K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 2 2022

bn tk:

Hổ- ngay từ ngoại hình thôi cũng đã thấy tự nó rất kiêu hãnh và oai hùng với chữ Vương ở trên trán như một lời cảnh báo cho mọi muông thú trong rừng " Ta là chúa, là vua của các người" đến tính cách hoang dã, mạnh mẽ, dữ dằn ko chịu khuất phục của nó đã thấy nó là một vị chúa sơn lâm đầy uy quyền và sức mạnh. Chính vì thế, sự nhục nhằn tù hãm, sự bí bách, sự không được sống là chính mình, được vùng vẫy trong giang sơn của mình khi đặt dưới con mắt, khi hóa thân vào nỗi niềm của một loài vua của các loiaj như vậy thật đau đớn, chua xót biết bao nhiêu.

Khi người nghệ sĩ dùng một thứ không - phải - là - mình và nhất là dùng một con vật hoang dã để nói về cuộc đời con người thì thực sự không dễ dàng gì. Đúng là trong cái bối cảnh xã hội đầy biển đổi, chỉ có những người nghê sĩ là có cảm nhận tinh tế bậc nhất mà chúng được thể hiện đầy đủ trong thơ văn, ca từ. Thế Lữ đã tạo một cảm giác bất ngờ cho độc giả khi đọc chuyện con hổ mà lại có thể ngẫm ra được mình. Một chú cọp ngông nghênh đang bị nhốt, một chú cọp hoài xưa, một chú cọp.... một kiếp người...

Câu 3: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ thứ hai bài “Nhớ rừng" của Thế Lữ (khoảng 24 dòng) - Dàn ý: *Trích dẫn khổ thơ và nêu xuất xứ của khổ thơ. * Phân tích nội dung và nghệ thuật của khổ thơ. + Cảnh sơn lâm ngày xưa hiện nên trong nỗi nhớ của con hổ đó là cảnh sơn lâm bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi,thét khúc trường ca dữ...
Đọc tiếp

Câu 3: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ thứ hai bài “Nhớ rừng" của Thế Lữ (khoảng 24 dòng)

- Dàn ý:

*Trích dẫn khổ thơ và nêu xuất xứ của khổ thơ.

* Phân tích nội dung và nghệ thuật của khổ thơ.

+ Cảnh sơn lâm ngày xưa hiện nên trong nỗi nhớ của con hổ đó là cảnh sơn lâm bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi,thét khúc trường ca dữ dội... Điệp từ "với", các động từ chỉ đặc điểm của hành động gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng đại ngàn, cái gì cũng lớn lao phi thường, hùng vĩ, bí ẩn chúa sơn lâm hoàn toàn ngự trị...

+ Trên cái nền thiên nhiên đó, hình ảnh chúa tể muôn loài hiện lên với tư thế dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân ...Vờn bóng ... đều im hơi. Từ ngữ gợi hình dáng, tính cách con hổ (giàu chất tạo hình) diễn tả cảm xúc vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãn vừa mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm. Tâm trạng hổ lúc này hài lòng, thoả mãn, tự hào về oai vũ của mình.  

GIÚP MIK VS, MIK ĐANG CẦN GẤP

0
Câu 4: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ thứ tư bài “Nhớ rừng" của Thế Lữ (khoảng 24 dòng) - Dàn ý : *Trích dẫn khổ thơ và nêu xuất xứ của khổ thơ. * Phân tích nội dung và nghệ thuật của khổ thơ. Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của con hổ chỉ là hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, giải nước đen giả... mô gò thấp kém,... học đòi bắt chước...
Đọc tiếp

Câu 4: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ thứ tư bài “Nhớ rừng" của Thế Lữ (khoảng 24 dòng)

- Dàn ý :

*Trích dẫn khổ thơ và nêu xuất xứ của khổ thơ.

* Phân tích nội dung và nghệ thuật của khổ thơ.

Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của con hổ chỉ là hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, giải nước đen giả... mô gò thấp kém,... học đòi bắt chước cảnh đáng chán, đáng khinh, đáng ghét. Tất cả chỉ là người tạo, do bàn tay con người sửa sang, tỉa tót nên nó rất đơn điệu, nhàm tẻ, giả dối, tầm thường chứ không phải thế giới của tự nhiên, mạnh mẽ, bí hiểm.

+ Giọng thơ giễu nhại, sử dụng một loạt từ ngữ liệt kê liên tiếp, ngắt nhịp ngắn, dồn dập → thể hiện sự chán chường, khinh miệt, đáng ghét..., tất cả chỉ đơn điệu, nhàn tẻ không thay đổi, giả dối, nhỏ bé, vô hồn.

+ Cảnh vườn bách thú tù túng đó chính là thực tại xã hội đương thời được cảm nhận bởi những tâm hồn lãng mạn. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của họ đối với xã hội. Tâm trạng chán chường của hổ cũng là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn và của người dân Việt Nam mất nước trong hoàn cảnh nô lệ nhớ lại thời oanh liệt chống ngoại xâm của dân tộc.

GIÚP MIK VS, MIK ĐANG CẦN GẤP

0
5 tháng 5 2020

1. Giải thích ý kiến trên đây của Sóng Hồng

- "Thơ là thơ" vi thơ là một sáng tạo đặc biệt của con người. "Thơ là thơ" vì thơ là cái đẹp của tư tưởng, tình cảm, là cái đẹp của cuộc sống, là cái đẹp của thiên nhiên tạo vật, là cái đẹp ngôn ngữ trau chuốt, hàm súc và hình tượng được kết tinh qua tâm hồn thi sĩ. "Thơ là thơ" chứ không phải văn xuôi, vì thơ là "tiếng hát của trái tim".

- Thơ là nhạc vì thơ có nhạc điệu, vần điệu, nhịp điệu. Nghe nghệ sĩ đọc thơ, ngâm thơ, tâm hồn ta bị lôi cuốn tưởng như được nghe một khúc ca, một bài hát, lúc lên bổng, lúc xuống trầm, lúc du dương, ngọt ngào, lúc não nùng, thiết tha:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơ mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng...

(Vội vàng - Xuân Diệu)

- Thơ có hình tượng nên thơ là họa, là chạm khắc theo một cách riêng, nghĩa là bằng ngôn ngữ hình tượng rất thơ. Thi sĩ Thế Lữ trong bài thơ Cây đàn muôn điệu đã viết:

Mượn lấy bút nàng Ly tao, tôi vẽ,

Và mượn cây đàn ngàn phím, tôi ca...

Cảnh chim kêu vượn hót, cảnh mây núi lô xô, cảnh muôn hồng nghìn tía của mùa xuân, cảnh nàng chinh phụ thổn thức dưới trăng, cảnh bộ đội rầm rập hành quân ra trận, cảnh đàn em thơ ríu rít cắp sách đến trường trong ánh bình minh, v.v... đã được nhiều nhà thơ tài hoa vẽ và chạm khắc bằng "ngọn bút thần" để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn người đọc qua nhiều năm tháng.

Đọc những vần thơ sau đây của Nguyễn Trãi, ta tưởng như được đến thăm thú Côn Sơn ngắm tùng xanh, nghe thông reo bên bờ suối, thưởng trăng in bóng trên mặt nước hồ thu, nhìn đàn rùa nằm, nhìn bầy hạc lẩn:

Cây rợp tán che am mát,

Hồ thanh nguyệt hiện bóng tròn.

Rùa nằm, hạc lẩn nên bầy bạn,

Ú ấp cùng ta làm cái con.

(Ngôn chí - 20)

Tóm lại, Sóng Hồng đã nói lên vẻ đẹp của thơ, đặc trưng của thơ - "Bà hoàng nghệ thuật" - một cách đặc sắc, độc đáo. Ông đã đóng góp một ý kiến hay cho định nghĩa về thơ.

10 tháng 2 2022

refer

Thế Lữ được coi Ɩà cây bút tiêu biểu nhất c̠ủa̠ phong trào thơ mới.Ông đã để lại cho nền văn học hiện đại Việt Nam vô số tác phẩm ý nghĩa nổi bật nhất chính Ɩà bài thơ ”Nhớ Rừng ” đây Ɩà một trong những bài thơ tiêu biểu góp phần mở đường cho sự thắng lợi c̠ủa̠ thơ mới .Bằng việc sử dụng các từ ngữ độc đáo Thế Lứ đã phác họa thành công bức tranh đầy tâm tư c̠ủa̠ con hổ khi bị giam cầm trong chiếc lồng sắt .Mở đầu bài thơ con hổ đã bộc lộ rõ nét tâm trạng uất hận căm ghét khi bị nhốt trong cũi sắt trở thành thứ đồ chơi tầm thường.Có thể thấy được tâm trạng uất hận căm thù tạo thành khối c̠ủa̠ chúa sơn lầm bộc lộ rõ nét nhất ở đoạn đầu tiên .Tác giả đã sử dụng đại từ ta” ta nằm dài” đầy kiêu hãnh c̠ủa̠ vị chúa tể .Sự ngao ngán cảnh tượng cứ chầm chậm trôi mà đành buông xuôi bất lực.Ôi ! Thấy nhớ cảnh sơn lầm núi rừng ấy biết bao.

4 tháng 3 2022

Tham khảo

Những câu thơ trên diễn tả kỉ niệm của con hổ khi còn ở rừng. Nói về cuộc sống tự do giữa chốn rừng thẳm. Ở đó, hổ thực sự được hưởng một cuộc sống tươi đẹp mà thiên nhiên đã dành cho nó.Nào đâu những đếm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Bên bờ suối, một con hổ dữ tợn uống nước, rình mồi. Tác giả nâng uy quyền của con hổ bằng cách cho nó đối diện với thiên nhiên mà nó đều chế ngự. Qua đó càng thể hiện sự uy nghiêm, dũng mãnh của con hổ.ua hai câu thứ tám và chín của bài thơ Nhớ rừng”, nhà thơ Thế Lữ miêu tả sống động hình ảnh con hổ trong cảnh hoàng hôn thật dữ dội, bi tráng. Bức tranh rực rỡ trong màu đỏ: đỏ của máu lênh láng, đỏ của mặt trời gay gắt. Nhà thơ dùng chữ mảnh để gọi mặt trời, tưởng như mặt trời cũng bé đi trong mắt nhìn loài hổ. Không khí chết chóc bao trùm, gợi lên do máu lênh láng, do giây phút hấp hối gay gắt của mặt trời. Chỉ ít phút nữa vũ trụ sẽ chết lặng, ngự trị trong bóng tối, chỉ còn có oai linh của hổ. Đấy là điểm cao trào nhất của quyền lực, con hổ như đấng tối cao, cai quản cả vũ trụ bao la rộng lớn và gần như sự bất tử. Qua đó, làm nhấn mạnh vị thế của con hổ khi còn trong rừng, đồng thời làm tăng thêm sức hấp dẫn của bài thơ.

2 tháng 2 2023

Đưa khổ thơ luôn khi đăng câu hỏi nhé.

5 tháng 2 2022

Em tham khảo:

Mười sáu câu đầu bài thơ Nhớ rừng là một bức tranh tứ bình đặc sắc. Thế Lữ đã vẽ lên bốn cảnh rừng núi với những vẻ đẹp khác nhau, trong những khoảnh khắc khác nhau. Cảnh có màu vàng óng ả của trăng, màu xanh trong vắt của nước suối đại ngàn, màu trắng đen mờ ảo của cỏ cây hoa lá. Hổ ta đang đứng trên bờ, say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy. Mưa rừng không phải là “mưa bay như khói qua chiều”, không phải là “mưa giăng mắc cửi”, càng không phải là “mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng” mà mịt mù, dữ dội rung chuyển cả núi rừng. Một buổi bình minh tinh khôi rạng rỡ, chim chóc reo ca, cây cối gọi mời, mọi vật đã thức giấc đón bình minh lên. Riêng hổ ta lại ngủ, một giấc ngủ lạ đời : giấc ngủ “tưng bừng”. Hổ có giấc ngủ riêng của hổ, cảnh vật xung quanh có ồn ào, sôi động bao nhiêu càng làm cho giấc ngủ hổ thêm say, giấc mơ hổ thêm đẹp. Bức tranh cuối cùng tuyệt đẹp, đẹp một cách lộng lẫy bi tráng. Màu vàng óng ả của trăng, màu đen mờ ảo của những trận mưa rừng, cả màu hồng tươi của nắng mới đều không còn nữa thay vào đó là màu đỏ rực của máu và của ánh mặt trời sắp tắt. Hổ ta lúc này cũng không còn say sưa, mơ mộng như đêm nào, ngày nào mà đã hiện nguyên hình là một mãnh thú. Bên hổ, dưới chân hổ là cảnh “lênh láng máu” của những con thú yếu hèn. Ngoài xa, trên bầu trời cao rộng mênh mông ấy mặt trời cũng chỉ là một mảnh. Ta có cảm giác mặt trời cũng bé đi qua cái nhìn của hổ. Trong bức tranh, mọi vật hình như nhỏ hơn, chìm hẳn chỉ có hổ ta đứng đấy uy nghi, chễm chệ với tư thế là chúa tể của muôn loài. Chúa sơn lâm đẹp thật, đó là vẻ đẹp dũng mãnh hay chỉ là vẻ đẹp oai hùng, cao sang của một vị chúa tể trong rừng sâu mà nhà thơ muốn diễn tả? 

24 tháng 1 2022

Tham Khảo

Bức tranh tứ bình trong bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ thật lộng lẫy. Bức tranh thứ nhất hiện lên trong hồi tưởng, hoài niệm mà lung linh sống động, hư thực viô nó được hồi tưởng trong luyến tiếc đắm say và khát khao.Có biết bao đêm trăng vàng như thế đi qua đời hổ nhưng chúa sơn lâm lại nhớ nhất đêm bên bờ suối, hổ say mồi chỉ là bản năng của loài thú nhưng chúa sơn lâm còn sau đắm cả đêm trăng vàng,say vì uống ánh trăng tan,ở đây hổ hiện lên như một thi sĩ biết đắm say, biết rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Đặc biệt, cách gọi"đêm vàng" làm cho đêm trăng trở nên lung linh, huyền ảo hơn và giờ đây trở nên quý giá vô ngần trong hoài niệm bì đó chính là đêm của tự do và ảo mộng. Bức tranh thứ 2,mưa ngàn được miêu tả thật dữ dội,mưa mịt mù, rung chuyển cả núi rừng có thể kèm theo cả sấm chớp làm kinh hoàng những con thú hèn yếu. Trong hoàn cảnh ấy, chúa sơn lâm ko mảy may trước uy lực của trời đất, cái vẻ"lặng ngắm" chứa đựng cả 1 sức mạnh chế ngự, 1 bản lĩnh vững vàng ko gì lay chuyển được. Câu thơ gợi 1 chút thích thú về sự sở hữu một giang sơn to lớn đang từng ngày thay da đổi thịt dưới sự trị vì của mình,hổ như nhà hiền triết biết suy ngẫm, hưởng thụ. Sau bức tranh âm u dữ dội của những ngày mưa là bức tranh tươi sáng tưng bừng của bình minh,hổ hiện ra trong dáng điệu một lãnh chúa cứ nghiễn nhiên ườn mình trong giấc ngủ trễ tràng khi ngày đã lên, một cách sinh hoạt rất riêng:đêm vạn vật chìm trong giấc ngủ thì hổ thức cùng vũ trụ trăng sao,ngày mưa rung chuyển thì hổ lại ngắm giang sơn đổi mới, lúc vạn vật thức dậy cùng mặt trời,xây xanh nắng gội thì hổ vẫn ngủ,hổ hoạt động theo cách riêng của mình,của chúa sơn lâm muốn gì được đấy.Ông chúa này có thể chi phối chế ngự kẻ khác chứ ko để kẻ khác chế ngự mình, giấc ngủ của hổ thật đặc biệt âm thanh cảnh vật ngoài kia chỉ có thể tô điểm cho giấc ngủ của ông thêm đẹp mà thôi.Bức tranh cuối cùng là cảnh ghê gớm nhất, đẹp một cách dữ dội mà hùng tráng nhất, đó là bức tranh sơn mài rực rỡ trong gam màu đỏ:đỏ của màu máu lênh láng, đỏ của ánh mặt trời gay gắt. Đó lại là cảnh sau rừng vắng vẻ,bí hiểm, rùng rợn,cách nói"đợi chết mảnh mặt trời gay gắt" là cách nói giàu hình ảnh vầng thái dương của vũ trụ chỉ là mảnh bé nhỏ , dưới con mắt ngạo mạn và khinh miệt của chúa sơn lâm hổ đợi mặt trời xuống núi để có thể hoàn toàn chế ngự cả thiên nhiên. Bốn bức tranh ấy cùng vẽ 1 con hổ nhưng với phông cảnh và tư thế khác nhau:1thi sĩ rình trăng chốn lâm tuyền,1 nhà hiền triết lặng lẽ say ngắm giang sơn, 1 lãnh chúa rừng xanh giữa bầy ca điểu,1 bạo chúa ngạo mạn với mặt trời.

24 tháng 1 2022

Tham khảo

Mười sáu câu đầu bài thơ Nhớ rừng là một bức tranh tứ bình đặc sắc. Thế Lữ đã vẽ lên bốn cảnh rừng núi với những vẻ đẹp khác nhau, trong những khoảnh khắc khác nhau. Cảnh có màu vàng óng ả của trăng, màu xanh trong vắt của nước suối đại ngàn, màu trắng đen mờ ảo của cỏ cây hoa lá. Hổ ta đang đứng trên bờ, say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy. Mưa rừng không phải là “mưa bay như khói qua chiều”, không phải là “mưa giăng mắc cửi”, càng không phải là “mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng” mà mịt mù, dữ dội rung chuyển cả núi rừng. Một buổi bình minh tinh khôi rạng rỡ, chim chóc reo ca, cây cối gọi mời, mọi vật đã thức giấc đón bình minh lên. Riêng hổ ta lại ngủ, một giấc ngủ lạ đời : giấc ngủ “tưng bừng”. Hổ có giấc ngủ riêng của hổ, cảnh vật xung quanh có ồn ào, sôi động bao nhiêu càng làm cho giấc ngủ hổ thêm say, giấc mơ hổ thêm đẹp. Bức tranh cuối cùng tuyệt đẹp, đẹp một cách lộng lẫy bi tráng. Màu vàng óng ả của trăng, màu đen mờ ảo của những trận mưa rừng, cả màu hồng tươi của nắng mới đều không còn nữa thay vào đó là màu đỏ rực của máu và của ánh mặt trời sắp tắt. Hổ ta lúc này cũng không còn say sưa, mơ mộng như đêm nào, ngày nào mà đã hiện nguyên hình là một mãnh thú. Bên hổ, dưới chân hổ là cảnh “lênh láng máu” của những con thú yếu hèn. Ngoài xa, trên bầu trời cao rộng mênh mông ấy mặt trời cũng chỉ là một mảnh. Ta có cảm giác mặt trời cũng bé đi qua cái nhìn của hổ. Trong bức tranh, mọi vật hình như nhỏ hơn, chìm hẳn chỉ có hổ ta đứng đấy uy nghi, chễm chệ với tư thế là chúa tể của muôn loài. Chúa sơn lâm đẹp thật, đó là vẻ đẹp dũng mãnh hay chỉ là vẻ đẹp oai hùng, cao sang của một vị chúa tể trong rừng sâu mà nhà thơ muốn diễn tả? (Câu hỏi tu từ)