Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bao đời nay, thiên nhiên vẫn là chủ đề đc cái nhà văn thích. Chỉ vì, thiên nhiên làm tâm hồn ta thư thái, thanh thản; tinh thần sảng khoái. Hoà mình cùng cảnh vật cuộc sống còn là thú lâm tuyền của ng xưa. Từ đ1, nhiều tác phẩm nổi tiếng lần lượt ra đời như: "Cảnh khuya", "Ngắm Trăng" của Hồ Chí Minh; ""Khi con tu hú" của Tố Hữu, " Quê Hương" củ Tế Hanh. Tất cả đều toát lên tình cảm tha thiết, đằm thấm với thiên nhiên.
Mỗi bài thơ là mỗi một dòng tâm sự của nhà thơ, là một bức tranh thiên nhiên đẹp được cảm nhận qua cặp mắt tươi non và mõi bức tranh là 1 nét chấm phá riêng, nhưng luôn thể hiện được tình cảm đối với thiên nhiên của tác giả, và đặc biệt hơn, đó là tình cảm đối với quê hương sâu đậm ẩn chứa trong mõi tác phẩm, qua những hình ảnh thiên nhiên.
"Muốn đạp tan phòng hè ôi" - Người tù cách mạng muốn thoát khỏi cái cảnh tù túng, đi đến với tự do, muốn sống để chiến đấu vì Tổ Quốc, bởi qua sngột ngạt trong cảnh tù túng, nhưng đâu chỉ có cái cảm giác ngột ngạt muốn đạp tan phòng, trước đó là một tâm hồn cảm với thiên nhiên, yếu thiên nhiên và mượn tiếng tu hú để nói lên nỗi lòng mình - người chiến sĩ cách mạng.
Và hiện lên là chất muối nồng mặn trong từng câu của Quê Hương - Tế Hanh yêu quê, nhớ đến từng hình ảnh con người vùng biển chất phác, tình cảm quê hương thấm dần trong lòng nhà thơ, và giờ đây ta cảm nhận được vương vấn đâu đây trong thơ tế Hanh là chất muối mặn nồng tình người dân vùng biển.
Luôn là thiên nhiên, và luôn là tình yêu quê hương đất nước - đó là chủ đề luôn mới trong mỗi bài thơ được viết nên.
Quê hương:
1. Mở bài:
- Giới thiệu tình yêu quê hương, nêu ý kiến khái quát của mình về tình yêu quê hương trong bài thơ.
2. Thân bài:
- Khái quát chung về bài thơ: một tình yêu tha thiết trong sáng, đậm chất lí tưởng lãng mạn.
- Cảnh ra khơi: vẻ đẹp trẻ trung, giàu sức sống, đầy khí thế vượt Trường Giang.
- Cảnh trở về: đông vui, no đủ, bình yên.
- Nỗi nhớ: hình ảnh đọng lại, vẻ đẹp, sức mạnh, mùi nồng mặn của quê hương.
3. Kết bài:
Cả bài thơ là một khúc ca quê hương tươi sáng, ngọt ngào, nó là sản phẩm của một tâm hồn trẻ trung, thiết tha đầy thơ mộng.
bạn có thể tham khảo tại đây :https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-7/cam-nhan-ve-tinh-yeu-thien-nhien-que-huong-dat-nuoc-faq401174.html
Bao đời nay, thiên nhiên vẫn là chủ đề đc cái nhà văn thích. Chỉ vì, thiên nhiên làm tâm hồn ta thư thái, thanh thản; tinh thần sảng khoái. Hoà mình cùng cảnh vật cuộc sống còn là thú lâm tuyền của ng xưa. Từ đ1, nhiều tác phẩm nổi tiếng lần lượt ra đời như: "Cảnh khuya", "Ngắm Trăng" của Hồ Chí Minh; ""Khi con tu hú" của Tố Hữu, " Quê Hương" củ Tế Hanh. Tất cả đều toát lên tình cảm tha thiết, đằm thấm với thiên nhiên.
Mỗi bài thơ là mỗi một dòng tâm sự của nhà thơ, là một bức tranh thiên nhiên đẹp được cảm nhận qua cặp mắt tươi non và mõi bức tranh là 1 nét chấm phá riêng, nhưng luôn thể hiện được tình cảm đối với thiên nhiên của tác giả, và đặc biệt hơn, đó là tình cảm đối với quê hương sâu đậm ẩn chưuá trong mõi tác phẩm, qua những hình ảnh thiên nhiên.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
(Cảnh khuya).
Tiếng suối, ánh trăng, bóng lồng hoa, ngập tràn trong thơ Bác là nhưũng hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, cảm nhận dứoi con mắt của mọt con người lạc quan, và ẩn dứoi đó là một tinh thần yêu nước: "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".
"Muốn đạp tan phòng hè ôi" - Người tù cách mạng muốn thoát khỏi cái cảnh tù túng, đi đến với tự do, muốn sống để chiến đấu vì Tổ Quốc, bởi qua sngột ngạt trong cảnh tù túng, nhưng đâu chỉ có cái cảm giác ngột ngạt muốn đạp tan phòng, trước đó là một tâm hồn cảm với thiên nhiên, yếu thiên nhiên và mượn tiếng tu hú để nói lên nỗi lòng mình - người chiến sĩ cách mạng.
Và hiện lên là chất muối nồng mặn trong từng câu của Quê Hương - Tế Hanh yêu quê, nhớ đến từng hình ảnh con người vùng biển chất phác, tình cảm quê hương thấm dần trong lòng nhà thơ, và giờ đây ta cảm nhận được vương vấn đâu đây trong thơ tế Hanh là chất muối mặn nồng tình người dân vùng biển.
Luôn là thiên nhiên, và luôn là tình yêu quê hương đất nước - đó là chủ đề luôn mới trong mỗi bài thơ được viết nên.
Em tham khảo nhé !
Thiên nhiên tươi đẹp đã ban tặng cho chúng ta bao nhiêu vẻ đẹp kỳ thú, say mê lòng người. Nhưng có lẽ ánh trăng là món quà tuyệt diệu nhất, quý hoá nhất do tạo hoá ban tặng. Khi màn đêm buông xuống, bóng tối mờ nhạt dần dần bao trùm khắp làng xóm. Những ngôi sao hiện lên mờ ảo rồi sau đó rõ dần. Chẳng bao lâu mặt trăng đã bắt đầu ló rạng to, tròn như chiếc mâm bạc đường bệ đặt trên bầu trời trong vắt, thăm thẳm cao. Ánh trăng bàng bạc nhuộm khắp cây cối, ao hồ. Mặt sông mỉm cười vì thấy mình đẹp hơn khi mặc bộ đồ tím có vầng trăng sáng và có hàng ngàn ngôi sao lấp lánh như được dát bạc. Cỏ cây hoa lá lặng im, yên lặng như thấy hết được vẻ đẹp của đêm trăng hôm nay. Luỹ tre được ánh trăng soi vào thì đẹp hơn lên và như cảm nhận một thứ mà ánh trăng ban tặng cho mình, chị tre lại ca lên khúc nhạc đồng quê du dương và êm đềm biết mấy! Thảm lúa vàng dập dờn trước gió nhấp nhô gợn sóng như từng lướt sóng nối đuôi nhau đến tận chân trời. Sao mà cảnh đêm trăng lại im ắng tĩnh mịch đến vậy! Mọi người đang say sưa ngắm trăng. lũ côn trùng cất tiếng kêu ra rả như viết lên khúc nhạc về đêm. Cây lá như được rắc lên những hạt vàng từ trên trời rơi xuống vậy. hương lúa tạo với hơi sương tạo nên hương thơm nhẹ dịu khó tả. Lác đác vài anh chị thanh niên đi dạo và ngắm trăng, họ cười nói râm ran và còn có các ông bà lão đi tập thể dục cho khoẻ người cũng tâm sự nho nhỏ thì thầm. Lũ trẻ con nô đùa đầu làng vui vẻ, ầm ĩ cả xóm, đang chơi: oẳn tù tì, nhảy dây, trốn tìm. Mọi người tấp nập ngược xuôi như một ngày hội dưới trăng vậy. Nhưng rồi cũng đến lúc tàn. Già trẻ, gái trai ai về nhà ấy chuẩn bị nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt nhọc.
Chứng minh thơ Bác là sự hòa quyện giữa tình yêu thiên nhiên và tình yêu đất nước qua bài thơ Cảnh khuya.
Thơ Bác tràn ngập thiên nhiên, cho thấy tình yêu thiên nhiên, tâm hồn gắn bó hòa hợp với thiên nhiên, đồng thời cũng là sự gắn bó hòa hợp với tình yêu nước. Qua bài thơ Cảnh khuya, ta phần nào sáng tỏ hơn nhận định ấy.
Bài thơ Cảnh khuya cho thấy một tâm hồn đồng điệu, gắn bó hòa quyện với thiên nhiên:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Tác giả đã so sánh tiếng suối với tiếng hát. Thơ xưa quan niệm thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp, nhưng tới thơ Bác ta thấy quan niệm ấy hoàn toàn khác: con người trở thành chuẩn mực của cái đẹp. Hẳn phải là người có tâm hồn rộng mở và yêu thiên nhiên lắm Bác mới có những cảm nhận tinh tế và độc đáo như vậy.
Không chỉ có vậy, điệp từ "lồng" kết hợp với các hình ảnh thiên nhiên "trăng", "hoa", "cổ thụ" đã cho thấy Bác cảm nhận bức tranh thiên nhiên ở cả không gian tầng thấp và tầng cao. Bóng hình cảnh vật thiên nhiên được đan cài và hòa quyện vào nhau. Hẳn phải là người yêu thiên nhiên lắm, Bác mới có những cảm nhận tinh tế như vậy, trong hoàn cảnh đêm thanh tĩnh, khi đất nước trong cuộc kháng chiến gian lao và ác liệt.
Hơn thế, tình yêu thiên nhiên của Bác vẫn hòa quyện với tình yêu nước:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Bởi trong khung cảnh ấy vẫn tạc nên tâm trạng của người chiến sĩ không ngủ vì nỗi lòng lo cho dân cho nước. Bác yêu thiên nhiên là vậy nhưng vẫn đau đáu nỗi niềm lo sao cho chiến dịch thắng lợi, nước nhà được độc lập. Thì ra, giữa những giờ phút đàm luận việc quân, lo việc nước, Bác vẫn có những phút giây thư giãn, mở rộng tâm hồn mình để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc.
Bài thơ phần nào làm sáng tỏ nhận định: Thơ Bác là sự hòa quyện của tình yêu thiên nhiên và tình yêu đất nước. Đó cũng chính là sự hòa quyện giữa tâm hồn chiến sĩ và thi sĩ, giữa chất thơ và chất thép của Bác. Bài thơ khiến ta thêm thấu hiểu và thêm trân trọng công lao vĩ đại của Bác dành cho nước nhà...