K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

thi kể chuyện tiếp nào và

mk kể đầu tiên

         

SỰ TÍCH TRẦU CAU VÀ VÔI                                                        

Ngày xưa một nhà nọ có Tân và Lang là hai anh em ruột, đặc biệt dáng người và mặt mày giống nhau như đúc, đến nỗi chính người nhà cũng nhiều phen nhầm lẫn. Cha họ là một người cao to nhất trong vùng đã từng được vua Hùng triệu về Phong-châu ban thưởng và đặt tên là Cao. Từ đó gia đình lấy tiếng "Cao" làm tên họ.

Hai anh em lớn lên thì cha mẹ nối nhau qua đời. Cả anh lẫn em quyến luyến nhau không chịu rời nửa bước. Người cha trước khi mất có gửi gắm Tân cho một đạo sĩ họ Lưu. Nhưng khi Tân đến theo học thì Lang không chịu ở nhà một mình, chàng cũng cố xin cùng được học với anh một thể. Nhà họ Lưu có một cô con gái cũng cùng lứa tuổi với họ.

Để tìm hiểu người nào là anh người nào là em, một hôm cô gái họ Lưu bày ra một mẹo nhỏ. Giữa lúc họ đang đói, nàng chỉ dọn cho họ một bát cháo với một đôi đũa. Đứng sau khe vách, nàng thấy người này nhường cháo cho người kia ăn.

Nàng lẩm bẩm: - À, ra anh chàng vui tính kia là anh!".

Từ đó giữa Tân và cô gái có nhiều cuộc gặp gỡ. Tình yêu giữa hai người mỗi ngày một khăng khít. Thấy thế, đạo sĩ họ Lưu vui lòng gả con cho Tân. Sau khi cưới, hai vợ chồng đến ở một ngôi nhà mới, có Lang ở chung.

Từ ngày lấy vợ, Tân tuy vẫn chiều chuộng em nhưng không âu yếm em như trước nữa. Trước kia Lang thường được anh chăm sóc nhưng bây giờ thì chàng có nhiều ngày cô đơn. Lang nhận thấy nhiều khi Tân muốn lánh mình. - Phải rồi, anh ấy mê vợ quên ta". Trong lòng Lang đầy chán nản buồn bực.

Một hôm Lang và Tân cùng lên nương đến tối mịt mới về. Lang về trước. Chàng vừa bỏ chân lên ngưỡng cửa thì vợ Tân từ trong buồng  chạy ra ôm chầm lấy mình. Lang kêu lên. Cái nhầm của chị dâu làm cho cả hai người cùng ngượng nghịu xấu hổ. Giữa lúc đó thì Tân bước vào nhà.

Từ đây Lang lại biết thêm một tính tình mới của anh. Tân ghen em. Cái ghen làm tăng thêm sự hững hờ của Tân đối với chàng[1]. Lang vừa giận vừa thẹn. Chàng muốn bỏ nhà ra đi cho bõ ghét. Một hôm trời mới mờ sáng, Lang quyết định khởi hành. Chàng cứ theo con đường mòn đi mãi, trong lòng đầy bực bội oán trách. Đi luôn mấy ngày dường, Lang tới bờ một con sông lớn. Thấy nước chảy xiết, chàng lấy làm ngại ngùng. Xung quanh không nghe qua một tiếng gà gáy chó sủa. Nhưng Lang quyết không chịu trở lại. Lang ngồi cúi gục trên bờ, ôm mặt khóc. Chàng khóc mãi, khóc mãi, đến nỗi những con chim đi kiếm ăn khuya vẫn còn nghe tiếng nức nở. Sáng hôm sau, Lang chỉ còn là một cái xác không hồn. Chàng đã hóa đá.

Tân thấy mất hút em thoạt đầu không để ý. Mãi sau vẫn không thấy em về, Tân bổ đi tìm các nhà quen nhưng cũng không thấy tăm dạng. Biết là em bỏ đi vì giận mình, chàng lấy làm hối hận. Hôm sau nữa, cũng không thấy về, Tân hoảng hốt để vợ lại nhà, cất bước đi tìm. Sau mấy ngày, chàng đã đến bờ một con sông rộng. Không có cách gì qua được Tân đi men dọc sông, cuối cùng thấy em đã hóa thành đá. Tân đứng bên cạnh hòn đá khóc mãi cho đến lúc chỉ còn có tiếng nước cuồn cuộn chảy dưới bờ mà thôi. Tân chết và hóa thành một cây thân mọc thẳng lên trời, bên cạnh hòn đá.

Vợ Tân chờ mãi không thấy chồng về, cũng bỏ nhà đi tìm. Nhưng cuối cùng con sông nọ cũng ngăn cản bước chân của nàng. Người đàn bà ấy ngồi lại bên cạnh cây, khóc cạn cả nước mắt. Và sau đó nàng chết hóa thành một cây dây quấn quanh lấy cây kia.

Đợi mãi không thấy ba người về, vợ chồng đạo sĩ nhờ mọi người chia nhau tìm kiếm. Trước hòn đá và hai cây lạ, họ chỉ còn biết dựng miếu thờ cả ba người trẻ tuổi ở ven sông. Nhân dân quanh vùng gọi là miếu "anh em hòa thuận, vợ chồng tiết nghĩa"[2].

Về sau, một năm nọ trời làm hạn hán rất dữ. Mọi cây cỏ đều khô héo cả. Duy hai cây mọc bên cạnh hòn đá trước miếu là vẫn xanh mượt. Mọi người cho là linh dị. Vua Hùng một hôm ngự giá qua xứ đó. Khi đi qua trước miếu, vua hơi ngạc nhiên vì cảnh lạ cây lạ: -"Miếu này thờ vị thần nào? Mấy loại cây này ta chưa từng thấy bao giờ?". Để trả lời câu hỏi của vua, Lạc tướng cho gọi mấy cụ già ở quanh vùng đến hỏi.

Hùng Vương càng nghe, không ngăn được sự cảm động. Vua vạch lá trèo lên nhìn khắp mọi chỗ. Đoạn, vua sai một người trèo cây hái quả xuống nếm thử. Vị chát không có gì lạ. Nhưng khi nhai với lá cây dây thì một vị là lạ đến ở đầu lưỡi: nó vừa ngon ngọt, vừa thơm cay.

Tự nhiên có một viên quan hầu kêu lên: - "Trời ơi! Máu!" Mọi người giãn ra kinh ngạc. Thì ra những bãi nhai quả và lá của hai thứ cây đó một khi nhổ xuống đá bỗng đỏ ối ra như máu. Vua sai lấy cả ba thứ nhai lẫn với nhau thì bỗng người thấy nóng bừng như có hơi men, môi đỏ tươi sắc mặt hồng hào tươi đẹp. Vua bảo:

- Thật là linh dị! Đúng là họ rồi! Tình yêu thương của họ thật là nồng nàn thắm đỏ.

Từ đó vua Hùng ra lệnh cho mọi nơi phải gây giống cho nhiều hai loại cây ấy. Điều đáng chú ý là luật của nhà vua bắt buộc trai gái khi kết hôn thế nào cũng phải tìm cho được ba món: trầu, cau và vôi cho mọi người nhai nhai nhổ nhổ một tý để ghi nhớ tình yêu không bao giờ phai lạt. Vì thế từ đó dân Việt mới có tục ăn trầu[3].

KHẢO DỊ

1. Trong Lĩnh-nam chích quái cũng như trong một số sách chép truyện cổ khác không thấy nói đến kết quả của tình tiết "hai anh em giống nhau như đúc". Chúng tôi thấy đó có lẽ là một thiếu sót của người chép truyện, nên ở đây dựa vào quyển Tình sử Việt-nam. Cái ghen của Tân là nguyên nhân của việc Lang bỏ nhà ra đi và cũng là hậu quả của việc hai anh em giống nhau đến nỗi làm cho nhiều người nhầm lẫn.

2. Cũng theo Lĩnh-nam chích quái thì Lang chết hóa làm cây cau, Tân hóa làm hòn đá còn vợ Tân hóa làm cây trầu. Ở đây chúng tôi theo sách Sử Nam chí dị chép Lang hóa làm hòn đá. Tân hóa làm cây cau là những hình tượng có mối quan hệ hợp lý hơn (về điểm này chúng tôi đồng ý với ý kiến Trần Thanh Mại trong Tìm hiểu và phân tích truyện cổ tích Việt-nam).

Riêng sách Mỹ Ấm tuỳ bút tuy cũng kể như Sử Nam chí dị, nhưng lại cho rằng phải đợi sau khi chôn cả ba rồi mới được trời cho hóa. Cũng sách này có kể một số tình tiết hơi khác, nhất là ở đoạn kết:

Hai anh em Tân và Lang giống nhau như tạc, càng lớn càng giống và yêu mến nhau, đi đâu không rời nửa bước; việc đó làm cho người vợ của Tân - Lưu thị - mấy lần nhầm lẫn, rất xấu hổ. Lang sợ có điều không hay bèn xin anh ra ở riêng, nhưng anh không cho. Một hôm Lang bỏ nhà ra đi lên vùng núi, định sống lẩn lút ở đây, nhưng dầm phải sương gió nên chết ở cạnh rừng, được dân địa phương chôn cất thành mộ. Không thấy em về, Tân bỏ nhà đi tìm. Khi Tân đến đây, dân làng ban đầu sợ hãi tưởng người chết hiện ra, vì thấy giống người chết như tạc. Khi nghe nói người em đã chết Tân ngất đi và chết theo. Dân địa phương bèn chôn bên cạnh mộ người em. Lưu thị cũng bỏ nhà đi tìm, đến đây nghe nói chồng và em chồng đều chết, liền ôm lấy mồ khóc mãi, rồi cũng chết và cũng được chôn bên cạnh.

Hành động của họ cảm động đến Trời. Trời cho em hóa đá (biểu thị sự trong trắng), anh hóa thành cây cau (ngay thẳng độc lập, mở dạ cho ai nấy thấy), Lưu thị hóa thành cây trầu (tiết hạnh thơm cay). Đoạn sau nói về vua Hùng cũng như trên đã kể[4].

3. Cũng theo Trúc Khê, sách dã dẫn, thì ngôi đền thờ ba người hiện nay là đền Tam-khương ở làng Nam-hoa, huyện Nam-đàn (Nghệ-an) mà các triều đại phong kiến vẫn có sắc phong tặng.

Đồng bào thiều số ở Nghệ-an cũng có Sự tích trầu, cau và vôi nội dung khác với các truyện trên:

Một người có chín con gái cùng đi cuốc cỏ dâu. Trưa lại mệt, chị em nói đùa với nhau: "Giá có ai cuốc hộ thì sẽ lấy làm chồng". Nghe thấy vậy một con quỷ hiện ra nói: - "Phải thế thì hãy nhắm mắt lại, tôi cuốc cho". Quả nhiên khi mở mắt, mấy chị em đều thấy nương dâu đã cuốc sạch làu. Quỷ đưa chín cô về lần lượt ăn thịt đến cô thứ tám. Cô út là nàng Khăm Xuân sợ quá, bỏ trốn. Một đàn gà rừng bảo: - "Muốn sống thì chui xuống lỗ khoai mài". Cô xuống, gà bẻ lá phủ cho nên quỷ không tìm ra. Khi quỷ đi khỏi, gà bảo nàng trèo lên tiếp tục đi nữa, hễ gặp người nào thì hỏi đường, người ta sẽ chỉ cho.

Một bà tiên hiện ra bảo cô cứ đi theo sợi dây song cho đến ngọn. Đến nơi, hóa ra đó là cõi âm; ở đây cũng có nhà của ruộng vườn. Một người đàn ông là Chàng Ngược lấy cô làm vợ. Hắn chuyên làm mưa ở trần gian, nhưng vì có vợ hắn quên cả chức trách, ba tháng không ra khỏi nhà, nên trần gian ruộng nương khô cạn, người kêu van khắp nơi. Sau đó, hắn phải từ biệt vợ ra đi làm mưa, dặn vợ cứ luôn luôn ở nhà, ai rủ đi đâu cũng đừng nghe.

Ở nhà, hai người vợ cũ của Chàng Ngược đến rủ: - "Có muốn coi voi đánh nhau không?" - "Không" - "Có muốn coi gương lược đánh nhau không?" - "Không" - "Có muốn coi ông bà gia không?" - "Kể từ khi về nhà chồng đến nay tôi chưa biết mặt mũi ông bà gia, cho đi với". Đến nơi, Khăm Xuân chỉ thấy hai con rồng to lớn, sợ quá, chạy về, mắt luôn luôn nhắm lại. Khi chồng về biết chuyện, đành phải trả Khăm Xuân lên trần. Lên đến nơi vẫn thấy vợ nhắm hai mắt, chồng bảo: - "Thôi đến nơi rồi. Chúng ta chia tay ở đây. Lúc nào gặp hoạn nạn gọi tôi, tôi sẽ đến". Khăm Xuân đang đi dọc bờ sông thì gặp chàng Nước. Chàng Nước lại dỗ dành lấy nàng làm vợ. Cuộc tình duyên êm đẹp, chỉ có điều bố chồng không ưa nàng dâu. Một hôm bố chồng bảo con dâu đi bắt cá sông. Khăm Xuân không bắt được. Nàng đến bờ sông gọi tên chồng cũ. Chàng Ngược lên bảo: -"Muốn bắt cá sông thì sáng dậy ra mà bắt, nhưng phải dặn mọi người rằng nếu ai có thấy cây gỗ lạ thì cũng đừng đụng đến". Sáng ra, thấy có một cây gỗ lớn nằm ngang sông mà vực sông ở chỗ đó cạn, cá rất nhiều, Khăm Xuân và mọi người đua nhau đi bắt. Người bố chồng thấy sự lạ cũng ra xem, thấy cây gỗ lạ bèn lấy gậy sắt đâm vào. Không ngờ đó là Chàng Ngược. Bị thương, Chàng Ngược, tức cây gỗ, nổi lên, nước chảy ào ào vào vực, phần lớn người đi bắt cá đều bị chết đuối. Bố chồng đổ tội cho nàng dâu giết dân, Khăm Xuân ra bến ngồi khóc rồi lấy lửa đốt cây gỗ để sưởi. Đốt một lúc bỗng thấy trong đống lửa không phải gỗ mà là Chàng Ngược đã chết cháy. Khăm Xuân thương quá, nhảy vào lửa cháy luôn. Chàng Nước về thấy thế cũng nhảy vào lửa cháy nốt (tình tiết này giống với kết thúc truyện Sự tích ông Đầu rau. số 21). Bố chồng chôn cất mỗi người một mộ. Về sau cây gỗ hóa thành cây cau. Khăm Xuân hóa thành cây trầu leo lên cây cau.

Chàng Nước hóa thành đá vôi. Bố chồng lấy cau ăn với trầu, nhổ nước vào đá thấy nước đỏ dẹp, bèn hái về ăn để giải phiền. Từ đấy có tục ăn trầu[5]. 

4. Đồng bào Ca-tu (ở phía Tây tỉnh Quảng-nam và Thừa-thiên) có một truyện nói về sự tích trầu, cau và vôi tuy khác truyện của ta nhưng hình ảnh đoạn kết lại có phần tương tự:

Một bà già gả một trong mười cô con gái cho chàng Rắn để trả ơn.  Ở với Rắn, cô gái đẻ được một đứa con. Một hôm vì các chị xúi bẩy, cô bị răng rắn cắm vào người, chết ngay. Áo quan trôi theo dòng nước, lọt vào cái dó của ông Na, được ông này cứu cho sống lại. Ông Na lấy cô làm vợ, đẻ dược một con nhưng vẫn chưa làm lễ cưới. Ngày cưới, chàng Rắn đến dự. Một cuộc chiến tranh dữ dội diễn ra giữa Rắn và ông Na. Cô gái lấy gói thuốc trong rừng gói thành từng gói chuẩn bị ném cho cả hai bên để bôi cho lành vết thương. Ném cho Rắn, không ngờ Rắn hóa thành cây cau. Ném trúng ông Na, ông Na hóa thành hòn đá. Cô thương quá đứng trên hòn đá ôm lấy cây cau, thì lại hóa thành cây trầu, gốc mọc ở đá, ngọn leo lên cây cau. Truyện còn kể thêm hai đứa con của Rắn và ông Na đến nhặt gói thuốc thứ ba thì hóa thành cối chày giã trầu. Dân làng chạy đến xem cũng hóa thành những cây chay.

Có một mụ cơ-rúa (đàn bà ngồi lê) đi xúc tép qua đó, thấy cây hay hay, bèn hái lá trầu ăn với quả cau rồi nhổ nước vào đá, đá đang trắng hóa đỏ. Mụ lấy trầu cau, vôi và chay ăn chung với nhau, tự nhiên thấy môi đỏ, người hóa đẹp ra. Nhà vua nghe tin, đòi mụ về triều, thấy mụ đẹp bèn phong làm hoàng hậu. Nghe lời mụ, vua sai lính đến đào các cây cau trầu đem về, nhưng đào đi bao nhiêu cau trầu vẫn mọc nhiều thêm, không bao giờ hết giống[6].

Người Thái cũng có truyện Tình nhân biến thành trầu cau nói đến ba người bạn học, trong đó có một cô gái giả trai cuối cùng hóa ra trầu cau và vôi. Truyện này có mô-típ hoàn toàn khác các truyện trên.

7

Có ai giống tui chỉ vuốt chứ không đọc không vậy ạ ?

                                                                                                 Con cóc là cậu ông trời                                                                                                          Đôi ngỗng                                                                                                          Chú voi tốt bụng                                                                                                          Con cá thông minh                                                                                                          Lời yêu của con                                                                                                          Chuyện chàng mồ côi                                                                                                          Sự tích hoa mai vàng                                                                                                          Công chúa Liễu Hạnh                                                                                                          Sự tích cái chổi                                                                                                         Chuyện chàng Lút                                                                                                          Sự tích ông đầu rau                                                                                                         Công chúa và hạt đậu                                                                                                          Ba người bạn                                                                                                          Chôn của                                                                                                          Chồng xấu, chồng đẹp                                                                                                          Công chúa ngủ trong rừng                                                                                                          Sự tích chị Hằng Nga                                                                                                          Bài học đâu tiên của Gấu con                                                                                                          Chị Gà Mái và anh Cá Sấu                                                                                                          Vì sao người ta đốt pháo                                                                                                          Sư tử và chuột                                                                                                          Thỏ con thông minh                                                                                                          Chào buổi sáng                                                                                                          Sự tích con muỗi                                                                                                          Tính lầm                                                                                                          Cáo và mèo                                                                                                          Chàng viết mướn thành Phirenzê                                                                                                         Hai anh em                                                                                                          Chiếc tăm thần                                                                                                          Cây Chò kiêu ngạo                                                                                                          Bác Rùa tốt bụng                                                                                                          Mickey và chú ong chăm chỉ                                                                                                          Cháu tôi                                                                                                          Cây chanh quả vàng                                                                                                          Anh em họ Ðiền                                                                                                          Cậu bé chăn cừu và cây đa cổ thụ                                                                                                          Cây bút thần Mã Lương                                                                                                          Anh trai cày và lão nhà giàu                                                                                                          Câu chuyện giữa Mickey & Kangaroo                                                                                                          Chàng lười                                                                                                          Con cò                                                                                                          Chú voi con                                                                                                          Chim tu hú                                                                                                          Chàng đốn củi và con cọp                                                                                                          Con chuột phát phì                                                                                                          Sự tích Sơn Tinh, Thủy Tinh                                                                                                         Chiếc mũ đỏ                                                                                                          Chàng ngốc học khôn                                                                                                          Cao và thấp                                                                                                          Chú thỏ thông minh                                                                                                          Chim con lạc mẹ                                                                                                          Công chúa tham lam                                                                                                          Bố là tất cả                                                                                                          Cầu vồng                                                                                                          Ai tốt hơn ai                                                                                                          Ai biết ăn dè?                                                                                                          Nhổ củ cải                                                                                                          Chàng rùa                                                                                                          Lo trước chắc ăn                                                                                                          Gấu, Sư tử và Cáo                                                                                                          Truyền thuyết về bộ quần áo Giáng sinh                                                                                                          Cóc kiện trời                                                                                                          Hươu và Cáo                                                                                                          Con công và con quạ                                                                                                          Ba cô gái                                                                                                          Bác gấu đen và hai chú thỏ                                                                                                          Sếu và bầy cá                                                                                                          Tích Chu                                                                                                          Cáo, thỏ và gà trống                                                                                                          Chuyện hai con ngựa                                                                                                          Con chồn bạch                                                                                                          Ai đáng khen nhiều hơn                                                                                                          Cô bé tí hon                                                                                                          Sự tích con sư tử                                                                                                          Chim sơn ca                                                                                                          Quả bầu tiên                                                                                                          Con chim họa mi                                                                                                          Ai khỏe?                                                                                                          Tham ăn                                                                                                          Cây tre trăm đốt                                                                                                          Sự tích ông đầu rau                                                                                                          Sự tích trái dưa hấu                                                                                                         Giúp đỡ người tàn tật                                                                                                          Trí khôn của ta đây !                                                                                                          Sự tích chú Cuội cung trăng                                                                                                          Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn                                                                                                          Vì sao nước biển mặn?                                                                                                          Sự tích con muỗi                                                                                                          Cây thông                                                                                                          Bà nội trợ nhỏ tuổi                                                                                                          Cô bé chăm ngoan                                                                                                          Sự tích con cào cào                                                                                                          Sự tự do                                                                                                          Hoàng tử Ếch xanh                                                                                                          Cô bé hay tò mò                                                                                                          Đứa bé thiếu thận trọng                                                                                                         Bệnh đậu mùa                                                                                                          Cô bé hai giúp đỡ mọi người                                                                                              

Ngày xưa, có hai vợ chồng son nhà nghèo sinh nhai bằng nghề làm thuê làm mướn.

Tuy nghèo nhưng họ rất yêu nhau. Thường buổi tối sau khi đi làm về, hai vợ chồng ngồi bên bếp lửa hay dưới ánh trăng kể cho nhau những chuyện xa gần mới nghe được, hay hát những câu tình duyên, có khi vui vẻ quên cả cơm nước.

Một năm trời làm mất mùa, hạt gạo kiếm rất khó khăn. Tình trạng đói kém diễn ra khắp mọi miền. Hai vợ chồng theo lệ cũ đi tìm việc ở các nhà giàu nhưng chả mấy ai thuê nữa. Người vay công lĩnh nợ thì đông mà gạo rất khan hiếm nên khó chen vào lọt. Hơn nữa, cổng mấy lão trọc phú lại thường đóng chặt vì chúng không muốn cho ai quấy nhiễu.

Túng thế hai vợ chồng phải đi mò cua bắt ốc, hoặc đào củ, hái rau về ăn. Tuy có đỡ phần nào nhưng tình cảnh vẫn không mảy may sáng sủa. Cái chết luôn luôn đe dọa họ vì trận đói còn kéo dài. Một buổi chiều, sau khi húp vội mấy bát canh rau má, chồng bảo vợ:

- Tôi phải đi một nơi khác kiếm ăn, không thể ở nhà được.

Nghe chồng nói, người đàn bà đòi đi theo để sống chết có nhau. Nhưng người chồng bảo:

- Tôi chưa biết sẽ đi đến đâu và sẽ phải làm những gì. Nàng ở nhà dễ sống hơn tôi, không nên theo làm gì cho vất vả. Chưa biết chừng tôi sẽ nằm lại dọc đường để cho loài chim đến than khóc. Nhưng cũng chưa biết chừng tôi lại mang những quan tiền tốt bó mo về đây nuôi nàng cũng nên! Chao ôi! Số mệnh! Nàng hãy chờ tôi trong ba năm, nghe! Hết ba năm không thấy tôi trở về ấy là tôi đã bỏ xác quê người. Nàng cứ việc đi lấy chồng khác.

Người vợ khóc lóc thảm thiết như đứng trước cảnh tang tóc thực sự. Nhưng không biết làm thế nào cả, nàng đành phải để chồng ra đi.

Sau khi tiễn chồng, người đàn bà kiếm được việc làm ở một nhà kia. Nhà họ không giàu gì nhưng thương cảnh ngộ nàng, có ý giúp đỡ cho qua những ngày thảm đạm. ở đây, người đàn bà kiếm mỗi ngày hai bữa, trong đó có một bữa cháo bữa khoai. Nhờ lanh lẹn và xinh xắn nên nàng lấy được cảm tình của chủ. Nhưng hình dáng người chồng thân yêu không bao giờ phai nhạt trong tâm trí nàng.

Thời gian trôi nhanh như nước chảy. Người ta đã bớt nhắc đến trận đói khốc liệt vừa qua. Nàng thì ngày ngày hồi hộp chờ đợi chồng. Nhưng cây bưởi trước sân đã ba lần trổ hoa mà chồng nàng vẫn không thấy tăm dạng.

Giữa lúc ấy người chủ đã từng bao bọc nàng trong lúc đói, vừa chết vợ. Sẵn có tình cảm với nàng, người ấy ngỏ ý muốn được nối duyên cùng nàng. Nhưng người ấy đâu có hiểu được lòng của người thiếu phụ. Câu trả lời của nàng là:

- Chồng tôi hẹn tôi trong ba năm sẽ về. Đến bây giờ tôi mới tin là chồng tôi đã chết. Vậy cho tôi để tang chồng trong ba năm cho trọn đạo.

Ba năm nữa lại trôi qua một cách chóng vánh. Không tin tức cũng chẳng có một lời đồn về người chồng. Hàng ngày, những buổi chiều tà, nàng vẫn đăm đăm nhìn bóng người đi lại trên con đường cái quan. Và rồi nàng khóc cạn cả nước mắt. Người đàn ông kia giục nàng quyết định:

- Một là chồng nàng đã chết, hai là còn sống nhưng đã lập gia đình khác ở một nơi xa xôi hẻo lánh. Đằng nào nàng cũng khó mong tái hợp. Âu là cùng tôi lập một gia đình mới. Sức của tôi và của của tôi đủ bảo đảm cho nàng sung sướng trọn đời.

Nàng sửa lại vành khăn trắng đã ngả màu, cảm ơn hậu tình của anh ta và xin rốn chờ cho một năm nữa. Một năm nữa lại trôi qua không mang lại một tin tức gì mới mẻ. Lần này nàng mới tin là chồng mình chết thật. Sau một bữa rượu cúng chồng và đãi họ hàng làng xóm, nàng đến ở cùng người chồng mới.

* * *

Đột nhiên sau đó ba tháng, người chồng cũ xách khăn gói trở về quê hương. Chàng không có vẻ gì khấm khá hơn trước. Chàng chỉ ôm một hy vọng là được gặp lại người vợ yêu. Nhưng vườn cũ nay đã thuộc về chủ mới. Chàng lẩm bẩm: - "Thế là hết. Bởi số cả!".

Việc người đàn ông đột ngột trở về làm cho mọi người ngơ ngác. Nhất là đôi vợ chồng mới cưới không còn biết ăn nói làm sao bây giờ. Người đàn bà xấu hổ không dám gặp mặt. Nhưng người chồng cũ đã tìm đến họ và an ủi họ.

- Tôi đi vắng lâu quá. Cái đó hoàn toàn là lỗi ở tôi. Nàng xử sự như thế rất đúng. Tôi chỉ cần về gặp nàng một chút. Thế là đủ. Bây giờ tôi sẽ đi khỏi nơi này mãi mãi.

Mặc dầu người vợ nài nỉ hết sức, mặc dầu người chồng mới xin trả lại vợ, nhưng chàng nhất quyết dứt áo ra đi. Chàng không nỡ phá hạnh phúc của họ. Mà chàng cũng không có gan đi đâu xa vì không thể quên được vợ cũ. Băn khoăn dằn vặt hành hạ tâm trí chàng. Đầu óc rối như mớ bòng bong. Chàng nghĩ đến cái chết và trong một lúc cuồng loạn, chàng tự treo cổ lên cây đa đầu làng.

Cái chết kinh khủng đó như một tiếng sét nổ vào đầu người đàn bà. Nàng cảm thấy chính mình là thủ phạm gây ra cái chết của người chồng cũ. Tại sao ta chờ chồng được bảy năm trời mà không ráng chờ thêm ít lâu nữa? Tại sao thấy chồng trở về, ta không dám giáp mặt? Nàng không tự chủ được nữa. Tất cả những câu hỏi như lên án một cách âm thầm nhưng kịch liệt trong đầu óc nàng.

Thế rồi buổi sáng hôm sau, trong khi người ta sắp sửa cất đám người đàn ông bạc mệnh thì người ta lại hoảng hốt kéo nhau đi vớt tử thi người đàn bà dưới cái ao bên cạnh nhà.

Người chồng mới sau khi làm ma cho vợ, trở nên như người mất trí. Hai cái chết đánh mạnh vào đầu óc mọi người, riêng đối với chàng chưa bao giờ có một sự xúc động dữ dội đến như thế. Chàng luôn miệng kêu to: - "Tại sao ta cố ý cướp vợ của người khác!". Rồi một hôm, sau khi đem hết gia sản chia cho họ hàng và cúng vào chùa, chàng uống thuốc độc tự tử.

Lúc xuống đến thế giới bên kia, cả ba người đều được đưa tới trước tòa án của Diêm vương để định công luận tội. Tất cả mọi người một khi đã đến đây đều phải khai rõ sự thật.

Theo lời khai của người chồng cũ thì chàng không thể nào xa lìa vợ cũ. Chàng sở dĩ chết ở làng là chỉ mong luôn luôn được gần gũi nàng. Người chồng mới cũng khai rằng chàng có cảm tình rất sâu xa đối với người vợ mới mặc dầu mới chính thức lấy nhau chỉ có ba tháng. Khi Diêm vương hỏi tình của chàng đối với người vợ cũ như thế nào thì chàng giơ ngón tay so sánh rằng một bên mười, một bên chưa được một. Đến lượt người đàn bà thì nàng thú thật rằng cái tình của nàng đối với chồng cũ choán một chỗ rộng rãi trong lòng mình, đồng thời đối với người chồng mới, nàng cũng không thể nào quên được tình cảm nồng nhiệt của chàng.

Diêm vương ngồi nghe rất cảm động. Những người như thế này cũng thật hiếm có. Cần phải làm cho bộ ba ấy sống gần nhau mãi mãi. Sau một hồi lâu suy nghĩ, Diêm vương cho ba người hóa thành ba ông đầu rau để cho họ khỏi lìa nhau và để cho ngọn lửa luôn luôn đốt nóng tình yêu của họ. Đồng thời, vua còn phong cho họ chức Táo quân trông nom từng bếp một, nghĩa là từng gia đình một trên trần thế.

Đọc rồi cho ý kiến nha mn                                            CHAP 2        Khi Lily 18 tuổi , Lily được mụ phù thủy giao cho một nhiệm vụ là phải giết một gia đình ở làng bên . Lily không biết rằng đó chính là gia đình của Natsu .          Khi Natsu ra khỏi nhà thì lúc đó cũng là lúc Lily vừa đến . Lily nhìn thấy Natsu nhưng chỉ nghỉ là có người có dáng người giống...
Đọc tiếp

Đọc rồi cho ý kiến nha mn 

                                           CHAP 2

        Khi Lily 18 tuổi , Lily được mụ phù thủy giao cho một nhiệm vụ là phải giết một gia đình ở làng bên . Lily không biết rằng đó chính là gia đình của Natsu . 
         Khi Natsu ra khỏi nhà thì lúc đó cũng là lúc Lily vừa đến . Lily nhìn thấy Natsu nhưng chỉ nghỉ là có người có dáng người giống Natsu . Cô đã giết được cha mẹ Natsu một cách nhanh chóng . Nhưng không may , em gái Natsu là Aoko đã nhìn thấy tất cả . Aoko đã ra tấn công Lily . Aoko cũng cùng học võ với anh trai mình nhưng Aoko cũng không bằng Lily . Lily tránh được đòn của Aoko dễ dàng . Aoko kéo dài thòi gian để Natsu về , cô cũng biết là cô không thể đánh lại Lily . Đánh dược một lúc , Lily muốn ra đòn quyết định ( định giết chết Aoko ) nhưng không hiểu sao khi nhìn thấy Aoko khóc làm cô không muốn đánh nhau tiếp . Khi Natsu về tới nhà , anh rất ngạc nhiên khi thấy cha mẹ mình đã chết và còn thấy cả Lily đang đánh nhau với Aoko . Hai người nhìn thấy Natsu cũng dừng tay lại . 
          Natsu nói :
        - Sao em ở đây Lily ?
           Lily ấp úng , không biết nói gì và cúng rất ngạc nhiên . Aoko bỗng nói :
         - Chính cô ta đã giết cha mẹ của chúng ta !
        Natsu ngạc nhiên :
         - Có phải là thế không , Lily ? Sao em lại giết cha mẹ anh?
        Lily :
         - Em không biết đây là cha mẹ anh ! Nếu biết em đã không giết họ .
        Aoko :
         - Biết hay không cô cũng không nên giết người , cô cũng không nên hủu hoại gia đình người khác . Cô thật là độc ác . 
        Vừa nói xong , Aoko liền cầm dao , tiến thật nhanh đâm thằng vào Lily . Natsu ngăn Aoko lại . Rồi bảo thả cho Lily đi .

--------------------------------------------------------------------------- Hết Chap 2 ----------------------------------------------------------------

15
26 tháng 5 2018

hay quá bạn ạ

26 tháng 5 2018

truyện nhạt quá. mà lời thoại ko hay. vs lại ndung cx quá phổ biến rồi, chẳng làm cho ng đọc cảm giác mới mẻ gì cả. mà truyện dài lằng nhằng trong khi chỉ có vài sự việc trong đó. tự nhiên aoko lại khóc thì lại ko muốn đánh tiếp???????? lí do aoko khóc????? khóc vì bố mẹ chết chăng?????? mà nếu có vậy thì tạo cho truyện thêm khó hiểu hơn, đánh nhau chán rồi, bt ko đánh được mới nghĩ đến bố mẹ rồi khóc à??????? mk nghxi nếu chấm điểm thì cho khoảng 5 thôi. nói chung mk chỉ nx vậy, ko có ý gì cả, góp ý thôi

25 tháng 11 2017

italia là sai bạn ghi chữ i là chữ hoa nhé

25 tháng 11 2017

bạn có thể sửa lại cả bài cho mình ko . minh đang cần gấp 

1. Hai cô gái trong bữa ăn đều gọi 2 tách trà đá. Một trong hai cô gái uống rất nhanh, uống tới vài cốc liền. Cô gái còn lại chỉ uống một cốc trà duy nhất. Cuối cùng, cô gái uống mỗi một tách trà đã bị chết. Cảnh sát đã tìm thấy trong nước trà có độc. Vậy tại sao cô gái uống nhiều trà hơn vẫn sống? (Ảnh: Internet)2. Có một người đàn ông giàu có sống một mình trong một căn...
Đọc tiếp

1. Hai cô gái trong bữa ăn đều gọi 2 tách trà đá. Một trong hai cô gái uống rất nhanh, uống tới vài cốc liền. Cô gái còn lại chỉ uống một cốc trà duy nhất. Cuối cùng, cô gái uống mỗi một tách trà đã bị chết. Cảnh sát đã tìm thấy trong nước trà có độc. Vậy tại sao cô gái uống nhiều trà hơn vẫn sống?

 

(Ảnh: Internet)

2. Có một người đàn ông giàu có sống một mình trong một căn biệt thự. Bởi vì cơ thể ông bị khuyết tật, do đó ông luôn luôn gửi đường bưu điện đặt hàng tất cả mọi thứ. Đến ngày thứ năm người đưa thư tới căn biệt thự thì thấy cửa chính đang mở và xác người đàn ông với máu khô trên người nằm bên bể bơi. Sau khi cảnh sát đến hiện trường, anh ta mô tả lại sự việc lúc đó. Cảnh sát tìm thấy trong hành lang chỉ có hai chai sữa, tờ báo ra hôm thứ hai, một danh mục các thương phẩm, một số tờ rơi, và còn có một bức thư chưa mở. Cảnh sát đã biết được sự thật. Vậy sự thật đó là gì?

3. Một người đàn ông sau khi bị chết, cảnh sát tìm thấy trong một tay của anh ta đang cầm một khẩu súng, tay còn lại cầm một máy ghi âm. Cảnh sát đã nhấn ngay nút “bật” để nghe lời ghi âm tại chỗ và nghe thấy một giọng đàn ông nói: “Tôi sống không có ý nghĩa gì nữa, không muốn sống tiếp nữa.” Sau đó là một tiếng súng vang lên. Sau khi nghe xong, cảnh sát biết rằng người đàn ông này tử vong không phải là do tự tử, mà là bị ám sát. Vậy làm thế nào mà họ biết?

 

 

4. Một thám tử đang điều tra các vụ buôn lậu dầu, kết quả đột nhiên mất tích. Cảnh sát đã đến nơi cuối cùng anh ta xuất hiện ở đó, và phát hiện được một mảnh giấy lưu lại đó , trên đó ghi rằng: “710 57735 34 5508 51 7718”. Hiện giờ cảnh sát đã bắt giữ 3 nghi phạm: Bill, John, Todd. Liệu bạn có thể tìm ra kẻ giết người thực sự thông qua những mật mã này không? Lưu ý, đây là vụ án ở Mỹ nên mật mã giải ra sẽ là tiếng Anh.

 

1
18 tháng 8 2018

Vì cô bị chết kia uống chậm nên độc bị tan ra

Giúp mình nhé mình đang cần rất gấpĐọc đoạn văn ssau và trả lời câu hỏi được in đậm, nghiêng phía dưới:Sau khi động đất qua đi, lực lượng cứu hộ bắt đầu các hoạt động tìm kiếm cứu nạn. Và khi họ tiếp cận đống đổ nát từ ngôi nhà của một phụ nữ trẻ, họ thấy thi thể của cô qua các vết nứt. Nhưng tư thế của cô có gì đó rất lạ, tựa như một người đang quỳ gối...
Đọc tiếp

Giúp mình nhé mình đang cần rất gấp

Đọc đoạn văn ssau và trả lời câu hỏi được in đậm, nghiêng phía dưới:

Sau khi động đất qua đi, lực lượng cứu hộ bắt đầu các hoạt động tìm kiếm cứu nạn. Và khi họ tiếp cận đống đổ nát từ ngôi nhà của một phụ nữ trẻ, họ thấy thi thể của cô qua các vết nứt. Nhưng tư thế của cô có gì đó rất lạ, tựa như một người đang quỳ gối cầu nguyện; cơ thể nghiêng về phía trước, và hai tay cô đang đỡ lấy một vật gì đó. Người cứu hộ quỳ xuống và luồn tay que khe hẹp để tìm kiếm ở khoảng không nhỏ bên dưới đống đổ nát. Bỗng nhiên, anh hét lên sung sướng: "Một đứa bé! Có một đứa bé!"

Cả đội đã cùng nhau làm việc; họ cẩn thận dỡ bỏ những cái cọc trong đống đổ nát xung quanh người phụ nữ. Có một cậu bé 3 tháng tuổi được bọc trong một chiếc chăn hoa bên dưới thi thể của người mẹ. Rõ ràng, người phụ nữ đã hy sinh để cứu con mình. Khi ngôi nhà sập, cô đã lấy thân mình làm tấm chắn bảo vệ con trai. Cậu bé vẫn đang ngủ một cách yên bình khi đội cứu hộ nhấc em lên.

Bác sĩ đã nhanh chóng kiểm tra sức khỏe của cậu bé. Sau khi mở tấm chăn, ông nhìn thấy một điện thoại di động bên trong. Có một tin nhắn trên màn hình, viết: "Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con".

Chiếc điện thoại di động đã được truyền từ tay người này sang tay người khác. Tất cả những ai đã đọc mẩu tin đều không ngăn nổi dòng nước mắt. 

Hãy tưởng trượng, khi lớn lên, đọc được lời nhắn " Nếu con sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con", đứa bé sẽ nói gì với mẹ?

0
Nhận xét hộ mình nhé m.n  ( cả tổ mình cùng làm đấy ! )" Ba sẽ là cánh chim, đưa con đi thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa, cho con cài lên ngực. Ba mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con…” Những câu hát thân thương ấy đã được cất lên từ khi con còn là một đứa trẻ, những câu hát lúc ấy con chỉ hát lên với sự thích thú của một đứa trẻ lên hai, lên ba. Nhưng giờ đây, mười tám năm đã qua...
Đọc tiếp

Nhận xét hộ mình nhé m.n  ( cả tổ mình cùng làm đấy ! )

" Ba sẽ là cánh chim, đưa con đi thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa, cho con cài lên ngực. Ba mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con…” Những câu hát thân thương ấy đã được cất lên từ khi con còn là một đứa trẻ, những câu hát lúc ấy con chỉ hát lên với sự thích thú của một đứa trẻ lên hai, lên ba. Nhưng giờ đây, mười tám năm đã qua đi, những từ ngữ ấy không còn đơn thuần là những ca từ cho một bài hát nữa, mà đối với con, và với cả những người con trưởng thành thì những ca từ ấy tuy giản đơn nhưng lại ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa. Một đứa con thì không thể nào lớn lên mà lại không có sự chăm lo, nuôi nấng, dạy dỗ của các đấng sinh thành. Cũng giống như những chú chim bay lượn ở bầu trời bao la, chúng nó sẽ không thể nào bay được nếu thiếu đi đôi cánh. Bố mẹ cũng giống như đôi cánh ấy- đôi cánh vững chắc để nâng đỡ, che chở cho con trong suốt mười tám năm qua.

            Có thể đây không phải là một bài văn hay, nhưng nó đã được viết lên bằng tất cả cảm xúc của con, một cảm xúc rất thực về lòng biết ơn bố mẹ, thầy cô, những người đã xây dựng nền tảng cho những nấc thang đầu đời, đánh dấu bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời của con. Mười tám năm là cả một quá trình rất dài từ một sinh linh nhỏ bé, đã trưởng thành như ngày hôm nay và cầm bút để viết lên bài cảm nghĩ này. Quá trình đó bắt đầu từ ngày con cất tiếng khóc chào đời, bố bảo rằng giây phút khi nhìn con ra đời là giây phút thiêng liêng nhất trong cuộc đời của bố mẹ. Những giọt nước mắt vui sướng khi bố mẹ chứng kiến thiên thần của bố mẹ xuất hiện, lúc ấy, con khóc rất to, nhưng tiếng khóc thét của con lại là niềm hạnh phúc của bố mẹ, nó báo hiệu sự sống của một linh hồn nhỏ bé sẽ tồn tại trên thế giới này. Bố mẹ biết không… nếu có một điều ước, con ước mình có thể quay ngược thời gian để trở về chính ngày con ra đời, để con có thể thực sự nhìn thấy được niềm hạnh phúc của bố mẹ lúc đó, và biết được con thật sự quan trọng với bố mẹ như thế nào…!!!

          Và cứ thế thời gian bắt đầu trôi đi, từng ngày nhìn con, yêu con, để rồi đến khi con bắt đầu bập bẹ những tiếng nói đầu đời, tiếng gọi bố đầu tiên. Bố bảo rằng thật sự bố không biết dùng lời gì để diễn tả niềm vui của bố lúc ấy. Vòng tuần hoàn của cuộc sống vẫn tiếp diễn, bố mẹ vẫn âm thầm chứng kiến từng giai đoạn con lớn lên. Những tiếng nói đầu đời, những bước đi đầu tiên, bên cạnh con luôn luôn có sự dõi theo của bố mẹ. Bánh xe thời gian cứ lặng lẽ quay, con đang dần lớn lên với sự dìu dắt của bố mẹ và sự dạy dỗ của thầy cô. Để rồi, khi nhìn lại, đó là cả một quãng đường dài mười tám năm… mười tám năm trôi qua, bây giờ những kí ức về tuổi thơ, nơi có bố mẹ, thầy cô và bạn bè lại trỗi dậy trong con. Những từ ngữ đã từng rất quen thuộc, nó hầu như là một phần quan trọng trong cuộc sống của con, và một phần làm con trưởng thành như ngày hôm nay, nó quá đỗi thân quen làm con không hề nghĩ gì về giá trị của mọi người. Để rồi hôm nay- khi đặt bút để viết bài cảm nghĩ này, con mới thật biết sự quan trọng của mọi người đối với con.

         Lúc con chưa thể cất tiếng nói nhưng trong tiếng khóc của con đã có mẹ. Từ đó đến nay, mẹ đã luôn luôn sát cánh bên con trong từng bước con đi trên đường đời. Bố và mẹ đã phải mưu sinh nhọc nhằn để có tiền nuôi con ăn học, mẹ đã trăn trở mất ngủ khi khi bài kiểm tra của con bị điểm thấp, chăm sóc thuốc thang khi con ốm đau. Mẹ cũng là người luôn nhắc con đội mũ khi trời nắng, mang theo áo mưa khi trời âm u, nhắc con cầm theo hộp sữa khi con học nhiều ca liên tục. Giờ đây, con chỉ biết nói lời cảm ơn bố mẹ! Bố mẹ ơi con biết rằng hai chữ “cảm ơn” không thể nói hết công ơn trời bể của bố mẹ, đó chỉ là giọt nước nhỏ bé so với cả đại dương mênh mông mà bố mẹ đã vất vả tạo ra cho con, nhưng nó trong vắt và tinh khiết lắm! Bố mẹ ơi, nếu có một điều ước, con sẽ ước con không bao giờ phải rời xa bố mẹ! Con không thể tưởng tượng nổi cuộc đời này sẽ ra sao nếu con thiếu bố mẹ? Bởi bố mẹ là người quan trọng nhất, là tất cả của cuộc đời con! Con nhớ cái ngày đầu tiên con bước vào lớp một, bố và mẹ đã ôm con trong vòng tay ấm áp cùng đạp xe chở con đến trường, thế mà giờ con sắp hoàn thành mười hai năm cắp sách đến trường rồi đấy bố mẹ ạ! Mười hai năm ấy con được no ấm, bình yên bên bố, bên mẹ cũng là mười hai năm bố mẹ khổ cực, vất vả. 

      Bố mẹ đã nuôi nấng con với mong ước con sẽ trưởng thành, trở thành một con người thật sự, mọi niềm tin hi vọng đều đặt vào con, để rồi có những lúc con vô tình đã thấy những giọt nước mắt của bố mẹ đã khóc khi con phạm lỗi. Rồi tiếp đó, những cái lo đầu tiên là khi bố mẹ muốn dạy dỗ đứa con bé bỏng của mình thành người. Nhưng càng lo hơn khi con đang bước vào tuổi trưởng thành. Từng bước đường con đi luôn có sự lo lắng của bố mẹ, sợ con sẽ đi sai đường. Tuy con đã mười tám tuổi, nhưng lúc nào cũng vậy, trong bố mẹ, con vẫn là một đứa trẻ cần được chở che và bảo vệ, bây giờ con thật sự cần bố mẹ, sự quan trọng của bố mẹ đối với con to lớn biết bao…Cảm ơn bố mẹ, cảm ơn vì đã cho con là con của bố mẹ, cảm ơn bố mẹ khi đã mang con đến với thế giới này.

      Đối với con, bố luôn là một bức tường thành vững chắc cho con vịn vào mà bước đi. Tuy không nói ra, nhưng bố vẫn luôn quan tâm đến con, từ việc học hành, sức khỏe, bạn bè cho đến cả việc con sinh hoạt, chơi đùa, bố vẫn luôn âm thầm theo dõi con “từ xa”, theo dõi từng bước tiến của con. Còn mẹ, mẹ có vẻ như khác bố nhiều lắm, từ vẻ mặt cho đến tính tình. Bề ngoài mẹ của con luôn vui tươi, nụ cười lúc nào cũng nở trên gương mặt của mẹ. Tính tình mẹ cũng không khó chịu như bố, mẹ luôn la mắng con mỗi ngày, không như bố lúc nào cũng im lặng làm con đến phát sợ. Tuy khác nhau về tính tình, tuy mẹ luôn xét nét con, tuy bố luôn im lặng kiểm soát con, nhưng những việc làm đó đều xuất phát từ một điểm chung là tình thương vô bờ bến mà bố mẹ dành cho con. Nhưng có một điều đến tận bây giờ con vẫn không hiểu tại sao con lại không thể tâm sự được với mẹ. Ai ai cũng nói rằng, con gái thì lúc nào cũng tỉ tê tâm sự với mẹ, nhưng với con thì… con cũng không biết vì sao nữa. Vì con không hợp với mẹ, hay vì con ngang bướng, cố chấp, không chịu nghe lời mẹ giảng giải, luôn cho mình là đúng? Cũng có khi là vì con thấy mẹ đã có quá nhiều lo lắng rồi, nào là áp lực công việc, gia đình, con cái, con không muốn vì chuyện của con mà làm cho mẹ thêm một mối lo nữa. Nhưng rồi, giống như quả bóng vậy, cứ càng bơm thì nó lại càng căng, và đến một lúc nào đó nó sẽ nổ tung. Con cũng vậy, cứ dồn nén trong lòng, chỉ đến những lúc “cuối đường”, tăm tối hay bực bội nhất, con mới “trút” hết lên mẹ. Những lúc ấy, mẹ lại như là một người bạn tâm sự với con. Mẹ dạy con cách ứng xử, chỉ cho con việc phải làm, cho con biết cách sống ở đời và cho con biết đến cả những “bài học vấp ngã” và phải biết đứng lên trong cuộc sống.

        “Cho con làm người, bàn tay cha nâng đỡ chở che. Cho con vào đời, mẹ thương yêu dạy con bước đi. Cho con thắm nụ cười, cho con lớn thành người. Ôi tình mẹ cha, quá bao la. Ôi tình thương đó, tựa biển xa!” Tình thương đó ngàn đời con vẫn không thể trả được hết. Vậy mà đã bao lần con làm buồn lòng bố mẹ, những lúc vì quá nông nổi, bồng bột, bướng bỉnh mà con đã gắt gỏng, hờn giận bố mẹ, cũng như những người con khác, lúc ấy con cũng ghét bố mẹ lắm. Con cứ tự hỏi tại sao lúc nào con cũng phải làm theo ý của bố mẹ mà không được tự do theo ý của mình... Mười tám năm qua đi, mười tám năm con được sống trong vòng tay yêu thương, dìu dắt của bố mẹ, vậy mà được mấy lần con làm bố mẹ vui? Con chỉ toàn gây ra những chuyện rắc rối, làm bố mẹ lại phải bận tâm, nặng lòng.Giờ đây, con chỉ biết nói lên hai tiếng “Xin lỗi” và thầm cảm ơn bố mẹ đã không bỏ rơi con, dù con đã đánh mất đi niềm tin của bố mẹ.

       Năm năm cấp một vậy là cũng đã trôi qua thật nhanh. Bây giờ, ngay lúc này đây, con đang đứng trên con đường thử thách mới, gay go và khó khăn hơn rất nhiều. Đó cùng chính là bước ngoặt quan trọng đầu tiên trong cuộc đời con. Con biết, trên con đường lần này con bước đi vẫn luôn ẩn chứa rất nhiều niềm tin, sự mong đợi của bố mẹ. Con biết niềm tin và sự mong đợi đó là rất lớn. Tuy mệt mỏi sau một ngày làm việc, nhưng tối đến bố mẹ lại vẫn lo cho con từng bữa ăn, từng giấc ngủ, đến cả những viên thuốc mỗi khi con chớm bệnh. Tình thương bố mẹ bao la và cao cả như thế, những chỉ với những trang viết này, con không thể nào kể được cho hết, mà cũngc hẳng biết phải nói bao nhiêu mới đủ cho những gì bố mẹ đã hy sinh cho đứa con bé nhỏ này. Lúc này đây con xin lỗi bố mẹ về tất cả những lỗi lầm của con! Và bố mẹ hãy tin rằng, dù thời gian có trôi qua, tất cả sẽ nhạt nhoà theo năm tháng nhưng tình thương của bố mẹ sẽ vĩnh cửu trong lòng con, là động lực để con vững bước trên hành trình đời mình. Con thương bố mẹ nhiều lắm, bố mẹ ơi!

         Và những người quan trọng không kém đối với cuộc sống của con chính là thầy cô - những người cha người mẹ thứ hai của con - những người có vai trò thực sự trên bước đường giáo dục con thành một con người trưởng thành, cho con biết làm một con người thực sự như thế nào!!! Giáo viên - người mang kiến thức đến cho người cần kiến thức. Thầy cô có biết rằng nhiệm vụ của thầy cô thiêng liếng và cao cả lắm không?.... Những người gần như hi sinh cả cuộc đời để âm thầm dõi theo bước đường của chúng con, người đã gián tiếp tiếp thêm sức mạnh, thêm tri thức để chúng con không ngỡ ngàng và tự tin bước vào đời. Người thầy vẫn lặng lẽ đứng đó, chứng kiến từng thế hệ này sang thế hệ khác, chứng kiến những thành quả của thầy - những thành quả sẽ trực tiếp đi xây dựng đất nước. Công lao của thầy như những vị anh hùng vô danh, tuy không lưu vào sử sách nhưng sẽ được mọi người ca ngợi đến ngàn đời….. Và đặc biệt, người con muốn nói đến hôm nay, đó chính là cô giáo chủ nhiệm – Cô Linh. Cô là người thầy, người chị và cũng là người mẹ thứ hai của chúng con – người luôn lắng nghe và thấu hiểu cảm nhận của chúng con, luôn bên cạnh chúng con trong chặng đường cuối cùng của đời người học sinh. Là một người thầy khi giảng dạy, là một người bạn khi lắng nghe và sẻ chia những cảm xúc đầu đời, những lời động viên nhẹ nhàng nhưng vô cùng quan trọng đối với chúng con. Cô có biết sự có mặt của cô đối với chúng con có ý nghĩa to lớn đến như thế nào không? Hôm nay, con xin thay mặt tập thể lớp 5D gửi lời cảm ơn đến cô, người giáo viên chủ nhiệm tuyệt vời của chúng con.

         Là năm cuối cấp, áp lực thi cử rất lớn, vì thế chúng con cần những phương pháp học tập có hiệu quả nhất. Và người luôn đứng đằng sau, trằn trọc, suy nghĩ mỗi đêm cho chúng con phương pháp học tập tốt nhất, luôn ở bên cạnh dõi theo và lo lắng cho chúng con, đó chính là các thầy cô giáo kính mến - những người đã xây dựng nên trường Nguyễn Trãi được như ngày hôm nay!!! Mỗi ngày trôi qua, thầy cô lại có thêm hàng trăm nỗi lo, lo cho chúng con từng miếng ăn, giấc ngủ, lo cho sức khỏe của từng học sinh thân yêu, lo cho từng đứa học yếu nhất đến khi nó có thể khá hơn, lo cho chúng con nhiều lắm, nhiều đến nỗi mà quên đi chính sức khỏe của bản thân mình… Có mấy ai có thể hiểu được những hi sinh thầm lặng lớn lao của thầy cô. Thầy ơi, cô ơi!! Những công lao của thầy cô, chúng con đều ghi nhớ…!!! Trên bước đường con đi, đều có sự dõi theo của bố mẹ, sự ân cần của thầy cô. Khi con vấp ngã, bố mẹ, thầy cô là người đau hơn ai hết. Và sự lo âu, buồn phiền trên khuôn mặt của thầy cô khi con phạm sai lầm, con mới nhận ra rằng con đã làm bố mẹ và thầy cô thất vọng rất nhiều, chợt thấy rằng con vẫn chưa làm được gì cho mọi người, chưa đền đáp được gì cho bố mẹ, mới thấy rằng con vẫn quá nhỏ bé trong thế giới bao la này… Con xin lỗi!!! Xin lỗi khi lúc ấy con chưa đủ trưởng thành để nhận thức được mọi việc làm của mình.

     Một năm học nữa lại trôi qua, sắp phải trải qua những ngày giờ cuối cùng của tuổi học trò con mới cảm nhận rõ lòng mình đang có những xáo trộn nhất định. Khi những cành phượng đỏ đầu tiên le lói trên cành, cũng là lúc học sinh khối mười hai quay cuồng trong hối hả của học hành và thi cử. Mười hai năm đèn sách trôi qua, con đã trưởng thành và nói lên lời tri ân đối với bố mẹ và thầy cô. Có lẽ nếu như nhà trường không vận động học sinh khối mười hai viết bài tri ân dành cho bố mẹ, thầy cô thì chắc con sẽ không bao giờ có thể trực tiếp nói với bố mẹ và thầy cô những lời chân thành nhất mà bấy lâu con ấp ủ, giấu kín trong lòng. Xin cảm ơn bố mẹ vì đã cho con tất cả cuộc đời này! Bố mẹ đã luôn ở bên con khi con vấp ngã, khi con sai lầm. Cảm ơn thầy cô rất nhiều! Ba năm học dưới mái trường này con chưa một lần nói từ “cám ơn”, nhưng bây giờ là thời khắc con phải nói ra . Thầy cô đã quá tốt với chúng con nhưng nhiều lúc chúng con đã vô tâm khiến thầy cô thất vọng. Xin thầy cô đừng trách chúng con. Mai đây, dù có rời xa trường Nguyễn Trãi thân yêu, thì những lời răn dạy của thầy cô sẽ mãi là hành trang vô giá của chúng con!

       Hôm nay, khi con viết bài cảm nghĩ này, con không mong nó sẽ được đọc trước toàn trường, được bố mẹ lắng nghe, nhưng con vẫn viết. Viết để bày tỏ hết lòng biết ơn đối với bố mẹ - những đấng sinh thành đã sinh con ra, cho con một hình hài nguyên vẹn và đã nuôi nấng con bằng tình yêu thương vô bờ, bằng những giọt mồ hôi, nước mắt, bằng tất cả niềm tự hào. Từ lúc sinh ra con đã được sống trong sự đùm bọc, yêu thương của bố mẹ. Có miếng ăn ngon, bố mẹ luôn nhường cho con. Khi trời trở lạnh, mẹ ôm con vào vòng tay ấm áp. Khi con ốm đau, mẹ thức trắng đêm lo lắng. Nếu như mẹ trao cho con những tình thương ngọt ngào thì bố lại dạy con phải cứng cỏi, bản lĩnh để tự đứng trên đôi chân của mình trong cuộc đời. Bố dạy con không được cúi đầu trước gian nan, không được sợ hãi khi gặp chuyện khó khăn. Sau này, dù con có đi đâu thì bố mẹ vẫn mãi là chỗ dựa tinh thần, là niềm hạnh phúc của con, là bến đỗ khi đôi cánh con mệt mỏi, là nguồn động viên an ủi khi con gặp khó khăn. Con không chắc con có thể làm được như những gì bố mẹ mong muốn, nhưng con hứa sẽ cố gắng không làm bố mẹ thất vọng và sẽ tự hào về con… Viết để ghi nhớ công ơn của thầy cô -những người cha, người mẹ thứ hai đã hết lòng dạy dỗ con, rèn luyện con thành một con người trưởng thành bằng tất cả công sức, và tâm huyết của mình. Cám ơn bố mẹ đã cho con cuộc sống này, đã mang con đến thế giới này, và điều hàng ngàn lần con muốn nói nhưng chẳng bao giờ thể hiện, đó là : “con rất tự hào vì con là con của bố mẹ, bố mẹ là tất cả đối với con, con yêu bố mẹ nhiều lắm.” Bằng tất cả lòng kính yêu của con đối với thầy cô, con muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô, những người đã cho con kiến thức, cho con biết được những điều tuyệt vời trong thế giới này. Để đáp lại sự biết ơn đó, tập thể lớp 5D riêng và toàn thể học sinh trường Nguyễn Trãi nói chung sẽ cố gắng bằng tất cả sức lực của mình đậu tốt nghiệp 100% và sẽ quyết tâm để có thể bước vào ngưỡng cửa cổng trường THCS để không phụ tấm lòng của bố mẹ và công ơn dạy dỗ của thầy cô… Giờ sắp tới ngày chúng con phải đối mặt với kì thi THCS và THPT, con sẽ cố gắng hết sức để không phụ lòng mong ước của bố mẹ và thầy cô

9
29 tháng 5 2018

mình chưa đọc hết, chỉ mới đọc được một tí đoạn đầu đã thấy hay rồi. Bạn học lớp mấy vậy, không phải là lớp 5 đâu

29 tháng 5 2018

hay mà 

nó có thể dùng đi thi được đấy

giải nhất cho mà coi

25 tháng 11 2017

Ở Italia có hai giải thuyết về thành phố Rô-ma. Giải thuyết nhiều người biết có từ một truyền thuyết. Ở thành phố Anba-longa của Italia cổ xưa có hai anh em sinh đôi là Rô- mu- lut và Rê-mut. Mồ côi cha mẹ, hai anh em lớn lên nhờ sữa chó sói. Lớn lên, họ phiêu lưu đến một nơi ở mới. Ở đây họ chung sức xây dựng thành trì. Nhưng khi thành xây gần xong thì hai anh em bất hòa. Người anh đuổi em và lấy tên mình là Rô- mu- lut đặt tên cho thành.

9 tháng 12 2017

thi vô địch mà thế à

 Sau khi ăn cơm tối xong, em thong thả đi ra ngoài ngõ dạo chơi, hóng gió cho mát mẻ. Bỗng có anh bộ đội từ xa tiến dần về phía em.Trong bóng hoàng hôn nhập nhoạng, em không nhìn rõ ai. Đột nhiên anh bộ đội kêu to: “Loan! Em đấy hả?”. Em giật mình quay lại: “Trời ơi! Anh Phong!” và ôm chầm lấy anh.Anh Phong là anh Hai của em, đi bộ đội đã được một năm nay. Lúc anh nhập ngũ được một...
Đọc tiếp

 

Sau khi ăn cơm tối xong, em thong thả đi ra ngoài ngõ dạo chơi, hóng gió cho mát mẻ. Bỗng có anh bộ đội từ xa tiến dần về phía em.
Trong bóng hoàng hôn nhập nhoạng, em không nhìn rõ ai. Đột nhiên anh bộ đội kêu to: “Loan! Em đấy hả?”. Em giật mình quay lại: “Trời ơi! Anh Phong!” và ôm chầm lấy anh.
Anh Phong là anh Hai của em, đi bộ đội đã được một năm nay. Lúc anh nhập ngũ được một tháng thì có giấy báo trúng tuyển của Trường Đại học Bách khoa gửi về, hiện bố vẫn đang cất giữ. Bố nói “Chừng nào thằng Phong hoàn thành nhiệm vụ quán sự trở về sẽ đi học đại học”. Giờ đây, anh hiện ra trước mắt em trong bộ quân phục màu xanh cỏ úa. Hai cầu vai có đeo quân hàm và phù hiệu nền đỏ in hình hai ngôi sao. Chiếc ngôi sao vàng năm cánh. Nom anh bây giờ khác xưa nhiều lắm. Anh chững chạc và rắn rỏi như một ngư dân vùng biển. Làn da trắng thưở học trò được thay bằng một màu đồng hun. Mái tóc cắt ngắn tạo cho khuôn mặt anh vốn tròn tròn nay như đậm lại, tròn trĩnh hơn, khỏe khoắn. Có lẽ những khó khăn vất vả của đời lính đã tôi luyện cho anh trưởng thành.
Đợt phép này anh nghỉ được nửa tháng ở nhà nhưng không thấy anh rỗi rãi được chút nào. Anh nói với mẹ: “Xa nhà, con mới thấy thương bố mẹ nhiều. Bố mẹ vất vả nuôi chúng con ăn học, chúng con chưa đáp đền gì cho bố mẹ. Sức khỏe bố mẹ ngày càng yếu đi, em gái con thì lại đang còn nhỏ. Con được nghỉ mấy ngày, giúp bố mẹ được chừng nào hay chừng đó”. Thế là anh lao vào công việc. Hết dọn dẹp lại nhà cửa, anh lại ra vườn làm cỏ, vun gốc, bón cây… Công việc nào anh cũn làm nhanh gọn. Tối tối anh lại hướn dẫn cho em học bài, làm văn, làm toán, vẽ tranh… Những lúc rảnh rỗi, anh đưa em đi thăm bà con lối xóm, Anh hỏi thăm sức khỏe, công việc làm ăn của mọi người rồi xin phép đến thăm nhà khác. Mọi người đều khen anh là chững chạc trưởng thành, nhanh nhẹn, đẹp trai hơn trước. 
Nửa tháng nghỉ phép của anh đã trôi qua. Hôm tiễn anh lên bến xe trở lại đơn vị, anh xoa đầu em, rồi cúi xuống nói nhỏ: “Loan ở nhà nhớ học giỏi, biết nghe lời bố mẹ, thầy cô. Lần sau về, anh sẽ mua nhiều quà cho em, nhớ viết thư cho anh nhé!” 

Bài làm 2
Thứ bảy tuần trước, lúc gia đình em đang quây quần ăn bữa cơm chiều thì có tiếng gọi quen thuộc: “Mẹ ơi! Mở cửa cho con!” Nhận ra giọng nói anh Hà, em vội buông đũa chạy ra mở cửa và sung sướng reo lên: “Bố mẹ ơi! Anh Hà về!”. Anh cúi xuống bế thốc em lên quay một vòng rồi hôn lên mái tóc em: “Em gái chóng lớn quá! Ở nhà có ngoan, học giỏi không em? Anh vui vẻ chào cả nhà rồi cởi ba lô đặt xuống nền gạch. Bữa cơm tối hôm đó thật là vui.
Anh Hà là anh cả của em. Nhà có hai anh em, tốt nghiệp xong lớp Mười Hai, anh lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Tính đến nay đã hơn nửa năm. Thời gian trong quân ngũ đã rèn luyện anh trở thành một thanh niên rắn rỏi, khỏe mạnh. Dáng người mảnh khảnh của một thư sinh trước đây đã được thay bằng hình dáng của một chú bộ đội dày dặn sương gió. Mái tóc đen của năm học lớp mười hai đã nhường chỗ cho một mái tóc ba phân, và làn da trắng như con gái đã biến thành màu da của ngư dân chài lưới. 
Những ngày ở nhà, anh làm việc luôn tay, sửa bồn hoa trước sân nhà, cắt xén hàng chậu kiểng, vun gốc cho mấy cây rau, cây bưởi… sau vườn. Anh còn trang trí lại góc học tập cho em, quét mạng nhện trần nhà, lau rửa phòng vệ sinh…
Những lúc rảnh rỗi vào chiều tối, anh dẫn em đi thăm những người bạn cũ, thăm bà con láng giềng, ai cũng khen anh chừng chạc, đẹp trai hơn trước nhiều.
Thời gian nghỉ phép qua nhanh, anh Hà phải trở lại đơn vị. Lúc tiễn anh ra bến xe, anh cầm tay bố mẹ chặt rồi nói nhỏ: “Bố mẹ yên tâm giữ gìn sức khỏe, hoàn thành xong nghĩa vụ con lại về với bố mẹ, con sẽ quyết tâm thi đậu đại học”. Quay sang em, anh nhẹ nhàng nhắn nhủ: “Cưng ráng học giỏi đừng làm điều gì bố mẹ buồn nghe!”. Anh hôn lên má em rồi vội vàng khoác ba lô từ biệt mọi người.
Anh đi rồi mà bên tai em vẫn còn văng vẳng lời động viên, nhắn nhủ của anh. Anh Hà ơi! Em sẽ cố gắng thực hiện tốt những lời dặn dò của anh: chăm ngoan và học giỏi.

0
Mary và Ben sống cùng nhà với 4 người bạn nữa của họ. Một ngày sau khi trở về nhà, Ben chợt thấy Mary đã gục chết trên ghế sofa. Ngay lập tức, anh đã gọi cho cảnh sát để khai báo. Sau khi khám nghiệm hiện trường, cảnh sát cho biết, Mary đã bị giết cách đó không lâu. Để phục vụ công tác điều tra, họ đã thẩm vấn cả 4 người bạn cùng nhà.Mia cho biết, cô về nhà cách thời điểm Mary...
Đọc tiếp

Mary và Ben sống cùng nhà với 4 người bạn nữa của họ. Một ngày sau khi trở về nhà, Ben chợt thấy Mary đã gục chết trên ghế sofa. Ngay lập tức, anh đã gọi cho cảnh sát để khai báo. Sau khi khám nghiệm hiện trường, cảnh sát cho biết, Mary đã bị giết cách đó không lâu. Để phục vụ công tác điều tra, họ đã thẩm vấn cả 4 người bạn cùng nhà.
Mia cho biết, cô về nhà cách thời điểm Mary chết 2 tiếng đồng hồ nhưng lại vào bếp luôn nên không biết chuyện gì xảy ra.
Trong khi đó, John khai báo anh thì ngồi đọc sách trong vườn. Anh cũng không rời khỏi vườn cả ngày.
Vào thời điểm đó, Jennifer khai cô bơi ở bể bơi trong suốt 3 tiếng đồng hồ.
Còn Jane cho biết, cô ngồi vẽ ở trong phòng của mình.
Theo bạn, ai mới là hung thủ của vụ án?

link hình : https://caudo.net/wp-content/uploads/2018/01/do-vui-hai-nao-2.jpg

2

mình nghĩ là jennifer.vì nếu ở bể bơi suốt 3 tiếng đồng hồ thì tay phải nhăn

2 tháng 6 2018

jennifer là hung thủ

chúc bạn hk tốt!!

có ai thi kẻ chuyện với mk komk kể đầu tiên :          sự tích hồ gườmVào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết...
Đọc tiếp

có ai thi kẻ chuyện với mk ko

mk kể đầu tiên :

          sự tích hồ gườm

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.

Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Khi kéo lưới lên, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm, chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, Thận chỉ thấy có một thanh sắt; chàng vứt luôn xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.

Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay; Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba, lại vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận đưa lại mồi lửa nhìn xem. Bỗng chàng reo lên:

– Ha ha! Một lưỡi gươm!

Về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái gan dạ không nề nguy hiểm. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lấy xem và thấy có hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người vẫn không biết đó là báu vật.

Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng.

Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn trong đó có Lê Thận. Lê Lợi mới đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho mọi người nghe. Khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in.

Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

– Ðây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!

Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng tiến. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thanh của nghĩa quân vang khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc trên đất nước.

Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Ðứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”.

Vua rút gươm quẳng về phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

2

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.

Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Khi kéo lưới lên, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm, chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, Thận chỉ thấy có một thanh sắt; chàng vứt luôn xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.

Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay; Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba, lại vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận đưa lại mồi lửa nhìn xem. Bỗng chàng reo lên:

– Ha ha! Một lưỡi gươm!

Về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái gan dạ không nề nguy hiểm. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lấy xem và thấy có hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người vẫn không biết đó là báu vật.

Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng.

Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn trong đó có Lê Thận. Lê Lợi mới đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho mọi người nghe. Khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in.

Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

– Ðây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!

Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng tiến. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thanh của nghĩa quân vang khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc trên đất nước.

Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Ðứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”.

Vua rút gươm quẳng về phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.