Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+ Khi lượng đường (glucose) trong máu tăng cao kích thích tế bào β tiết hoocmon insulin phân giải glucose thành glicogen tích trữ trong gan và cơ đường trong máu giảm xuống.
+ Khi lượng đường (glucose) trong máu giảm kích thích tế bào α tiết hoocmon glucagon chuyển hóa glicogen tích lũy trong gan thành glucose đường trong máu tăng lên.
Nhờ có tác dụng đối lập của hai loại hoocmon của tế bào đảo tụy mà tỉ lệ đường huyết luôn ổn định.
- Sự rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến tụy sẽ dẫn tới bệnh tiểu đường (lượng đường trong máu cao) hoặc chứng hạ đường huyết (lượng đường trong máu giảm).
+ Bệnh tiểu đường do hàm lượng đường trong máu cao làm cho thận không hấp thụ hết nên đi tiểu tháo ra đường.
Nguyên nhân do tế bào β rối loạn không tiết hoocmon insulin hoặc do tế bào gan, cơ không tiếp nhận insulin.
Hậu quả: dễ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây bại liệt hoặc tử vong.
+ Bệnh hạ đường huyết do hàm lượng đường trong máu giảm do tế bào α không tiết hoocmon glucagon.
Tuyến tụy có 2 chức năng:
Chức năng ngoại tiết:Tiết enzim đổ vào tá tràng tham gia biến đổi thức ăn trong ruột non.
Chức năng nội tiết:Tiết hoocmôn insulin và glucagon tham gia điều hòa lượng đường trong máu ổn định ở mức 0,12%.
Rối loạn hoạt đông nôi tiết tuyến tụy gây ra bênh tiểu đường (bệnh đái đường).
Chức năng của tuyến tụy:
Chức năng ngoại tiết của tuyến tụy là tiết dịch tuy theo ống dẫn đổ vào tá tràng, giúp cho sự biến đổi thức ăn trong ruột non. Ngoài ra còn có các tế bào tập hợp thành các đảo tụy có chức năng tiết các hoocmôn điều hòa lượng đường trong máu.
Mik thấy cả A và b đều đc! nhưng chọn A
Tuyến tuỵ là một tuyến pha, vừa tiết dịch tiêu hoá (chức năng ngoại tiết) vừa tiết hoocmôn. Có 2 loại hoocmôn là insulin và glucagôn có tác dụng điều hoà lượng đường trong máu luôn ổn định: insulin làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng, glucagôn làm tăng đường huyết khi lượng dường trong máu giảm.
Tỉ lệ đường huyết chiếm 0,12% , nếu tỉ lệ này tăng cao sẽ kích thích tế bàoB tiết ínulin . hoocmôn này có tác dụng chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ
trong trường hợp tỉ lệ đường huyết giảm so vs bình thường sẽ tiết ra glucagô , có tác dụng ngược lại với insulin , biến glicôgen thành glucôzơ để nâng cao tỉ lệ đường huyết trở lại bình thường
nhờ có tác dụng đối lập của 2 hoocmôn này của các tế bào đảo tụy mà tỉ lệ đường huyết luôn ổn định
Vậy nên sự rối loạn trong tuyến nội tiết của tuyến tụy sẽ dẫn tới tình trạng bệnh lí : bệnh tiểu đường hoặc chứng hạ đường huyết
* Rối loạn hoạt đông nội tiết tuyến tụy gây ra bênh tiểu đường (bệnh đái đường).
- Bệnh tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến.
- Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp.
Vì isulin do tuyến tụy tiết ra có tác dụng làm hạ đường huyết, mà tuyến tụy bị rối loạn nên isulin tiết ra không đủ để chuyển hóa glucôzơ thành glycôgen dự trữ ở gan và cơ. Vì vậy glucôzơ bị thừa và được thải ra ngoài qua hệ bài tiết nên sẽ dễ gây bệnh tiểu đường.