K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Vì cuối thế kỉ XIV thì các quan lại thời Trần đã không còn trung thành với nhà Trần nhứ trước nữa.Vua,quan lại ăn chơi bỏ bê việc triều chính.

Chắc thế mình cũng chẳng rõ.hiha

@Dinh Quoc Huy rảnh ko chat đi

-  Cuối thế kỷ XIV nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo đê điều, thủy lợi,...nên mất mùa, đói kém nhiều năm.

- Nông dân phải bán ruộng đất, vợ, con cho quý tộc, rồi họ trở thành nô tì, bị bóc lột nặng nề.

=> Ruộng đất công ngày càng thu hẹp, ruộng đất tư (trong tay vương hầu, quý tộc, địa chủ,...) ngày càng nhiều.

-  Đời sống nhân dân ngày càng khổ cực, nhưng hàng năm vẫn phải nộp thuế cho triều đình.

-  Mặc dù đời sống nhân dân vô cùng khốn khó như vậy nhưng vua, quan, quý tộc nhà Trần vẫn ăn chơi sa đọa, kỉ cương phép nước rối loạn, triều đình bị lũng đoạn.

-  Bên ngoài Champa xâm lược, nhà Minh yêu sách, và nhà Trần thì tỏ ra bất lực trong việc đối phó với kẻ thù.

- Đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn với giai cấp thống trị ngày càng sâu sắc

22 tháng 12 2020

Cảm ơn :))

 

7 tháng 12 2021

Tình hình kinh tế nước ta ở nửa cuối thế kỉ XIV: - Ruộng đất nằm trong tay bọn vương hầu quý tộc, nhà chùa, địa chủ, ruộng đất công làng xã bị xâm lấn, khẩu phần ruộng đất của nông dân bị thu hẹp. - Công tác thủy lợi: không được chăm lo tu sửa nên nhiều năm bị mất mùa, đói kém. - Chính sách thuế khóa: dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan tiền thuế đinh. - Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ vì bị mất mùa, đói kém, bị bóc lột, đặc biệt là nông dân phải bán ruộng đấtm vợ con... cho quý tộc, địa chủ giàu có và biến thành nô tì. => Nguyên nhân: do nhà nước không quan tâm đến đời sống nhân dân, chỉ biết hưởng thụ, ăn chơi, xa đọa.

28 tháng 12 2021

Củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.

21 tháng 11 2018

Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu. Chính quyền không còn chăm lo đến đời sống của nhân dân như trước, hầu hết quan lại lao vào ăn chơi sa doạ.
Lụt lội, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra. Nhiều dân nghèo phải bán vợ, con làm nô tì cho các nhà giàu, một số khác bỏ vào chùa kiếm sống. Dân chúng rất cực khổ.
Ờ Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình,... dân nghèo nổi dậy đấu tranh. Trong tình hình đó, một số thế lực phong kiến ở các địa phương lại đánh giết lẫn nhau, quậy phá nhân dân và chống lại triều đình. Nhà Lý phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn nên đã tạo điều kiện và thời cơ cho họ Trần buộc Chiêu Hoàng (vua cuối cùng của nhà Lý) phải nhường ngôi cho Trần cảnh vào tháng 12, năm Ất Dậu (đầu năm 1226).

21 tháng 11 2018

-Từ cuối thế kỉ XII,nhà Lý ngày càng suy yếu, chính quyền không chăm lo đời sống nhân dân,quan lại ăn chơi sa đọa

-Kinh tế khủng hoảng,mất mùa liên tiếp xảy ra,dân chúng li tán

-Một số thế lực phong kiến ở các địa phương nổi dậy,nhà Lý buộc phảo dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lương nổi loạn.

-Tháng 12 năm Ất Dậu(đầu năm 1226) Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh.Nhà Trần được thành lập

10 tháng 11 2016

Nguyên nhân:

- Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu, chính quyền không chăm không chăm lo đến đời sống của nhân dân, quan lại ăn chơi sa đọa

- Kinh tế khủng hoảng, mất mùa, người dân li tán

- Một số thế lực phong kiến địa phương nổi dậy, nhà Lý buộc phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn

- Tháng 12 năm Ất Dậu ( năm 1226 ), Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh

10 tháng 11 2016

Nguyên nhân:

Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu.

Chính quyền không còn chăm lo đến đời sống của nhân dân như trước, hầu hết quan lại lao vào ăn chơi sa doạ.
Lụt lội, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra. Nhiều dân nghèo phải bán vợ, con làm nô tì cho các nhà giàu, một số khác bỏ vào chùa kiếm sống. Dân chúng rất cực khổ.
Ờ Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình,... dân nghèo nổi dậy đấu tranh. Trong tình hình đó, một số thế lực phong kiến ở các địa phương lại đánh giết lẫn nhau, quậy phá nhân dân và chống lại triều đình. Nhà Lý phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn nên đã tạo điều kiện và thời cơ cho họ Trần buộc Chiêu Hoàng (vua cuối cùng của nhà Lý) phải nhường ngôi cho Trần cảnh vào tháng 12, năm Ất Dậu (đầu năm 1226).

 

29 tháng 11 2016

2 nhà trần đã thực hiện nhiều chính sách sản xuất,mở rộng diện tích trồng trọt,đắp đê lập điền trang,chia ruộng cho nông dân cày cấy và nộp thuế=>phục hồi nông nghiệp

ngoài ra phát triển thủ công nghiệp,thương nghiệp

 

29 tháng 11 2016

3, dau nam 1285,vua mở Hội nghị Diên Hồng để mời các bậc phụ lão uy tín,lấy lòng,đoàn kết dân đánh giặc thực hiện kế hoạch

11 tháng 12 2019

Cuối TK XIV, kinh tế nhà Trần suy giảm:

- Nhà nước không quan tâm sản xuất nông nghiệp, không chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi... nên nhiều năm bị mất mùa, đói kém.

- Ruộng đất của nông dân bị thu hẹp, thuế má nặng nề (mỗi năm dân nghèo vẫn phải nộp ba quan tiền thuế đinh).

=> Đời sống nhân dân cực khổ.

Xã hội:

- Mặc cho đời sống của nhân dân sa sút nghiêm trọng, vua, quan, quý tộc nhà Trần vẫn lao vào cuộc sống ăn chơi sa đoạ.

- Quan lại, vương hầu quý tộc nhân đó thả sức ăn chơi xa hoa, bắt quân, dân xây dinh thự, chùa chiền liên miên. Trong triều, nhiều kẻ tham lam, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước, triều chính bị lũng loạn.

- Nhà Trần càng suy sụp hơn từ sau khi Trần Dụ Tông chết (1369) và Dương Nhật Lễ lên nắm quyền (1369 - 1370). Vua quan nhà Trần bất lực trong việc đối phó với các cuộc tấn công của Cham-pa và yêu sách ngang ngược của nhà Minh.

=> Đời sống nhân dân càng khổ cực, các mâu thuẫn trong xã hội ngày càng sâu sắc. Bởi vậy, họ đã vùng dậy đấu tranh mạnh mẽ.

- Từ giữa thế kỉ XIV, nông dân, nô tì đã nổi dậy khởi nghĩa.

Chúc bạn học tốt!
24 tháng 4 2019

Câu 1. Tình hình kinh tế thời hậu Trần bị suy sụp do những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, sự thiếu quan tâm của nhà nước cầm quyền, cuối thời hậu Trần, trong triều đình xuất hiện tình trạng quan lại tham nhũng, không quan tâm đến công việc điều hành phát triển kinh tế, không sâu sát với thực tế xã hội, dẫn đến việc những khó khăn của nông dân không được giải quyết như đê điều, hạn hán, lũ lụt... dẫn đến đời sống nhân dân vô cùng khốn khổ.

Thứ hai, nhà vua không quan tâm điều hành đất nước, mải mê ăn chơi sa đọa, bắt nhân dân xây dựng những công trình lớn, làm hao mòn sức dân, nhân dân khổ cực, oán thán.

Thứ ba, triều đại nhà Trần là thời kỳ điền trang thái ấp phát triển mạnh mẽ, hoàng thân cốt thích nhà Trần khai hoang, lập nên các tư trang của mình, tuy nhiên, tình trạng nắm giữ quá nhiều ruộng đất của hoàng thân nhà Trần dẫn đến tình trạng nhân dân không có ruộng đất canh tác, đất đai bị bỏ hoang nhiều, dẫn đến tình trạng thiếu đất canh tác của phần lớn dân cư.

Thứ tư, tình trạng ruộng đất tập trung vào tay địa chủ trong các làng xã diễn ra mạnh mẽ, quá trình phát triển ruộng tư làm cho người nông dân bị bần cùng hóa, trở thành người làm thuê với mức tô thuế cao, không đủ lo cho cuộc sống.

Thứ năm, sự nổi dậy của nhiều thủ lĩnh địa phương, các cuộc khởi nghĩa gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, ngoài ra, sự quấy phá của quân đội Cham-pa khiến sự sản xuất của nhân dân bị ảnh hưởng.

Chúc em học tốt!

7 tháng 12 2021

Tham khảo

Trong giai đoạn nắm giữ quyền lực, nhà Trần vẫn đóng đô ở Thăng Long – kinh đô triều cũ, tiếp tục mở rộng và phát triển sự hưng thịnh có từ đời nhà Lý. Về chính sách chính trị, các hoàng đế nhà Trần cũng xây dựng bộ máy chính quyền hoàn thiện hơn so với nhà Lý, họ tạo nên một hệ thống đặc biệt, trong đó các Hoàng đế sẽ sớm nhường ngôi cho Thái tử mà lui về làm Thái thượng hoàng, tuy nhiên vẫn cùng vị Hoàng đế mới điều hành chính sự. Việc này được đánh giá là tích cực, khi ngôi Hoàng đế sớm có chủ, tránh được việc tranh giành ngôi vua như nhà Lý trước đó; và bản thân vị Hoàng đế sẽ tiếp xúc và làm quen việc cai trị cho đến khi trưởng thành. Các mặt kinh tế, xã hội, giáo dục và nghệ thuật cũng hoàn chỉnh hơn và cho thấy Nho giáo, Đạo giáo đã có ảnh hưởng rõ rệt tới triều đại, tạo ra cục diện Tam giáo đồng nguyên, sự cân bằng ảnh hưởng

7 tháng 12 2021

có thể gọn lại đc ko bạn nó dài quá