K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2021

Việt Nam không có hoang mạc hay bán hoang mạc do:
Việt Nam là một nước tận cùng của đại lục Á Âu.
Do địa hình thấp dần ra biển nên gió biển dễ dàng xâm nhập vào đất liền.
Gió xâm nhập vào đất liền mang theo những trận mưa và độ ẩm cho đất liền. Độ ẩm trung bình năm của việt Nam cao >80%.
Dô vậy, Việt Nam không có hoang mạc hay bán hoang mạc.

27 tháng 12 2017

Vì:

Bán đảo Ả Rập tiếp giáp với biển Đỏ về phía tây và tây nam, vịnh Ba Tư về phía đông bắc,Levant về phía bắc và Ấn Độ Dương về phía đông nam.

Vùng biển xung quanh bán đảo Ả Rập nhìn chung là vùng biển nhiệt đới. Vì vậy thời tiết nóng

18 tháng 10 2021

Tham Khảo

Do nước ta nằm tiếp giáp với biển Đông - nguồn dự trữ nhiệt và ẩm dồi dào, các khối khí di chuyển qua biển được cung cấp thêm lượng hơi ẩm, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn. Nhờ có biển Đông, khí hậy nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn. 

 

18 tháng 10 2021

Thank nha 😍

TL
17 tháng 11 2019

Phần đất liền nước ta có toạ độ địa lí từ 8030’B đến 23022’B và từ 1020Đ đến 1090Đ. Do vị trí như vậy nên nước ta có những đặc điểm sau:

- Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc, ở phía Đông Nam của châu Á, trong vùng gió mùa nhiệt đới điển hình, nên có khí hậu nóng, ẩm. Một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

- Nước ta không bị hoang mạc và bán hoang mạc như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và châu Phi.

- Nhờ nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, lượng mưa dồi dào nên thực vật phát triển xanh tốt quanh năm. Đặc biệt vị trí đó lại là nơi hội tụ của các hệ thực vật Ấn – Miến từ tây sang và Mã Lai – Inđônexia từ phía nam tới.

- Bờ biển nước ta dài, có nhiều vũng, vịnh. Ngoài biển lại có nhiều đảo và quần đảo. Thềm lục địa chứa nhiều tài nguyên (khoáng sản, hải sản) có giá trị. Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền. Tuy nhiên, hàng năm cũng có nhiều cơn bão gây tác hại cho sản xuất và sinh hoạt.

11 tháng 11 2019

Nguyên nhân:

- Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mưa nhiều, không bị áp cao chế ngự thường xuyên. Các khối khí qua biển kết hợp với vai trò của biển Đông đã mang lại nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt - ẩm và lượng mưa lớn cho nước ta, đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Mặt khác, lãnh thổ nước ta hẹp ngang nên ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền đem lại cho nước ta có lượng mưa rất lớn.
- Trong khi đó, tây bắc châu Phi và Tây Á do bề ngang lục địa lớn, áp cao chí tuyến thống trị quanh năm, gió chủ yếu là gió Mậu Dịch, dòng biển lạnh nên rất ít mưa. Ngoài ra, tây bắc Phi còn chịu ảnh hưởng của khối khí nóng đến từ Châu Á ➙ Khí hậu khô nóng.

Chúc em học tốt!

9 tháng 1 2023

Vì nó thuộc các đới khí hậu kiểu khí hậu khác nhau

Câu 4: Có 5 nhân tố:

1. Khí áp

Ở khu khi áp thấp hút gió và tiếp tục đẩy không khí ấm lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa. Các khu áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên Trái Đất.

Ở các khu khí áp cao, không khí ấm không bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi, không cỏ gió thổi đến, nên mưa rớt ít hoặc không có mưa. Vì thế, dưới các cao áp cận chí tuyến thường có những hoang mạc lớn.

2. Frông

Do sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và không khí lạnh đã dẫn đến nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa. Dọc các frông nóng (khối khí nóng đẩy lùi khối khí lạnh) cũng như frông lạnh (khối khí lạnh đảy lùi khối khí nóng), không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi. gây ra mưa trên cá hai frông nóng và lạnh.

Miền cỏ frông, nhất là dải hội tụ nhiệt đới đi qua, thường mưa nhiều, đó là mưa frông hoặc mưa dải hội tụ.

3. Gió

Những vùng sâu trong các lục địa. nếu không cỏ gió từ đại dương thổi vào thì mưa rất ít. Ở đâỵ mưa chú yếu do ngưng kết hơi nước từ hồ ao, sông và rừng cây hốc lên tạo thành mưa. Miền có gió mậu dịch mưa ít vì gió mậu dịch chủ yếu là gió khô : miền có gió mùa có lượng mưa nhiều vì trong một năm có nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục địa.

Dựa vào kiến thức đã học. hãy giải thích vì sao miền ven Đại Tây Dương của Tây Bắc châu Phi cũng nằm ớ vĩ độ như nước ta, nhưng có khí hậu nhiệt đới khô, còn nước ta lại có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều ?

4. Dòng biển

Cùng nằm ven bờ đại dương, nhưng nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa I nhiều vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa gây mưa. Nơi có dòng biển lạnh đi qua thì mưa ít vì không khí trên dòng biển bị lạnh, hơi nước không bốc lên được, nên một số nơi mặc dù ở ven bờ I đại dương: nhưng vẫn là miền hoang mạc như : A ta ca ma, Na-míp,...

5. Địa hình

Địa hình cũng ảnh hưởng nhiều tới sự phân bố mưa. Cùng một sườn núi đón gió càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều, tới một độ cao nào đó, độ không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa ; vì thế ở những sườn núi cao và núi cao thường khô ráo.

Câu 1: - Tây Bắc châu Phi có khí hậu nhiệt đới khô vì nằm ở khu vực cao áp thường xuyên, gió chủ yếu là gió mậu dịch, ven bờ lại có dòng biển lạnh.

- Nước ta nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, không bị cao áp ngự trị thường xuyên.

Câu 2:

- Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ.

+ Khu vực xích đạo lượng mưa nhiều nhất (1700mm).

⟹ do đây là khu vực áp thấp hút gió, nhiệt độ độ ẩm cao, chủ yếu là đại dương và rừng xích đạo ẩm ướt nên lượng nước bốc hơi mạnh, mưa nhiều.

+ Khu vực chí tuyến Bắc và Nam mưa tương đối ít (600 mm).

⟹ do có khí áp cao cận chí tuyến ngự trị (chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến), tỉ lệ diện tích lục địa tương đối lớn nên khí hậu khô hạn, mưa ít.

+ Hai khu vực ôn đới (ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam) có mưa nhiều (800 -1200 mm).

⟹ do khi áp thấp, có gió Tây ôn đới từ biển thổi vào.

+ Hai khu vực cực mưa ít nhất (100 -200 mm).

⟹ do có khí áp cao ngự trị, không khí lạnh khô, nước không bốc hơi lên được.

Câu 3:

1. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm

Ở miền khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa, nên chế độ nước sông ở từng nơi phụ thuộc vào sự phân bố lượng nước mưa trong năm của nơi đó, ở những vùng đất đá thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò đáng kể trong việc điều hoà chế độ nước của sông.

Ở miền ôn đới lạnh và những nơi sông bắt nguồn từ núi cao, nước sông đều do băng tuyết tan cung cấp. Mùa xuân đến, khi nhiệt độ lên cao, băng tuyết tan, sông được tiếp nước nhiều.

2. Địa thế, thực vật và hồ đầm

a) Địa thế

Ở miền núi nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng do độ dốc của địa hình. Sau mỗi trận mưa to là nước dồn về các dòng suối, sông.

b) Thực vật

Khi nước mưa rơi xuống mặt đất, một lượng khá lớn được giữ lại ở tán cây, lượng còn lại khi xuống tới mặt đất một phần bị lớp thảm mục giữ lại, một phần len lỏi qua các rễ cây thấm dần xuống đất tạo nên những mạch ngầm, điều hoà dòng chảy cho sông ngòi, làm lũ lụt.

c) Hồ, đầm

Hồ, đầm nối với sông cũng có tác dụng điều hoà chế độ nước sông. Khi nước sông lên, một phần chảy vào hồ đầm. Khi nước xuống thì nước ở hồ đầm lại chảy ra làm cho nước sông đỡ cạn. Chế độ nước sông Mê Công điều hoà hơn sông Hồng nhờ có Biển Hồ ở Cam-pu-chia.

3 tháng 8 2019

Không thể nói tổng quát đất ở vùng ôn đới tốt hơn đất ở vùng nhiệt đới được. Theo mình biết, ở vùng ôn đới có một loại đất tốt bậc nhất trên thế giới, đó là đất đen (thuộc vùng ôn đới lục địa nữa khô hạn). Vì sao loại đất này rất tốt? Bạn biết đấy, với loịa khí hậu ôn đới lục địa nữa khô hạn thì kiểu thảm thực vật thích hợp phát triển là thảo nguyên (hay những đồng cỏ khồng lồ_khi bạn xem phim thì biết). Ở đây, có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt. Mùa mưa, cây cối phát triển xanh tốt, có những loại cỏ cao từ 1,5m đến 2m; rễ cắm sâu trong lòng đất từ 0,5m đến 1m. Người ta thường lấy về phơi khô và dự trữ thức ăn cho đàn gia súc trong mùa khô. Mùa khô, nước khan hiếm, cây cỏ trụi lá, chết hàng hoạt. Kết quả là rễ cây, lá cây lưu lại trong đất và bị phân hủy thành mùn có màu nâu đen. Đây chính là loại đất tốt như bạn nghe nói.

2 tháng 8 2019

Độ phì của bất cứ loại đất nào đều chịu ảnh hưởng của 2 nhóm nhân tố chính là nhiệt, ẩm và sinh vật (diễn giải)
+ Nhiệt ẩm tác động đến sự hình thành đất thong qua các quá trình phong hóa lí hay hóa học, đồng thời nhiệt ẩm còn tá
động gián tiếp thông qua các yếu tố sinh vật.
+ Sinh vật tác động đến sự hình thành đất dưới 2 hình thức: Cung cấp vật chất hữu cơ và phân giải tổng hợp chất hữu cơ.
- Khu vực khí hậu ôn đới lục địa nửa khô hạn có điều kiện nhiệt ẩm đều rất thấp chính vì vậy quá trình phong hóa diễn ra
rất yếu, bên cạnh đó sinh vật chủ yếu của vùng này đặc trưng là các loại thực vật thân thảo. Xét về cơ bản thì đất ở đây
không có độ phì cao nhưng thực tế thì ngược lại mặc dù nhiệt ẩm thấp nhưng lại phân hóa đều trong năm nên cho dù quá
trình phong hóa diễn ra yếu nhưng hầu như quá trình rửa trôi không diễn ra nên ở đây độ phì được tích tụ qua nhiều năm (đất séc-nô-đi-om) nên đây là nơi có độ phì cao nhất thế giới.

3 tháng 2 2023

- Trái Đất có dạng hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, vì vậy các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau.

- Những nước có cùng giờ với Việt Nam: In-đô-nê-xi-a, Liên bang Nga, Mông Cổ, Trung Quốc, Xin-ga-po.

21 tháng 9 2019

- Tây Bắc châu Phi có khí hậu nhiệt đổi khô vì nằm I khu vực cao áp thường xuyên, gió chủ yếu là gió mậu dịch, ven bờ lại có dòng biển lạnh.

- Nước ta nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, không bị cao áp ngự trị thường xuyên.