nương là người phụ nữ có vẻ đẹp cả về ngoại hình và phẩm chất

Nêu ra : nàng có vẻ đẹp hoàn mỹ qua cụm từ tư dung tốt đẹp ,nàng còn có vẻ đẹp phẩm chất yêu chồng thương con , hiếu thảo với mẹ ck , nàng là ng trọng danh dự , biết ơn và sống có lòng vị tha

Luận điểm 2 : số phận của vũ nương

Vũ nương từ nhỏ nghèo khó lớn lên lấy phải ck gia trưởng , khi ck về nàng lại bị vu oan tội ngoại tình , khi xuống nơi làn mây cung nc nàng vẫn nhớ thương ck nhưng k về đc

Luận điểm 3 : liên hệ chung vs ng phụ nữ xưa

18 tháng 9 2018

THAM KHẢO SƠ QUA :

1.MB :

- Từ bao đời nay , cây lúc đã gắn bó và là 1 phần ko thể thiếu của con người VN .

- Cây lúa đồng thời cx trở thành tên gọi của nên văn minh - nên văn minh lúa nc .

2.TB :

a . Khái quát :

- Cây lúa là cây trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngủ cốc .

- Là cây lương thực chính của người dân VN ns chung và chấu Á ns riêng .

b . Chi tiết :

*Đặc điểm , hình dạng , kích thước .

- Lúa là cây có 1 rễ chùm .

- Lá bao quanh thân , có phiến là dài và mỏng .

- có 2 vụ lúa : lúa chiêm , lúa mùa .

* Cách trồng lúa :

- Từ hạt thóc nảy mầm thanh cây mạ .

- Rồi nhổ cây mạ xuống ruoojgg

- Ruộng phải cày bừa , làm đất , bón phân .

- Ruộng phải sâm sấp nước .

- Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi phải làm cỏ , bón phân diệt sâu bọ .

- Người nong dân cắt lúa về tuốt hạt , phơi khô , xay xát thành hạt gạo .

* Vai trò của cây lúa :

- Ván đề chính của trồng lúa là làm cho hạt lúa , hạt gạo .

- Có nhiều loại gạo : gạo tẻ , gạo nếp ( dùng làm bánh chưng , bánh dày ...)

+ Gạo nếp dùng để làm bánh chưng , bánh dày hay đồ các loại xôi .

+ Lúa nếp non dùng để làm cốm .

- Lúa gạo làm đk rất nhiều các loại bánh như : bánh đa , bánh đúc , bánh giò , bánh tẻ ... Nếu ko có cây lúc thì rất khó khăn trong vc tạo nên nền vhoa ẩm thực độc đáo của VN .

* Tác dụng :

- Ngày nay , nc ta đã lai tạo đk hơn 30 giống lúa đk công nhận giống lúa quốc gia .

- VN từ 1 nc đói nghèo đã trở thành 1 nc đứng thứ 2 trên TG sau TL về sản xuất lúa gạo .

- Cây lúa đã đi vào thơ ca , nhạc họa và đời sống tâm hồn người VN .

3. KB :

- cây lúa vô cùng quan trọng đối với đời sống người Việt .

- Cây lúa ko chỉ mang lại đời sóng no đủ mà còn trở thành 1 nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt .

16 tháng 10 2019

Khi xây dựng nhân vật Thuý Vân và Thuý Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng - Mượn hình ảnh, vẻ đẹp của thiên nhiên để nói lên vẻ đẹp của Thuý Vân và Thuý Kiều.

Thuý Vân :

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da

Thuý Kiều:

Làn thu thuỷ nét xuân sơn

2 tháng 5 2018

Bạn có thể lên mạng tham khảo nhé

3 tháng 5 2018

Bạn có thể lên mạng tham khảo bài viết này

31 tháng 8 2017

>> Tham khảo ạ :) <<

Trong các đồ dùng sinh hoạt của con người, có lẽ chúng tôi thuộc vào loại thông dụng nhất. Chúng tôi phải làm việc căng thẳng vào những ngày hè oi bức, nóng nực. Chắc các bạn biết tôi là ai rồi chứ. Tôi là quạt đấy mà. Tôi rất vui khi được gặp gỡ giao lưu với các bạn để giới thiệu về họ hàng của chúng tôi.

Có lẽ từ rất lâu rồi họ nhà quạt đã xuất hiện trên sự sống đất từ khi con người xuất hiện hay con người có cảm giác mà cũng có thể từ khi họ có hiểu biết. Tôi được nghe rất nhiều câu chuyện về loài quạt, có truyện kể rằng từ rất xa xưa quạt có thể tạo nên sức thần kỳ và cồn được dùng cho các vua chúa cung đình. Kể từ đó chúng tôi ra đời trong niềm vui sướng của các bạn đấy. Thật là thú vị!

Họ quạt chúng tôi rất đông gồm hai dòng họ lớn là họ quat điện và họ quạt thủ công. Tuy họ quạt điện có bề thế, chỗ đứng hơn trên thị trường nhưng quạt thủ công lại có bề dầy lịch sử và có ý nghĩa văn hoá. Chúng tôi luôn giúp đỡ nhau để phục vụ cuộc sống tốt đẹp hơn cho các bạn. Tôi luôn tự hào vì mỗi anh em họ quạt lại mang những nét riêng biệt với nhiều lợi ích sử dụng.

Dòng họ quạt điện gồm quạt trần, quạt cây, quạt treo và cả quạt bàn nữa. Họ được chế tạo bởi những công nghệ hiện đại gồm hai bộ phận chính là động cơ điện và cánh quạt.

Cánh của chúng tôi được lắp với trục động cơ điện, làm bằng nhựa hoặc kim loại. Cánh của họ quạt điện khiến đằng quạt giấy phải trầm trồ thán phục bởi kiểu dáng mới lạ để tạo ra gió khi quay. Các bạn có biết lưới bảo vệ là người bạn tốt nhất của chúng ta không, anh ấy luôn bảo vệ che chở cho đôi cánh của họ quạt đấy. Các bạn phải chăm sóc giữ gìn tốt vì lưới bảo vệ còn giữ an toàn cho người sử dụng.

Bộ phận chính thứ hai của họ quạt máy là động cơ điện chứa các thiết bị quan trọng để chúng tôi có thể hoạt động được. Phần động cơ điện của chúng tôi cũng chẳng khác nào bộ não của con người.

Ngoài ra họ quạt điện còn có vỏ bọc bên ngoài thường làm bằng nhựa để cách điện, chống điện ở bên trong rò rỉ ra ngoài gây nguy hiểm khi sử dụng trên thân của chúng tôi còn có bộ phận điều chỉnh tốc độ, thay đổi hướng gió và hẹn giờ. Ở quạt bàn và quạt cây thường có quai xách gần với lưới bảo vệ để tiện vận chuyển còn ở quạt trần và quạt treo tường còn có móc treo gắn tường, ở cạnh chúng tôi các bạn sẽ luôn được an toàn, ở một số anh em trong họ quạt điện còn có chân hình bánh tròn để dễ xê dịch. Nhưng các bạn ạ, chúng tôi sẽ luôn phục vụ tốt các bạn nếu các bạn biết giữ gìn những anh quạt diện. Các bạn nhớ phải lau chùi thường xuyên cho thân
hình chúng tôi được sạch sẽ. Có thế chúng tôi mới được mọi người để ý. Các bạn đừng quên lau dầu để chúng tôi hoạt động hiệu quả nhé.

Mặc dù quạt máy rất hiện đại và hữu ích nhưng không phải vậy mà xem thường quạt thủ công. Tuy được kết cấu đơn giản, vật liệu thô sơ chỉ bằng giấy hoặc nan tre chẻ mỏng nhưng cũng được nhiều người tin dùng. Từ xa xưa khi công nghệ chưa phát triển quạt thủ công đã gắn liền với người nông dân trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Các bạn cũng đã trông thấy trong các dịp lễ hội thường thấy chúng tôi xuất hiện trên tay các cụ già và những người dâng hương. Họ quạt giấy chúng tôi chỉ mặc một lớp áo mỏng bằng giấy hoặc nan tre và cũng có thể làm bằng vải lụa. Bộ xương mềm mại dẻo dai nhưng cũng rất rắn chắc của chúng tôi làm bằng tre. Với đời sống hiện đại khi khoa học kỹ thuật phát triển quạt thủ công ít được dùng trong khi có rất nhiều loại quạt điện. Nhưng trong những lúc mất điện thì quạt thủ công lại đóng vai trò hết sức quan trọng. Họ hàng quạt thủ công chúng tôi còn được vẻ vang hãnh diện hơn khi sau những câu quan họ mượt mà đằm thắm.

Không chỉ vậy chúng tôi còn được dùng để trang trí trong những căn nhà hoặc lễ hội. Tôi rất buồn vì họ quạt thủ công có tuổi thọ không cao. Nhưng chính vì vậy mà mọi người lại càng phải giữ gìn cẩn thận hơn. Tôi nghe nói ngày nay còn phát minh ra cả máy điều hoà nữa chứ nhưng không phải vậy mà chúng tôi thất nghiệp đâu vì con người luôn cần đến chúng tôi mà, phải không các bạn?

Chúng tôi hy vọng sẽ dốc hết sức mình phục vụ con người để không phụ lòng tin tưởng của các bạn. Nếu các bạn đối xử tốt với chúng tôi thì tôi tin chắc cuộc sống của các bạn sẽ thêm vui tươi, sảng khoái hơn bao giờ hết.

Họ quạt chúng tôi rất tự hào với chính mình bởi chúng tôi đã là một phần trong cuộc sống của các bạn. Được các bạn tin dùng và sử dụng họ quạt đã rất vui rồi. Tôi mong trong tương lai sẽ còn nhiều người biết đến chúng tôi hơn nữa. Thôi chào các bạn nhé, ông chủ đi làm về rồi, tôi phải làm việc đây.

Quạt là đồ dùng vô cùng gần gũi với người dân. Chiếc quạt đã tạo ra gió làm dịu đi cái nóng của mùa hè đối với con người. Không những thế, nó còn giúp con người ngủ ngon hơn, thoải mái hơn.

Quạt bây giờ có quạt điện và quạt thủ công. Tuy chúng có nhiều đặc điểm khác nhau nhưng đều có công dụng là làm mát. Ngoài ra quạt thủ công còn là đồ vật trang trí trong nhà, biểu diễn nghệ thuật.

Quạt thủ công đã xuất hiện từ rất lâu đời. Bà la sát đã dùng chiếc quạt ba tiêu của mình để quạt Tôn Ngộ Không bay xa tới mười nghìn dặm chỉ một cái vung tay. Ngô Thừa Ân đã nói quá sức mạnh của chiếc quạt. Nhưng thật sự quạt thủ công đã có vai trò rất lớn trong xã hội cũ. Từ vua chúa sử dụng những chiếc quạt làm bằng lông vũ xinh đẹp để tạo sự thoải mái trong giấc ngủ trưa đến các sỉ tử dùng quạt giấy để biểu thị sự nho nhã, có học của mình trước công chúng. Bây giờ, theo tôi được biết, quạt thủ công chủ yếu là quạt giấy và quạt nan. Theo đúng tên gọi của nó, nguyên liệu làm quạt là giấy và nan tre nhỏ, mảnh. Người ta làm quạt theo một hình mẫu nhưng bây giờ có rất nhiều mẫu đẹp như hình rồng, hình phượng...

Hồi nhỏ, tôi đã hòi bà:

Bà ơi, tại sao cái quạt nhà mình lại tự quay được thế?

Tại trong đó có tay thần cháu ạ - Bà tôi cười.

Bây giờ, tôi đã biết tại sao quạt điện lại tự chạy được. Trong quạt có bộ phận được gọi là roto và stato. Khi ta cắm phích điện vào ổ thì có một luồng điện truyền vào roto làm roto quay. Roto gắn với thanh sắt nối với cánh quạt. Vì vậy khi roto quay thì cánh quạt quay và tạo ra gió. Bộ phận chính của quạt là phần quay và phần điều chỉnh. Phần quay chính là stato, roto và cánh quạt. Còn phần điều chỉnh là các nút bấm. Ngoài ra, vỏ và lồng bảo vệ cánh quạt cũng là bộ phận không thể thiếu để làm nên chiếc quạt hoàn chỉnh. Chiếc quạt cóc gắn liền với nhân dân ta nửa cuối thế kỷ XX đã bị đào thải trên thị trường. Giờ đây có vô cùng những sản phẩm quạt điện từ rẻ tiền đến đắt giá. Từ chiếc "để bàn MD" đến "điều khiểu Euro". Từ "Quạt cây ASIA" đến "quạt trần nhỏ xíu mắc màn". Tất cả đều là số ít trong hàng loạt sản phẩm quạt điện ngày nay. Tuy chỉ biết công đoạn dây chuyền để sản xuất quạt điện nhưng tôi vẫn công nhận rằng người phát minh ra động cơ điện là thiên tài.

Giờ đây, công nghệ làm mát hiện đại như máy điều hoà, máy lạnh đã quen thuộc trên thị trường, nhưng những chiếc quạt có lẽ sẽ luôn có "đất dụng võ".

31 tháng 8 2017

Quạt máy nha

Bài làm:

Việt Nam là nước thuộc vùng nhiệt đới, nằm gần đường xích đạo nên không ai phủ nhận việc nước Việt Nam chúng ta có nhiều ngày tiết trời oi bức. Lúc ấy, chúng ta sẽ cần đến một vật dụng mà chúng ta đang sử dụng hằng ngày – quạt máy.

Quạt máy là một thiết bị dẫn động bằng điện được dùng để tạo ra các luồng gió nhằm phục vụ lợi ích cho con người (nhất là giảm sức nóng của cơ thể, hạ nhiệt, giúp con người cảm thấy mát, thoải mái), thông gió, thoát khí, làm mát, hoặc bất kỳ tác động liên quan đến không khí trong môi trường sống. Thành phần chính của quạt máy gồm: động cơ điện, trục động cơ, cánh quạt, công tắc quạt, vỏ quạt. Khi hoạt động, quạt điện gồm các cánh quạt xoay nhanh tạo ra các dòng khí. Các nhà sản xuất thiết kế mỗi quạt điện có nhiều mức độ quay khác nhau từ mức cao nhất đến mức thấp nhất. Nguyên lí hoạt động của quạt điện được tận dụng rất nhiều trong đời thường, chẳng hạn như phong tốc kế (thiết bị đo gió) và tuốc bin gió thường được thiết kế tương tự như quạt điện.

Một trong những người tạo ra quạt máy đầu tiên là Omar-Rajeen Jumala vào năm 1832. Ông gọi phát minh của mình là máy quạt ly tâm, hoạt động giống như máy bơm không khí.Và khi Thomas Alva Edison và Nikola Tesla phát hiện ra nguồn năng lượng điện cho toàn thế giới vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, và từ đó các loại quạt chạy bằng cơ học đã cải tiến thành quạt điện. Giữa năm 1882 đến năm 1886, Tiến sĩ Schuyler Skaats Wheeler đã phát triển thành loại quạt bàn và quạt điện cá nhân. Một công ty động cơ điện ở Mỹ Crocker & Curtis đã mua lại sản phẩm này và đưa vào thị trường cho người sử dụng. Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay.
Quạt máy là thiết bị chống nóng chủ yếu trong mùa hè vì nó đơn giản và ít tốn kém về mặt kinh tế. Nhưng nếu sử dụng máy không hợp lý thì có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ ví dụ như việc ngồi trước quạt lâu, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm theo sự bốc hơi của mồ hôi, dẫn đến bị cảm, đau bụng. Thời gian ngồi quạt mỗi lần khoảng 30 – 60 phút là hợp lý. Khi bật quạt, nên ấn chức năng để quạt quay đi các hướng, không nên để cố định một chỗ. Không nên để quạt thổi với tốc độ cao. Khi nhiệt độ môi trường vượt quá 30oC, nhiệt độ không khí đã gần với nhiệt độ cơ thể, nhiệt năng trong cơ thể người được phát tán chủ yếu nhờ vào sự bốc hơi của mồ hôi. Nếu để quạt thổi quá mạnh, nhiệt độ bề mặt da giảm, lỗ chân lông khép kín, nhiệt độ trong cơ thể không phát tán ra được sẽ làm cho người mệt mỏi, đau nhức lưng. Do vậy, chỉ nên dùng quạt ở tốc độ vừa, tạo ra những luồng gió nhẹ nhàng là được. Đồng thời, chúng ta cũng không nên để quạt thổi quá gần. Không ít người vẫn lầm tưởng khi nóng, càng ngồi gần quạt càng mát, nhưng thực tế nếu ngồi gần quạt quá lâu sẽ càng mệt mỏi. Vì ở phía quạt thổi tới, mồ hôi trên da sẽ bốc nhanh, nhiệt độ giảm xuống, còn phía bên kia mồ hôi bốc hơi chậm khiến cho sự tuần hoàn máu và bài tiết mồ hôi ở hai phía của cơ thể có sự chênh lệch. Lúc này các cơ quan trong cơ thể cần phải được điều chỉnh lại để có sự cân bằng. Khi thời gian kéo dài, sẽ sinh ra mệt mỏi, cảm thấy khó chịu toàn thân. Tốt nhất là để quạt cách cơ thể trên 2 mét.
Hiện nay, trên thị trường, có rất nhiều loại quạt: quạt treo tường, quạt để bàn, quạt đứng, quạt trần, quạt âm trần , quạt âm tường, quạt hút gió, quạt thổi gió,… Có rất nhiều cỡ quạt từ quạt gắn trong máy tính nhỏ xíu đến quạt công nghiệp to đùng. Môtơ chạy quạt cũng rất nhiều loại khác nhau, điện một pha , điện ba pha, công suất từ nhỏ tới lớn.

Một số ứng dụng tiêu biểu nhất bao gồm điều hòa không khí, hệ thống giảm nhiệt độ, tiện ích của con người (như quạt bàn điện), thông gió (như quạt hút thải khí), sàng lọc (như dùng để tách các hạt ngũ cốc), loại bỏ bụi (như máy hút bụi). Con người thường dùng quạt điện để làm khô quần áo, tóc, khăn tắm,… Tính năng vượt trội của quạt điện đã làm cả thế giới phải ngã phục, và có một số đại văn hào, nhà văn đương thời đã trích dẫn quạt điện. Họ ca ngợi các mẫu thiết kế của những chiếc quạt đương thời và có cả một sự thay đổi lớn trong tính an toàn, bảo vệ người sử dụng như chiếc lồng quạt của loại thông gió do nhà thiết kế người Thụy Sĩ Carlo Borer phát minh.

Cái gì cũng có cái hạn của nó. Nếu chúng ta cứ sử dụng nó mà không biết cách bảo quản, nó cũng dần hư đi. Vì vậy, chúng ta cần bảo quản chúng thật tốt bằng cách hoạt động đúng công suất, thời gian sử dụng hợp lí và đem đi bảo trì nếu thấy có trục trặc gì để tránh nguy hiểm (chẳng hạn như cánh quạt bị văng ra) hay tốn công và tiền của để đi sắm cái mới.

Nói tóm lại, quạt máy là một vật dụng rất cần thiết cho đời sống của chúng ta. Nếu ta sử dụng đúng cách, nó sẽ đạt hiểu quả cao, hết công suất. Và nhớ, dùng quạt nhiều quá là cũng không tốt lắm đâu nhé!

4 tháng 10 2017

Dưới thời Gia Tĩnh triều Minh, ông bà Vương Viên ngoại ở Bắc Kinh sinh được 3 người con, hai gái, một trai:

"Một trai con thứ rót lòng,
Vương Quan là chữ nổi dòng nho gia.
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân".

Hai chị em Kiều có nhan sắc "mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười", và đã đến "tuần cập kê".

Mùa xuân năm ấy, 3 chị em đi thanh minh. Lúc ra về khi bóng chiều đã ngả, họ gặp chàng văn nhân Kim Trọng "vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa". Sau cuộc kì ngộ ấy, Kiều và Kim Trọng yêu nhau, hai người thề nguyền "Trăm năm tạc một chữ "đồng" đến xương". Kim Trọng nhận được thư nhà, chàng phải vội về Liêu Dương "hộ tang" chú.

Sau đó, gia đình Kiều gặp tai biến, bị thằng bán tơ vu oan. Cha và em Kiều bị bắt, bị tra tấn dã man. Bọn sai nha, lũ đầu trâu mặt ngựa ập đến đập phá nhà cửa tan hoang, cướp bóc tài sản "sạch sành sanh vét cho đấy túi tham". Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh với giá "vàng ngoài bốn trăm" để đút lót cho bọn quan lại, cứu cha và em. Nàng đã trao duyên cho Thúy Vân. Mã Giám Sinh đưa nàng về Lâm Tri. Kiều biết mình bị đẩy vào lầu xanh bèn rút dao tự vẫn nhưng không chết. Nàng được ma Đạm Tiêm báo mộng là phải đến sông Tiền Đường sau này mới hết kiếp đoạn trường. Mụ Tú Bà dỗ dành Kiều ra ở lầu Ngưng Bích; mụ thuê Sở Khanh đánh lừa Kiều, đưa nàng đi trốn. Kiều bị Tú Bà giăng bẫy, mắc lừa Sở Khanh. Thúy Kiều bị Tú Bà đánh đập, ép nàng phải sống cuộc đời ô nhục. Tại lầu xanh, Kiều gặp Thúc Sinh, một khách làng chơi giàu có. Thúc Sinh chuộc Kiều ra lầu xanh và lấy Kiều làm vợ lẽ. Hoạn Thư, vợ cả Thúc Sinh lập mưu bắt cóc Thúy Kiều đưa về Vô Tích để đánh ghen.

Kiều bỏ trốn, nương tựa cửa chùa Giác Duyên... Kiều lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh, bị đẩy vào lầu xanh lần thứ hai. Từ Hải, khách biên đình tìm đến gặp Kiều. Từ Hải chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, cưới nàng làm vợ "Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng". Một năm sau, Từ Hải đã có 10 vạn tinh binh, rạch đôi sơn hà, lập nên một triều đình "Năm năm hùng cứ một phương hải tần". Kiều báo ân báo oán.

Hồ Tôn Hiến tổng đốc trọng thần "xảo quyệt lập kế" chiêu an. Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, bị giết chết. Hắn bắt Kiều hầu rượu đánh đàn trong bữa tiệc quan. Hắn ép gả Kiều cho viên thổ quan. Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử. Giác Duyên đã cứu sống Kiều và đưa nàng nương nhờ của Phật.

Sau nửa năm về Liêu Dương... . Kim Trọng trở lại Bắc Kinh, tìm đến vườn Thúy. Kim Trọng kết duyên với Thúy Vân. Kim Trọng và Vương Quan thi đỗ, được bổ đi làm quan. Cả gia đình tìm đến sông Tiền Đường lập đàn giải oan cho Kiều. Bất ngờ vãi Giác Duyên đi qua và cho biết Kiều còn sống, đang tu ở chùa.

Kiều gặp lại cha mẹ, hai em và chàng Kim sau 15 năm trời lưu lạc. Trong bữa tiệc đoàn viên, cả nhà ép Kiều phải lấy Kim Trọng, nhưng rồi hai người đã đem tình vợ chồng đổi thành tình bè bạn:

"Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy".

4 tháng 10 2017

Tham khảo :

Thúy Kiều, nhân vật chính trong Truyện Kiều, một cô gái tài sắc vẹn toàn, có tâm hồn cao thượng. Nhận dịp du xuân, nàng gặp Kim Trọng, một thanh niên hào hoa phong nhã. Hai người yêu nhau và cùng nhau thề nguyền thủy chung. Nhưng tai họa bất ngờ ập đến với Kiều. Gia đình bị nạn. Kiều tự nguyện bán mình chuộc cha. Bị bọn Mã Giám Sinh và Tú Bà đưa vào lầu xanh. Kiều định tự tử để thoát khỏi cảnh ô nhục nhưng không được. Sau lần mắc mưu Sở Khanh đi trốn bị bắt lại, bị đánh đập tàn nhẫn, nàng đành chịu tiếp khách. Ít lâu sau, Kiều được Thúc Sinh – một kẻ giàu có say mê nàng, chuộc nàng về làm vợ lẽ. Nhưng chưa được một năm Kiều lại bị Hoạn Thư, vợ cả của Thúc Sinh, bày mưu bắt về hành hạ. Nàng bị bắt làm con ở hầu rượu gãy đàn mua vui cho vợ chồng ả. Khổ nhục quá, Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư nhưng lại lọt vào một lầu xanh khác. Ở đây, nàng gặp Từ Hải và trở thành vợ người anh hùng này. Phất cờ khởi nghĩa, hùng cứ một phương, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Nhưng cũng chẳng bao lâu, Kiều bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến, nàng khuyên Từ Hải ra hàng phục triều đình, Từ Hải bị phản bội và chết đứng. Kiều bị làm nhục và bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, nàng đã tự tử ở sông Tiền Đường nhưng lại được   sư Giác Duyên cứu sống. Kim Trọng và gia đình Thúy Kiều đi tìm. Sau mười lăm năm trời lưu lạc, Kiều trở lại sum họp với gia đình. Nàng từ chối không chắp nối mối duyên xưa cùng Kim Trọng mà họ trở thành bạn bè để giữ tình cảm cho được trong sáng và đẹp đẽ.