Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án là C
Nồng độ khí nitơ không ảnh hưởng trực tiếp tới hô hấp
Đáp án C
Nồng độ khí nitơ không ảnh hưởng trực tiếp tới hô hấp
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với quá trình hô hấp ở thực vật:
- Trong khoảng giới hạn nhiệt độ từ \(0-35^oC,\) cường độ hô hấp tăng khoảng \(2-2,5\) lần khi nhiệt độ tăng \(10^oC\) Trong đó, nhiệt độ tối ưu cho quá trình hô hấp ở thực vật trong khoảng \(30-40^oC\)
- Khi nhiệt độ quá cao (trên \(40^oC\)), tốc độ hô hấp giảm vì nhiệt độ cao làm biến tính và giảm hoạt tính của enzyme hô hấp.
- Khi nhiệt độ quá thấp \(\left(0-10^oC\right)\) cường độ hô hấp của thực vật khá thấp.
Tham khảo!
• Sơ đồ hóa các ứng dụng thực tiễn của quá trình hô hấp ở thực vật:
• Điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp có thể kéo dài thời gian bảo quản nông sản vì: Hô hấp phân giải chất hữu cơ của tế bào, làm giảm chất lượng, số lượng của nông sản. Tuy nhiên, nếu ngừng hô hấp thì các tế bào chết dẫn đến nông sản bị hỏng. Do đó, để bảo quản nông sản, cần khống chế cường độ hô hấp tế bào ở mức tối thiểu. Như vậy, có thể điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp (nước, nhiệt độ, CO2, O2) để khống chế cường độ hô hấp ở mức tối thiếu, giúp kéo dài thời gian bảo quản nông sản.
• Điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp có thể góp phần nâng cao năng suất cây trồng vì: Hô hấp tạo ra năng lượng để duy trì nhiệt độ cho cơ thể và sử dụng cho các hoạt động sống của cây, đồng thời, tạo ra các sản phẩm trung gian cung cấp nguyên liệu cho quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ khác trong cơ thể. Do đó, có thể điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tạo điều kiện cho quá trình hô hấp hiếu khí của cây diễn ra thuận lợi, qua đó, thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển, nâng cao năng suất cây trồng.
Nhiệt độ tối ưu (300C → 350C): Là nhiệt độ mà cường độ hô hấp đạt giá trị cao nhất. Nhiệt độ tối đa (400C → 450C), ở nhiệt độ quá cao thì protein bị biến tính, cấu trúc của nguyên sinh chất bị phá hủy, cây chết.
Tham khảo!
Yếu tố | Ảnh hưởng | Giải thích |
Nước | Trong giới hạn nhất định, cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước. | Nước là dung môi, là môi trường cho các phản ứng hóa học xảy ra, đồng thời, nước cũng hoạt hóa các enzyme hô hấp và cần thiết cho quá trình thủy phân tạo nguyên liệu trực tiếp cho quá trình hô hấp. Do đó, nước trong mô, cơ quan, cơ thể thực vật liên quan trực tiếp đến cường độ hô hấp. |
Nhiệt độ | Trong giới hạn nhất định, khi nhiệt độ tăng, cường độ hô hấp cũng tăng. | Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động của các enzyme hô hấp, từ đó, ảnh hưởng đến cường độ hô hấp: Nhiệt độ thấp kìm hãm hoạt tính của các enzyme hô hấp dẫn đến cường độ hô hấp giảm. Nhiệt độ quá cao làm biến tính enzyme dẫn đến hô hấp bị ngưng trệ. |
Hàm lượng $O_2$ | Nếu hàm lượng $O_2$ đủ, quá trình hô hấp diễn ra thuận lợi. Nếu hàm lượng $O_2$ thấp dưới \(10\%\) hô hấp sẽ bị ảnh hưởng; còn dưới \(5\%\) thì cây chuyển sang con đường lên men. | Khí $O_2$ là nguyên liệu của hô hấp nên hàm lượng $O_2$ ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ hô hấp. Khi thiếu $O_2,$ các tế bào thực vật sẽ chuyển hóa glucose theo con đường lên men để tạo ra $1$ lượng nhỏ năng lượng cho tế bào thực vật sử dụng. Tuy nhiên, con đường này lại tạo ra lactic acid và ethanol, sự tích lũy lactic acid và ethanol ở nồng độ cao sẽ gây chết các tế bào và cơ thể; đồng thời, nếu tình trạng kéo dài, cây cũng không đủ năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống. |
Hàm lượng $CO_2$ | Hàm lượng $CO_2$ trong không khí cao sẽ ức chế hô hấp hiếu khí, cây chuyển sang con đường lên men. | Hàm lượng $CO_2$ cao sẽ ảnh hưởng đến sự trao đổi khí dẫn đến ức chế và làm giảm cường độ hô hấp. |
- Vì nồng độ \(CO_2\) cao sẽ ảnh hưởng đến sự trao đổi khí dẫn đến ức chế và làm giảm cường độ hô hấp.