K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 4 2019

Năm 2001, Thanh Thảo được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Đáp án cần chọn là: B

15 tháng 6 2018

Đáp án cần chọn là: B

23 tháng 1 2019

Nguyễn Đình Thi được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

Đáp án cần chọn là: B

19 tháng 9 2017

- Sai

- Thanh Thảo tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội

30 tháng 3 2019

Nam Cao và Tô Hoài là hai cây bút xuất sắc trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Nếu như Nam Cao đi vào khai thác đề tài người nông dân ở làng Đại Hoàng – quê hương của nhà văn, thì Tô Hoài lại rất thành công trong việc tìm đến người lao động miền núi Tây Bắc xa xôi để xây dựng nên những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Đọc Chí Phèo của Nam Cao và Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài hẳn bạn đọc không thể quên được hai nhân vật Chí Phèo và Mị, nhất là sự hồi sinh nhân tính của họ.

“Văn chương là điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu”, Nam Cao và Tô Hoài đã có sự gặp gỡ, đồng điệu về tư tưởng, tình cảm. Đó chính là tiếng nói yêu thương sâu sắc của nhà văn dành cho nhân vật của mình.
“Hồi sinh” có nghĩa là sống lại. “Hồi sinh nhân tính” là tính người, tình người được sống lại. Nói về sự hồi sinh nhân tính, ta đã bắt gặp sự hồi sinh ấy trong văn học trước đó, bất cứ nhân vật nào, một khi đã tha hóa, họ đều có quá trình thức tỉnh về tâm hồn, như Trương Sinh (Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ, như Hộ (Đời thừa – Nam Cao),

… Nếu như Trương Sinh thức tỉnh sau cái chết oan uổng của vợ, thì Hộ thức tỉnh sau khi đánh đuổi vợ con vì gánh nặng cơm áo. Trương Sinh đã lập đàn giải oan cho vợ, Hộ đã khóc, giọt nước mắt của Hộ chính là bằng chứng cho sự thức tỉnh, hồi sinh nhân tính. Còn sự hồi sinh nhân tính của Chí Phèo và Mị được Nam Cao, Tô Hoài dẫn giải như thế nào?

Để lí giải sự hồi sinh nhân tính của hai nhân vật, Nam Cao và Tô Hoài đều viện dẫn đến những tác nhân tác động từ bên ngoài. Đúng vậy, phải có sự tác động thì con người ta mới có thể thức tỉnh, cũng giống như con người khi chìm vào giấc ngủ say triền miên, phải có sự tác động thì ta mới có thể tỉnh giấc. Cả Chí Phèo và Mị đều có tác nhân như vậy.

Chí hồi sinh nhân tính sau đêm gặp thị Nở. Tình người của thị Nở đã đánh thức tình người nơi Chí và chỉ có tình người ấy mới khơi dậy sự hồi sinh của Chí. Còn Mị lại thức tỉnh về nhân tính trong đêm tình mùa xuân. Nếu như Chí nhờ có tác động của con người, tình người thì Mị lại nhờ sự tác động của cảnh vật, để hồi tỉnh lại nhân tính.

Trước khi hồi sinh nhân tính, cả Chí và Mị đều có những số phận và bi kịch đau đớn giống nhau.

Chí Phèo vốn là người nông dân hiền lành, chất phác, chăm chỉ, ở thuê cho nhà bá Kiến. Vì sự ghen tuông của bá Kiến mà Chí bị đẩy vào nhà tù thực dân. Nhà tù thực dân ấy, oan trái thay, nó tiếp nhận con người khi người ta vô tội, lương thiện và trả người ta ra khi họ đã trở thành kẻ tha hóa, mất đi cả nhân hình và nhân tính, về nhân hình, Chí là một con vật lạ với khuôn mặt “vằn dọc vằn ngang không biết bao nhiêu là sẹo”, về nhân tính, Chí là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, một kẻ chuyên rạch mặt ăn vạ và làm tay sai đòi nợ cho bá Kiến. Bi kịch đau đớn nhất của Chí Phèo là “bị từ chối quyền làm người, cha mẹ từ chối Chí, dân làng cũng từ chối Chí”. Chí rơi vào bi kịch khi không có ai đón nhận Chí trở về với cái xã hội bằng phẳng kia. Nếu như là con người thì đâu ai dám vạch mặt mình như vậy, đâu ai dám sẵn sàng đâm thuê, chém mướn, chĩ vì đồng tiền, đâu dám “đốt quán” của “bà bán rượu” nhưng Chí đã trở nên mất đi “tính người”, mất đi “nhân tính” như vậy.

Mị cũng là một cô gái xinh đẹp, tài giỏi và hiếu thảo, và Mị cũng phải chịu một số phận đau đớn không kém Chí Phèo là mấy. Mị phải trở thành “con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra”. Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy một cô gái, ngồi quay sợi, thái cỏ ngựa,… lúc nào cô ấy cũng cúi mặt buồn rười rượi. Mị giống như một con rùa được nuôi trong xó cửa. sống ở nhà thống lí Pá Tra, Mị cũng như những người phụ nữ trong nhà này, làm việc tối ngày bận bịu. Nếu như Chí Phèo của Nam Cao mong muốn được giao tiếp với con người thì Mị lại không buồn giao tiếp. Mị lúc nào cũng lầm lũi, cô cũng mất đi tính người nhưng “tính người” bị mất đi ở đây khác với Chí. Nếu như Chí Phèo bị tha hóa về nhân tính, trở thành một con quỷ dữ thì Mị lại mất đi nhân tính ở chỗ cô không được coi là một con người. Sống ở nhà thống lí Pá Tra, MỊ như một “con trâu, con ngựa”. Bởi con trâu, con ngựa còn có lúc nghỉ ngơi, đằng này Mị phải làm quần quật suốt cả ngày. Chính vì cuộc sống như vậy mà Mị đã trở thành một con người mất đi sức sống.
Tuy có những nét giống nhau về số phận và cuộc đời, song quá trình hồi sinh nhân tính của Chí Phèo và Mị lại rất khác nhau.

Sự hồi sinh nhân tính của Chí là sau đêm gặp thị Nở, chính tình người của thị Nở đã đánh thức “nhân tính” trong con quỷ dữ của làng Vũ Đại ấy. Thị là người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn của làng Vũ Đại. Thế nhưng, bên trong cái ngoại hình xấu xí và tính cách dở hơi của thị là một tấm lòng rất bao dung và vị tha. Sau một đêm ăn nằm với nhau, sáng hôm sau tĩnh dậy, Chí lần đầu tiên để tâm lắng tai nghe những âm thanh xung quanh mình, những âm thanh của cuộc sống và cảm thấy cuộc sống cũng thật thú vị. Và Chí thèm được làm người lương thiện. Khát vọng lương thiện ấy chính là bằng chứng cho sự hồi sinh nhân tính của Chí. Chí nhớ lại cuộc đời mình trước khi bị đẩy vào nhà tù thực dân với những ước mơ hết sức bình dị. Chí nhận ra rằng thị Nở cũng có duyên và muốn cùng thị chung sống. Chí đã mong muốn được làm người và thị Nở chính là chiếc cầu nối đưa Chí trở về với con người lương thiện.

Nhờ có tình người của thị mà Chí hồi sinh nhân tính, khao khát được sống một cuộc sống lương thiện. Với Mị sức sống hồi sinh nơi người con gái ấy là tiếng sáo vi vu gọi bạn tình trong đêm tình mùa xuân Tây Bắc. Mùa xuân, mùa của sức sống mãnh liệt. Mị sống trong nhà thống Pá Tra như một con người đã mất đi linh hồn. Thế nhưng, trong đêm tình mùa xuân năm ấy, khi cái lạnh tràn về, khi những thiếu nữ phơi “chiếc váy xòe như những cánh bướm của mình trên những phiến đá” và đám trẻ con chơi đùa và tiếng sáo gọi bạn tình đã bắt đầu xuất hiện. Mị dường như được sống lại với chính tâm hồn mình. Cô hồi tưởng lại quá khứ khi được cùng người yêu đi chơi trong những đêm tình mùa xuân. Cũng giống như Chí, Mị cũng hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp, khi Mị còn là người con gái đẹp có tài thổi sáo rất hay. MỊ uống rượu và khi ngà ngà say, Mị bỗng nhiên nghe thấy tiếng sáo gọi bạn tình và Mị cũng muốn đi chơi. Mị muốn đi chơi như hồi còn trẻ. Mị vào góc nhà xắn thêm ít mỡ bỏ vào chiếc đèn cho sáng, với tay lấy chiếc váy. Những hành động ấy chứng tỏ rằng Mị đã thật sự hồi sinh, sức sống tiềm tàng trong con người Mị đã được sống dậy nhờ âm thanh của tiếng sáo. Cũng giống như Chí Phèo âm thanh của cuộc sống xung quanh thức tỉnh tâm hồn, đánh thức sức sống mãnh liệt của Mị. Tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, ngay cả khi Mị đã bị A Sử trói chặt vào cột nhà. MỊ đã thả hồn bay theo tiếng sáo của đêm tình mùa xuân. Mị vô thức, Mị không cảm thấy đau đớn vì lúc này sự hồi sinh nhân tính của Mị rất mạnh mẽ.

Chí Phèo và Mị đều được hồi sinh nhân tính. Sự hồi sinh ấy cho ta thấy cái nhìn nhân đạo của Nam Cao và Tô Hoài. Phải thực sự yêu thương cảm thông với nhân vật của mình, hai nhà văn mới có thể để cho họ hồi sinh nhân tính như vậy. Với Chí Phèo là trở về với cuộc sống lương thiện, còn với Mị là được bộc lộ sức sống tiềm tàng của cô. Cả Nam Cao và Tô Hoài đều rất xót thương, đồng cảm cho số phận của Chí Phèo và Mị, trân trọng nhữỉig ước mơ bình dị của họ. Mặt khác, từ sự hồi sinh về nhân tính của Chí Phèo và Mị, họ đã nói lên tiếng nói phê phán gay gắt những thế lực chà đạp lên số phận của con người bất hạnh ấy. Cái xã hội với những tàn dư phong kiến, bá Kiến đã đẩy Chí vào sự tha hóa.Và những hủ tục cổ hủ của miền núi với kẻ thông trị gian ác, tham lam như thống lí Pá Tra đã cướp sạch, bào mòn sức sống của Mị.

Mặt dù, viết về những đề tài khác nhau, nhưng cuộc đời và số phận của các nhân vật đều là sự trải nghiệm, dày công tìm tòi của các nhà văn. Thông qua các nhân vật của mình nhà văn muốn nói lên tiếng lòng, sự cảm thương cho số phận của họ. Đó chính là những giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Gấp lại hai truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao và Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, ta có thể nhận thấy sự hồi sinh nhân tính đưa hai nhân vật đến với những cuộc sống mới khác nhau nhưng giá trị của sự hồi sinh ấy lại có một giá trị hết sức giống nhau, nó phản ánh tiếng lòng của Nam Cao và Tô Hoài dành cho nhân vật Chí Phèo và Mị, những con người có số phận rất đáng thương xót

31 tháng 3 2019

1. Phân tích hình ảnh “Tiếng sáo đêm xuân”.

-Tiếng sáo xuất hiện lần thứ nhất ở ngoài đầu núi “Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi”

-> Ý nghĩa: Tiếng sáo đã đánh thức tâm hồn cô Mị bởi tiếng sáo “thiết tha bổi hổi” và cô đã “nhẩm thầm bài hát của người đang thổi”

- Lần thứ 2: Tiếng sáo văng vẳng ở đầu làng “tai Mị nghe tiếng sáo văng vẳng đầu làng”.

-> Ý nghĩa: Tâm hồn cô Mị như được hồi sinh. Mị nhớ lại ngày xưa “Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”.

-Tiếng sáo gọi bạn yêu lửng lơ bay ngoài đường:

“Anh ném pao, em không bắt

Em không yêu, quả pao rơi rồi”.

->Ý nghĩa: Tiếng sáo đã giục giã cô Mị hành động. Mị muốn đi chơi “Mị vẫn còn trẻ, Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng rồi vẫn đi chơi ngày Tết huống chi Mị và ASử không có lòng với nhau và vẫn phải ở với nhau”.Và cô Mị sửa soạn đi chơi “Mị quấn lại tóc, Mị với lấy cái váy hoa vắt ở trong vách”.

– Khi Mị bị trói, tiếng sáo vẫn vang vọng: “Em không yêu quả pao rơi rồi/ Em yêu người nào, em bắt pao nào”

->Ý nghĩa: Tiếng sáo vẫn thôi thúc tâm hồn Mị “đưa Mị theo những cuộc chơi, những đám chơi”.

– Cuối cùng : “Tiếng sáo, tiếng chó sủa xa xa”.

->Ý nghĩa: Tiếng sáo như cũng đang lặng dần với tâm trạng khổ đau của cô gái Mèo đầy bất hạnh.

2, Nhận xét, so sánh:

– Điểm giống nhau:

+ Nội dung: Cùng nói về âm thanh, sắc điệu của tiếng sáo trong sự cảm nhận của Mị vào đêm tình mùa xuân từ đó thể hiện sức sống tiềm tàng đang trỗi dậy trong tâm hồn của cô Mị.

+ Nghệ thuật: Miêu tả chi tiết giàu hình ảnh, giàu sức gợi, dùng chi tiết ấy để miêu tả diến biến tâm lí rất tinh tế của nhân vật.

-Điểm khác nhau:

+ Mỗi chi tiết xuất hiện trong hoàn cảnh cụ thể khác nhau thể hiện cho những cung bậc cảm xúc trong tâm trạng của cô Mị.

+ Thể hiện tài năng của nhà văn trong việc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật.

29 tháng 12 2017

Đáp án cần chọn là: A

5 tháng 11 2019

Đáp án cần chọn là: C

2 tháng 10 2018

a. Chủ đề: độc lập dân tộc

b. "dân tộc gan góc": phép hoán dụ (lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng)

c. ý nói cả dân tộc đã kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm và thực hiện đúng quyền hạn, nghĩa vụ của mình => Dân tộc đó phải được và có quyền được độc lập.

d. Thể loại: văn xuôi - văn chính luận