Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bố trồng nhiều hoa, bố làm cho tôi bình tưới nhỏ, bố bảo tôi nhắm mắt lại dẫn đi chạm từng bông hoa để đố xem đó là hoa gì
- Cảm xúc suy nghĩ của nhân vật Hồng khi phải xa cách mẹ, qua câu chuyện với bà cô của mình, cậu bé Hồng đã thể hiện tình yêu của mình bằng cách phản kháng mãnh liệt. Cậu đã thể hiện tình cảm của mình bằng sự yêu thương, tin tưởng người mẹ của mình bằng cách trả lời người cô dứt khoát và thông minh:
+ Nhận ra ý nghĩ thâm độc trong giọng nói và nét cười rất kịch của cô tôi
+ Nhận ra mục đích của người cô : Biết rõ “ nhắc đến mẹ tôi cô tôi chỉ gieo giắc vào đầu tôi những hoài nghi và khinh miệt để tôi ruồng rẫy mẹ tôi”
+ Người cô càng mỉa mai Hồng càng thương mẹ hơn. Một khao khát mãnh liệt trong suy nghĩ của Hồng đó là muốn những cổ tục đã đầy đọa mẹ thành một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ để vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
- Cảm xúc, suy nghĩa của nhân vật Hồng khi được gặp mẹ: khác hẳn với lúc trò chuyện với bà cô, cậu bé thể hiện trực tiếp tình cảm của mình với mẹ:
+ Khi “thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo”, chú bé đã vội vã chạy đuổi theo từ đây ta thấy được tâm trạng hồi hộp, niềm khát khao mong được gặp mẹ của Hồng
+ Tâm trạng cô đơn khi thiếu vắng mẹ và mong ước cháy bỏng được gặp lại mẹ của Hồng được bộc lộ rõ qua những suy nghĩ, những giả thiết ngây thơ, trong sáng mà chứa đựng nhiều nỗi đau.
+ Được ngồi lên xe cùng mẹ chú òa lên khóc rồi cứ thế nức nở khiến cho người mẹ cũng sụt sùi theo. Ba từ “ òa, nức nở, sụt sùi” cùng một trường nghĩa , nối nhau miêu tả các dạng thức đặc biệt của tiếng khóc của những dòng lệ. Đây là âm thanh, là nước mắt của biết bao nỗi niềm, tâm trạng của hai mẹ con : tủi hận, tự hào, bàng hoàng, sung sướng……
+ Suy nghĩ liên tưởng của Hồng : “ Phải bé lại và lăn vào lòng mẹ” → cảm giác mình đang bé lại để làm nũng mẹ, để hưởng sự vuốt ve, chiều chuộng lâng lâng.
- Suy nghĩ, cảm xúc của An-tư-nai về mọi người: muốn đuổi theo những người ngu xuẩn ấy, muốn cầm lấy cương ngựa và quát thẳng vào bộ mặt láo xược của họ.
- Suy nghĩ, cảm xúc của An-tư-nai về thầy Đuy-sen: trân trọng, yêu kính thầy và cảm thấy bức xúc khi mọi người có hành động, thái độ không phải với thầy.
Những phép so sánh dùng để diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật tôi:
- Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầy trời quang đãng.
=> Tác dụng: So sánh cảm xúc khi nhớ về buổi tựu trường với “cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. Phép so sánh này diễn tả niềm vui, sự náo nức trong trẻo trong tâm hồn của nhân vật “tôi” khi nhớ lại những kí ức mơn man của buổi tựu trường.
- Ý nghĩ thoáng qua ấy trong trí óc thôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.
=> Tác dụng: So sánh những “ý nghĩ thoáng qua trong trí óc” với “làn mây lướt ngang trên ngọn núi”. Phép so sánh này diễn tả những suy nghĩ thoáng qua mơ hồ đầy non nớt của nhân vật tôi khi lần đầu tiên đi học, với đầy những bỡ ngỡ.
- "Tôi quên thế nào được cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi … giữa bầu trời quang đãng": Cảm nhận trong trẻo, hồn nhiên, mới mẻ trong ngày đầu đi học.
- "Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí óc tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang": ý thức về sự trưởng thành thoáng xuất hiện.
- "Trước mắt tôi sân trường làng Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, oai nghiêm… đình làng Hòa Ấp": cảm nhận vẻ đẹp, sự trang nghiêm của ngôi trường.
Tía nuôi không quay lại nhưng cũng biết An mệt, còn thằng Cò thì chưa thấm tháp gì.
Nhân vật tôi cảm thấy vui và trân trọng những món quà, đặc biệt là mốn quà là bố.