K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Theo em, tác giả cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa” vì nó phải giống ngày xưa, và mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Nếu được yêu cầu giới thiệu về một món ăn đặc sản ở quê em, em sẽ chọn món canh cá rô – Hưng Yên.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn. Tác giả còn giới thiệu đến người đọc những câu chuyện xung quanh món cơm hến và đặc biệt là khẳng định giá trị văn hóa tinh thần của món ăn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Em thích tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

a. Viết về vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của con sông Đà của vùng Tây Bắc.

b. Tác giả biểu lộ sự tự hào, trân trọng trước sự hùng vĩ của dòng sông cũng như là sự cảm thán trước vẻ đẹp trữ tình nên thơ mà ít người khám phá ra được của nó.

c. Những từ ngữ diễn tả tình cảm, cảm xúc: “không ai nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn nghèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc”; “nhìn dòng sông Đà như một cố nhân”; “Hùng vĩ của Sông Đà”; “Tôi sợ hãi mà nghĩ đến”;……

d. Chi tiết thú vị: Tác giả tưởng tượng có một anh quay phim có thể vào trong quãng sông ấy để quay lại những thước phim để đời cho người xem thưởng thức.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

- Tác giả lại cho rằng để viết một bản tin về hoa anh đào, người bạn của mình đã phải vượt qua nhiều “khó khăn”, “chướng ngại” vì với nhiều người, đó là thứ xa xỉ viễn mơ. Nó cũng có thể bị lạc lõng ngay trên trang báo bảo vì nó không phải là thông tin giật gân, thông tin được nhiều người ưa chuộng.

- Những “khó khăn”, “chướng ngại” được nêu lên trong tản văn cho thấy trong cuộc sống hiện đại con người thường ít chú trọng, quan tâm đến thiên nhiên, quan tâm đến đời sống tinh thần mà hay chú trọng đến những cái thiết thân của bản thân, những vấn đề cơm ăn, áo mặc hàng ngày. Điều này cũng thấy con người hiện đại ngày càng sống nhanh, sống gấp hơn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

-  Việc tác giả ghép hai câu chuyện khác nhau vào trong cùng một văn bản đều nhằm mục đích nói đến con người giúp đỡ hổ và được hổ báo ơn. Từ đó để thấy rằng:

+ Đến loài vật tưởng như hung dữ, đáng sợ như vẫn sống có nghĩa thì con người càng phải sống có nghĩa nhiều hơn.

+ Chuyện con hổ có nghĩa không chỉ có một câu chuyện mà nhiều câu chuyện, giúp cho văn bản trở nên đáng tin hơn.

- Theo em, nếu bớt đi một chuyện, văn bản sẽ chỉ kể đơn thuần về một câu chuyện con hổ được người khác giúp đỡ và nó cảm ơn. Đó chỉ là một con hổ, một câu chuyện đơn lẻ, không thể bật ra ý con hổ có nghĩa như ở nhan đề.

11 tháng 3 2023

- Khái niệm: văn nghị luận là kiểu văn bản mà ở đó người nói, người viết chủ yếu sử dụng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, tư tưởng nhất định

- Đặc điểm của văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: là một dạng bài viết đưa ra quan điểm và cách đánh giá của người viết về một đoạn thơ, bài thơ hay tác phẩm truyện nay một khía cạnh về nghệ thuật hoặc nội dung của tác phẩm văn học

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Câu văn như lời trò chuyện tâm tình: “Em yêu mùa xuân có phải vì nghe thấy rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chồi mận ở ngoài vườn?”.

→ Lời văn khiến người đọc hình dung tác giả đang trò chuyện với một cô gái bên cửa sổ về cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân đến với hàng loạt những loài cây đang đâm chồi nảy lộc.

Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trong các đoạn văn sau:Vì thế, ăn miếng cốm cho ra miếng cốm, người ta cũng cần phải tỏ ra một chút gì thanh lịch cao quý; phải biết tiếc từng hạt rơi, hạt vãi, và nhất là phải ăn từng chút một, lấy ngón tay nhón lấy từng chút một, chứ không được phũ phàngTa vừa nhai nhỏ nhẹ,...
Đọc tiếp

Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trong các đoạn văn sau:

Vì thế, ăn miếng cốm cho ra miếng cốm, người ta cũng cần phải tỏ ra một chút gì thanh lịch cao quý; phải biết tiếc từng hạt rơi, hạt vãi, và nhất là phải ăn từng chút một, lấy ngón tay nhón lấy từng chút một, chứ không được phũ phàng

Ta vừa nhai nhỏ nhẹ, vừa ngẫm nghĩ đến tính chất thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa đòng đòng, tính chất ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch và ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng. Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!

Đó là tình cảm, cảm xúc như thế nào?

1

Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm và cảm xúc của nhà thơ là: 

+ Ăn miếng cốm cho ra miếng cốm, người ta cũng cần phải tỏ ra một chút gì thanh lịch cao quý; phải biết tiếc từng hạt rơi, hạt vãi, và nhất là phải ăn từng chút một, lấy ngón tay nhón lấy từng chút một, chứ không được phũ phàng. 

+ vừa nhai nhỏ nhẹ, vừa ngẫm nghĩ đến tính chất thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa đòng đòng, tính chất ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch và ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng.

+  Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!

=> Tình cảm nâng niu, trân trọng từng hạt cốm ngọt bùi mỗi khi được thưởng thức.

 

 
17 tháng 12 2016

Mk chỉ tóm tắt phần thân bài thôi nhé!

17 tháng 12 2016
Nếu ở hai câu đầu là cảnh đẹp đêm trăng nơi rừng sâu thì hai câu sau là tâm trạng của Bác trước thời cuộc:
 
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
 
Trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên, Bác đã sung sướng thốt lên lời ca ngợi: cảnh khuya như vẽ. Cái hồn của tạo vật đã tác động mạnh đến trái tim nghệ sĩ nhạy cảm của Bác và là nguyên nhân khiến cho người chưa ngủ. Ngủ làm sao được trước đêm lành trăng đẹp như đêm nay ?! Thao thức là hệ quả tất yếu của nỗi trăn trở, xao xuyến không nguôi trong tâm hồn Bác trước cái đẹp.
 
Còn một lí do nữa không thể không nói đến. Bác viết thật giản dị: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
 
Vậy là đã rõ. Ở câu thơ trên, Bác chưa ngủ vì tâm hồn nghệ sĩ xao xuyến trước cảnh đẹp. Còn ở câu dưới, Bác chưa ngủ vì nghĩ đến trách nhiệm nặng nề của một lãnh tụ cách mạng đang Hai vai gánh vác việc sơn hà.
 
Trong bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh nào, Bác cũng luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm dân, nước. Nỗi niềm ấy hội tụ mọi suy nghĩ, tình cảm và hành động của Người. Tuy Bác lặng lẽ ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét đẹp tuyệt vời nhưng tâm hồn Bác vẫn hướng tới nước nhà. Đang từ trạng thái say mê chuyển sang lo lắng, tưởng chừng như phi lôgíc nhưng thực ra hai điều này lại gắn bó khăng khít với nhau. Cảnh gợi tình và tình không bó hẹp trong phạm vi cá nhân mà mở rộng tới tình dân, tình nước, bởi Bác đang ở cương vị một lãnh tụ Cách mạng với trách nhiệm vô cùng to lớn, nặng nề.
 
Bác không giấu nỗi lo mà nói đến nó rất tự nhiên. Ánh trăng vằng vặc và Tiếng suối trong như tiếng hát xa không làm quên đi nỗi đau nô lệ của nhân dân và trách nhiệm đem lại độc lập cho đất nước của Bác. Ngược lại, chính cảnh thiên nhiên đẹp đẽ đầy sức sống đã khơi dậy mạnh mẽ quyết tâm cứu nước cứu dân của Bác. Non sông đất nước đẹp như gấm như hoa này không thể nào để rơi vào tay quân xâm lược. Câu thơ cuối cùng chất chứa cảm xúc thật mênh mông, sâu sắc. Hồn người lắng sâu vào hồn cảnh vật và cái sâu lắng của cảnh vật tôn thêm nét sâu lắng của hồn người.