K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2021

Để các bạn trong lớp có thể chơi đùa nhiều với nhau và hiểu nhau hơn, lớp em.....

Để bảo vệ môi trường xung quanh lớp học, chúng em ....

5 tháng 5 2023

Để thư giãn sau thời gian học ,lớp em thường tổ chức đi tham quan ,dã ngoại .

Để lớp luôn sạch đẹp ,chúng em thường xuyên nhắc nhau không vứt rác ra lớp .

Để có vốn từ làm văn ,em thường tìm hiểu về cách dùng độc đáo trong tiếng Việt .

22 tháng 5 2021

trạng ngữ: trong buổi dã ngoại hôm thứ sáu, ở lớp em

CN : em và một số bạn nữ khác

VN : đã góp tiền để mua đồ

22 tháng 5 2021

Trong buổi dã ngoại hôm thứ sáu, ở lớp em, / em và một số bạn nữ khác // góp tiền để mua đồ

                 TN 1                                TN 2                           CN                                VN

10 tháng 7 2017

a) Trạng ngữ trả lời câu hỏi : Bằng cái gì ?

b) Trạng ngữ trả lời câu hỏi : Với cái gì ?

14 tháng 1 2020

không

14 tháng 1 2020

theo mình là không phải nhé

19 tháng 8 2018

Khi lên thư viện, chúng em thường xuyên đọc sách báo.

19 tháng 8 2018

Hỏi 

thêm chủ ngữ, hoặc vị ngữ, trạng ngữ vào chỗ chấm để hoàn thành câu hoàn chỉnh

..........................chúng em thường xuyên đọc sách báo

TL : .........vào giờ ra chơi.................chúng em thường xuyên đọc sách báo

1 tháng 5 2018

a, Vì lợi ích của trẻ em

b, Vì muốn nơi đây trở nên sạch sẽ

c, Dđất nước trở nên mạnh giàu, bình yên

1 tháng 5 2018

a/Vi muon truyen truyen cho hs toan truong hieu biet them ve quyen loi cua tre em,..................................

b/De cho moi truong cang tro nen sach dep,................................................................

17 tháng 4 2021

Trang ngu:gio ra choi den

Chu ngu:chung em

Vi ngu:ua ra san nhu bay ong vo to

17 tháng 4 2021

Giờ ra chơi / chúng em ùa ra sân như bầy ong vỡ tổ.

   CN                                  VN

6 tháng 4 2021

1/Tiên học lắc.Hậu học bay.Đập đá quay tay.Tu hành chính quả.

2/Giết gà,dọa khỉ.

3/Chó ăn đá.Gà ăn mắm tôm.

4/Lá lành đùm lá rách.Lá rách đùm lá nát.Lá nát nó đùm cái lá tả tơi.

5/Cứu một mạng người bằng xây bảy tháp phù đồ.

6/Vui lòng khách đến,vừa lòng khách đi.

7/Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió.

8/Trước lạ sau quen.

9/Với tôi tất cả là hư vô.Chỉ có cá khô là...ăn suốt.

31 tháng 3 2021

1 . Ông chẳng bà chuộc:

Sự tích xưa, có người đánh rơi viên ngọc, vợ chồng Chẫu Chàng bắt được. Người ấy xin chuộc lại. Vợ đồng ý “chuộc thì chuộc”, chồng thì dứt khoát “chẳng chuộc”. Sự bất hòa của vợ chồng Chẫu Chàng, do nhân dân tưởng tượng ra, đã tạo nên thành ngữ này để diễn đạt ý không thống nhất, không ăn khớp giữa người này với người khác. Nhiều thành ngữ như “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, “Ông nói gà bà nói vịt” cũng diễn đạt ý này.

2. Quan xa nha gần: (Quan thì xa, bản nha thì gần)

Nha là phòng giấy của các quan. Nha môn là cửa quan. Nha lại là những người làm việc ở phòng giấy các quan. Ngày trước, khi người dân có việc kêu kiện, bọn nha lại thường làm khó dễ để vòi tiền. Vì vậy mới có câu thành ngữ này.

3. Ra môn ra khoai:

Thành ngữ này có nghĩa là rành mạch, rõ ràng. Sở dĩ có thành ngữ này là vì cây khoai môn và cây khoai sọ rất dễ bị nhầm lẫn. Khoai môn là khoai có thân và lá dùng làm thức ăn cho lợn, củ ăn bị ngứa lưỡi, thân hình rất giống khoai sọ. Thành ngữ này thường bị nói lầm “ra ngô ra khoai”. Cây ngô và cây khoai không thể lầm được.

4. Rách như tổ đỉa:

Có người tưởng tổ đỉa là tổ con đỉa. Cũng chưa ai biết con đỉa có tổ hay không. Tổ đỉa ở thành ngữ này là cây tổ đỉa, một loại cây thường mọc ở ven bờ ao. Cây tổ đỉa có lá như lá cây đinh lăng, trông lởm chởm và rách như xé ra từng mảnh nhỏ. Vì vậy, ai mặc rách rưới quá, người ta thường nói “rách như tổ đỉa.”

5. Rối như bòng bong:

Nếu quan sát một người ngồi vót nan để đan rổ rá, ta thấy những xơ tre nứa mỏng cuộn xoắn vào nhau thành một mớ, khó gỡ ra được. Đó là mớ bong bong. Thành ngữ ta còn có câu: rối như tơ vò, rối như canh hẹ, rối như gà mắc tóc, rối tinh rối mù. Thành ngữ “rối như bong bong” dùng để chỉ tâm trạng hoặc sự việc khó gỡ ra được vì không tìm thấy đầu mối.

6. Sáng tai họ, điếc tai cày:

Thành ngữ này có nghĩa lười biếng, không chăm chỉ làm việc. Khi cày ruộng, người đi cày hô “họ”thì trâu đứng lại ngay, vì nó được nghỉ. Nếu hô “vắt” thì phải kéo cày.

Nguyễn Khuyến, trong bài “Anh giả điếc” có câu:

Trong thiên hạ có anh giả điếc

Khéo ngơ ngơ, ngác ngác, ngỡ là ngây

Chẳng ai ngờ: sáng tai họ điếc tai cày

Lối điếc ấy sau này em muốn học.

7. Sẩy đàn tai nghé:

Thành ngữ này dùng để chỉ sự chia lìa, tan nát của một gia đình hoặc một tập thể nào đó khi mất người đứng đầu. Thành ngữ này bắt nguồn từ đời sống của bầy trâu rừng. Bầy trâu bao giờ cũng có những con trâu đực đầu đàn để chống chọi với thú dữ, bảo vệ cả đàn (thường có trâu cái và bầy nghé con). Nếu mất trâu đầu đàn thì cả đàn sẽ tan tác vì bị thú dữ ăn thịt dần. Sẩy là từ cổ, có nghĩa là mất, chết. Tục ngữ có câu: “Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì”.

8. Sơn cùng thủy tận:

Đây là thành ngữ gốc Hán (cùng là cuối, tận là hết), nơi cuối dãy núi, hết nguồn nước, dùng để chỉ những nơi hẻo lánh, hoang vu. Một thành ngữ khác thâm sơn cùng cốc cũng để diễn đạt ý này. (Thâm sơn là núi sâu, cùng cốc là cuối hang núi)

9. Sơn hào hải vị:

Sơn hào là món ăn quý lấy từ động vật rừng như bàn chân gấu, lộc nhung. Hải vị là món ăn quý lấy từ biển như bào ngư, hải sâm…

Thành ngữ này dùng để chỉ các món ăn sang trọng. Câu này gần nghĩa với câu “Cao lương mĩ vị” (cao là thịt béo, lương là gạo trắng, mĩ vị là ngon miệng)

10. Sư tử Hà Đông:

Các thành ngữ này đều dùng để chỉ những người phụ nữ hay ghen.

– Hà Đông là một địa danh Trung Quốc, tục truyền có nhiều sư tử và sư tử cái thường bắt nạt sư tử đực. Ông Trần Quý Thường, bạn thân của Tô Đông Pha, có bà vợ hay ghen. Tô Đông Pha liền làm bài thơ đùa bạn, trong đó có câu:

Hốt kiến Hà Đông sư tử hống

Trụ trượng lạc phủ tâm mang nhiên.

(Chợt nghe tiếng sư tử Hà Đông rống lên. Đang chống gậy lòng hoảng hốt đánh rơi cả gậy).

11. Sửa mũ vườn đào, sửa dép vườn dưa:

Khi đi qua vườn đào, dù mũ đội đầu có bị lệch cũng không nên giơ tay lên sửa mũ, sẽ bị nghi là hái chộm đào. Khi đi qua ruộng dưa, dù dép có bị đứt quai cũng đừng cúi xuống sửa, sẽ bị nghi là hái trộm dưa.

Câu này ý nói tình ngay lí gian, khuyên ta nên đề phòng để tránh bị ngờ oan :

Qua: Dưa, trái dưa, như dưa hấu, dưa leo. Điền: ruộng. Lý: cây lý, cây mận. Hạ: dưới. Qua điền: ruộng dưa. Lý hạ: dưới cây lý. Thành ngữ trên nói đầy đủ là: Qua điền bất nạp lý, lý hạ bất chỉnh quan. Nghĩa là: Nơi ruộng dưa thì không nên xỏ giày, dưới cây lý thì không nên sửa nón.

12. Nằm gai nếm mật:

Câu này nói lên sự chịu đựng vất vả gian khổ để mưu việc lớn. Thời Xuân Thu ở Trung Quốc, Câu Tiễn là vua nước Việt bị Phù Sai là vua nước Ngô bắt làm tù binh, phải chịu mọi điều khổ nhục. Khi được thả về, Câu Tiễn thường nằm trên đệm gai, không ăn cao lương mĩ vị mà thường lấy tăm nhúng vào mật đắng để luôn nhắc nhở mình không quên mối thù xưa. Sau hai mươi năm chuẩn bị lực lượng, Câu Tiễn đã phục thù, đánh bại được Ngô Phù Sai.

13. Năm thì mười họa:

Trong tiếng Việt, thì còn đọc là thời (có nghĩa là lúc, thủa). Ví dụ: thời son trẻ, đương thì con gái, tứ thời, thời gian, thời tiết. Còn họa là từ thuần Việt có nghĩa là ít có, có chăng.

Ví dụ:

– Sắc đành đòi một, tài đành họa hai (Truyện Kiều)

– Vào sinh ra tử họa là thấy nhau (Truyện Kiều).

(Đừng lầm với họa từ Hán. Họa là vẽ (họa sĩ), họa là đáp lại (họa vần thơ), họa là tai vạ rủi ro (họa vô đơn chí)).

Thành ngữ năm thì mười họa có nghĩa là thỉnh thoảng, họa hoằn mới có.

14. Ngựa quen đường cũ:

Thành ngữ này vốn gốc ở thành ngữ Hán “Lõa mã thức đồ”. Do đâu có thành ngữ này? Chuyện xưa kể rằng: Tề Hoàn Công đi đánh nước Cô Trúc. Lúc cất quân đi là mùa xuân, lúc trở về đã là mùa đông, băng tuyết phủ đầy nên lạc đường. Quản trọng bèn tâu:

– Thưa bệ hạ, trí nhớ của ngựa già rất tốt. Xin để con ngựa già đi trước dẫn đường. Quả nhiên, ngựa đã tìm được đường về.

Trước kia, thành ngữ này được hiểu theo nghĩa: người có kinh nghiệm thường rất thành thuộc sự việc.

Ngày nay, thành ngữ này mang nghĩa xấu dùng để chỉ những người không chịu rời bỏ thói hư tật xấu.

15. Nguồn đục thì dòng không trong, gốc cong thì cây không thẳng:

Câu này vừa mang nghĩa đen, vừa mang nghĩa bóng. Nghĩa đen thì ai cũng hiểu. Nguồn nước có trong thì dòng nước mới trong, gốc cây có thẳng thì cây mới vươn thẳng lên được.

Nhưng nghĩa bóng mới là nghĩa có tác dụng giáo dục mọi người. Trong một gia đình, bố mẹ phải làm gương tốt cho con cái. Nếu bố mẹ làm điều bậy (nguồn đục, gốc cong) thì con sẽ bị nhiễm thói xấu. Có một câu ca dao đầy chất châm biếm:

Con ơi nghe lấy lời cha

Một đêm ăn trộm bằng ba năm làm.

Bố xấu như vậy thì con cũng sẽ thành trộm cắp. Trong gia đình, bố mẹ cần sống tốt để làm gương cho con cái.

16. Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò:

Đây là thành ngữ chỉ nghề làm gốm sứ. Muốn có sản phẩm tốt phải chú ý ba yếu tố: xương, da, dạc lò. Xương là chất đất để nặn ra sản phẩm, da là chất men dùng tráng mặt ngoài của sản phẩm (có vài chục chất men để tạo màu sắc khác nhau), dạc lò là độ nóng của lửa nung. Cũng có người giải thích dạc lò là hình dáng lò nung. Lò nung phải xây đúng cách để khi nung, độ nóng tỏa đều khắp thì sản phẩm mới đẹp.

1 - Chịu thương chịu khó.

2 - Dám nghĩ dám làm.

3 - Quê cha đất Tổ.

4 - Muôn người như một

5 -Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

6 - Núi cao bởi có đất bồi

Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu.

7 - Trọng nghĩa khinh tài

8 - Cáo chết ba năm quay đầu về núi.

9 - Lá rụng về cội.

10 - Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

11 - Lên non mới biết non cao

Lội sông mới biết lạch nào cạn sâu.

12 - Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

13 - Xấu người đẹp nết.

14 - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

15- Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư

Nhiều lắm!

15 tháng 12 2021

Wow