K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2017

- Năm 944, Ngô Quyền mất và Dương Tam Kha cướp ngôi. Triều đình lục đục

- Đến năm 950, Ngô Xương Văn đã lật đổ được Dương Tam Kha nhưng không quản lí được đất nước

- Năm 956, Ngô Xương Văn chết.

- Cuộc tranh chấp giữa các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương vẫn tiếp diễn.

=> Đất nước loạn 12 sứ quân

30 tháng 11 2017

Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vương hiệu (939), thực sự đã khôi phục nền độc lập và chủ quyền quốc gia, chấm dứt 10 thế kỷ Bắc thuộc. Nói như sử cũ, "Ngô Vương Quyền nối lại quốc thống" . Tài năng và uy tín cá nhân đã giúp Ngô Quyền duy trì được một chính quyền tập trung chuyên chế, mặc dù lúc đó vẫn tồn tại ở trong nước nhiều thế lực của các hào trưởng địa phương, có xu hướng cát cứ.

Năm năm sau, Ngô Quyền mất (944). Các con của Ngô Quyền (Xương Ngập, Xương Văn) không đủ uy tín và sức mạnh để duy trì chính quyền quân chủ tập trung. Dương Tam Kha (em vợ Ngô Quyền) âm mưu cướp ngôi. Các thổ hào, lãnh chúa nổi lên khắp nơi, cát cứ chống lại chính quyền trung ương. Sau khi Xương Ngập (954) và Xương Văn chết (965), triều Ngô thực tế không còn tồn tại, đất nước rơi vào thế hỗn loạn của nhiều tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương, đánh lẫn nhau. Sử cũ gọi là "Loạn 12 sứ quân".

Như vậy sở dĩ có loạn lạc vì triều đình không cai quản được đất nước, tựa như rắn mất đầu vậy ---> loạn ---> để ra đời một Đinh Bộ Lĩnh kiệt xuất và Kinh đô Thăng long của chúng ta sau này.

1 tháng 4 2018

vì sau khi chiến tranh đất nước trở nên nghèo nàn

26 tháng 12 2017

Cuộc loạn lạc này có nguyên nhân sâu xa từ quá trình phân hóa xã hội thời Bắc thuộc, dẫn đến việc xuất hiện tầng lớp thổ hào, quan lại có thế lực mạnh về kinh tế, chính trị và tạo ra sự phân tán cát cứ. Thực chất của cuộc nội chiến này là việc đấu tranh giành quyền lực tối cao trên đất Tĩnh Hải quân của các thủ lĩnh địa phương khi nhà Đường suy yếu, người Việt có cơ hội đứng lên tranh giành quyền lãnh đạo. Giai đoạn này có mầm mống từ đầu thế kỷ X và có cơ hội phát triển mạnh từ khi Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô, các nơi không chịu thuần phục, các thủ lĩnh nổi lên cát cứ một vùng, thậm chí xưng Vương và đem quân đánh chiếm lẫn nhau.

8 tháng 11 2019

Chúc bạn học tốt 😍undefined

8 tháng 11 2019

- Công lao của Đinh Bộ Lĩnh :
+ Dẹp "Loạn 12 sứ quân" : liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ sứ quân Phạm Bạch Hổ, tiến đánh các sứ quân khác, dẹp tan "Loạn 12 sứ quân".
+ Xoá bỏ tình trạng phân tán, cát cứ ở các địa phương, đất nước trở nên yên bình, thống nhất.

Chúc bạn học tốt!

13 tháng 12 2016

*giống :

-gồm 2 phận phận cấm quân và quân địa phương

- Thực hiện chính sách ngụ binh ư nông

-binh lính được chọn đều là những trai tráng khỏe mạnh

Khác

-Quân nhà Trần thì lấy trái tráng ở quê nhà Trần , cốt tinh nhuệ hơn cốt đông

-Nhà Lý thì lấy trai tráng ở khắp cả nước không nhất định phải lấy quân ở chỗ nào cả.

5 tháng 10 2017

Nhà Lý giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ vì Chính quyền mà nhà Lý xây dựng là chính quyền quân chủ, vua đứng đầu nhà nước, theo chế độ cha truyền con nối. Việc giao chức vụ quan trọng cho người thân cận nắm giữ để đảm bảo quyền lợi của dòng tộc.

20 tháng 10 2017


Nhà Lý giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ vì :
Chính quyền mà nhà Lý
xây dựng là chính quyền quân chủ, vua đứng đầu nhà nước, theo chế độ cha truyền con nối. Việc giao chức vụ quan trọng cho người thân cận nắm giữ để đảm bảo quyền lợi của dòng tộc.

7 tháng 5 2021

Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn.

18 tháng 11 2016

Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vương hiệu (939), thực sự đã khôi phục nền độc lập và chủ quyền quốc gia, chấm dứt 10 thế kỷ Bắc thuộc. Nói như sử cũ, "Ngô Vương Quyền nối lại quốc thống" . Tài năng và uy tín cá nhân đã giúp Ngô Quyền duy trì được một chính quyền tập trung chuyên chế, mặc dù lúc đó vẫn tồn tại ở trong nước nhiều thế lực của các hào trưởng địa phương, có xu hướng cát cứ.

Năm năm sau, Ngô Quyền mất (944). Các con của Ngô Quyền (Xương Ngập, Xương Văn) không đủ uy tín và sức mạnh để duy trì chính quyền quân chủ tập trung. Dương Tam Kha (em vợ Ngô Quyền) âm mưu cướp ngôi. Các thổ hào, lãnh chúa nổi lên khắp nơi, cát cứ chống lại chính quyền trung ương. Sau khi Xương Ngập (954) và Xương Văn chết (965), triều Ngô thực tế không còn tồn tại, đất nước rơi vào thế hỗn loạn của nhiều tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương, đánh lẫn nhau. Sử cũ gọi là "Loạn 12 sứ quân".

Như vậy sở dĩ có loạn lạc vì triều đình không cai quản được đất nước, tựa như rắn mất đầu vậy ---> loạn ---> để ra đời một Đinh Bộ Lĩnh kiệt xuất và Kinh đô Thăng long của chúng ta sau này.

15 tháng 10 2016

Vì Lê Hoàn muốn giữ quan hệ bình thường với Trung Quốc để tránh xảy ra xung đột sau này.