K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 2 2018

Quê tôi thuộc đồng bằng chiêm trũng. Cả cái dải đất hẹp miền Trung này, đồi núi đã chiếm hết bốn phần năm diện tích canh tác. Duy chỉ có vùng tôi, thiên nhiên đã dành cho người dân một dải đất đồng bằng thẳng cánh cò bay. Đó chính là vùng đồng bằng thuộc huyện Lệ Thủy.
Nghe cái tên đã thấy ngập những nước là nước rồi. Cứ đến mùa thu và mùa đông thì dường như cánh đồng quê em chỉ là một màu trắng bạc. Nước ngập đến vài tháng. Vụ đông xuân người ta phải sử dụng tối đa các trạm bơm điện để chống úng mới cày, cấy được. Cả năm chỉ làm được hai vụ. Nhưng điều kì lạ là cả hai vụ đông xuân và hè thu đậu đạt năng suất rất cao. Năm nào, cánh đồng cũng nhận được một lượng phù sa khá lớn từ sông Kiến Giang, một nhánh của dòng sông Nhật.

Bây giờ thì trước mắt tôi là một cánh đồng thẳng cánh cò bay. Lúa đang thì con gái của vụ đông xuân trải dài từ chân đường quốc lộ 1A đến chân đường sắt Bắc Nam ven sườn dãy Trường Sơn hung VI. Như vậy, cánh đồng quê tôi có chiều ngang chiếm trọn gần như toàn bộ chiều ngang của Tổ quốc ở cái đoạn thắt lưng này. Mùa xuân, chim én về đây nhiều lắm. Có những thửa ruộng có đến hàng trăm con én chao liệng trên thảm nhung xanh mịn màng ấy.

Phía xa xa, một đàn cò trắng đứng thành một hàng dài trên bờ ruộng. Chúng đứng im phăng phắc, không động đậy. Nhưng chỉ cần một tiếng động nào đó của dân chài lưới khua đuổi cá thì những chấm trắng ấy vội bốc mình lên không trung, dang rộng hai cánh bay thành từng đàn về tận tít trời xa… Đứng ở giữa cánh đồng vào những thời điểm như thế này em mới thấy hết vẻ đẹp của nó. Em cứ ngắm mãi những đợt sóng lúa cứ đuổi nhau đến tận chân trời mà không chán mắt. Sóng lúa cứ nhấp nhô lên xuống cứ ngỡ như một tấm thảm xanh được ai đó tung lên hạ xuống, rũ hết những bụi bẩn rồi trải phẳng lì từ chân trời phía bên này sang chân trời phía bên kia một màu xanh trù phú của hương sắc đồng nội. Người làng tôi đi xa, mỗi lần về quê, không ai, không đứng ngắm đồng lúa quê mình để tìm lại ở đây những kỉ niệm của một thời thơ ấu: đẹp, hồn nhiên và ấm áp tình quê.

Tôi yêu quê tôi lắm, dẫu nó có phải trải qua những trận hồng thủy kinh người hay những cơn cuồng phong dữ dội từ biển Đông thổi tới thì mảnh đất này cũng là nơi quê cha đất tổ, nơi gắn bó máu thịt với tôi.

13 tháng 5 2018

 Con sông Hồng chảy qua quê hương em. Sông chảy giữa những bãi mía, bờ dâu xanh ngắt. Mặt sông thường đó như màu gạch non nên mới mang tên là sông Hồng. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ. Con sông này đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng em. Em và con sông đã trở nên thân thiết.

   Những buổi sáng đẹp trời, con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao! từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xoá cả mặt sông. Những tiếng hò, tiếng hát vang lên. Sông tấp nập những tàu thuyền đi lại như mắc cửi. Hai bên bờ đọng lại những hạt sương trên lá cỏ non như những hạt ngọc bé xíu long lanh… Cỏ còn ướt đẫm sương đêm mà các bà, các chị xã viên đã ra tỉa bắp, hái dâu. Bình minh chan hoà trên mặt sông. Buổi trưa, trẻ em rủ nhau ra vùng vẫy, tắm rửa. Chúng lặn hụp, bơi lội khéo léo như những con cá heo. Sóng ôm chúng vào lòng, ôm lấy những đứa trẻ hồn nhiên, vui tươi và nghịch ngợm. Sông dịu dàng, dễ dãi như một người mẹ đôi với đàn con. Sông vui cười đùa nghịch với chúng em. Những cụ già râu tóc bạc phơ dắt đàn cháu ra sông tắm rửa. Những người mẹ tất bật mang quần áo, chiếu màn ra giặt giũ .Những chiều hè hoặc những buổi tối sáng trăng, em và các bạn em thả thuyền lênh đênh trên mặt sông cất vó, câu cá hoặc nằm trên sạp thuyền hát, ngâm thơ cho bạn nghe. Buổi tối dưới trăng, em và các bạn bơi thuvền ra giữa sông buông chèo mặc cho nó trôi lơ lửng rồi nằm dài ra sạp thuyền ngắm trăng, hóng gió. Sóng vỗ ì oạp vào mạn thuyền như hát cho chúng em nghe, ru cho chúng em ngủ. Gió nồm, trăng sáng, trời nước lênh đênh, sóng nước vỗ vào mạn thuyền oàm oạp. chúng em ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Thuyền lênh đênh trên sông nước, trôi dạt vào bờ dâu, bãi cỏ. Sáng dậy mọi người đều ngơ ngác không hiểu mình lạc vào đâu và bắt đầu chèo thuyền ngược lại về nhà. Dòng sông Hồng êm đềm chảy xuôi. Mọi người đều say sưa ngắm nhìn sông Hồng một cách thích thú. Hai bên sông là những thảm cỏ xanh rờn. Chỗ kia là một chiếc tàu địch bị bắn cháy hồi Pháp thuộc, di tích còn đến ngày nay. Chỗ này là bác Ba xóm ngoài đã cầm mã tấu chém đứt đầu xẻ mặt thằng quan ba của Pháp. Mọi người vừa đi, vừa ngắm chẳng mấy chốc đã về bến.

   Dòng sông này đã kể lại cho em những kỉ niệm êm đềm nhất. Nhớ ngày nào em mới lên ba. Mẹ dắt ra bờ sông tắm, em sợ và hét ầm lên mếu máo khóc. Hồi em học lớp một, em đã để lại cho con sông này một kỉ niệm khó quên. Hồi đó em chưa biết bơi. Các bạn em rủ ra sóng tắm. Chúng em đùa nghịch ớ ngay cạnh bờ chứ khòng dám ra giữa sông. Chiếc nón “tốt đỏ” mà mẹ em mua cho sáng nay chưa có quai, em đội lung liêng trên đầu bị gió thổi trôi ra giữa sông. Em hốt hoảng vội nhào ra nắm lấy. Nhưng không kịp nữa rồi. Nón trôi ra xa lắm không thể nào lấy được nữa. Em không biết bơi nên suýt chìm nghỉm xuống lòng sông. Lũ bạn em đều không biết bơi cả, rối rít định nắm tay nhau dàn thành hàng dài để em nắm vào mà ngoi lên. Vừa lúc ấy thầy giáo em đi qua thấy chỏm tóc em bập bềnh trên mặt sông bèn để cả quần áo nhảy xuống vớt em lên. Thầy nắm lấy chỏm tóc em kéo lên và ôm em bằng tay trái rẽ nước bơi vào bờ. Lên bờ, mặt em nhợt nhạt trắng bệch, bụng no nước. Thấy dốc ngược người em lên rồi làm hô hấp nhân tạo. Một lúc sau em tỉnh dậy, thầy bế em về nhà. Các bạn ai cũng vui mừng cho em và thương em, về đến nhà, bố mẹ em cho em đến trạm xá. Hai ngày sau về và lại ra sông tắm. Dòng sông mát lạnh vỗ về em như là xin lỗi em thì phải. Sông ơi sông! Sông không có lỗi gì đâu. Chính ta mới là người có lỗi đấy sông ạ! Quên làm sao được những buổi đi cào hến, giậm trai ở bờ ven sông. Những ngày ấy còn ghi đậm trong trí nhớ của em.

   Ôi! Dóng sông! Dòng sông cua quê hương, đất nước. Dòng sông đẹp dịu dàng khi những ngày nắng đẹp; dòng sông trắng xoá trong những đợt mưa rào mùa hạ; sông thường hay đỏ ngầu, ầm ầm chảy xiết khi nước lũ tràn về; sông còn đắm mình trong ánh bình minh.

   Em yêu con sông quê hương như yêu người mẹ dịu hiền của em. Ôi! Con sông Hổng. Sông đã bao phen giận dữ nổi sóng nhấn chìm tàu giặc xuống lòng sòng. Sông đã ôm những kỉ niệm, ước mơ của những tâm hồn bé nhỏ.

23 tháng 6 2018

Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong những kí ức về những buổi trưa hè, chốn bố mẹ, rủ nhau ra lũy tre đầu làng chơi. Được cùng nhau bay theo tiếng gọi vi vu của cánh diều với bao hoài bão, ước mộng. Nhưng hình ảnh làm tôi thấy ấn tượng nhất trong tuổi thơ vẫn là con đường từ nhà đến trường.

Con đường đó cách nhà tôi khoảng 2 cây số. Xunh quanh đường là những lũy tre ngà, khẽ nhẹ nhàng đung đưa theo làn gió thoảng qua. Xua tan đi bao sự nóng nực, oi bức của mùa hè, trong lòng tôi lại cảm thấy vui vẻ, yêu đời hơn cả. Tuy con đường chưa được đổ nhựa, nhưng con đường đất đó vẫn rất mịn, thấm đẫm tình đồng quê Việt Nam. Con đường chạy vắt ngang qua cánh đồng, thẳng cánh cò bay. Cứ mỗi lần đi qua, tôi lại thấy được đồng quê mình tươi đẹp, mênh mông, rông lớn biết bao. Những cánh đồng lúa chín trải dài đến vô tận. Tiếng nói cười của các bác nông dân, tiếng trâu bò gọi nhau làm cho con đường trở nên nhộn nhịp, đầy sức sống. Ngày ngày, dù ngày nắng hay mưa thì tôi vẫn gắn bó với con đường này để đi học. Nó là nơi lưu giữ những bước chân đầu tiên của tôi từ khi mới cắp sách đến trường. Nhớ ngày đầu tiên khai giảng chuẩn bị vào lớp một, tôi đã được mẹ dắt đi đến trường. Bao cô cậu học trò khác cũng như tôi đều bẽn lẽn, hổ thẹn, núp sau lưng mẹ khi đi đến trường. Mẹ đã vỗ về, an ủi tôi khiền sự sợ hãi trong tôi vơi hẳn đi. Mẹ chính là người dẫn lối soi sáng những con đường đầu tiên cho tôi từ khi tôi mới bước vào đời. Tôi yêu mẹ nhiều lắm, yêu con đường đất nhỏ, thân thuộc này. Nó là người bạn tri ân tri kỉ của tôi, giúp tôi có thêm động lực để bước tiếp trên con đường mà mình đã chọn. Đã bao lần tôi vấp ngã, nhưng mẹ và con đường đó đã đỡ tôi lên, động viên, an ủi tôi. 

Con đường từ nhà đến trường đã gắn bó cùng tôi suốt những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường. Dù cho thời gian có làm phai mờ đi tất cả, nhưng hình ảnh về con đường sẽ mãi in đậm trong trí tôi, sẽ mãi là nguồn động lực vô tận giúp tôi bước đi tiếp. Con đường- người bạn của tuổi thơ tôi.

1 tháng 10 2021

TL:

Đề 1:Tả cảnh một buổi sáng(hoặc trưa,chiều)trong một vườn cây(hay trong công viên,trên đường phố,trên cánh đồng,nương rẫy

Em đang say giấc ngủ, bỗng lắng nghe tiếng chim hót véo von, trong trẻo từ khu vườn vọng lại. Đôi mắt mở to, em bật dậy và chạy nhanh ra vườn, sung sướng hít thở không khí trong lành của buổi bình minh.

Lúc này, ông mặt trời dường như cũng vừa tỉnh dậy, đang chiếu những tia nắng ấm áp đầu tiên xuống. Trên những cành cây kẽ lá vẫn lấp lánh màn sương. Trên tấm thảm xanh trải đầy màu sắc, rực rỡ nhất là một bông hồng nhung đang hé nở. Hoa hồng đỏ rực rỡ như muốn ganh đua với sắc đỏ của ánh mặt trời. Ong bay vòng quanh để lấy phấn hoa và lấy mật.

Bên cạnh khóm hồng nhung đỏ thắm là những bông cúc vàng tươi vươn mình khoe sắc. Màu vàng của cúc làm cho cái nắng mùa thu thêm ngọt ngào như rót mật. Chẳng kém phần rực rỡ, những cụm hoa cẩm chướng cũng xinh đẹp vô cùng. Những cánh hoa vàng cam, hồng tím mỏng manh như tia nắng mặt trời. Giữa vườn là bụi chuối. Mấy cây chuối mẹ, chuối con đứng quây quần ở giữa vườn. Lá chuối to, xoè ra bốn phía, lá non cuộn tròn, dựng đứng lên như cuộn giấy.

Phía bên trái và bên phải góc vườn là hai hàng cau thẳng tắp. Đó là thành quả của ông bà nội em trồng sau khi mang giống từ miền Nam trong một chuyến du lịch. Hương cau thoang thoảng thật dễ chịu. Mỗi năm, cau ra vài vụ quả, không những đủ để bà ăn trầu, mà còn trở thành món quà để bà biếu những cụ già bên hàng xóm. Hai hàng cau làm thành tổ ấm cho những loài chim về trú ngụ. Chim véo von làm cho khu vườn thêm náo nhiệt.

Phía cuối vườn là mấy chậu mười giờ. Sáng sớm nên những bông hoa vẫn còn say ngủ, chưa kịp tỉnh giấc mà khoe sắc. Thế nhưng, dáng mảnh khảnh của cây hoa dự báo thòi gian này vẫn duyên dáng và đáng yêu đến lạ. Tiếp đến là cây khế ngọt với chùm rễ sum suê, khoác lên mình chiếc áo xanh mướt. Hoa khế nhỏ li ti, tim tím đang e ấp nấp sau đám lá như e thẹn. Những chú bướm đầy màu sắc bay về quyến rũ các nàng hoa xinh đẹp, làm khu vườn tràn ngập hương sắc.

Khắp cả vườn, đâu đâu cũng thấy hương thơm, nhẹ nhàng mà dễ chịu. Chị gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Lòng khoan khoái, em càng thêm yêu khu vườn và tự hứa sẽ dành thòi gian chăm sóc những người bạn nhỏ này nhiều hơn nữa.

~HT~

1 tháng 10 2021

Dàn ý tả một cơn mưa

I. Mở bài

  • Giới thiệu cơn mưa.
  • Cơn mưa diễn ra ở đâu? (Ở xóm em; ở trường em; ở ngoại ô thành phố; ở quê nội; ở quê ngoại…).
  • Diễn ra vào thời gian nào? (Sáng sớm; xế trưa; xế chiều...).
  • Cơn mưa đến như thế nào? (Rất nhanh; bất chợt....).

II. Thân bài

a. Tả cảnh trước khi mưa (Chuyển mưa)

  • Bầu trời thế nào?
  • Mây (Từ đâu kéo về ùn ùn, xám xịt đen kín cả bầu trời; từng đám nhỏ kết thành mảng lớn che kín cả bầu trời …).
  • Gió (Thổi ào ào, mỗi lúc một mạnh, bụi tung mù mịt cả con đường, trên cao cành cây nghiêng ngả, lá bay rơi rụng lả tả khắp mặt đường).
  • Cảnh đường phố...
  • Nhộn nhịp hẳn lên, không khí khẩn trương, vội vã. Mọi người và xe cộ vội vàng, chen lấn để tránh cơn mưa sắp đến. Tiếng còi xe “pin, pin”, tiếng gọi nhau í ới…

b. Tả cảnh trời mưa

  • Mưa bắt đầu rơi, vài giọt mưa lắc rắc, mưa nặng hạt dần, rơi lộp bộp trên mái nhà. Giọt ngả, giọt xiên, lao xuống, xiên xuống, tạo thành một làn sương dày đặc, trắng xóa Mưa càng ngày càng lớn dần, xối xả như trời có bao nhiêu nước trút hết xuống. Không khí mát lạnh…
  • Mọi người và xe cộ dừng hẳn lại, núp vào hai bên đường dưới mái hiên nhà. Đường phố vắng tanh, lâu lâu có vài chiếc ô tô hoặc xe máy chạy vụt qua thật nhanh làm nước văng tung toé…

c. Tả cảnh mưa tạnh

  • Sau khoảng một giờ, mưa tạnh dần. Vòm trời xanh biếc, những tia nắng vàng hắt xuống.
  • Cây cối hai bên đường ướt đẫm, bừng tỉnh sau trận mưa dài. Cây cối xanh tươi như vừa được tắm gội xong.
  • Ở chân trời cầu vồng đủ màu sắc rất đẹp.
  • Mọi người túa ra đường hòa vào dòng xe cộ đông đúc. Đường phố trở lại tấp nập.

III. Kết bài

  • Cảm nghĩ của em về cơn mưa.

Tả một cơn mưa

Bài làm 1

Nghe bài đọc 1: 

Mẹ thường bảo em trời mưa hay nắng đều có ích cho cây cối, mọi sinh vật trên đời. Riêng em, em lại thích những cơn mưa vì lúc đó em có thể ngồi bên cửa sổ để ngắm nhìn cảnh vật. Một buổi trưa nọ, trời đang nắng bỗng có đám mây đen kéo đến che kín bầu trời, tiếng sấm chớp vang lên. Em thích thú reo lên: “A! Mưa rồi!”

Cơn mưa đến bất chợt như một đứa trẻ chơi trò trốn tìm. Bầu trời trước đó rất trong xanh, nắng cũng vàng rực, em đang ngồi làm bài bên cạnh khung cửa sổ. Vậy mà chỉ một lát sau bầu trời đã tối sầm, u ám. Cơn gió mang hơi nước lành lạnh thổi đến khiến cả căn phòng em mát mẻ hơn. Chú mèo mun đang nằm cuộn tròn ngoài gốc cây nghe tiếng sấm hốt hoảng nhảy qua khung cửa sổ, sà vào lòng em. Những chú chim trên cành lúc nãy còn hát véo von giờ đã bay về tổ. Em thấy thương tổ chim sâu nhỏ dưới tán lá me, biết mẹ chúng có về kịp trời mưa không. Gió mỗi lúc một mạnh hơn và lạnh buốt mang theo những hạt mưa rào. Rồi mưa mỗi lúc nặng hạt, mưa trắng xóa khung cảnh phía trước. Ngoài đường những chiếc xe chạy thật nhanh để tìm chỗ trú. Các cô chú đi đường mặc vội áo mưa. Cơn mưa hơn nên con đường chẳng còn bóng xe nào qua lại. Chú gà trống ham chơi nên không tìm chỗ nấp, chú ướt lướt thướt kêu chim chíp tìm mẹ. Em cầm dù chạy ra gốc cây lấy lá che cho chú khỏi ướt. Trong tổ chim sâu, chim mẹ đã về kịp trời mưa để giữ ấm cho con. Em vui sướng như được chính mẹ mình ủ ấm.

Mưa rơi lộp bộp mái nhà, chảy thành dòng xuống máng hứng nước của ba. Những cành cây cam, cây khế xòe rộng ra để hứng những dòng nước mát lành. Luống rau muống của mẹ trồng cười hả hê thích thú. Chỉ có những nụ hoa mười giờ là cụp mặt xuống buồn rầu.

Một lát sau mưa tạnh, mưa tạnh nhanh bất chợt như khi đến. Chỉ còn gió ở lại cuốn những đám mây đen đi mất như người nghệ sĩ vén bức màn sân khấu. Ánh mặt trời dần hiện ra chiếu những tia nắng ấm áp khắp mọi nơi. Mọi người vui vẻ tiếp tục đi trên đường. Chú gà con tìm được mẹ nên kêu chim chíp vui mừng. Cây cối rung rinh theo cơn gió như cảm ơn cơn mưa đến đúng lúc. Sau cơn mưa bầu trời trong xanh trở lại, em ngước mắt nhìn qua khung cửa sổ chợt thấy chiếc cầu vồng thật đẹp. Chiếc cầu vồng bắc ngang bầu trời như chiếc cầu vô tận của thiên nhiên.

Em thích những cơn mưa bất chợt như thế, mưa làm sạch sẽ đường phố, khiến cây tươi tốt hơn. Không chỉ thế mưa còn gợi cho em nhiều kỉ niệm đẹp về tuổi thơ tắm mưa cùng các bạn.

17 tháng 10 2018

(Dàn ý chi tiết tả dòng sông quê em)

1.   Mở bài: Dòng sông em định tả ở đâu, tên gì? (Sông Dinh, thị xã Ninh Hòa).

2.   Thân bài:

a.   Tả cảnh bao quát: (giới thiệu sơ lược).

-     Sông Dinh chảy qua thị xã Ninh Hoà. Chính từ bãi sông màu mỡ này mà huyện Ninh Hoà xưa kia phát triển thành thị xã ngày nay.

-   Toàn cảnh hai bên bờ sông là nhà của cư dân các xã và thị xã. Hai bên bờ lô nhô những rặng dừa xanh mát.

b.   Tả cảnh chi tiết:

-     Sáng sớm: nước sông trong trẻo, có thể nhìn thấy hòn cuội ở ven bờ.

-     Trưa: nước sông có màu đục nhờnhờ, một vài thuyền câu cá giăng lưới (nông dân bắt cá đểcải thiện bữa ăn). Nước triều cao, mặt sông nhấp nháy ánh mặt trời.

-     Chiều tà: mặt nước sông nhuộm màu vàng đất pha lẫn ánh vàng le lói của mặt trời sắp lặn.

-     Hai bên bờ sông: nhà cửa lô nhô, thỉnh thoảng có một bến nước để bà con lấy nước, một vài chị phụ nữ giặt quần áo, một hai chiếc xe bò kéo lấy cát ở bãi sông.

-     Chiều tắt nắng, nước triều rút mạnh, đàn cò từ đâu bay đến, chúng đậu ở doi cát, đi lững thững bắt tép tôm.

-     Sông đẹp nhất vào độ trưa, khi ánh nắng làm đẹp rặng dừa hai bên bờ và dòng sông óng ánh như có bạc.

c.   Nêu ích lợi của con sông:

-     Con sông đem lại khí hậu mát mẻ cho quê em.

-     Con sông là nguồn nước để tưới cho đồng ruộng, nuôi trồng thuỷ sản vùng nước ngọt.

3.   Kết luận:

-     Nêu tình cảm, suy nghĩ của em về dòng sông quê hương.

-     Em làm gì đểgiữ gìn cho con sông mãi đẹp và trong lành? (Bảo vệ môi trường sạch đẹp, tuyên truyền đểngười dân chung sức giữ gìn bãi sông, nước được sạch.)

17 tháng 10 2018

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:

- Con sông Sài Gòn quê em hiền hòa dang tay ôm thành phố vào lòng.

- Con sông này gắn bó với tuổi thơ em.

2. Thân bài: Tả dòng sông.

a) Buổi sớm:

- Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.

- Bãi mía bên kia sông xanh mờ mờ.

- Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.

- Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang.

- Tiếng mái chèo khua nước lao xao.

- Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh biếc mang phù sa cuồn cuộn trôi xuôi theo dòng nước.

- Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ.

- Khi có gió nhẹ thổi qua, mặt nước sông nhấp nhô gợn sóng.

- Hoạt động trên bến đò tấp nập, nhộn nhịp.

b) Buổi chiều:

- Người lớn, trẻ con ùa xuống sông tắm mát.

- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.

- Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ xuống dòng sông.

- Chim chóc nô đùa, vỗ cánh hót vang.

- Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:

- Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm.

- Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương.

          Hok tốt

1. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về biển mà em định miêu tả

+ Biển này có tên gì? Ở đâu?

+ Em có dịp đến đây và quan sát khi nào?

“Rừng vàng, biển bạc” Biển là tài nguyên tạo ra của cải, biển mang đến cho con người những giá trị lợi ích cao. Bố mẹ muốn em có hiểu biết sâu rộng về biển nên dịp hè vừa qua em đã du lịch đến biển Nha Trang. Qua chuyến du lịch, em đã có những cảm xúc và ấn tượng khó quên về nơi đây.

2. Thân bài

1. Miêu tả cảnh biển

Miêu tả biển theo trình tự từ xa tới gần:

  • Bầu trời: trong xanh, từng đám mây trắng lẻ loi trôi trên bầu trời; có những đám mây xen lẫn nhau tạo nên hình thù đặc sắc, ngộ nghĩnh.
  • Mặt trời: đỏ rực, tròn trĩnh như quả bóng ai “sút” lên đó mà quên không lấy xuống.
  • Mặt nước: biển trong xanh, nhìn được tận dưới nước có những hòn sỏi nhiều màu sắc.
  • Sóng biển: từng đợt sóng vỗ trắng xóa cả một vùng biển, vỗ ầm ầm vào những con thuyền đang “nghỉ chân” trên bờ biển.
  • Bãi cát vàng óng ánh, trải dài như đến tận chân trời và bao bọc trọn vùng biển tươi đẹp này.

2. Hoạt động của con người

  • Xa xa ngoài khơi, nhiều con thuyền tấp nập trở về đất liền sau chuyến đánh cá dài ngày. Khi họ cập bến vào bờ, trên khuôn mặt họ thể hiện rõ vẻ vui mừng thay vì vẻ mệt mỏi sau những đêm dài lênh đênh trên biển vì khoang tàu chứa đầy ắp “thành quả” nào là các loại cá, các loại cua,… vô vàn các loại hải sản.
  • Mặt trời dần lên một cao hơn quá đỉnh núi, người người tấp nập ra biển dạo chơi sau một đêm dài nghỉ ngơi. Với những hoạt động khiến bờ biển thêm nhộn nhịp như đi dạo, nô đùa với cát (xây những lâu đài cát, đắp cát lên người), tắm biển,… hay đi chợ ngay trên bờ biển để mua những đồ hải sản tươi sống vừa được đem về từ những chuyến đánh bắt ngoài khơi xa.
  • Khung cảnh biển càng trở nên náo nhiệt, rộn rã hơn so với khi biển chìm trong màn đêm.
  • Cảnh vật như bừng tỉnh dậy, tràn đầy sức sống mới sau một đêm dài nghỉ ngơi.
  • Một số người thưởng thức luôn hải sản được nhà hàng chế biến ngay trên bờ biển. Một cảm giác thật thích thú!

3. Kết bài

  • Nêu nhận xét về biển
  • Nêu cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về vùng biển…
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát: Con sông Sài Gòn quê em hiền hòa dang tay ôm thành phố vào lòng. Con sông này gắn bó với tuổi thơ em. 2. Thân bài: Tả dòng sông. a) Buổi sớm: Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương. Bãi mía bên kia sông xanh mờ mờ. Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm. Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang. Tiếng mái chèo khua nước lao xao. Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh biếc mang phù sa cuồn cuộn trôi xuôi theo dòng nước. Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ. Khi có gió nhẹ thổi qua, mặt nước sông nhấp nhô gợn sóng. Hoạt động trên bến đò tấp nập, nhộn nhịp. b) Buổi chiều: Người lớn, trẻ con ùa xuống sông tắm mát. Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng. Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ xuống dòng sông. Chim chóc nô đùa, vỗ cánh hót vang. Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng. 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em: Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm. Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương.
23 tháng 11 2018

a. Mở bài : Giới thiệu bao quát mặt hồ.

- Thăm quan công viên Văn hòa Đầm Sen, không thể bỏ nét đẹp rất riêng của hồ nước ở đây.

b. Thân bài : Tả từng cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

- Hồ nước khá rộng, hình bầu dục, từ khu vực cho mướn thuyền ngắm nhìn mặt hồ thật là thích.

- Buổi sáng khi những đoàn khách thăm quan còn thưa thớt, mặt hồ trong veo tựa tấm gương lớn, từng đám mây lững lờ trôi trên mặt hồ, cây cối xung quanh cũng nghiêng mình soi bóng.

- Đến trưa, mặt hồ loang loáng phản chiếu ánh nắng gay gắt, từng cơn gió thổi qua mặt hồ đem theo hơi nước làm dịu bớt cái nóng oi bức, cành lá xào xạc gọi mời gió đến.

- Chiều đến, lượng khách vui chơi trên hồ đông nhất, thuyền không đủ cho khách thuê.

- Những thuyền dọc ngang trên hồ, bánh quay quạt nước tòm tõm tạo nên những vòng tròn sóng, vỗ nhẹ vào bờ, tiếng nói, tiếng cười đùa vui vẻ văng vẳng khắp hồ.

- Khi mặt trời sắp khuất sau các hàng cây, người chơi thuyền cũng vơi bớt, ánh hoàng hôn hắt lên mặt hồ, hồ lấp lánh như được dát lên một lớp vàng.

- Ánh nắng tắt hản, trò chơi đạp thuyền trên hồ chấm dứt, mặt hồ trở lại vẻ phẳng lặng, yên tĩnh.

- Gió đùa, những gợn sóng lăn tăn nổi lên, mặt hồ lấp lánh ánh bạc.

c. Kết bài :

- Ngắm nhìn hồ nước thật thích.

- Hồ như một máy điều hòa không khí, đem lại sự mát mẻ dễ chịu cho cả công viên.

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát: Con sông Sài Gòn quê em hiền hòa dang tay ôm thành phố vào lòng. Con sông này gắn bó với tuổi thơ em. 2. Thân bài: Tả dòng sông. a) Buổi sớm: Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương. Bãi mía bên kia sông xanh mờ mờ. Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm. Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang. Tiếng mái chèo khua nước lao xao. Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh biếc mang phù sa cuồn cuộn trôi xuôi theo dòng nước. Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ. Khi có gió nhẹ thổi qua, mặt nước sông nhấp nhô gợn sóng. Hoạt động trên bến đò tấp nập, nhộn nhịp. b) Buổi chiều: Người lớn, trẻ con ùa xuống sông tắm mát. Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng. Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ xuống dòng sông. Chim chóc nô đùa, vỗ cánh hót vang. Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng. 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em: Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm. Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương.
15 tháng 5 2017

1. Mở bài : Giới thiệu cảnh đẹp

- Con sông mà em định tả tên gì ? Ở đâu (con sông Tiền nơi phà Rạch Miễu)

- Tại sao em lại chọn tả dòng sông ấy ? (đó là con sông quê ngoại, có nhiều kỉ niệm gắn bó với em)

2. Thân bài :

- Tả dòng sông

a) Buổi sáng

- Mặt sông phẳng lặng, lục bình trôi dập dềnh, thỉnh thoảng có vài con thuyền chạy qua, vài chiếc xà lan chở hàng hóa khuấy động dòng nước. Nước đục nhờ nhờ, nhấp nhô sóng.

- Hai bên bờ sông là dừa nước, thấp thoáng vài nóc nhà.

- Từng chuyến phà lớn chở hàng hóa, người và xe cộ. Từ sáng sớm, đã đông đúc, tấp nập.

- Nắng lên, mặt nước lấp lánh, nước sông đỏ đậm phù sa, cuồn cuộn chảy. Sóng đánh vào mạn phà, thuyền.

b) Buổi chiều

- Thủy triều xuống, nước sông cạn hơn.

- Lòng sông hẹp lại.

- Thuyền bè đi lại vẫn tấp nập.

- Trong ánh hoàng hôn, sóng nước sóng sánh nhuộm sắc vàng, trông thật đẹp.

3. Kết luận :

- Sông đầy gắn bó vì đó là quê ngoại thân yêu.

- Con sông làm nên vẻ đep cho quê hương.

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát: Con sông Sài Gòn quê em hiền hòa dang tay ôm thành phố vào lòng. Con sông này gắn bó với tuổi thơ em. 2. Thân bài: Tả dòng sông. a) Buổi sớm: Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương. Bãi mía bên kia sông xanh mờ mờ. Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm. Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang. Tiếng mái chèo khua nước lao xao. Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh biếc mang phù sa cuồn cuộn trôi xuôi theo dòng nước. Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ. Khi có gió nhẹ thổi qua, mặt nước sông nhấp nhô gợn sóng. Hoạt động trên bến đò tấp nập, nhộn nhịp. b) Buổi chiều: Người lớn, trẻ con ùa xuống sông tắm mát. Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng. Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ xuống dòng sông. Chim chóc nô đùa, vỗ cánh hót vang. Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng. 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em: Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm. Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương.

Hè vừa qua, ông em từ quê lên chơi đã tìm kiếm những mảnh gỗ dư từ hồi làm nhà, đóng cho em một chiếc bàn học thay cho chiếc bàn nhỏ mẹ mua từ ngày em học mẫu giáo.

Đó là một chiếc bàn rất xinh xắn. Mặc dù được đóng bằng ỗ tạp ghép lại nhưng ông em đã bào nhẵn bóng và đánh vecni nên trong chẳng khác gì những chiếc bàn được bày bán trong các cửa hang.

Mặt bàn hình chữ nhật, dài một mết, rộng nửa mét, được em trang trí thêm nhưng hình ảnh rất ngộ nghĩnh nhu chú thỏ bông, chú vịt Đô nan và nhiều quả bóng bay, làm cho mặt bàn sáng hẳn lên. Chiếc bàn có bốn chân, vừa tầm với em. Ghế là một bang gỗ dài cũng có bốn chân và chỗ dựa lưng, trong rất xinh xắn và gọn. Mặt bàn hơ thoai thoải, có thể mở lên được vì nó gắn với phần cố định bởi hai tấm bản lề bằng sắt. Hộc bàn được ngăn đôi. Bên trái, em đựng sách giáo khoa, tập vở; bên phải em đựng đồ dùng học tập như bút, thước, bảng con và các đồ dùng cá nhân khác. Thật là tiện lợi! Dưới chân bàn, ông đóng thêm hai thanh gỗ dài để em gác chân khi ngồi học và để giữ cho bàn thăng bằng, chắc chắn thêm.

Bàn học của em được kê ngay bên cửa sổ, nhìn ra khoảng sân nhỏ có một cái ghế. Nhiều khi, ông mặt trời chiếu những tia nắng ám áp xuyên qua kẽ lá, luồn qua song cửa sổ và đậu trên mặt bàn. Có chiếc bàn học như vậy nên góc học tập của em thú vị biết bao!

Hằng ngày khi ngồi vào bàn học, hình như có tiếng thì thầm: “Chúc cô bé học giỏi”. Để đáp lại “long mong muốn” của người bạn thân thiết này, em đã có nhiều điểm mười dỏ chói trên bảng vở.

Bàn là vật kỉ niệm của ông em, nên em quý nó lắm. Em thường lau chùi sạch sẽ và giữ cho nó không bị một vết bẩn, một vết xước nào. Chắc bàn sẽ không đến nổi “tủi thân” khi tự kể về đời mình.

6 tháng 2 2018

Bộ xa-lông bằng gỗ lát hoa để ở phòng khách là kỉ vật của ông nội. Ngày ông về hưu, Bộ Tư lệnh Quân đoàn II đã tặng ông bộ xa-lông này. Ông nội về hưu được 16 năm thì qua đời trong nỗi buồn xót thương của con cháu. Tính đến nay, ông mất đã bốn năm. Bộ xa-lông đã bóng lên màu nâu thẫm, màu thời gian 20 năm có lẻ.

 Nhà bố mẹ em ở là ngôi nhà cổ 5 gian lợp ngói do ông bà để lại. Cho đến nay, bộ xa-lông vẫn là thứ có giá trị nhất trong gia đình, ở gian giữa bày bàn thờ ông bà và kê bộ xa-lông. Mặt bàn lại được úp lên một tấm kính màu rất dày để tránh xước và dễ lau chùi. Bốn chiếc ghế đường bệ, kiểu dáng rất đẹp, nặng phải đến hai người mới xê dịch dược. Chiếc ghế bên trái ngoài cùng là nơi ông ngồi đọc báo, uống trà và tiếp khách. Ông không biết hút thuốc lào, thuốc lá. Trên bàn chỉ bày biện một bộ ấm trà loại quần ẩm và sáu chiếc chén xếp ngay ngắn trên chiếc đĩa to men xanh.

Em vẫn nhớ như in hình ảnh ông ngồi pha trà, uống trà mỗi sáng khi con cháu đang mơ màng ngủ. Mái tóc bạc phơ, ông tựa lưng vào ghế, trông gương mặt phúc hậu của ông thật đẹp. Nơi ông ngồi ngày xưa thì bây giờ bố em vẫn thường ngồi. Nhiều lúc, bố ngồi lặng lẽ ngắm lên bàn thờ, đăm chiêu nhìn chân dung ông bà, và ba tấm Huân chương cao quý của ông để lại lồng trong khung kính. Đến ngày giỗ ông, năm nào bố em cũng pha một ấm trà, loại chè móc câu Thái Nguyên mà ngày xưa ông thích uống, đặt lên xa-lông. Bố trịnh trọng rót trà vào sáu chiếc chén, rồi lầm rầm khấn trong làn khói trầm quyện đưa hương.

Ngày nào bố cũng lau chùi bộ xa-lông một, hai lần. Bô mẹ đã bàn: sang năm anh Ngọc tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ lát gạch hoa nền nhà và thuê thợ đánh véc-ni lại bộ xa-lông cho đẹp.

Với ông thì bộ xa-lông là tình đồng đội, tình chiến đấu. Mỗi lần có cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cũ về thăm ông, bộ xa-lông là nơi hội tụ của bao tình đồng chí, tình đồng đội vô cùng thắm thiết. Còn với con cháu hiện nay và sau này, bộ xa-lông là kỉ vật thiêng liêng của người cha, người ông kính yêu để lại. Mỗi lần được bố sai đi rửa ấm chén, lúc đặt lên mặt bàn xa-lông em lại bồi hồi tưởng như thấy ông đang ngồi trầm ngâm uống trà mỗi sáng, mỗi chiều.

Năm tháng đã trôi qua, nhưng mái nhà êm ấm của gia đình em vẫn lưu giữ bao kỉ niệm sâu nặng ân tình của ông bà nội. Mảnh vườn nhỏ xinh xắn trồng rau, mấy chậu hoa, góc sân lát gạch, cái bể đựng nước mưa,… và bộ xa- lông bằng gỗ lát hoa này như tiếng nói của gia tiên vọng về trong tâm hồn con cháu mỗi sáng, mỗi chiều, nhất là trong những ngày giỗ Tết.