Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khổ thơ cuối:
"Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình."
Tham khảo:
Ánh trăng đã đi vào thơ với muôn ngàn ca từ mĩ lệ, đã chiếm trọn lòng yêu thương của biết bao thi sĩ. Đến với đề tài quen thuộc – ánh trăng, nhưng Nguyễn Duy đã thể hiện được tính triết lí và chiều sâu suy ngẫm quan bài thơ của mình, đặc biệt ở khổ thơ cuối bài:
"Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình."
Từ những ngày thơ bé sống giữa đồng quê, trăng đã người bạn tâm tình với nhà thơ. Ánh sáng ấy theo chân người chiến sĩ trong cả những trận chiến đấu gian khổ. Giữa rừng hoang nước lạnh, ánh trăng chiếu rọi làm ấm lòng người ra trận, vầng trăng gắn bó với biết bao nghĩa tình. Vậy mà khi cuộc sống đủ đầy, nơi thành thị ngập tràn màu sắc của những ánh sáng điện lưới, vánh trăng bỗng trở nên nhạt nhòa trong tâm trí người xưa. Để rồi khi ánh điện vụt tắt. ta mới ngước nhìn lại cố nhân, vẫn âm thầm tỏa ánh sáng chan hòa trên bầu trời cao rộng. Cuộc hội ngộ trong hoàn cảnh bất ngờ như thế, đã khiến nhà thơ không khỏi bồi hồi, xúc động để rồi tự vấn lòng mình. Thế nhưng vầng trăng vẫn “cứ tròn vành vạnh”, “im phăng phắc”. Tác giả đã sử dụng hai từ láy để diễn tả tâm trạng của “cố nhân”. Trăng vẫn tròn đầy, trọn vẹn nghĩa tình thủy chung, nhân hậu, bao dung của thiên nhiên. Dù thời gian có trôi qua, tình cảm đó chẳng chút hư hao. Phải chăng ánh trăng đang trách móc hay giữ sự tĩnh lặng để người đứng đó tự vấn lương tâm? (thành phần tình thái: phải chăng)
Để rồi, người đứng nhìn phải “giật mình”, đó là phản xạ của người biết suy nghĩ chợt nhận ra sự vô tình bạc bẽo. Sự nông nổi trong cách sống của mình. Cái “giật mình” ở đây thật chân thành có sức cảm hóa lòng người. Hai tiếng “giật mình” cuối cùng bài thơ như một tiếng chuông rất khẽ nhưng ngân vang rất xa và đọng lại rất lâu.
Cái giật mình của Nguyễn Duy thật đáng trân trọng, đó là cái giật mình khi tác giả tự ý thức được về sự vô tâm của chính mình. (câu bị động: được) Tự hỏi trong chúng ta, ai dám chắc rằng mình chưa bao giờ lãng quên những điều mà chúng ta cho là trân quý nhất và khi nhận ra sự lãng quên đó, có ai dám nhận lỗi với chính mình. Câu thơ của nhà thơ ngắn ngủi mà có sức lay động lòng người, nhắc nhở mỗi người phải sống có nghĩa tình với quá khứ, uống nước phải nhớ nguồn.
- Thơ giàu cảm xúc khoáng đạt, ngôn ngữ bình dị, dân dã
- Đoạn cuối có nhiều hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm
- Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, rộng lớn: đồi, vịnh, chích, đầm, trời đất, gió trăng…
- Con người hòa với cuộc sống tự nhiên, với niềm vui sống
Luyện tập
Trong truyện Lục Vân Tiên, các nhân vật xếp cùng loại với ông Ngư: giao long, Du thần, ông Tiều, Hớn Minh
+ Là nhân vật tài năng, có nhân cách cao cả, tốt bụng, sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ người khác trong cơn hoạn nạn
+ Gửi gắm tư tưởng nhân đạo, niềm tin, công lý, chính nghĩa, tin vào tấm lòng nhân ái của con người trong cuộc sống
từ ''giật mình'' cho thấy sự bất ngờ, chợt nhận ra điều gì đó, ở đây tác giả muốn nói đến sự bất ngờ của người lính khi gặp lại trăng- một người bạn đã cũ
b. Khi đề bài yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài.
+ Phân tích là muốn định hướng cụ thể về thao tác, khi đó phải phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh… để từ đó đi đến nhận định về đối tượng.
+ Cảm nhận và suy nghĩ là muốn nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng (cảm nhận) và nhận định, đánh giá (suy nghĩ) về đối tượng; đối với loại yêu cầu này, để thuyết phục, chứng minh được ý kiến của mình, người làm cũng phải tiến hành giảng giải bằng các thao tác như phân tích, giải thích…
+ Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.
1. Dẫn dắt từ mối quan hệ giữa văn học và đời sống, trích dẫn nhận định và giới hạn qua tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy.
2. Giải thích nhận định.
- Khái niệm thơ hiện đại: được xác định từ đầu thế kỷ XX khi văn học tiếp thu, chịu ảnh hưởng của các trào lưu văn học phương Tây và ánh sáng cách mạng của Đảng soi đường. Đặc biệt, sau năm 1975 đất nước hoàn toàn thống nhất, thơ ca nói riêng và văn học nói chung có sự giao lưu, tiếp xúc, hội nhập với nền văn học thế giới.
- Xã hội, con người, tư tưởng thay đổi theo thời đại. Việc phản ánh tâm tư, tình cảm mới đòi hỏi văn học, thơ ca hiện đại cũng phải thay đổi để phù hợp với sự tinh tế, nhạy cảm và phong phú đa dạng trong đời sống tinh thần của thế hệ, con người Việt Nam.
3. Chứng minh qua bài thơ Ánh trăng.
a. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ:
Bài thơ được viết năm 1978, đất nước Việt Nam bước sang trang mới sau chiến thắng huy hoàng trong công cuộc bảo vệ đất nước. Bắc Nam sum họp một nhà. Ba năm trôi qua, con người Việt Nam vẫn ở trong trạng thái hưởng niềm vui chiến thắng nên nhiều khi quên mất quá khứ gắn bó, vất vả đau thương. Và nhiều khi chợt nhận ra sự vô tình lãng quên của mình… “Ánh trăng” thể hiện những trăn trở, suy ngẫm của nhà thơ và xu hướng đổi mới của thơ ca Việt Nam hiện đại. Ánh trăng, một bài thơ nhỏ - một bài học lớn.
b. Bài thơ Ánh trăng thể hiện cái mới về nội dung, tư tưởng, cảm xúc.
- Bài thơ phản ánh tâm trạng của người chiến sĩ - một lớp người rất đông trong xã hội vừa trải qua giai đoạn chiến tranh ác liệt. Trong niềm vui hân hoan chiến thắng, cuộc sống hiện đại văn minh đôi khi con người đã lãng quên quá khứ của mình, lãng quên quá khứ vất vả đau thương của dân tộc. Dòng cảm xúc đó được thể hiện theo thời gian từ quá khứ đến hiện tại và nâng lên thành suy ngẫm mang tính triết lý.
- Kỷ niệm gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị hiền hậu trong quá khứ hiện về trong hai thời điểm của nhân vật trữ tình: thời thơ ấu và thời chiến tranh. Dù ở đâu trên quê hương, đồng, sông, rừng bể người lính vẫn gắn bó với ánh trăng với thiên nhiên như người bạn tri kỉ. Sự gắn bó ân tình, thủy chung ấy khiến con người nghĩ rằng cả cuộc đời sẽ không bao giờ quên người bạn tình nghĩa.
- Đạo lí sống nghĩa tình và thủy chung với quá khứ đã bị quên lãng một cách vô tình bởi hoàn cảnh sống hiện tại. Nơi đô thị, con người làm quen với tiện nghi hiện đại, văn minh “ánh điện, cửa gương” nên cứ vô tình quên lãng vầng trăng tri kỉ. Đêm nào trăng cũng sáng trên đầu nhưng bị mờ đi bởi ánh điện rực rỡ. Vô tình trăng và người cứ dửng dưng như người xa lạ, chưa hề quen biết với nhau dù trước đây là tri âm, tri kỉ.
- Một tình huống giản dị bình thường trong cuộc sống đã khiến nhân vật trữ tình tỉnh ngộ nhận ra sự thay đổi bội bạc đáng lên án đó của mình - thành phố mất điện. Giây phút ngắn ngủi bất ngờ nhưng thực sự có ý nghĩa như một bước ngoặt trong dòng tư tưởng của con người để giúp họ thay đổi.
- Việc đối diện với vầng trăng - người bạn tri kỷ đã giúp người lính nhớ về kỷ niệm xưa gắn bó, tươi đẹp và rồi ân hận, xúc động xốn xang. Nỗi ân hận được thể hiện trong dòng nước mắt rưng rưng, nhẹ nhàng xót xa. Chính mình đã đổi thay và bản thân không thể chấp nhận được.
- Con người suy ngẫm về mối quan hệ của trăng với mình và giật mình, bừng tỉnh, xót xa… Dù thời gian qua đi, dù đất trời thay đổi, trăng vẫn nguyên vẹn, tình nghĩa thủy chung với con người, không hề trách cứ con người đã đổi thay. Trăng vẫn vị tha, nhân hậu tỏa sáng cho con người. Sự cao thượng của vầng trăng khiến con người thức tỉnh lối sống về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc để sống tốt hơn, người hơn.
=> Ánh trăng không chỉ là chuyện của riêng nhà thơ, chuyện của một người mà có ý nghĩa với cả một thế hệ. Hơn thế, bài thơ còn có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thời bởi tác phẩm đặt ra vấn đề thái độ đối với quá khứ, với những người đã khuất và đối với chính mình.
c. Bài thơ Ánh trăng thể hiện những đổi mới về phương thức biểu cảm, về sáng tạo hình ảnh, cấu trúc câu thơ, ngôn ngữ thơ.
- Bài thơ như một câu chuyện riêng, có sự kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình.
- Giọng điệu tâm tình với nhịp thơ khi trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, khi ngân nga thiết tha cảm xúc (khổ 5), lúc lại trầm lắng biểu hiện suy tư (khổ cuối).
- Kết cấu, giọng điệu của bài thơ có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tạo nên tính chân thực, chân thành, sức truyền cảm sâu sắc cho tác phẩm, gây ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc.
- Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc. Đặc biệt hình ảnh ánh trăng là hình tượng đa nghĩa, vừa cụ thể vừa khái quát mang ý nghĩa triết lí sâu sắc.
- Thể thơ ngũ ngôn được sử dụng sáng tạo. Mỗi khổ chỉ viết hoa chữ cái đầu dòng thứ nhất. Tác phẩm chỉ có một dấu chấm ở câu thơ cuối. Nghệ thuật viết câu, đặt câu, sử dụng dấu chấm câu đã diễn tả mạch cảm xúc dạt dào tuôn chảy liền mạch trong một tình huống bất ngờ, giản dị đời thường.
4. Đánh giá chung.
- Ánh trăng của Nguyễn Duy là một sáng tác thể hiện rõ nét tinh thần đổi mới của thơ ca hiện đại. Đề tài trăng, thể thơ ngũ ngôn là nét truyền thống của Đường thi song bài thơ thể hiện cái mới trong việc phản ánh nội dung câu chuyện nhỏ của người chiến sĩ vừa trải qua chiến tranh, sống trong hòa bình, hiện đại. Ánh trăng mang vẻ đẹp hình tượng thiên nhiên, đồng thời cũng là biểu tượng của quá khứ - nhân dân, đất nước trong quá khứ và hiện tại, mãi mãi vẹn nguyên, vĩnh hằng, bất biến, thủy chung, nghĩa tình, bao dung, độ lượng. Con người hãy biết sống ân tình, thủy chung với quá khứ. Tác phẩm như lời giáo huấn đạo đức nhẹ nhàng nhưng rất sâu sắc. Ánh trăng là bài thơ của những phút giật mình, giật mình để thức tỉnh, để sống nhân văn hơn.
- Từ những đổi mới và sáng tạo của bài thơ Ánh trăng trên hai phương diện nội dung, tư tưởng và hình thức nghệ thuật bình luận về mối quan hệ giữa cuộc sống - tác giả - tác phẩm: Nền tảng của bất kì tác phẩm nào phải là chân lí được khắc họa bằng tất cả tài nghệ của nhà văn. Cần phải hát đúng giai điệu về thời đại mình và phải miêu tả nó một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo.