K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2023

tự sự và miêu tả

6 tháng 11 2023

Phương thức biểu đạt chính của văn bản Sao Băng là Tự sự.

29 tháng 8 2017

giúp mik vs thứ 5 mik phải nộp òi

21 tháng 10 2017

Qua văn bản thấy đc:

+Cần yêu thương những người xung quanh, ko thờ ơ với những j mik nhìn thấy trước mắt

22 tháng 10 2019

tình yêu thương là sự cho đi và cho đi tới khi cho đi tiếp nữa.Bởi đó là điều miễn phí mà con người cho nhau.Đó là sự thương cảm thầm kín hay bộc trực trước bạn và cho bạn một thứ cảm xúc co đọng và quý mến.Trong câu chuyện:'' cô bé bán diêm'' nỗi buồn tủi cũng sự cô đơn với hoàn cảnh éo lẽ khắc nghiệt đã dẫn họ đi đến những nới tốt đẹp và hạnh phúc hơn là sự chết nhưng cái chết ấy rất đẹp và an nhàn.Cô bé ra đi trên khuôn mặt tươi sáng với đôi môi mỉm cười trong hạnh phúc hay sự hi sinh của cụ bơ mơn là chìa khóa thay đổi cuộc sống của một ai đó nghiêng đậm trên một kiệt tác hoàn hảo , một vật vô tri vô giác nhưng chứa đựng một tình cảm sống.Quy ý nghia của chiếc lá đó cô như thoát khỏi màn đêm trong những mỡ hỗn độn tối đen và nở ra tia sáng làm con người ta tìm thấy kì diệu của cuộc sống . đó là sự thiêng liêng của cuộc sống và có vô cơ hội đang chờ đón bn.hãy nói với mỗi chúng ta răng con người cần yêu thương và con người xứng đáng với tình yêu thương đó.

5 tháng 9 2017

- Tức nước vỡ bờ theo nghĩa đen chỉ một hiện tượng tự nhiên khi nước quá nhiều sẽ làm cho bờ ngăn nước bị vỡ. Theo nghĩa bóng, nó chỉ một hành động phản kháng của con người do đã quá sức chịu đựng thông thường.

- Dựa vào nội dung đoạn trích để đánh giá tiêu đề của đoạn trích có hợp lí không? Nêu tình cảnh của chị Dậu trong đoạn trích (chị Dậu đứng trước tình cảnh anh Dậu vừa được cứư chừa tỉnh lại thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào).

+ Lúc đầu chị Dậu có ý định chống lại bọn cai lệ và người nhà lí trưởng chưa? .

+ Khi chị Dậu bị đánh, tức quá không chịu được, chị liều mình cự lại bằng cách gì? (bằng lời nói: Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!).

+ Khi cai lệ tát vào mặt chị Dậu và vẫn nhảy vào chỗ anh Dậu định trói thì chị Dậu phản kháng như thế nào? (bằng hành động: nghiến hai hàm răng thách thức, ấn dúi tên cai lệ ra cửa, nắm lấy gậy của người nhà lí trưởng giằng co...).

- Hành động phản kháng của chị Dậu có hợp lí không? (Nó hợp lí với tính cách yêu thương chồng của chị Dậu và hợp với tình cảnh lúc đó: phải bảo vệ mạng sống cho anh Dậu).

5 tháng 9 2017

Hợp lý:

Vì: .'Tức nước" có nghĩa là nước rất đầy , như muốn trào ra . "Bờ" là nơi giới hạn của các con sông hay kênh đào. Hiện tượng "tức nước vỡ bờ" chỉ xảy ra khi nước quá lớn và sức nước quá mạnh và bờ không thể giữ được nên vỡ nước tuôn trào ra . Nói theo nghĩa bóng là : Mỗi con người đều có mức giới hạn chịu đựng cả, vì vậy việc gì trong mức giới hạn thì người ta sẽ nhịn cho qua . Nhưng 1 ngày nào đó nếu chuyện xảy ra quá mức giới hạn cho phép của sức chịu đựng thì người ta sẽ phản kháng lại vô cùng mãnh liệt như chính sức mạnh dữ dội của nước làm cho vỡ bờ. Đó là điều tất yếu trong cuộc sống này. Đừng bao giờ dồn ép người khác tới bước đường cùng hay làm những chuyện quá sức chịu đựng của 1 con người. Bởi dù sao đó cũng chỉ là 1 con người bình thường, sức chịu đựng chỉ có giới hạn mà thôi, đừng để xảy ra chuyện " tức nước vỡ bờ" thì lúc đó không hay tí nào.

16 tháng 9 2017

Người bạn ấy luôn sống mãi trong lòng tôi. Và có lẽ đến cả khi ý nghĩ của bạn ấy về tôi tệ cỡ nào thì trong tâm tư tôi đó vẫn là người bạn mà tôi yêu quý nhất, Vân.

Tôi và Vân lớn lên cùng nhau, học cùng nhau từ lớp mẫu giáo, nhưng lúc đó thì chúng tôi không thân nhau lắm (thấy Vân người nhỏ nhỏ, gầy gầy lại hay đi luẩn quẩn khu lớp cho những em bé mới 3 tuổi nên tôi cứ tưởng Vân ít tuổi hơn tôi). Đến lúc lên lớp 1 tôi mới biết tôi và bạn ấy sinh cùng năm, 2004 và bạn ấy vẫn bé nhỏ như trước! Từ đó, tôi và Vân thân nhau trong mọi hoàn cảnh, cả học tập lẫn vui chơi, tôi lớp trưởng và Vân lớp phó, cứ coi như "bộ đôi sấm sét" cũng được. Đi đâu cũng có nhau, làm gì cũng đồng loạt, mình chơi gì bạn chơi đấy và đặc biệt ..... mỗi khi được cô khen thì cũng cả hai luôn! Tình bạn của chúng tôi tưởng chừng như không có gì có thể tách ra được.

Nhưng bắt đầu từ năm lớp 4, lớp 5, tôi có cảm giác Vân bắt đầu xa tôi. Vân hay đi với Hà, Hoa thay vì với tôi. Tan học không còn những cảnh trời mưa cả hai ướt như chuột lột vật vã mới về được đến nhà hay những chưa nắng nóng toát mồ hôi loạng choạng đâm vào đống rơm nữa. Thay vào đó, tôi ít thân với các bạn hơn, chỉ hay trò chuyện với một vài bạn mới trong lớp thôi (lớp tôi dồn lớp mà). Đến cấp hai, tôi càng thê thảm hơn. Vân lại làm quen thêm nhiều bạn mới, còn tôi thì cũng chỉ biết mấy bạn. Vân bỏ mặc tôi hẳn, làm tôi buồn lắm! Trò chuyện không, vui chơi cũng không. Đến lớp 7, một biến cố đau lòng xảy ra với tôi. Một số bạn nam trong lớp moi quá khứ không mấy tốt đẹp của tôi ra để kể với những người khác. Nghe họ kể trước mặt mình mà tôi muốn ứa nước mắt, có gì hay ho với họ sao ?! Tôi càng đau hơn khi trong đám đó còn có cả Vân. Cô ấy kể rồi cười ha hả ra vẻ khoái chí lắm, đâu để ý đến cảm xúc của tôi. Và sau đó cuộc sống với tôi thành ra không lối thoát. Vân khinh bỉ tôi, cho rằng những khuyết điểm của tôi quá xấu, không đáng để người khác thương. Bạn ấy không còn là Vân của ngày xưa, Vân mà tôi quen biết. Tôi cũng không rõ có phải do bị lôi kéo hay không, Vân bắt đầu tập tọe chơi facebook. Với một đứa bị coi là cổ hủ, lạc hậu, thiếu hiểu biết về mạng xã hội như tôi thì thế là hơi sớm. Nhưng nếu chỉ có vậy thì tôi nói làm gì. Mấy bạn đi học thêm cùng tôi cũng bộc bạch là Vân ăn chơi, đua đòi, chạy theo thời đại. Vân còn chụp ảnh dìm hàng tôi, vui mỗi khi tôi bị đánh, bị các bạn vứt bỏ. Cậu ấy cho rằng tôi làm xấu mặt của lớp, không đáng ở lớp này. Tôi càng ngày càng lạnh lùng, mất cảm xúc với những thứ xảy ra quanh mình, không khác một đứa tự kỉ. Có những đêm tôi gặp ác mộng, trong đó tôi thấy Vân đứng cười khi tôi đang cận kề cái chết, khi tôi bị sỉ vả. Tôi bật khóc nức nở, tôi lo một ngày chuyện đó xảy ra. Vì càng mong đợi, tôi càng nhận lại nhiều sự thất vọng.

Câu chuyện của tôi là thế đấy. Có thể mông lung, hoặc có thể bạn sẽ nghĩ tôi đi kể tội bạn tôi. Nhưng đó là cảm xúc bộc phát tuôn trào khi đọc đề văn này. Và thông qua câu chuyện này, tôi cũng gửi đến Vân một lời nhắn: Nếu một ngày bạn thay đổi suy nghĩ về mình, hay bị ai bỏ rơi, hãy chia sẻ, tâm sự với mình, ít ra thì mình có thể cho bạn một lời khuyên chân thành vì mình hiểu thấu cảm giác ấy như thế nào, hoặc ở bên bạn trong suốt thời kì khó khăn đó. Và mình luôn mong đợi một ngày nào đó, bạn hãy quay lại, chúng mình sẽ làm lành và tiếp tục viết lên những trang đẹp đẽ thời áo trắng và cả mai sau. Mình muốn nhấm mạnh lần nữa: bạn luôn sống mãi trong trái tim mình.

16 tháng 9 2017

tuyệt banhqua

13 tháng 9 2016

Không biết làm!

ucche

13 tháng 9 2016

Nguyên Hồng là nhà văn viết về phụ nữ và trẻ em. Đây là những con người xuất hiện nhiều trong thế giới nhân vật của ông. Nguyên Hồng dành cho phụ nữ và trẻ em tấm lòng chan chứa thương yêu và thái độ trân trọng. Nhà văn diễn tả thấm thía nỗi cơ cực, tủi nhục mà phụ nữ và trẻ em phải gánh chịu thời trước. Nhà văn thấu hiểu và vô cùng trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, đức tính cao quý của phụ nữ và trẻ em. Điều đó được thể hiện rõ qua những chi tiết về cuộc sống tủi nhục của mẹ chú bé Hồng và cuộc sống đau thương, mất mát của Hồng trong văn bản.

 

14 tháng 7 2017

mik chả biết bn trả lời xem nào

14 tháng 7 2017

??hiha

20 tháng 9 2017

Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ

Hồng là một chú bé mồ côi cha, mẹ thì bỏ nhà đi tha hương câù thực.Nên Hồng phải chịu sự giả dôí của họ hàng nhất là bà cô cuả chú.
Một hôm cô của chú mở lơì kêu chú vào Thanh Hoá chơi với mẹ. Khi biết cô mình đang đóng kịch nên chú 0 đáp lại.Tưởng là đã xong ai ngờ bà cô lại đánh thêm 1 đòn tâm lý nữa là ngân daì chữ em bé làm cho chú nghẹn ứ cổ họng.
gần đến đoạn tang thầy thì từ trên trường chú đã thâý thấp thoáng hình ảnh cuả mợ trên xe kéo thì chú gọi nhưng lại sợ là 0 phải là mợ mình.
khi biết đó là mợ mình thì chú đã nằm lên người mợ chú và quên đi những lơì nói cuả bà cô.

Tóm tắt văn bản Tức nước vỡ bờ

Bài tóm tắt 1

Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các "ông" tha cho chồng "cháu". Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ốm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: "Mày trói chồng bà, bà cho mày xem" và quật ngã cả hai tên tay sai.

Bài tóm tắt 2

Gia đình anh Dậu nghèo khổ không có tiền nộp sưu. Anh Dậu vì thiếu sưu mà bị lôi ra đình đánh đập và khi được trả về chỉ còn là một thân xác rũ rượi. Đươc bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu nấu cháo cho anh Dậu ăn. Nhưng anh chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi sưu. Chị Dậu van xin chúng tha cho anh Dậu nhưng chúng không nghe mà còn đánh chị và sấn đến định trói anh Dậu mang đi. Quá phẫn nộ, chị đã liều cự lại và chống trả quyết liệt, quật ngã hai tên tay sai.

Bài tóm tắt 3

Giai đình chị Dậu là một gia đình nghèo khó sống ở thôn Đoài. Đến ngày sưu thuế thì chị phải chạy vạy khắp nơi để đóng thuế sưu cho anh Dậu. Vì đóng sưu chậm nên anh Dậu bị điệu ra đình và bị bọn cai lệ đánh như chết đi sống lại. Ngày sau chúng trả anh về cho chị Dậu, thấy chồng bị đánh đập chị Dậu lo kiếm bát cháo cho anh ăn đỡ đói, anh Dậu chưa kịp ăn thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng lại xông vào nhà. Bọn chúng mặt hầm hè đằng đằng sát khí vào nhà chị đòi thêm tiền sưu của chú Hợi đã chết từ lâu. Túng quá chị Dậu không đủ tiền đóng đành năn nỉ chúng thế mà bọn chúng vẫn không cho khất còn xông tới đòi đánh anh Dậu. Thương chồng và chịu không nổi cái tính của bọn cai lệ chị Dậu liều mạng đánh chúng một trận tả tơi.

Tóm tắt văn bản Lão Hạc

1. Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao - Bài làm 1

Lão Hạc là một người nông dân nghèo, sống cô độc, chỉ có con chó Vàng làm bạn. Con trai lão vì nghèo không lấy được vợ, đã phẫn chí bỏ làng đi làm ăn xa. Lão Hạc ở nhà chờ con về, làm ăn thuê để kiếm sống. Sau một trận ốm dai dẳng, lão không còn sức đi làm thuê nữa. Không còn đường sinh sống, lão Hạc lặng lẽ đi đến một quyết định quan trọng. Lão bán con chó Vàng mà lão rất mực yêu thương, mang hết số tiền dành dụm được và cả mảnh vườn gửi cho ông Giáo trông coi hộ. Lão chịu đói, chỉ ăn khoai và sau đó "lão chế tạo được món gì, ăn món nấy". Ông Giáo ngấm ngầm giúp đỡ nhưng lão tìm cách từ chối. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả chó làm thịt và rủ Binh Tư uống rượu. Ông Giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Lão Hạc bỗng nhiên chết - một cái chết thật dữ dội. Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông Giáo hiểu lão ăn bả chó để tử tự.

2. Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao - Bài làm 2

Lão Hạc có một hoàn cảnh gia đình bất hạnh: Vợ lão mất sớm, còn một người con trai thì anh ta vì phẫn chí mà bỏ đi cao su. Lão Hạc còn lại một mình với một mảnh vườn và một con chó vàng. Con chó ấy là của anh con trai để lại, lão cưng chiều nó như con, luôn miệng gọi "cậu Vàng". Nhưng cuộc sống khốn khó, lão bán chó để dành mảnh vườn cho con dù vô cùng đau khổ, dằn vặt. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Không muốn phiền đến mọi người, lão từ chối hết thảy sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm, lão xin Binh Tư một ít bả chó nói là muốn bẫy một con chó lạc. Ông giáo rất thất vọng khi nghe chuyện ấy. Nhưng rồi lão Hạc bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ dội, đau đớn. Ông giáo hiểu ra tất cả, vô cùng đau đớn nghĩ về cái chết của lão Hạc và chiêm nghiệm về cuộc đời.

3. Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao - Bài làm 3

Lão Hạc là một nông dân nghèo, sống cô độc. Con trai vì không có tiền lấy vợ nên bỏ đi làm ở đồn điền cao su, chỉ để lại cho lão một con chó làm bạn. Sau một lần ốm nặng, lão yếu đi ghê lắm, không đủ sức để đi làm thuê nữa. Cùng đường lão phải quyết định bán con chó vàng mà lão hết lòng yêu thương. Rồi lão mang tiền dành dụm được và cả mảnh vườn của mình đem sang gửi cho ông Giáo. Ít lâu sau lão sang nhà Binh Tư xin bả chó. Khi nghe Binh Tư kể về chuyện lão Hạc sang xin bả chó, ông Giáo đã rất thất vọng. Nhưng ngay sau đó, khi nhìn thấy lão Hạc chết một cách đau đớn và dữ dội thì ông giáo đã hiểu ra mọi chuyện. Còn về cái chết của lão Hạc chỉ có Binh Tư và ông Giáo hiểu rõ.

27 tháng 9 2017

1.

Hồng là một chú bé mồ côi cha, mẹ thì bỏ nhà đi tha hương cầu thực. Nên Hồng phải chịu sự giả dối của họ hàng nhất là bà cô cuả chú

Một hôm cô của chú mở lời kêu chú vào Thanh Hoá chơi với mẹ. Khi biết cô mình đang đóng kịch nên chú không đáp lại. Tưởng là đã xong ai ngờ bà cô lại đánh thêm một đòn tâm lý nữa là ngân dài chữ em bé làm cho chú nghẹn ứ cổ họng.

Gần đến đoạn tang thầy thì từ trên trường chú đã thấy thấp thoáng hình ảnh cuả mợ trên xe kéo thì chú gọi nhưng lại sợ là không phải là mợ mình. Khi biết đó là mợ mình thì chú đã nằm lên người mợ chú và quên đi những lời nói của bà cô.

7 tháng 2 2023

  Những hình ảnh trên gợi cho em nhớ tới văn bản "Ông đồ" trong chương trình Ngữ Văn 8.

7 tháng 2 2023

Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

23 tháng 9 2017
  • Những thay đổi của cảnh vật và tiết trời cuối thu “lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc” đã khiến nhân vật “tôi” nhớ lại những kí ức về buổi tựu trường đầu tiên.
  • Những kỉ niệm được nhà văn diễn tả theo trình tự như sau:
    • Từ hiện tại nhớ về quá khứ: tiết trời cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật "tôi" nhớ lại.
    • Nhân vật "tôi" hồi tưởng được trở về con đường cùng mẹ tới trường.
    • Cảm giác của nhân vật "tôi" khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn các bạn, lúc nghe ông đốc gọi tên mình vào lớp.
    • Tâm trạng hồi hộp của nhân vật "tôi" lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên.
24 tháng 9 2017

thank you bn mik kết bn nha!!!!!!!!!!!!