Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Nhân dân có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, ý chí quyết chiến
- Tinh thần chiến đấu anh dũng của quân sĩ
- Đường lối, chiến lược đúng đắn của bộ chỉ huy (Lê Lợi, Nguyễn Trãi)
* Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh
- Mở ra một thời kì phát triển mới của đất nước
- Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Minh
- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, sáng suốt của dân tộc ta.
Câu 1: - Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.
+ Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia kháng chiến, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.
+ Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
- Ý nghĩa lịch sử : Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Mình (Trung Quốc). Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ.
Câu 2: Công lao của Nguyễn Huệ trong phong trào khởi nghĩa Tây Sơn
- Nguyễn Huệ là người lãnh đạo tài tình có nhiều chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong (1777)
- Tiêu diệt quân Xiêm (1785)
- Lật đổ vua Lê, chúa Trịnh, đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước. (1788)
- Chống quân Thanh xâm lược. (1788 - 1789)
Câu 3: Những thành tựu nghệ thuật:
- Một số công trình kiến trúc tiêu biểu: chùa Tây Phương,...
- Sân khấu tuồng chèo phát triển.
- Tranh dân gian đậm đà bản sắc dân tộc: tranh Đông Hồ
- Văn nghệ dân gian phát triển.
Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Có được thắng lợi trên, trước hết là nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta. Tiếp đó, sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân đã góp phần quan trọng vào thắng lợi. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta ở thế kỉ XVIII.
- Lật đổ chính quyền thối nát Nguyễn,Trịnh,Lê. Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước.
- Đặt nền tảng thống nhất đất nước.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh.
- Bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ tổ quốc.
-Công lao của Quang trung-Nguyễn huệ:
+Tiêu diệt các tập đoàn phong kiến
+Đánh tan quân xâm lược Xiêm,Thanh
+Thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc
+Đưa ra những chính sách tiến bộ để khôi phục,phát triển tất cả
Công lao của Quang Trung - Nguyễn Huệ:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
C1:
Những hoạt động của Nguyễn Huệ trên đất Bắc Hà năm 1786:
◦ Năm 1786: Nguyễn Huệ được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chính, tiến quân đánh vào thành Phú Xuân.
◦ Tháng 6-1786: Nguyễn Huệ hạ được thành Phú Xuân.
◦ Giữa năm 1786: Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, tiêu diệt chúa Trịnh và giao quyền lại cho vua Lê.
◦ Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc Hà, xây dựng lại chính quyền ở Bắc Hà.
Ba lần tiến quân ra Bắc | Mục tiêu | Thời gian | Thời gian | Kết quả |
Lần thứ I | Lật đổ chính quyền phong kiến chúa Trịnh | Giữa 1786 | Nguyễn Huệ | Lật đổ chính quyền phong kiến họ Trịnh tạo cơ sở cho việc thống nhất đất nước |
Lần thứ II | Tiêu diệt Nguyễn Hữu Chỉnh | 1787 | Vũ Văn Nhậm | Tiêu diệt được Nguyễn hữu Chỉnh |
Lần thứ III | Diệt Vũ Văn Nhậm | Giữa 1788 | Nguyễn Huệ | Diệt được Nhậm, tự tay xây dựng |
C2:
-Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh đem quân vào đánh Phú Xuân. Chúa Nguyễn chạy vào Gia Định.
-Nguyễn Nhạc tạm hoà với Trịnh để đánh Nguyễn.
-Năm 1777, quân Tây Sơn bắt giết chúa Nguyễn, lật đổ chính quyền phong kiến Đàng Trong.
-6/1786 Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân , sau đó tiến thẳng ra Đàng Ngoài với danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”
-Giữa năm 1786, bắt chúa Trịnh, giao chính quyền cho vua Lê
-Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Vũ Văn Nhậm, lật đổ chính quyền vua Lê, tự tay xây dựng chính quyền mới.
-> Quân Tây Sơn đã lật đổ được các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê thối nát và đã hoàn thành được sứ mệnh lịch
1)Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đén Xoài Mút làm trận địa quyết chiến vì địa hình ở đây hiểm trở thuận lợi cho việc phục kích
2)Diễn biến trận Rạch Gầm -Xoài Mút là:Sau khi bố trí xong trận địa Nguyễn Huệ cho người từ Rạch Gầm -Xoài Mút và cù lao Thới Sơn nhất loạt xông lên đánh thẳng vào đội hình của địch
3)Ý nghĩa của trận Rạch Gầm-Xoài Mút là:
-Đây là trận thủy chiến chống giặc ngoại xâm lớn nhất của dân tộc ta
-Đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm và hành động bán nước của Nguyễn Ánh
-Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân Tây Sơn
1. Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến ?
- Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến vì: đoạn sông từ Rạch Gầm – Xoài Mút dài khoảng 6km, rộng hơn 1km có chỗ gần 2km. Hai bên bờ sông cây cối rậm rạp, giữa dòng có cù lao Thới Sơn. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh, dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục để tiêu diệt.
2. Em hãy trình bày diễn biến trận Rạch Gầm – Xoài Mút ?
- Tháng 1-1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định. Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm – Xoài Mút (Châu Thành – Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.
- Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thủy binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.
3.Theo em, chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút có ý nghĩa quan trọng như thế nào ?
- Trận Rạch Gầm – Xoài Mút là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta, đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.
Công lao của phong trào Tây Sơn:
- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong :
+ Năm 1771. cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, năm 1773 đánh chiếm Quy Nhơn.
+ Năm 1777, quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn.
- Lật đổ chính quyền Trịnh - Lê :
+ Năm 1786, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền chúa Trịnh.
+ Năm 1788, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền vua Lê.
==> Như vây chỉ sau 17 năm (1771 - 1788), phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
Công lao của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ):
- Lật đổ chính quyền thối nát Nguyễn ,Trịnh ,Lê
- Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước
- Đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập dân tóc & toàn vẹn lãnh thổ
- Có những chính sách giúp phục hồi và phát triển kinh tế , quốc phòng ngoại giao
1)Nguyễn Huệ đã 3 lần đưa quân ra Bắc.
3)yếu tố:ý chí kiên cường đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yếu nước cao cả của nhân dân ta. Sự lãnh đạo tài tình,sáng suốt của Nguyễn Huệ và bộ chỉ huy
Nguyễn Huệ là người anh hùng dân tộc lãnh đạo phong trào Tây Sơn ông đã lật đổ các thế lực phong kiến cát cứ chia cách đất nước Nguyễn-Trịnh,đánh đuổi tập đoàn bán nước Lê Chiêu Thống ,đánh tan quân xâm lược Xiên,Thanh,lập nên nhà nước thống nhất ,tiến hành nhiều cải cách lớn.
Phong trào Tây Sơn là phong trào khởi nghĩa nông dân điển hình thế kỉ 18 nó đánh đổ các tập đoàn phong kiến phản động ,đặt nền móng cho sự thống nhất đất nước,chiến thăng ngoại xâm ,nội phản một cách rực rỡ,cải cách nhiều mặt về kinh tế văn hóa...Đáng tiếc phong trào này đã bị thất bại khi Quang Trung -Nguyễn Huệ qua đời
cảm ơn bạn nhiều nhé.