Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những nét chung trong hai đoạn thơ: (0,75 điểm)
- Cả hai đoạn thơ đều thể hiện hình tượng người lính hào hùng, hào hoa:(0,5 điểm)
+ Họ chiến đấu trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thiếu thốn, nghiệt ngã của chiến tranh, có chung dòng máu yêu nước, dũng cảm, kiên cường trước mọi nguy nan.
+ Họ luôn lạc quan, yêu đời, lãng mạn và gắn bó trong tình đồng chí đồng đội
=> Viết về đề tài người lính ở hai thời điểm khác nhau nhưng cả hai nhà thơ đều gặp nhau ở cách thể hiện đó là bút pháp hiện thực kết hợp bút pháp lãng mạn. (0,25 điểm)
3. Những nét đặc sắc riêng trong mỗi đoạn thơ
3.1. Vẻ đẹp của đoạn thơ trong Đồng chí (1,25 điểm)
- Đoạn thơ là bức tranh tuyệt đẹp về tình đồng chí với hình ảnh của chiến trường, thiên nhiên, người lính với tâm hồn và tinh thần cao đẹp. (0,25điểm)
- Hình ảnh người lính trên nền hiện thực “rừng hoang sương muối” với cái lạnh thấu xương nhưng vẫn kề vai sát cánh bên nhau tạo nên tư thế vững chãi, hiên ngang. (0,25 điểm)
- Hình ảnh “vầng trăng” tạo nên chất lãng mạn. Hình ảnh người lính, cây súng, vầng trăng hòa quyện vào nhau tạo nên hình ảnh thơ đẹp đẽ, thơ mộng “đầu súng trăng treo”. Đó là tình đồng đội cao đẹp, tâm hồn lãng mạn, yêu đời, lạc quan của người lính. (0,5 điểm)
- Nghệ thuật: ngôn ngữ bình dị, hình ảnh gợi cảm, cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng, bút pháp tài hoa (0,25điểm)
3.2. Vẻ đẹp của đoạn thơ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính (1,25 điểm)
- Đoạn thơ là hình ảnh đẹp về người lính lái xe Trường Sơn thời kháng chiến chống Mỹ trong những giây phút nghỉ ngơi với tình cảm thân tình, gắn bó.(0,25điểm)
- Những hình ảnh của hiện thực chiến tranh bom đạn khốc liệt “chiếc xe từ trong bom rơi”, “cửa kính vỡ rồi” càng làm nổi bật những con người coi thường gian khổ với niềm lạc quan. (0,25điểm)
- Tâm hồn trẻ trung, chan hòa trong tình đồng chí đồng đội thắm thiêt bình dị “hộp thành tiểu đội”, “gặp bạn bè suốt dọc đường”, “bắt tay”... Đây là những hình ảnh thú vị bộc lộ sự hồn nhiên vô tư- một nét rất riêng của người lính thời chống Mỹ. (0,5điểm)
Nghệ thuật: Ngôn ngữ giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn, hình ảnh độc đáo. (0,25điểm)
4. Đánh giá chung: (0,25 điểm)
- Đây là những câu thơ hay, giản dị, xúc động thể hiện chân thực hiện thực chiến tranh khốc liệt và tâm hồn cao đẹp của người lính – những nhân vật trung tâm của thời đại.
- Suy nghĩ về vẻ đẹp thế hệ cha anh và liên hệ bản thân.
câu thơ này đã làm toát lên vẻ đẹp chung của cả bài thơ.
Cả bài thơ Đồng chí đã ngợi ca vẻ đẹp bình dị, mộc mạc mà cao cả của anh bộ đội Cụ Hồ và tình đồng chí, đồng đội hết sức thắm thiết, cảm động, chân thành, thiêng liêng, bất tử.
Ở bài thơ Đồng chí, tình đồng chí, đồng đội được khơi nguồn sâu xa và nảy nở từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân đói nghèo, cực khổ. Từ đó, họ thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ với nhau mọi niềm vui, nỗi buồn, mọi thiếu thốn, gian lao, ốm đau, hoạn nạn của đời lính:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Với ba câu thơ cuối cùng, chúng ta thấy nhà thơ Chính Hữu đã vẽ lên một bức tranh rất đẹp và trữ tình về những người chiến sĩ. Vào hoàn cảnh đêm về, giữa rừng hoang, có sương muối, những người lính phải thao thức trong cảnh khắc nghiệt để chờ giặc. Chúng ta biết rằng, đêm là khoảng thời gian mọi người thường ngon giấc sau một ngày lao động mệt nhọc. Nhưng trong những chuỗi ngày dài kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc biệt là những năm 1946, 1947, 1948, 1949, lực lượng quân sự của ta nếu so sánh với quân Pháp thì phần mạnh không thuộc về ta. Vì vậy, các anh bộ đội Cụ Hồ thường phải lợi dụng lúc màn đêm bao phủ để hành quân và tìm cách tiêu diệt giặc theo phương thức tấn công bất ngờ, chớp nhoáng rồi lui về vị trí phòng thủ. Do đó, bộ phận chỉ huy phải chọn địa bàn chiến đấu ở những nơi rừng hoang, địa hình địa vật có lợi cho ta mà bất lợi cho giặc. Giữa khu rừng mùa đông ở Việt Bắc, nhiều đêm xuất hiện sương muối. Sương muối là sương giá đọng thành những hạt nhỏ trắng xóa như muối trên cậy cỏ hay mặt đất. Ở miền Bắc nước ta nói chung và ở Việt Bắc nói riêng, về mùa đông, những ngày có sương muối trời rất lạnh. “Sương muối làm buốt tê da như những mũi kim châm và đến lúc nào đó bàn chân tê cứng đến mất cảm giác” (Chính Hữu). Vậy mà các anh chiến sĩ vẫn đứng đó giữa gió sương lạnh lẽo, không một chút than van.
Nhưng trong những phút giây mỏi mòn chờ đợi giặc tới, trước mắt các anh bộ đội bỗng hiện lên một khung cảnh đẹp kì diệu và thi vị: một vầng trăng lửng lơ giữa bầu trời. Tại thời điểm này, trên bức tranh thơ tráng lệ có ba nhân vật: khẩu súng, người chiến sĩ vệ quốc và vầng trăng.
Mặt khác, ở ba câu thơ cuối cùng, chúng ta thấy nhà thơ Chính Hữu đã diễn tả sâu sắc vẻ đẹp của tâm hồn người chiến sĩ. Giữa hoàn cảnh “rừng hoang sương muối”, những người lính đoàn kết bên nhau “chờ giặc tới” rất hồi hộp, căng thẳng thì xuất hiện hình ảnh:
Đầu súng trăng treo
Thật bất ngờ làm sao!
Lẽ ra, cái mà độc giả đón nhận một cách tự nhiên là các anh chiến sĩ “chờ giặc tới” thì phải gặp quân cướp nước đó. Rồi trận chiến giữa ta và giặc phải diễn ra một cách dữ dội, quyết liệt, một mất một còn vì sự tồn vong của dân tộc. Trái lại, những người đắm say, thưởng thức nghệ thuật lại bắt gặp một hình ảnh thanh bình, êm dịu, gợi cảm, tràn đầy chất thơ. Và nhờ sự xuất hiện bất ngờ của mạch thơ, chúng ta bất ngờ cảm nhận được một vẻ đẹp lung linh lãng mạn toát ra từ tâm hồn của các anh chiến sĩ. Các anh trong tay lăm lăm khẩu súng chờ đợi diệt quân thù nhưng tâm hồn vẫn luôn hướng đến ánh sáng của cái Đẹp thanh bình, tràn trề nhựa sống.
Đặc biệt, trong câu thơ Đầu súng trăng treo, từ treo được Chính Hữu dùng rất “đắt”. Thông thường, từ treo trong Tiếng Việt có các nghĩa:
1- Làm cho được giữ chặt vào một điểm cố định, thường là ở trên cao, để cho buông thòng xuống.
2- Làm cho được cố định hoàn toàn ở một vị trí trên cao, dựa vào một vật khác.
3- Nêu giải thưởng.
4- Tạm gác, tạm đình lại trong một thời gian (Từ điển Tiếng Việt của Minh Tân, Thanh Nghi, Xuân Lãm).
Còn từ “treo” trong bài thơ, vừa gợi tả vầng trăng như chợt hiện ra lơ lửng dưới mắt người chiến sĩ, vừa nói lên sự trẻ trung, tình tứ, thuần phác trong tâm hồn các anh khi trông thấy vầng trăng.
Hình ảnh đầu súng trăng treo chỉ có 4 chữ nhưng lại có “nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì lơ lửng chông chênh, trong sự bát ngát. Nó nói lên một cái gì lơ lửng ở xa chứ không phải là buộc chặt, suốt đêm vầng trăng từ bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mùi súng” (Chính Hữu).
Hình ảnh “đầu súng trăng treo” đúng là một sự đột phá thi vị của nghệ thuật thơ Chính Hữu. Lần đầu tiên trong thi ca Việt Nam mới có được một hình ảnh cô đúc như vậy. Phải đến sáu năm sau, 1954, những người yêu thơ mới bắt gặp một hình ảnh tương tự:
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
(Việt Bắc - Tố Hữu)
Ngoài ra, hình ảnh đầu súng trăng treo, theo Giáo sư Nguyễn Văn Long, còn mang “ý nghĩa biểu tượng, được gợi ra bởi những liên tưởng phong phú. Súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ ... Đó là các mặt bổ sung cho nhau, hài hòa với nhau của cuộc đời người lính cách mạng. Xa hơn, đó cũng xem là biểu tượng cho thơ ca kháng chiến - nền thơ kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn”.
Tóm lại, một bài thơ hay không phải là một bài thơ có quá nhiều dòng mới hay hoặc cả bài thơ câu nào cũng hay. Đôi khi một bài thơ có một vài ba câu hay thì cả bài thơ đó cũng trở nên hay và tác giả đó có thể nổi tiếng. Vậy nên, cả cuộc đời làm thơ của Chính Hữu, chỉ một bài Đồng chí, chỉ ba câu thơ cuối cùng của bài thơ, nhất là hình ảnh “đầu súng trăng treo”, cũng đủ giúp nhà thơ lưu danh trên thi đàn. Thật vậy, ba câu thơ ấy, nghĩ thì thấy sâu xa, đọc lên nghe thì xúc động. Chính vì sức sống mãnh liệt ấy, khi bài thơ được phổ nhạc, được chuyển lời vọng cổ, thính giả, khán giả khắp nơi đều nhiệt liệt ủng hộ và hết lời khen ngợi.
1. Nêu vấn đề nghị luận, trích dẫn nhận định
2. Giải thích nhận định:
· Hình tượng là phương tiện của văn học để phản ánh hiện thực. Đó là bức tranh sinh động về con người và cuộc sống.
· Hình tượng văn học vừa chứa nội dung hiện thực (trực tiếp miêu tả cuộc sống), vừa mang nội dung tư tưởng (biểu hiện lý tưởng, cách nhìn, cách nghĩ, cảm xúc của mỗi cá nhân nhà văn). Nghĩa là vừa có tính chung sâu sắc, vừa mang tính riêng độc đáo.
· Bởi vậy: phân tích hình tượng văn học là làm nổi bật vẻ đẹp con người, cuộc sống được thể hiện; qua đó phát hiện sự đóng góp riêng của nhà văn trong việc chọn lựa các yếu tố để xây dựng hình tượng.
3. Phân tích hình tượng người lính trong hai bài thơ để làm sáng tỏ nhận định:
Ý 1: Vẻ đẹp chung của hình tượng:
Chân dung người lính là biểu tượng cao đẹp của con người Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh với các phẩm chất đáng quí
· Có trái tim yêu nước cháy bỏng.
· Có lý tưởng cao đẹp, chiến đấu, hy sinh vì độc lập dân tộc.
· Đoàn kết, gắn bó trong tình đồng chí, đồng đội keo sơn.
· Dũng cảm, kiên cường vượt qua mọi gian khó, hiểm nguy để sống, chiến đấu và chiến thắng.
Ý 2: Sự phát hiện riêng của hai nhà thơ:
* "Đồng chí" (Chính Hữu)
· Vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của người nông dân mặc áo lính trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
· Tình đồng chí, đồng đội hòa quyện với tình giai cấp.
· Sự thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ của nhà thơ trước hoàn cảnh và tình cảm của người lính.
· Những chi tiết, hình ảnh, cấu tứ đặc sắc, giàu giá trị gợi tả, gợi cảm, biểu trưng. (Quê hương anh ... làng tôi, đôi người xa lạ ... đôi tri kỷ, ruộng nương ... gian nhà ... giếng nước gốc đa, anh với tôi..., áo anh ... quần tôi, thương nhau tay nắm lấy bàn tay, đứng cạnh bên nhau ... đầu súng trăng treo)
* "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật)
· Vẻ đẹp dũng cảm, hiên ngang, trẻ trung, yêu đời, mang đậm chất "lính" của người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ.
· Tình đồng chí, đồng đội gắn với đời sống và tâm hồn phơi phới, sôi nổi, tinh nghịch, ngang tàng của thế hệ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.
· Tình cảm yêu quí, tự hào, gắn bó của nhà thơ đối với những người lính.
· Những chi tiết, hình ảnh đặc sắc cùng giọng điệu, ngôn từ và lối thơ văn xuôi khắc đậm hình tượng người lính (Xe không có kính...kính vỡ, nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng ... nhìn nhau mặt lấm cười ha ha, bắt tay qua cửa kính vỡ rồi, võng mắc chông chênh ... Lại đi, lại đi ... Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước: chỉ cần trong xe có một trái tim)
4. Đánh giá:
· Nhận định trên hoàn toàn đúng đắn...
· Cả hai bài thơ "Đồng chí" (Chính Hữu) và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật) đều xây dựng hình tượng đẹp về người lính trong những năm tháng chiến tranh nhưng không phản ánh máy móc, thụ động như một tấm gương mà thông qua tư tưởng, tình cảm, cách nhìn, cách đánh giá của từng nhà thơ. Các nhà thơ đã khắc tạc nên chân dung anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến...
· Những đặc sắc về nghệ thuật...
· Khẳng định tài năng, sự đóng góp của hai nhà thơ trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
a) Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ trẻ tiêu biểu trong những năm kháng chiến chống Mĩ. Với phong cách trẻ sôi nổi, hồn nhiên mà sâu sắc, những bài thơ viết về hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam qua hình tượng những cô gái thanh niên xung phong và những anh bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến đã để lại trong người đọc ấn tượng sâu đậm. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một bài thơ như thế.
Những chiếc xe không có kính - hình ảnh thơ độc đáo đã khiến cho nhan đề bài thơ trở nên hết sức đặc biệt - tưởng chừng như tác giả sắp viết một câu truyện dài vậy. Hình ảnh ấy đã làm nổi bật lên hình tượng những người lính trẻ, những người lái xe ở thời kì đó: trẻ trung, sôi nổi và có gì đó ngang tàng, hóm hỉnh. Không biết nhà thơ đã bao giờ ngồi trong buồng lái hay trực tiếp cầm vô lăng chưa mà giọng thơ lại sôi động, tự nhiên và đầy hứng khởi đến vậy?
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Từ ngôn từ, phong cách, nội dung đến nhịp điệu thơ đều rất tự nhiên, mộc mạc, có sức gợi tả, gợi cầm. Câu thơ làm hiện lên trước mắt người đọc một hình ảnh lạ lùng: những chiếc xe không kính. Mặt khác, lời giải thích của tác giả về những chiếc xe đặc biệt ấy cũng rất đỗi chân thực đến gần như là lột trần ra một chiếc xe đã bị phá huỷ bởi bom giật, bom rung - những động từ mạnh làm nổi bật hình ảnh và ý thơ. Hai câu thơ thật tự nhiên, không có hình ảnh hoa mĩ, tráng lệ, không có hình ảnh tượng trưng, giọng thơ có chút gì đó ngang tàng tạo nên điểm khởi dầu đầy ấn tượng cho bài thơ. Rồi ở khổ cuối cùng của bài thơ, Phạm Tiến Duật lại một lần nữa tái hiện lại hình ảnh chiếc xe:
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Những chiếc xe ấy bị biến dạng, bị phá huỷ gần như là toàn bộ. Bom đạn, chiến tranh mới khốc liệt làm sao: sắt thép còn như thế nữa thì huống chi con người. Vậy mà, những chiếc xe ấy, dưới con mắt của Phạm Tiến Duật, vẫn hiện lên một cách rất độc đáo, rất có hồn, rất ngang tàng. Và vô hình trung, chúng đã trở thành biểu tượng đặc trưng của cuộc kháng chiến chông Mĩ. Và có lẽ vì thế, mà chúng dã làm nổi bật lên hình ảnh những người lính lái xe – thế hệ trẻ Việt Nam hiện lên trong cuộc kháng chiến trường kì. Thơ như lời nói, lời kể chân tình:
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhịp thơ ngắn, nhanh, điệp từ nhìn lặp lại tạo nên tiết tấu hết sức sinh động cho câu thơ. Rồi sau đó, lại là lời kể về những sự vật được nhìn thấy trên đường:
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.
Những người lính lái xe vẫn ung dung, vẫn nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Lời thơ mà nhịp nhàng, sôi nổi như lời ca, tiếng hát, khiến không khí bài thơ thật vui tươi, sôi động.
Khi chiếc xe đã bị phá huỷ, nát tan đến như vậy thì biêt bao khó khăn đã nảy sinh cũng chỉ vì xe không có kính:
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Thế nhưng, không có kính thì tác giả lại có bụi rồi có mưa tuôn, mưa xối. Cấu trúc thơ lặp đi lặp lại - ừ thì - đã làm toát lên thái độ bất chấp, không hề run sợ, coi thường mọi khó khăn. Những câu thơ như vang lên tiếng cười vui vẻ, cười để lạc quan yêu đời, để phớt lờ mọi khó khăn, để động viên mình và động viên đồng đội. Và niềm lạc quan ấy còn được thể hiện bằng hành động:
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Và:
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
Giọng thơ âm vang rộn rã, tràn đầy sức sống sôi nổi của tuổi mười tám, đôi mươi. Những người lính trẻ ấy thật kiên cường và trẻ trung, hóm hỉnh. Không chỉ vậy, họ còn là những người đồng chí gắn bó keo sơn, khăng khít. Sự tụ họp lại của những chiếc xe đồng cảnh ngộ đã gắn kết những người lính lại với nhau và qua của kính vỡ họ làm quen với nhau:
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Chao ôi! Kì lạ làm sao! Những con người ấy vốn dĩ không hề quen biết vậy mà giờ đây, trong gian khổ, họ thân thiết gắn bó, họ chào nhau như những người bạn đã quen. Và rồi kỉ niệm như ùa về trong tâm trí nhà thơ. Có lẽ vì ông cũng là một người lính nên ông thấu hiểu, đồng cảm tình đồng đội, đồng chí:
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Gia đình - hai tiếng thân thương gợi hình ảnh những con người cùng huyết thống. Họ, những người lính Trường Sơn ấy, cũng mang trong mình dòng máu nóng - dòng máu sôi sục khát vọng giải phóng miền Nam, giải phóng đất nước:
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Tuy chiếc xe có bị phá huỷ, nát tan đến mức nào, dù gian khổ khó khăn bao nhiêu, nhưng chỉ cấn trong xe có một trái tim. Đúng vậy! Chính tình yêu Tổ quốc đã cầm lái, đã là động lực thúc đẩy, giúp những người lính có thêm sức mạnh trước mỗi khó khăn. Lời thơ nhẹ nhàng như một lời khẳng định chắc nịch, ngắn gọn. Câu thơ kết của bài thơ có lẽ là câu thơ hay nhất đã kết lại sức mạnh của con người chính là ở tình yêu, tình yêu Tổ quốc, tình thương đồng bào và tình yêu hoá thành ý chí - kiên cường và vững bền. Nhưng đồng thời, nó cũng mở ra, gợi ra cánh cửa ánh sáng: miền Nam, nơi mà người dân đang trông ngóng cách mạng trong từng khoảnh khắc.
Phạm Tiến Duật với lời thơ, chất thơ trẻ trung, ngang tàng, nghịch ngợm, có phần tếu táo đã làm cho bài thơ trở nên thật đặc biệt, rất có hồn. Ngôn từ giản dị, thơ mà có nhạc, trong nhạc có thơ, hình ảnh sáng tạo mà vẫn đầy chân thực... Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên dấu ấn đặc trưng cho tác phẩm - in sâu trong tâm trí người đọc một thế hệ trẻ anh hùng. Trong những năm kháng chiến chống Mĩ gian khổ, ác liệt.
Giải như sau.
(1)+(2)⇔x2−2x+1+√x2−2x+5=y2+√y2+4⇔(x2−2x+5)+√x2−2x+5=y2+4+√y2+4⇔√y2+4=√x2−2x+5⇒x=3y(1)+(2)⇔x2−2x+1+x2−2x+5=y2+y2+4⇔(x2−2x+5)+x2−2x+5=y2+4+y2+4⇔y2+4=x2−2x+5⇒x=3y
⇔√y2+4=√x2−2x+5⇔y2+4=x2−2x+5, chỗ này do hàm số f(x)=t2+tf(x)=t2+t đồng biến ∀t≥0∀t≥0
Công việc còn lại là của bạn !
Câu 1.
- Bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
- Tác giả: Phạm Tiến Duật sinh năm 1941, năm 1964 gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Sáng tác năm 1969 lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt
Câu 2.
- Hình ảnh ẩn dụ: trời xanh hoặc trái tim
- Nêu được tác dụng của hình ảnh ẩn dụ: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho điều tác giả muốn thể hiện
Câu 3 Hình ảnh những chiếc xe không kính rất độc đáo vì:
- Đó là những chiếc xe có thực trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ và đã đi vào thơ Phạm Tiến Duật cũng rất thực, không một chút thi vị hóa. (0,5đ)
- Hình ảnh ấy vừa nói lên cái khốc liệt của chiến tranh vừa làm nổi bật chân dung tinh thần của người lính; thể hiện phong cách thơ của Phạm Tiến Duật: nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch, yêu thích cái lạ
Câu 4
- Nội dung: Từ việc cảm nhận lòng dũng cảm của những người lính lái xe trong bài thơ, bày tỏ được những suy nghĩ về lòng dũng cảm: Thế nào là dũng cảm? Những biểu hiện của lòng dũng cảm trong cuộc sống? Vì sao có thể khẳng định đây là phẩm chất cao quý của con người? Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành người dũng cảm?
- Hình thức: văn nghị luận, có thể kết hợp với các phương thức biểu đạt khác, diễn đạt sinh động, độ dài theo quy định...
- %-% k nha
- 1.Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
- Tác giả: Phạm Tiến Du
ật sinh năm 1941, năm 1964 gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
- Sáng tác năm 1969 lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt.
2.
- Hình ảnh ẩn dụ: trời xanh
- Nêu được tác dụng của hình ảnh ẩn dụ: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho điều tác giả muốn thể hiện
3.
Hình ảnh những chiếc xe không kính rất độc đáo vì:
-Đó là những chiếc xe có thực trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ và đã đi vào thơ Phạm Tiến Duật cũng rất thực, không một chút thi vị hóa.
-Hình ảnh ấy vừa nói lên cái khốc liệt của chiến tranh vừa làm nổi bật chân dung tinh thần của người lính; thể hiện phong cách thơ của Phạm Tiến Duật: nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch, yêu thích cái lạ
4.Học sinh phải đảm bảo những yêu cầu về:
-Nội dung: Từ việc cảm nhận lòng dũng cảm của những người lính lái xe trong bài thơ, bày tỏ được những suy nghĩ về lòng dũng cảm: Thế nào là dũng cảm? Những biểu hiện của lòng dũng cảm trong cuộc sống? Vì sao có thể khẳng định đây là phẩm chất cao quý của con người? Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành người dũng cảm?
-Hình thức: văn nghị luận, có thể kết hợp với các phương thức biểu đạt khác, diễn đạt sinh động, độ dài theo quy định…
Bài 1: Khởi ngữ trong các câu lần lượt là:
a. Hăng hái học tập
b. Ăn, làm thì
c. Còn chị
d. Là một học sinh
Bài 2: Khởi ngữ trong các câu lần lượt là:
a. Còn chú nó
b. Trang phục
c. Mà y
Bài 4:
a. Về chuyện hút thuốc, uống rượu, ông giáo hoàn toàn không.
b. Nói về lòng căm thù giặc, nước biển Đông cũng không đo được lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.
c. Phần tôi, tôi cứ ở nhà tôi, làm việc của tôi.
Bài 5:
a. Mặt trời
b. Đối với những bài thơ hay
c. Ba bông hồng này
d. Đối với học sinh
e. Bao giờ cũng vậy
g. Các loại chim
h. Quyển sách này
i. Đối với các thầy giáo, đối với các bạn trẻ