Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn thơ diễn tả cảm xúc vui mừng khôn xiết của gia đình sau nhiều ngày mong ngóng mẹ về. Mẹ đi vắng, cũng là lúc cơn bão ập đến. Cơn bão của thiên nhiên hay cơn bão trong lòng mỗi người khi không có mẹ? Mẹ trở về, thời gian xa vắng đã kết thúc, giống như cơn bão đã tan, trời lại quang mây, lặng gió. Người mẹ được tác giả so sánh như “nắng mới” trở lại, làm cho gian nhà ẩm ướt sau cơn bão như “sáng ấm” lên. Hình ảnh “nắng mới” là hình ảnh của mẹ, mẹ đã trở về xua đi sự trống trải, sự mong mỏi của mọi người trong gia đình.
Nhà thơ Đặng Hiển đã chọn một tình huống khá đặc biệt: Mẹ vắng nhà ngày bão. Mẹ vắng nhà đã là một thiếu thốn lại đúng ngày bão thì sự thiếu hụt này càng tăng lên gấp bội. Bài thơ dung dị với lối kể chuyện tự sự thật cảm động khi hiện lên hình ảnh: "Hai chiếc giường ướt một - Ba bố con nằm chung".
Bây giờ, cuộc sống đã khá hơn nhưng cách đây vài chục năm trước ở thời điểm nhà thơ viết bài thơ này thì đời sống còn khá chật vật nhất là những Khu tập thể công nhân viên chức. Ba bố con nằm chung rất ấm mà vẫn thấy thiếu một khoảng trống: "Vẫn thấy trống phía trong - Nằm ấm mà thao thức". Tình yêu thương là thế, người này nghĩ về người kia có một linh giác nào đó giao cảm nối họ với nhau: "Nghĩ giờ này ở quê - Mẹ cũng không ngủ được".
"Cơn mưa dài" ở đầu bài không những dài về khoảng cách không gian mà cả thời gian tâm trạng nữa. Ta hình dung ra hình ảnh người mẹ bồn chồn lòng như lửa đốt: "Thương bố con vụng về - Củi mùn thì lại ướt". Bây giờ chúng ta nấu bằng bếp ga, bếp điện; ngày đó cuộc sống thiếu thốn phải nấu bằng củi gỗ, mùn cưa - thứ nhiên liệu thô sơ này ướt đẫm thì khó mà nhen đỏ được. Tác giả chọn chi tiết thật đắt, thật sống động nói về cái ăn, cái ngủ thiết thực của con người làm bối cảnh để nổi bật lên tình thương yêu gắn bó với nhau, nương tựa vào nhau vượt lên những khó khăn vật chất.
Nhà thơ Đặng Hiển tiếp tục cái mạch kể thật thà về chuyện chị hái lá cho thỏ, em chăm đàn ngan và: "Bố đội nón đi chợ - Mua cá về nấu chua". Bố đội nón hay bố đang tập làm mẹ, học theo mẹ biết nấu cả canh chua cho con - Một món ngon ẩm thực rất quen thuộc ở nông thôn. Hình ảnh "Bố đội nón" thật ngồ ngộ thương thương mà thẫm đẫm tình người.
Bài thơ là một loạt ứng xử về các mối quan hệ giữa: Bố và con, con và mẹ, vợ và chồng giữa con người và thế giới và vật nuôi thật ấm cúng. Vắng mẹ, nhưng mẹ vẫn phảng phất đâu đây trong mỗi việc làm của con, của bố. Khổ cuối bài thơ chuyển mạch, ảo hoá lung linh bừng sáng khi: "Thế rồi cơn bão qua - Bầu trời xanh trở lại". Đây là quy luật của tự nhiên, nhưng "Mẹ về như nắng mới - Sáng ấm cả gian nhà". Là sự đột biến của cảm xúc con người đẩy lên thành cảm giác. Nắng có thể là ánh mặt trời nhưng cao hơn là hơi ấm thương yêu toả ra từ lòng mẹ.
Viết về mẹ là một đề tài quen thuộc dễ có sự trùng lặp về cấu tứ. Nhà thơ Đặng Hiển đã dùng lối "đòn bẩy" để nâng hình ảnh người mẹ lên qua bóng dáng, việc làm, tình cảm của những người thân là một tứ thơ độc đáo. Đây là một thành công của anh góp vào trang thơ viết về mẹ một nốt trầm sâu thẳm, một gam màu sáng ấm, một bức tranh quê gần gũi yêu thương và cảm động.
Khi mẹ về mọi thứ ấm cúng bầu trời ko còn âm u khi bão trở về như trước nữa
Má tôi đi công tác được hơn một tuần rồi. Lúc má đi thì cơn bão số chín cũng vừa tới.
Gió thổi ù ù, mưa tới tấp đổ xuống, cây cối ngả nghiêng, xơ xác. Ba và hai anh em tôi ở nhà, chẳng biết làm gì, hết quanh ra lại quanh vào. Tôi nghĩ: "Giá lúc này má ở nhà thì tốt biết bao!". Cuối cùng, cơn bão cũng qua. Bầu trời lại trong xanh trở lại. Nhưng căn nhà vẫn còn trống trải, buồn tênh. Ngồi trong nhà mà ai cũng ngóng ra cửa. Anh tôi sốt ruột chạy ra cổng. Phía xa, bóng một phụ nữ đang rảo bước, hai tay xách hai túi đồ. Tôi hồi hộp, chờ đợi. Cái bóng tròn trịa ấy đang tiến lại gần phía tôi. Mái tóc vàng nâu buông xõa đung đưa theo nhịp bước. Hai vai người đó trĩu hẳn xuống, có lẽ do túi đồ quá nặng. Chiếc áo màu tím nhạt bó sát lấy thân hình hơi ốm. Dáng đi nhanh nhẹn, hoạt bát. Bước chân của người đó mỗi lúc một nhanh. Tim tôi như vỡ òa: Ôi, đúng là má rồi! Anh tôi ngoái cổ vào trong nhà hét lớn: "Ba ơi! Má đã về!". Ba cha con tôi , cùng chạy ào ra đón má.Tôi cũng không nén nổi lòng mình, ôm má, nói lớn: " Má ơi, con nhớ má lắm!". Hai anh em tôi tranh nhau đỡ đồ cho mẹ và tíu tít kể chuyện. Ba tôi thì chẳng nói gì, chỉ đưa tay đón cái túi xách từ tay má, nhưng vẻ mặt không giấu nổi sự vui mừng. Má nở nụ cười rạng rỡ, dắt hai anh em tôi vào nhà. Từ lúc má bước chân vào nhà, căn nhà như gặp được tia nắng mới, sáng bừng lên.
Đến lúc này tôi mới biết má quan trọng đến nhường nào. Nếu không có má thì mọi thứ trở nên buồn bã và chán nản vô cùng. Má là người rất quan trọng trong gia đình tôi.
Đoạn thơ diễn tả cảm xúc vui mừng khôn xiết của gia đình sau nhiều ngày mong ngóng mẹ về. Mẹ đi vắng, cũng là lúc cơn bão ập đến. Cơn bão của thiên nhiên hay cơn bão trong lòng mỗi người khi không có mẹ? Mẹ trở về, thời gian xa vắng đã kết thúc, giống như cơn bão đã tan, trời lại quang mây, lặng gió. Người mẹ được tác giả so sánh như “nắng mới” trở lại, làm cho gian nhà ẩm ướt sau cơn bão như “sáng ấm” lên. Hình ảnh “nắng mới” là hình ảnh của mẹ, mẹ đã trở về xua đi sự trống trải, sự mong mỏi của mọi người trong gia đình.
Đoạn thơ diễn tả cảm xúc vui mừng khôn xiết của gia đình sau nhiều ngày mong ngóng mẹ về. Mẹ đi vắng, cũng là lúc cơn bão ập đến. Cơn bão của thiên nhiên hay cơn bão trong lòng mỗi người khi không có mẹ? Mẹ trở về, thời gian xa vắng đã kết thúc, giống như cơn bão đã tan, trời lại quang mây, lặng gió. Người mẹ được tác giả so sánh như “nắng mới” trở lại, làm cho gian nhà ẩm ướt sau cơn bão như “sáng ấm” lên. Hình ảnh “nắng mới” là hình ảnh của mẹ, mẹ đã trở về xua đi sự trống trải, sự mong mỏi của mọi người trong gia đình.
Nhớ k cho mình nha!!!^-^
cảm nhận là mẹ như là một ánh mặt trời ấm áp , chăm no cho cả gđình mỗi khi có chuyện gì
Biện pháp so sánh:
"Mẹ về như nắng sớm
Sáng ấm cả gian nhà."
Thể hiện vai trò quan trọng của mẹ với gia đình, là người mang đến sức sống, yêu thương cho cả gia đình.
Trong bài ' Nghe thầy đọc thơ ' nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết những dòng thơ rất hay và giàu cảm xúc.Cậu học trò ngày nào cũng được nghe thầy đọc thơ.Nghe thầy đọc thơ cậu học trò đã tưởng như nắng đỏ,cây xanh thì quanh nhà.Bằng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ tác giả đã nghe tiếng vọng của mái chèo.Nghe giọng đọc của thầy nhà thơ còn liên tưởng đến tiếng nói diu dàng trầm ấm của bà năm xưa.Điều đó cho ta thấy giọng đọc của thầy còn là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại.Ở câu thơ cuối đoạn,bằng biện pháp nhân hóa tác giả thấy tàu dừa đông đậy mà tưởng như trăng đang thở.Chắc hẳn người thầy trong bài có giọng đọc rất hay và cậu học trò cũng có một tâm hồn cảm nhận thơ văn phong phú mới tưởng được những vật xung quanh mình sinh động như vậy khi nghe thầy đọc thơ.
Đoạn thơ diễn tả cảm xúc vui mừng khôn xiết của gia đình sau nhiều ngày mong ngóng mẹ về. Mẹ đi vắng, cũng là lúc cơn bão ập đến. Cơn bão của thiên nhiên hay cơn bão trong lòng mỗi người khi không có mẹ? Mẹ trở về, thời gian xa vắng đã kết thúc, giống như cơn bão đã tan, trời lại quang mây, lặng gió. Người mẹ được tác giả so sánh như “nắng mới” trở lại, làm cho gian nhà ẩm ướt sau cơn bão như “sáng ấm” lên. Hình ảnh “nắng mới” là hình ảnh của mẹ, mẹ đã trở về xua đi sự trống trải, sự mong mỏi của mọi người trong gia đình.
k mk nha
chuẩn 100 % ko phải 99,9 %
Em thích nhất hình ảnh mẹ về như nắng mới vì hình ảnh nói lên sự ấm áp , dịu hiền . trìu mên và thương yêu của người mẹ tựa như nắng mới, tựa như sự mới mẻ, dịu hiền nhất của đất trời...