Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị:
+ Ông khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị, từ hoạt động cách mạng, tình cảm chính trị của bản thân
+ Là tiếng nói của con người trung thành với lý tưởng cách mạng, đó là nguồn cảm hứng sáng tác của tác giả
+ Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản bắt nguồn từ sự giác ngộ ánh sáng cách mạng
Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị bởi:
- Hồn thơ của ông hướng tới cái ta chung, niềm vui lớn của con người, của cách mạng, dân tộc
- Thơ đậm tính sử thi, coi sự kiện chính trị đất nước là chủ yếu
- Cảm hứng chủ đạo trong thơ ông là cảm hứng dân tộc, lịch sử:
+ Tập trung khắc họa bối cảnh rộng lớn, biến cố mạnh mẽ, tác động tới vận mệnh dân tộc
+ Con người trong thơ Tố Hữu là con người sự nghiệp chung với cố gắng phi thường
+ Nhân vật mạng tính tiêu biểu của dân tộc, cộng đồng
- Giong thơ chân thành, tha thiết
- Khuynh hướng sử thi và lãng mạn trong thơ Tố Hữu
+ Tập trung khắc họa bối cảnh rộng lớn, biến cố quan trọng tác động đến vận mệnh dân tộc
+ Hình tượng trung tâm, sự nghiệp chung, vẻ đẹp dân tộc, cộng đồng
- Cảm hứng lãng mạn:
+ Khẳng định lí tưởng, niềm tin vào tương lai, cách mạng
+ Thơ Tố Hữu chú trọng tác động tình cảm qua nhạc điệu, tâm tình
Tố Hữu trước hết làm thơ phục vụ cho cách mạng, cho lý tưởng của Đảng:
+ Tố Hữu luôn lấy cảm hứng sáng tác từ lý tưởng chiến đấu, vì vậy từ nội dung tới đề tài ông đều hướng tới lý tưởng cách mạng.
+ Tố Hữu xác định nội dung, đề tài, cảm hứng nghệ thuật xuất phát từ những vấn đề liên quan tới đời sống cách mạng, lý tưởng chính trị
+ Thơ Tố Hữu còn là sự kế thừa dòng thơ cách mạng của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu…
+ Tác giả tìm tới, gắn liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn.
+ Giọng thơ tác giả thiết tha, ngọt ngào, giọng của tình thương mến trữ tình của người dân Huế
Bố cục bài thơ:
- 2 khổ đầu: Là sự trăn trở, giục giã lên đường
- 9 khổ giữa: Kỉ niệm về Tây Bắc trong những ngày kháng chiến gian khổ . Khát vọng về với nhân dân, nơi khắc ghi nhiều kỉ niệm nghĩa tình trong kháng chiến.
- 4 khổ cuối: Khúc hát lên đường say mê, tin tưởng. Hướng về Tây Bắc trong công cuộc xây dựng đất nước
Bố cục 3 phần đã thể hiện sự vận động tâm trạng chủ thể trữ tình: phần đầu có sự day dứt, trăn trở. Đoạn giữa là dòng hoài niệm với cảm xúc thiết tha, biết ơn. Đoạn cuối sôi nổi, háo hức.
Bố cục bài thơ: 3 đoạn :
– Đoạn 1 (hai khổ thơ đầu): Lời giục giã, kêu gọi lên đường.
– Đoạn 2 (chín khổ tiếp theo): Niềm hạnh phúc, gợi lại những kỉ niệm trong những năm tháng kháng chiến cùng với nhân dân
– Đoạn ba (còn lại): Khúc hát lên đường sôi nổi, tin tưởng, say mê.
* Bố cục bài thơ biến đổi theo diễn biến tâm trạng nhà thơ từ giục giã đến dồn dập lôi cuốn khi tìm đến ngọn nguồn cách mạng.
- Phẩm chất của sông Hương được tác giả tô đậm: thơ mộng, hoang dã nhung duyên dáng, đa tình, lịch lãm và cổ kính.
- Cách nhìn độc đáo của tác giả: từ góc độ văn hóa truyền thống, giàu chất thơ.