Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1, Thay thế những thành ngữ trong câu sau bằng các từ ngữ thông thường tương đương về nghĩa ?
a. Họ không đi tham quan, không đi thực tế kiểu cưỡi ngựa xem hoa mà đi chiến đấu thật sự.
b. Này các cậu, đừng có mà ma cũ bắt nạt ma mới. Cậu ấy vừa mới chân ướt chân ráo đến, mình phải tìm cách giúp đỡ chứ.
Thay thế:
b. Này các cậu, đừng có cho mình là người cũ mà bắt nạt người mới tới. Cậu ấy vừa mới đến, còn lạ lẫm, mình phải tìm cách giúp đỡ chữ.
a. Họ không đi tham quan, không đi thực tế theo kiểu đại khái, qua loa mà đi chiến đấu thực sự, đi làm nhiệm vụ của những chiến sĩ bình thường.
Chúc bạn học tốt!
a) biết trước người khác nghĩ gì, làm gì
b) Câu này muốn nói đến lối làm việc chỉ lướt qua một cách đại khái chứ không đi sâu vào chi tiết trong khi thực chất việc đó đòi hỏi phải xem xét, tìm hiểu kỹ. Giống như khi xem một đóa hoa đẹp, người ta phải lại gần, nâng niu và từ từ ngắm thưởng thì bạn lại ngồi trên ngựa mà ngó xuống, thử hỏi như vậy làm sao thấy hết đc vẻ đẹp của bông hoa?
c) (quan hệ gia đình) được êm ấm mọi bề
d) Rán sành ra mỡ: chỉ những người keo kiệt, bủn xỉn, hà tiện, ý châm biếm, mỉa mai.
Vì sành vốn là thứ thủy tinh khô cứng không thể tan chảy ở nhiệt độ của lửa bình thường, nhưng ở đây thì có thể rán sành ra mỡ, ý nói tận dụng tất cả mọi thứ, từ những thứ mà vốn không thể dùng được.
Câu này cũng có nghĩa tương tự như câu: Vắt cổ chày ra nước. Cái chày vốn làm bằng gỗ, và không thể vắt được ra nước như vắt quần áo, nhưng ở đây vẫn vắt cạn kiệt và tưởng chừng cổ chảy cũng không thể chịu nổi, phải chảy nước
Tham khảo!
Thành ngữ là những câu nói không nhằm mục đích để hiểu theo nghĩa thông thường, đồng thời ý nghĩa của một thành ngữ thường là câu mang nghệ thuật ẩn dụ trong toàn bộ câu. Hiện có hàng ngàn các thành ngữ khác nhau và chúng thường xuyên được tạo ra ở hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới.
-Sơn hào hải vị: chỉ những món ăn quý hiếm trên rừng, dưới biển
-Thầy bói xem voi: Chỉ thấy bộ phận, không thấy toàn thể, nhận thức, suy luận một cách phiến diện
-Da mồi tóc sương:Chỉ người già, tóc đã bạc, da đã nổi đồi mồi
-Tứ cố vô thân: chỉ những người không họ hàng thân thích, không nơi nương tựa
-Ếch ngồi đáy giếng: Hiểu biết ít do điều kiện tiếp xúc hạn hẹp
-Đem con bỏ chợ:Chỉ việc dìu dắt, giúp đỡ một người, rồi nửa chừng bỏ mặc. Cũng nói Mang con bỏ chợ.
-Chuột sa chĩnh gạo:(Nghĩa đen) Con chuột rơi vào hũ đựng gạo, là món ăn khoái khẩu của nó. (Nghĩa bóng) Ngưởi ta bỗng nhiên được đưa vào trường hợp hay môi trường có lợi cho mình.
-Cưỡi ngựa xem hoa:Cuộc gặp tốt đẹp, hai gia đình quyết định tiến đến hôn nhân. Đêm động phòng, chàng trai và cô gái mới biết được khuyết tật của nhau thì đã muộn. Từ đó, người ta dùng thành ngữ “cưỡi ngựa xem hoa” để chỉ những việc làm có tính chủ quan, qua loa mà không suy xét kĩ.
Ấy chỉ sự việc quan tướng cưỡi ngựa không cần vịn (Chủ ngữ)
Thế chỉ hành động chia đồ chơi (Phụ ngữ)
- Nhờ các câu trên trong từng đoạn
Ấy chỉ công của người quan tướng (hay là chỉ người quan tướng) - chủ ngữ
Thế chỉ sự việc chia đồ chơi - phụ ngữ
- Nhờ vào các câu trên trong từng bài
Câu 1.
- Nhận xét về cụm từ “lên thác xuống ghềnh”.
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
+ Về cấu tạo: gồm có 4 từ - có nghĩa trái ngược nhau (lên – xuống)
+ Ta không thể thay thế bất cứ từ nào trong cụm từ này và cũng không thể chêm xen một từ khác vào, cũng không thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ.
= > Bởi cụm từ đã có cấu tạo cố định, các từ tạo nên chúng đã lên kết thành một khối hoàn chỉnh, nếu ta thay đổi nó sẽ trở nên cọc cạch, mất đi sự hoàn chỉnh.
- Kết luận về cụm từ:
+ Cụm từ lên thác xuống ghềnh có cấu tạo cố định
+ Biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Ý nghĩa của cụm từ lên thác xuống ghềnh.
+ Nghĩa đen: Lên – xuống: chỉ hành động di chuyển ngược chiều nhau Thác – ghềnh: sự khó khăn, nguy hiểm.
+ Nghĩa bóng: là vượt qua những nơi có nhiều gian nan nguy hiểm.
Câu 2 :
- Xác định vai trò của thành ngữ.
+ Bảy nổi ba chìm - > làm vai trò vị ngữ của câu
+ Tắt lửa tối đèn - > làm bổ ngữ cho động từ phòng.
- Cái hay của hai câu thành ngữ trên.
+ Ngắn gọn, hàm súc tiết kiệm được lời.
+ Tính hình tượng cao vì cho ta nhiều ấn tượng sinh động.
a) “Lên thác xuống ghềnh” : Trải qua nhiều phen gian nan, nguy hiểm
- Không thể thay hoặc chêm xen được vì ý nghĩa của cụm từ trở nên lỏng lẻo
- Không thay đổi vị trí được vì đây là cụm từ có trật tự cố định.
- Cụm từ “lên thác xuống ghềnh” có cấu tạo cố định.
b) Thành ngữ bảy nổi ba chìm giữ chức vụ vị ngữ trong câu.
Thành ngữ tắt lửa tối đèn làm phụ ngữ của danh từ
Cái hay của thành ngữ lên thác xuống ghềnh mang ý nghĩa hàm ẩn, chỉ sự vất vả , long đong, phiêu dạt . . .(có hình tượng)
Thành ngữ tắt lửa tối đèn chỉ sự khó khăn hoạn nạn . . . có hình tựơng
a)Ma cũ bắt ma mới->Bắt nạt người mới cậy là người cũ,quen cảnh quen ng,lên mặt bắt nạt,dọa dẫm ng mới đến
Chân ướt chân ráo->vừa mới đến còn lạ lẫm
b)Cưỡi ngựa xem hoa:làm việc qua loa,không tìm hiểu kĩ cang,thấu đáo
->Thay bằng từ ''qua loa''
=>Dùng thành ngữ:Câu nói có hình tượng và giàu sác thái biểu cảm hơn