K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 4 2022

Refer

 

Ở sân trường nơi em học luôn ngập tràn bóng mát vì ở trường em có rất nhiều cây xanh. Những cây xanh này luôn mang lại cho em những bóng râm mát, đặc biệt là cây bàng nơi sân trường em đã trồng được từ rất lâu rồi.

 

Có thể thấy được cũng từ ngày chuyển tới lớp học mới này, em mới nhận ra cây bàng cao lớn ngả tán lá bàng dường như đã che khuất ánh nắng chói chang ngày hè nơi cửa sổ em ngồi. Ngắm nhìn những chiếc lá bàng to hơn bàn tay người lớn, có hình bầu dục như ghép lại với nhau thành một chiếc ô khổng lồ có nhiệm vụ mang lại bóng râm cho chúng em chơi đùa hay học bài ở dưới gốc cây trong giờ ra chơi.

Không biết cây bàng ở sân trường em trồng lâu chưa, nhưng phần thân cây to lắm, màu nâu sậm. Nếu như sờ lên thân cây có cảm giác hơi sần sùi và xù xì lắm, lý do bởi những dấu vết của thời gian để lại theo năm tháng. Chao ôi! Phần thân cây lớn đến nỗi một vòng tay của em ôm không xuể. Và em được bác bảo vệ nói cây bàng này cũng đã được trồng từ rất lâu rồi, không ai có thể nhớ chính xác nữa. Phần rễ cây như cắm sâu xuống mặt đất để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Có những cái rễ cây không chịu nghe lời mà gồng mình lên ra khỏi mặt đất và nhìn từ xa trông như những con rắn khổng lồ vậy.

Em nhận thấy được ở xung quanh gốc cây là một bồn cây nhỏ được xây lên để bảo vệ những chiếc rễ nhô lên mặt đất. Lý do chính bởi cây bàng nằm ở đối diện lớp em nên chúng em được giao nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ cho cây. Em sẽ luôn yêu quý cũng như chăm sóc cho cây bàng thật cẩn thận.

5 tháng 4 2022

THAM KHẢO :

 

Trường học là nơi gần gũi và gắn bó với em trong suốt nhiều năm qua. Vì vậy mà mỗi góc nhỏ trong sân trường em đều vô cùng yêu mến. Trong số những góc nhỏ ấy, em thích nhất là khoảng không gian nơi có cây bàng vẫn ngày ngày tỏ bóng mát.

Nhìn từ xa, cây bàng giống như một cái ô khổng lồ. Thân cây to vừa đủ một vòng ôm và có màu nâu sẫm. Từ cái thân ấy tỏa ra những cành cây, chúng cứ nhỏ dần, nhỏ dần về phía ngọn. Trên mỗi nhánh cây, lá bàng tỏa ra xum xuê. Lá bàng to lắm, cứ mỗi khi nhìn chúng em lại liên tưởng đến cái cánh quạt ở nhà. Lá bàng có màu xanh nhạt khi còn non. Càng lúc chúng lại càng đậm hơn và khi mùa thu đến lá bàng sẽ chuyển sang màu đỏ. Nhìn những lá bàng lá xanh lá đỏ chen chúc nhau giữa trời mới thật thú vị làm sao. Mùa thu nào đến trường em cũng được chứng kiến hình ảnh tuyệt đẹp ấy. Đến khi trời sang đông, những chiếc lá bàng sẽ rơi rụng dần. Có năm, lá bàng rụng hết chỉ để lại những cái cành khẳng khiu, trơ trọi chìn đến là tội nghiệp. Thế nhưng khi mùa xuân về, cây bàng sẽ trở lại là chính mình với những chồi lá non mới mọc.

Cây bàng thay áo mới, đó là quy luật bất biến của tạo hóa. Em rồi một ngày cũng sẽ phải rời xa mái trường này. Ôi, giá như em có thể mang theo cả cây bàng trong suốt những bước đường sau này của mình thì tuyệt biết bao nhiêu.

 

2. TIẾNG VIỆT :I.Chính tả : (15 phút) Học sinh ôn tập các bài từ tuần 19 à tuần 27 ( kể cả các bài đọc)II. Tập làm văn : (30 phút)Đề 1: Em hãy tả một cây bóng mát trên sân trường mà em yêu thích.Đề 2: Em hãy tả một cây hoa (một loài hoa) mà em yêu thích.III. Đọc thầm và làm bài tập : (35 phút)Bài 1 :                                     Câu chuyện về mùa đông và...
Đọc tiếp

2. TIẾNG VIỆT :

I.Chính tả : (15 phút) Học sinh ôn tập các bài từ tuần 19 à tuần 27 ( kể cả các bài đọc)

II. Tập làm văn : (30 phút)

Đề 1: Em hãy tả một cây bóng mát trên sân trường mà em yêu thích.

Đề 2: Em hãy tả một cây hoa (một loài hoa) mà em yêu thích.

III. Đọc thầm và làm bài tập : (35 phút)

Bài 1 :                                     Câu chuyện về mùa đông và chiếc áo khoác

Mùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít ngoài cửa sổ. Ngoài đường, ai cũng bước vội vàng để tránh cái lạnh đang làm cứng đờ đôi bàn tay. Những khuôn mặt vui tươi, hớn hở biến đi đâu mất, thay vào đó là tái đi vì lạnh. Mùa rét năm nay, mẹ mua cho An một chiếc áo khoác mới, vì áo cũ của cậu đa phần đã bị rách do sự hiếu động của An. Khi nhận chiếc áo từ mẹ, An vùng vằng vì kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo không đúng ý thích của cậu.Về phòng, cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói gì.Chiều tối hôm đó, bố rủ An ra phố. Mặc dù trời đang rất lạnh nhưng An háo hức đi ngay. Sau khi mua đồ xong, bố chở An ra khu chợ, nơi các gian hàng bắt đầu thu dọn. Bố chỉ cho An thấy những cậu bé không có nhà cửa, không có người thân, trên người chỉ có một tấm áo mỏng manh đang co ro, tím tái. Trong khi mọi người đều về nhà quây quần bên bữa tối ngon lành, bên ánh đèn ấm áp thì các cậu vẫn phải lang thang ở ngõ chợ, nhặt nhạnh những thứ người ta đã bỏ đi.Bất giác, An cảm thấy hối hận vô cùng. An nhớ lại ánh mắt buồn của mẹ khi cậu ném chiếc áo khoác xuống đất. Bố chỉ nhẹ nhàng: “Con có hiểu không? Cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm. Hãy biết trân trọng thứ mà mình đang có.”

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.

1. Vì sao An không thích chiếc áo mới mà mẹ mua cho? (0,5 điểm)

A.Vì chiếc áo quá rộng so với cơ thể của cậu.  B.Vì mẹ tự đi mua áo mà không hỏi cậu trước.

C.Vì chiếc áo bị may lỗi ở phần cánh tay.        D.Vì cậu không thích kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo.

2.An có thái độ và hành động như thế nào khi nhận chiếc áo mới? (0,5 điểm)

A.Cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói.  B.Cậu bảo mẹ mang trả lại chiếc áo cho cửa hàng.

C.Cậu không nhận chiếc áo cũng không nói gì với mẹ.    D.Cậu không chịu mặc chiếc áo mới mẹ mua cho.

3.Vì sao bố muốn An cùng đi ra phố? (0,5 điểm)

A.Bố muốn An hiểu được giá trị của đồng tiền và việc lao động.

B.Bố muốn đưa An đi mua một chiếc áo khác đúng với sở thích của cậu.

C.Bố muốn An chứng kiến cảnh nhiều bạn nhỏ còn không có áo để mặc.

D.Bố muốn An quên đi chuyện chiếc áo để tập trung học tập.

4.Ba ý nào sau đây nêu đúng lí do An cảm thấy hối hận với hành động của mình? (0,5 điểm)

A.Vì An thấy mình hạnh phúc hơn nhiều bạn nhỏ khác.           B.Vì An cảm động trước câu nói của bố.

C.Vì An cảm thấy mình có lỗi với mẹ. D.Vì An sợ bố mẹ sẽ giận và không mua áo mới cho mình nữa.

5.Câu chuyện có ý nghĩa gì? (1,0 điểm)

.............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

6.Nếu là An, em sẽ nói với bố mẹ điều gì? (1,0 điểm)

.............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

7.Dòng nào tách đúng bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu? (0,5 điểm)

A.Những cơn gió //rét buốt rít liên hồi ở ngoài cửa sổ. B.Những cơn gió rét buốt// rít liên hồi ở ngoài cửa sổ.

C.Những cơn gió rét buốt rít //liên hồi ở ngoài cửa sổ. D.Những cơn gió rét buốt rít liên hồi //ở ngoài cửa sổ.

8.Dấu gạch ngang trong câu văn dưới đây có tác dụng gì? (0,5 điểm)

Bố nói với An:  Hãy biết trân trọng những thứ mà mình đang có, con nhé!

A.Đánh dấu phần chú thích.                             B.Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

C.Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.         D.Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

9.Em hãy chuyển câu hỏi “Con có biết rằng cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm không?” thành một câu khiến. (1,0 điểm) .............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

10.Đặt 1 câu tả cơn gió lạnh mùa đông có sử dụng so sánh hoặc nhân hóa. (1,0 điểm) .............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

Bài 2:                                                  Cuộc nói chuyện của các đồ dùng học tập

Tôi vốn là đứa con gái chẳng gọn gàng gì. Tự tôi thấy thế vì mỗi lần học xong là bàn học của tôi chẳng khác gì một bãi chiến trường. Nhất là thời tiết lạnh giá này tôi không tài nào chăm chỉ được.

Tối nay vừa chui vào chiếc chăn ấm áp, tôi chợt nghe thấy lời than thở của chị bút mực: “Tôi chẳng biết anh thước, bác tẩy, chị bút chì có thấy khổ không chứ tôi thì bị hành hạ ghê quá. Sinh ra tôi là một cây bút đẹp đẽ, mới mẻ, bọc cẩn thận trong hộp nhựa, mà giờ mặt mũi tôi lúc nào cũng nhem nhuốc, bẩn thỉu. Những mảng da của tôi loang lổ, bong tróc dần. Thỉnh thoảng tôi lại bị ngã xuống nền nhà đau điếng”.

Anh thước kẻ nghe vậy cũng cảm thông:

- Tôi cũng nào có sung sướng hơn chị. Chị nhìn những vạch số của tôi còn thấy rõ nữa không? Cô chủ còn lấy dao vạch vạch những hình quái dị vào người tôi. Tôi còn thường xuyên bị đem ra làm vũ khí để chiến đấu nên người tôi sứt mẻ cả rồi.

Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen vào: “Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng tôi giúp cô chủ học bài mà còn bị cô chủ vẽ bậy, dập ghim vào đầy người. Đau lắm!”

Những tiếng than vãn, tiếng thút thít, sụt sùi vang lên. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập yêu quý của tôi. Tôi đã làm xấu, làm hỏng các bạn nhiều quá!

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.

1.      Chị bút mực than vãn về điều gì? (0,5 điểm)

A.  Về việc chị bị cô chủ hành hạ.                B.Về việc chị bị những đồ dùng khác bắt nạt.

C. Về việc chị bị cô chủ bỏ đi.                      D.Về việc chị bị cô chủ bỏ quên.

2.      Có những ai chung cảnh ngộ với chị bút mực? (0,5 điểm)

A.  Anh cục tẩy, chị bút chì.             B. Anh hộp bút, mấy cô cậu vở ô li.

C. Anh bút chì, anh thước kẻ.                       D. Anh thước kẻ, mấy cô cậu sách giáo khoa.

3.      Vì sao chúng lại than vãn, thút thít, sụt sùi? (0,5 điểm)

A.  Vì chúng phải làm việc cật lực, không có thời gian nghỉ ngơi.

B.  Vì chúng giúp cô chủ học bài mà không được cô chủ yêu thương.

C.  Vì chúng giúp cô chủ học bài mà cô chủ mãi không tiến bộ.

D.  Vì chúng sắp bị cô chủ thay thế bằng những đồ dùng mới.

4.      Cô chủ đã nhận ra điều gì qua cuộc nói chuyện của các đồ dùng học tập? (0,5 điểm)

A.  Cô đã làm mất nhiều đồ dùng học tập yêu quý.

B.  Cô đã không dành thời gian tâm sự với các đồ dùng để hiểu hơn.

C.  Cô đã làm xấu, làm hỏng các bạn đồ dùng học tập yêu quý.

D.  Cô đã không để chúng gọn gàng, ngăn nắp mỗi khi học bài xong.

5.      Em thấy mình có những hành động “vô tâm” với đồ dùng học tập như cô chủ trên không? (1,0 điểm)

.............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

6.      Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân? (1,0 điểm)

.............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

7.      Dấu gạch ngang trong trường hợp nào dưới đây dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại? (0,5 điểm)

A.Các đồ dùng học tập - bút, thước, sách vở là người bạn thân thiết của chúng ta.

A.     Chúng ta phải yêu quý đồ dùng học tập bằng những hành động cụ thể:

-  Sử dụng cẩn thận, giữ gìn sạch sẽ.

-  Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.

B.     Anh thước kẻ nghe vậy cũng cảm thông:

- Tôi cũng nào có sung sướng hơn chị.

8.      Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (1,0 điểm)

a)     Chúng ta cần sớm phát hiện và bồi dưỡng những … (tài năng, tài hoa) cho đất nước.

b)     Người nghệ sĩ ấy đang dùng bàn tay …. (tài hoa, tài trí) của mình để tạo hình cho tác phẩm.

9.      Dùng dấu // tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu kể dưới đây: (0,5 điểm)

Mỗi dịp đầu năm học mới, mẹ mua cho em nhiều sách vở và đồ dùng học tập.

10.  Em hãy đặt câu khiến cho các tình huống sau: (1,0 điểm)

a)    Em nhờ bạn lấy hộ quyển sách.

..............................................................................................................................................................................

b)    Em muốn mẹ mua cho một chiếc cặp sách mới

.............................................................................................................................................................................

Bài 3 :                                                 Con lừa già và người nông dân

Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại xảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.

Họ xúc đất đổ vào giếng. Ngay từ đầu, con lừa như hiểu được chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và ông vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.                        (Sưu tầm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.

1.   Chuyện gì đã xảy ra với chú lừa nhỏ ? (0,5 điểm)

a. Nhảy xuống một cái giếng uống nước.                     b. Bị ngã xuống một cái giếng cạn nước khá sâu.

c. Bị đẩy xuống một cái giếng cạn nước khá sâu.         d. Bị rơi xuống một cái giếng sâu đầy nước.

2.   Vì sao người đàn ông quyết định chôn sống chú lừa? (0,5 điểm)

a. Vì ông thấy phải mất nhiều công sức mới kéo chú lừa lên được.

b.Vì ông cần về nhà gấp không có thời gian để kéo chú lừa lên.

c. Vì ông muốn giúp chú lừa được giải thoát nhanh chóng khỏi nỗi tuyệt vọng.

d.Vì ông ta không muốn người khác nghe thấy chú lừa kêu rống.

3.   Lúc đầu chú lừa đã làm gì khi bị ông chủ đổ đất cát xuống? (0,5 điểm)

a.Đứng yên không nhúc nhíchb.Dùng hết sức leo lên c.Cố sức rũ đất cát xuống  d.Kêu gào thảm thiết

4.   Nhờ đâu chú lừa nhỏ thoát ra khỏi cái giếng? (0,5 điểm)

a. Ông chủ lấy xẻng giúp chú thoát ra. b. Chú biết rũ sạch đất cát trên người để không bị chôn vùi.

c. Chú giẫm lên chỗ đất cát có sẵn trong giếng để thoát ra.

d. Chú liên tục đứng ngày càng cao hơn trên chỗ cát ông chủ đổ xuống để thoát ra.

5.   Đặt mình vào vai ông chủ, nói lên sự ngạc nhiên, thán phục của mình khi thấy chú lừa nhỏ thoát ra khỏi cái giếng. (1,0 điểm)

.............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

6.   Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện? (1,0 điểm)

.............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

7.   Đặt câu khiến phù hợp với tình huống sau: (1,0 điểm)

Người chủ trang trại nhờ người hàng xóm sang giúp mình lấp cái giếng.

.............................................................................................................................................................................

8.   Dùng // tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu sau: (0,5 điểm)

Chú lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.

9.   Dấu gạch ngang trong câu văn dưới đây có tác dụng gì? (0,5 điểm)

Chú lừa đã tự mình thoát khỏi cái giếng – nơi mà chú tưởng như không thể ra được.

a. Đánh dấu phần chú thích.        b.Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. d.Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

10.      Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (1,0 điểm)

Người nông dân trong câu chuyện nhanh chóng buông xuôi và bỏ cuộc trước khó khăn. Con lừa khôn ngoan, … (anh dũng, dũng cảm, quả cảm) đã dùng chính những xẻng đất muốn vùi lấp nó để tự giúp mình ra khỏi giếng.

Bài 4:                                                              Hoa học trò

Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt,cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.

Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo  một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?

       Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.                                                                                                                      Theo XUÂN DIỆU

Dựa vào nội dung bài đọc khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Hoa phượng có màu gì?         a. màu vàng                 b. màu đỏ        c.  màu tím

Câu 2.Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?

a. Vì hoa phượng được trồng nhiều ở các sân trường.

b. Vì hoa phượng nở báo cho học sinh biết mùa thi, mùa hè đến.

c. Vì hoa phượng gắn bó nhiều kỉ niệm về mái trường của học sinh.    d. Các ý trên đều đúng

Câu 3. Sắp xếp các từ sau cho phù hợp với màu phượng biến đổi theo thời gian

Đậm dần, càng tươi dịu, rực lên, đỏ còn non  .....................................................................................................

Câu 4. Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?         a. Nở nhiều vào mùa hè            b. Màu đỏ rực             

c. Khi hoa nở gợi cảm giác vừa buồn mà lại vừa vui                d. Các ý trên đều đúng

Câu 5. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khi tả lá phượng?

a. So sánh        b. Nhân hóa     c. Cả so sánh và nhân hóa                                d. Tất cả đều sai

Câu 6. Chủ ngữ trong câu  Hoa phượng là hoa học trò” là:a. Hoa phượng b. Là hoa học tròc. Hoa

Câu 7Câu “Lòng cậu học trò phơi phới làm sao!” thuộc kiểu câu gì?

a. Ai là gì ?                  b. Ai thế nào ?                         c. Ai làm gì ?

Câu 8. Đặt câu kể Ai là gì ? để giới thiệu về một người

..............................................................................................................................................................................

Bài 5:                                                  Câu chuyện về túi khoai tây

            Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.

                Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo.

                Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy giáo cho quẳng hết chõ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.

                Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: "Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình."                                                                 Lại Thế Luyện

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Thầy giáo mang túi khoai tây đến lớp để làm gì ?

a. Để cho cả lớp liên hoan.                               b. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha.

c. Để cho cả lớp học môn sinh học.                  d. Để hướng dẫn học sinh cách trồng cây khoai tây.

Câu 2: Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái ?

a. Đi đâu cũng mang theo.                                 b. Các củ khoai tây bị thối rữa, rỉ nước.

c. Đi đâu cũng mang theo những củ khoai tây vừa nặn vừa bị thối rữa, rỉ nước.

d. Muốn vứt nhưng thầy giáo lại không đồng ý.

Câu 3: Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác?

a. Vì sự oán giận hay thù ghét không mang lại lợi ích gì; nếu có lòng vị tha và có sự cảm thông sẽ đem lại niềm hạnh phúc cho bản thân và cũng là món quà tặng cho mọi người.

b. Vì càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng.

c. Vì lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.

d. Vì lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở !

Câu 4: Theo em, thế nào là lòng vị tha ?

a. Rộng lòng tha thứ.                b. Cảm thông và chia sẻ.

c. Rộng lòng tha thứ, không hề có sự cố chấp; biết cảm thông và chia sẻ.

d. Không hẹp hòi, ích kỉ và biết tha thứ cho người khác khi họ biết lỗi.

Câu 5: Hãy nêu suy nghĩ của em về cách giáo dục của thầy giáo thú vị ở chỗ nào?

.............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

Câu 6: Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân ?

.............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

Câu 7: Hãy đặt 1 câu văn có sử dụng dấu gạch ngang được dùng để chú thích ? ..............................................................................................................................................................................

Câu 8: Em hãy đặt 1 câu văn theo kiểu câu Ai thế nào ? ..............................................................................................................................................................................

Câu 9: Tất cả các bạn đều tham gia đêm Hội diễn văn nghệ 26-3.Hãy viết câu trên thành câu khiến ?

..............................................................................................................................................................................

Câu 10: Em hãy đặt 1 câu kể "Ai làm gì ?" có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa?

..............................................................................................................................................................................

Bài 6:                                                              CÂY XOÀI

          Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả.

                Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả . Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú Tư ra đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú . Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra . Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì.

                Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả . Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi:

                - Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ !

                Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê . Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa.

                Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời.                   Mai Duy Quý

Khoanh vào chữ cái có câu trả lời đúng :

1. Ai đã trồng cây xoài?  (0,5 điểm)    a. Ông bạn nhỏ.           b. Mẹ bạn nhỏ. c. Ba bạn nhỏ.

2. Tại sao chú hàng xóm lại không nhận xoài biếu như mọi năm?  (0,5 điểm)

a. Vì chú không thích ăn xoài.b. Vì xoài năm nay không ngon.c. Vì chú thấy con mình cũng hái xoài.

3. Ba của bạn nhỏ đã có thái độ như thế nào khi thấy cây xoài bị đốn phần cành ngả sang nhà hàng xóm? (1 điểm)...................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................

4. Đợi lúc ba bạn nhỏ đi vắng chú Tư đã làm gì?  (0,5 điểm)

a. Dựng phần cây xoài bị ngã sang vườn nhà chú lên.  b. Chặt phần cây xoài bị ngã sang vườn nhà chú.

c. Để nguyên phần cây xoài bị ngã ở vườn nhà mình.

5. Bạn nhỏ đã rút ra điều gì qua câu chuyện này?  (1 điểm)

a. Không nên cãi nhau với hàng xóm.  b. Bài học về cách sống tốt ở đời.         c. Không nên chặt cây cối.

6. Thái độ của bạn nhỏ như thế nào khi ba bảo bạn mang xoài sang biếu chú Tư? (0,5 điểm)

a. Tức giận.                  b. Vui vẻ.                     c. Không nói gì.

7. Khoanh vào từ không thuộc nhóm có lợi cho sức khỏe:

 Tập thể dục, nghỉ mát, khiêu vũ, đánh bóng bàn, nhảy dây, hút thuốc lá, bơi lội

8. Ghi lại câu kể Ai làm gì?  có trong các câu sau:  (0,5 điểm)

“Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng… “

..............................................................................................................................................................................

9. Tìm một số từ thể hiện nét đẹp trong tâm hồn tính cách của người cha trong câu chuyện trên. (1 điểm)

..............................................................................................................................................................................

10 . Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau:  (1 điểm)“Tiếng lá rơi xào xạc.”

..............................................................................................................................................................................

Bài 7 :                                                             Vùng đất duyên hải

      Ninh Thuận - vùng đất duyên hải quanh năm nắng gió - là nơi có nhiều khu vực làm muối nổi tiếng bậc nhất của cả nước như Cà Ná, Đầm Vua.

      Nhờ thời tiết khô ráo, lượng mưa thấp, đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, người dân Ninh Thuận đã phát triển mô hình trồng nho thành công. Vườn nho Ba Mọi có diện tích khoảng 15.000m2 là điểm du lịch sinh thái luôn mở rộng cửa chào đón du khách. Ninh Thuận có những đồi cát mênh mông trông giống sa mạc. Một bên là núi, một bên là biển, con đường nối dài bởi rừng nho, ruộng muối đã tạo nên tuyến đường ven biển lãng mạn nhất Việt Nam.

      Đến Ninh Thuận, chỉ cần dậy thật sớm ra biển Ninh Chữ đón bình minh lên, bạn sẽ được trải nghiệm sống trong không khí mua bán tươi vui của cảng cá hay tham gia kéo lưới với ngư dân làng chài.

      Trên hành trình rong ruổi khám phá Ninh Thuận, bạn sẽ được hưởng những luồng gió mát mẻ thổi về từ biển, không khí khô nhẹ dễ chịu, nắng nhiều nhưng không ra mồ hôi.

      Ngoài những vườn nho xanh mướt, tháp Chàm cổ kính hay với biển xanh cát trắng, Ninh Thuận còn có những cánh đồng cừu rộng lớn… Đồng cừu An Hòa với số lượng đàn rất lớn từ vài trăm cho đến cả ngàn con.                                    Theo Tạp chí Du lịch

Em đọc thầm bài “Vùng đất duyên hải” rồi làm các bài tập sau:

Câu 1. Ninh Thuận là vùng đất: (Đánh dấu × vào ô trước ý đúng nhất)

□ ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ nước ta.        □ duyên hải quanh năm nắng gió.

□ ở cao nguyên Đắc lắc, Tây Nguyên.  □ ngập trũng quanh năm ở đồng bằng Nam Bộ

Câu 2. Điều kiện thuận lợi để Ninh Thuận trồng nho thành công là: (Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống)

□ Thời tiết khô ráo, lượng mưa thấp.                □ Đồi cát mênh mông trông giống sa mạc.

□ Đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.

Câu 3. Đến biển Ninh Chữ lúc bình minh, du khách sẽ được trải nghiệm những gì?

.............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

Câu 4. Hãy nối từ ở cột A với từ ở cột B cho thích hợp.

Câu 5. Ngoài Ninh Thuận, em hãy viết một câu giới thiệu một cảnh đẹp khác của Việt Nam mà em biết.

.............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................

Câu 6. Câu “Ninh Thuận có những đồi cát mênh mông trông giống sa mạc.” có:

….. tính từ. Đó là từ: ………………………......

Câu 7. Trong bài đọc có một dấu gạch ngang. Dấu gạch ngang đó có tác dụng là: (Em hãy đánh dấu × vào ô trước ý đúng nhất)

□ Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.  

□ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

□ Đánh dấu phần chú thích trong câu văn.       □ Đánh dấu các ý được liệt kê trong đoạn văn.

Câu 8. Trong đoạn 4: “Trên hành trình rong ruổi………không ra mồ hôi”.Em hãy tìm và ghi lại:

- Từ láy là động từ: …………………………

- Từ láy là tính từ: …………………………..

Câu 9. Hãy nối từ ở cột A với từ ở cột B cho thích hợp.

Câu 10. Em hãy đặt một câu kể Ai thế nào? để chỉ đặc điểm bên ngoài hoặc tính tình một bạn trong lớp mà em yêu mến.

..............................................................................................................................................................................

Bài 8 :                                                             Sầu riêng

Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chin quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.

      Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta.

      Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.                                  &nb...

2
8 tháng 4 2022

bé ơi tách ra đi nèo @_@

8 tháng 4 2022

tách

24 tháng 8 2023

Ai trả lời mình tick cho nhé

24 tháng 8 2023

1.ở trường em có rất nhiều loại cây nhưng em thích nhất là cây bàng 

2.Hôm nay em được đi về quê thăm ông về đến nơi ông bảo em ra đây ông chỉ cho cây hoa hồng này đẹp lắm 

3.Mỗi mùa thi chúng ta lại không thể không nhớ đến cây hoa phượng

4.Trong những loại cây ăn quả em thích nhất là quả ổi

2 tháng 10 2023

HS tự hoàn thiện bài tập.

5 tháng 3 2022

Tham khảo:

Nhắc đến loài hoa của học trò người ta không thể nào không nhắc đến hoa phượng. Hoa phượng với một màu đỏ nhờ sự tinh khiết của nắng, của gió và của thiên nhiên đã giúp cánh hoa thêm đẹp, thêm thắm. Cây phượng cứ sừng sững là thế, đem lại cho chúng ta biết bao nhiêu khoảnh khắc thật đẹp, thật khó phai biết bao nhiêu.

Ngắm nhìn những đài hoa phượng vào mùa hè thật đẹp, đài hoa như ôm lấy các cánh hoa để có thể che chở cho đứa con thân yêu của mình. Ở bên trong lớp đài hoa chính là cánh hoa đỏ mỏng manh, mỏng manh là thế nhưng chính nó cũng đã tạo ra được một vẻ đẹp tươi xinh cho những bông hoa phượng. Em còn cảm nhận thấy được rằng trong lòng hoa chía là bao nhiêu nhuỵ đỏ, chứa mật và phấn nữa. Hoa phượng không có mùi và phải ngửi thật lâu, thật lâu mới có thể cảm nhận được mùi hương nhẹ nhàng đó. Mùa hè được tô sắc đỏ bởi những bông hoa phượng và có cả những bản nhạc của ve sầu nữa. Tất cả khiến cho mùa hè thật sống động, thật vui tươi biết bao nhiêu.

Cứ độ vào khoảng giữa tháng năm, tiếng ve sầu kêu râm ran, tiếng ve sầu như cứ kêu mải miết ở trên những tán lá phượng vĩ. Tất cả như đang mong chờ một mùa hè đến. Cây phượng nhìn xa trông chẳng khác gì một chiếc ô xanh khổng lồ cả. Những tán lá cây phượng giống như lá me vậy. Lá nhỏ như xếp lại với nhau tạo ra bóng râm mát cho chúng em mỗi giờ ra chơi. Khi đứng dưới gốc cây phượng và ngứa nhìn lên bầu trời em mới cảm nhận được mùa hè dễ chịu và đẹp biết bao nhiêu. Thân cây phượng nơi sân trường em cũng đã già lắm rồi, không thể nào có thể nhìn thấy những gợn mây trong xanh mà chỉ nhìn thấy tán lá phượng. Rễ phượng nhô lên khỏi mặt đất nhìn hệt như những con rắn khổng lồ vậy.

Em rất yêu cây phượng, cây phượng là một loại cây của học trò chúng em, nhìn hoa phượng em biết được mùa hè đã đến. Và nhìn hoa phượng cũng mang cho em nhiều cảm xúc về một kỳ nghỉ hè cuối cấp thật buồn. Em sẽ không quên được hình ảnh cây phượng này.

5 tháng 3 2022

Tham khảo

 

Nhắc đến loài hoa của học trò người ta không thể nào không nhắc đến hoa phượng. Hoa phượng với một màu đỏ nhờ sự tinh khiết của nắng, của gió và của thiên nhiên đã giúp cánh hoa thêm đẹp, thêm thắm. Cây phượng cứ sừng sững là thế, đem lại cho chúng ta biết bao nhiêu khoảnh khắc thật đẹp, thật khó phai biết bao nhiêu.

Ngắm nhìn những đài hoa phượng vào mùa hè thật đẹp, đài hoa như ôm lấy các cánh hoa để có thể che chở cho đứa con thân yêu của mình. Ở bên trong lớp đài hoa chính là cánh hoa đỏ mỏng manh, mỏng manh là thế nhưng chính nó cũng đã tạo ra được một vẻ đẹp tươi xinh cho những bông hoa phượng. Em còn cảm nhận thấy được rằng trong lòng hoa chía là bao nhiêu nhuỵ đỏ, chứa mật và phấn nữa. Hoa phượng không có mùi và phải ngửi thật lâu, thật lâu mới có thể cảm nhận được mùi hương nhẹ nhàng đó. Mùa hè được tô sắc đỏ bởi những bông hoa phượng và có cả những bản nhạc của ve sầu nữa. Tất cả khiến cho mùa hè thật sống động, thật vui tươi biết bao nhiêu.

 

Cứ độ vào khoảng giữa tháng năm, tiếng ve sầu kêu râm ran, tiếng ve sầu như cứ kêu mải miết ở trên những tán lá phượng vĩ. Tất cả như đang mong chờ một mùa hè đến. Cây phượng nhìn xa trông chẳng khác gì một chiếc ô xanh khổng lồ cả. Những tán lá cây phượng giống như lá me vậy. Lá nhỏ như xếp lại với nhau tạo ra bóng râm mát cho chúng em mỗi giờ ra chơi. Khi đứng dưới gốc cây phượng và ngứa nhìn lên bầu trời em mới cảm nhận được mùa hè dễ chịu và đẹp biết bao nhiêu. Thân cây phượng nơi sân trường em cũng đã già lắm rồi, không thể nào có thể nhìn thấy những gợn mây trong xanh mà chỉ nhìn thấy tán lá phượng. Rễ phượng nhô lên khỏi mặt đất nhìn hệt như những con rắn khổng lồ vậy.

Em rất yêu cây phượng, cây phượng là một loại cây của học trò chúng em, nhìn hoa phượng em biết được mùa hè đã đến. Và nhìn hoa phượng cũng mang cho em nhiều cảm xúc về một kỳ nghỉ hè cuối cấp thật buồn. Em sẽ không quên được hình ảnh cây phượng này.

1 tháng 3 2023

đây;

Đất nước Việt Nam với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Thời tiết đa dạng nên các loại quả trên dải đất hình chữ S cũng rất phong phú. Mùa nào thức ấy, mỗi vùng miền lại có một loại quả đặc trưng. Trong đó cây xoài là loại cây quen thuộc hơn cả với mọi người.

Trong vườn nhà em trồng rất nhiều cây song em lại đặc biệt ấn tượng với cây xoài ở góc vườn. Theo như lời ông nội kể lại thì ngày ông về hưu, ông đánh cây xoài từ trại giống về vườn. Tính đến nay cũng hơn 20 năm. Đây là giống xoài tượng của miền Nam nên quả rất to mà ăn vào có hương vị rất thơm.

Mùa hè, nhìn từ xa cây xoài như ngọn lửa xanh khổng lồ giữa bầu trời nắng gắt. Cây cao khoảng 10 mét, tỏa bóng râm mát cả một góc vườn. Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất để hút các dưỡng chất. Còn vài chiếc rễ lâu năm, to như những con trăn, chồi lên hẳn mặt đất. Đó là chỗ ngồi lí tưởng cho những đứa nhỏ hóng mát và trò chuyện. Thân cây khoác lên mình tấm áo xanh thẫm xù xì nhưng bên trong là cả một dòng nhựa sống để nuôi cây. Cành cây đâm ra tứ phía để đón lấy ánh nắng mặt trời. Lá cây xanh thẫm, thon dài, mọc thành từng chùm. Mùa hè cũng là mùa ra lá của cây, ở đâu những cành cây mọc ra bao nhiêu lá non. Những chiếc lá xanh non mơn mởn, còn mềm mại và yếu ớt giữa cái thời tiết khắc nghiệt nên đôi lúc rũ xuống. Đến tối, khi không khí mát mẻ hơn thì cây lại xanh tươi trở lại.

Đầu mua hè, cây bắt đầu cho ra những chùm hoa. Hoa xoài không to như những cây khác mà chỉ nhỏ li ti như hoa nhãn. Từng bông hoa vàng óng lên trong nắng. Mỗi cơn gió nhẹ thoảng qua là vài cánh hoa lại trao nghiêng rồi lìa cành. Chỉ mới mấy ngày mà từ những bông hoa ấy đã mọc thành những chùm quả tí hon. Ban đầu quả chỉ to bằng đầu ngón tay cái, như những đứa bé tí hon leo trèo khắp nơi. Khoảng một tháng sau, quả to lên đáng kể. Mỗi quả phải to bằng hai bàn tay người lớn úo lại, màu xanh thẫm đầy hấp dẫn. Xoài bắt đầu ngả màu từ xanh đến vàng báo hiệu ngày ngắt xuống.

Cả nhà em cùng thưởng thức những quả xoài chín, hương vị rất thơm, ăn vào lại rất giòn. Ai ai cũng thích được thưởng thức loại quả thơm ngon này.

xin thề là KHÔNG CHÉP MẠNG

 

30 tháng 9 2023

1.

Bài tham khảo:

Hè về, nắng trong vắt như mật ong, gió thoảng từng cơn oi nồng. Bọn học trò chúng em bận bịu với những bài ôn thi, những dòng lưu bút viết vội. Một hương vị mùa hè lan tỏa khắp trường. Mọi người vội nhìn ra sân: hoa phượng nở đỏ sân trường rồi. Nhìn cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em, chúng em biết mùa hè đã thật sự đến.

Cây phượng cao lắm, cao hơn cả tầng ba của tòa nhà em học. Thân cây to lớn đến phải hai bạn học sinh ôm vẫn chưa xuể. Lớp vỏ trên thân cây sần sùi, hằn từng khe, rãnh như là mặt ruộng vào mùa hạn. Bộ rễ của cây thì chắc hẳn rất to và dài. Vì chỉ với một phần nhô trên mặt đất đã to hơn cả bắp tay rồi.

Cành chính của cây phượng thì chỉ gồm bốn cành. Nhưng từ đó, tỏa ra nhiều cành phụ lắm. Chúng đan vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho chúng em vui chơi. Khi mùa hè đến, cây phượng nở hoa đỏ rực. Những cánh hoa mỏng manh như cánh gián, đỏ tươi hơn cả mặt trời trở thành tín hiệu báo cho chúng em sắp kết thúc năm học.

Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này.
2. 

Em tiến hành đọc soát và chỉnh sửa. 
3. 

Em tiến hành trao đổi với người thân về bài văn tả cây em đã viết và xin ý kiến góp ý. 

28 tháng 10 2023

Trước sân nhà em có một cây lộc vừng đã rất nhiều tuổi rồi. Cây cao lớn và có tán đẹp lắm, nên ai đi qua nhà em cũng phải xuýt xoa.

Cây lộc vừng cao đến hơn 4m, tỏa bóng rợp cả vùng sân trước nhà. Thân cây to và vạm vỡ, cả hai bạn nhỏ cũng chưa ôm xuể. Bộ rễ của cây thì phải rậm rạp lắm. Bởi chỉ một vài đoạn nhỏ của rễ bò trên mặt đất cũng to như cái cổ tay của em rồi. Lớp vỏ trên thân cây lộc vừng thô ráp và sần sùi nhưng không khô đến xuất hiện nhiều khe rãnh như cây bàng. Lúc nào, thân cây cũng có một màu nâu sẫm và tươi tốt. Từ cách mặt đất chừng một, mét, cây đã bắt đầu chẻ cành. Cành lộc vừng khá dài và cứng cáp. Điểm đặc biệt là tán của cây trông rất to và rậm, nhưng số lượng cành con của nó lại rất ít. Cảm giác tán cây lộc vừng dày đến như thế, là dựa vào những chiếc lá to và dài mọc san sát nhau, và các chùm hoa khổng lồ, dài đến cả 30, 40cm dày đặc.

Hoa lộc vừng nở từ tháng 6 cho đến hết tháng 10. Hoa nở từng đợt, hết chùm này đến chùm khác. Và nếu cây càng lâu đời, thời tiết càng thuận lợi, thì các đợt hoa thậm chí có thể nở từ tháng 5 và kéo đến sát dịp cuối năm. Hoa lộc vừng mọc thành từng chùm dài. Trên một cuống hoa có các bông hoa nhỏ màu đỏ mọc chi chít. Khi nở, các cánh hoa nhỏ và dài xòe ra như một quả cầu lông vậy. Một bông hoa nở có phi phải gần hai tuần mới tàn và rụng xuống. Bởi vì số lượng quá nhiều và liên tục có hoa mới nở, nên cảm tưởng như cây lọc vừng nở hoa mãi không tàn. Lúc nào nhìn lên cây cũng thấy một rừng đỏ lửa. Và kèm theo đó, chính là một chiếc sân luôn thơm nồng nàn mùi hoa lộc vừng được trải một thảm dày hoa đỏ mềm mại.

Cây lộc vừng là niềm tự hào của cả gia đình em với bạn bè. Chiều chiều, em sẽ ra quét lá và hoa rụng dưới sân cho sạch sẽ, rồi lại tưới nước cho cây. Mong rằng, cây sẽ luôn phát triển khỏe mạnh, để lại đem đến thêm nhiều mùa hoa tuyệt vời nữa cho gia đình em.

20 tháng 12 2023

a.
 

Vườn trường em trồng nhiều loài hoa quý, hoa đẹp nhưng em thích nhất là mấy khóm hồng.

Mấy khóm hồng này được lấy giống từ hoa hồng Đà Lạt. Công viên cây xanh thành phố đã bán lại cho trường năm chậu hoa hồng. Thầy Tú đã chuyển hoa hồng từ chậu hoa vào vườn hoa.

Năm khóm hồng Đà Lạt được “nhập cư” vào vườn trường em. Hoa nở bốn mùa, nhưng nở nhiều nhất vào các tháng xuân – hè. Hoa hồng bạch, hoa hồng vàng, hoa hồng nhung, hoa hồng tím, hoa hồng đỏ, cây nào cũng đẹp, đẹp kiêu sa, toả hương thơm ngào ngạt. Mỗi bông hoa nở xoè to bằng cái bát sứ Tàu cổ. Nụ hoa to bằng hai ngón tay thiếu nữ chụm vào. Lá hồng có nhiều khía như đuôi con chim trĩ. Gốc và cành hồng có nhiều gai nhọn hoắt màu tim tím. Ngắm hồng vào sáng sớm mới đẹp. Cánh hoa lấp lánh đẫm sương mai. Mấy chục bông hồng tươi thắm, khoe sắc rực rỡ. Chuồn chuồn, bươm bướm, ong vàng cứ quấn lấy các bông hồng, không chịu rời xa.

b.

Tả cây phượng

Có một loài hoa còn được gọi là hoa của tuổi học trò, đó chính là hoa phượng. Không biết từ bao giờ mà hoa phượng có mặt ở mọi mái trường, che nắng cho bao thế hệ học sinh và cũng chứng kiến biết bao cuộc chia tay đầy lưu luyến của những cô cậu học trò.

Hoa phượng một loài hoa với cái tên thật đẹp, cả năm chỉ nở một lần và lại nở vào đúng mùa hè vừa nhiều nắng, lại nhiều mưa. Cây phượng mùa xuân xanh tốt lộc non mơn mởn, đến mùa hè dùng hết sức lực của mình để trổ những đoá hoa tươi thắm. Mùa thu đến nó phải rụng bớt lá để nuôi thân và rồi mùa đông nó dành thời gian dưỡng sức cho một mùa trổ hoa tiếp theo.

Những bông hoa phượng đầu tiên thường xuất hiện sau cơn mưa đầu mùa hạ (khoảng cuối tháng tư, đầu tháng năm). Đó cùng là thời điểm học sinh đang thi hết kì hai, chuẩn bị nghỉ hè. Hoa phượng nở từng chùm đỏ rực rỡ như một lời chúc mừng cho các bạn học sinh thi tốt, làm bài tốt. Thế rồi hoa phượng nở thật lâu tàn, mãi cho đến khi chúng em dự lễ bế giảng năm học, hoa phượng vẫn tươi thắm như ngày đầu, những cánh hoa bắt đầu rụng nhiều hơn. Điều đó giống như một lời chia tay đầy lưu luyến của hoa phượng dành cho những người học sinh. Mặc cho mùa hè có những cơn mưa dông gió giật, thậm chí là những cơn bão đầu mùa. Hoa phượng vẫn sừng sững, vẫn tươi và rực rỡ, không có gì có thể làm nhoè đi sắc thắm của những bông hoa phượng.

Đối với em, cây phượng rất có ích, cho bóng mát, cho hoa đẹp. Hoa phượng lại là thứ để lại trong lòng học sinh chúng em biết bao kỷ niệm tươi đẹp dưới tán cây, dưới mái trường thân yêu.