K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
27 tháng 8 2023

- Nội dung đặc sắc của tác phẩm: Thể hiện con người của Thúy Kiều thấu tình đạt lí, quyết liệt lấy lại phẩm giá, quyền sống cho mình. Đồng thời thể hiện sự ngang tàng, chính trực bên ngoài và nồng nàn yêu thương bên trong của Từ Hải. Để lại sự nuối tiếc, đau xót với khung cảnh chàng trai Từ Hải chết. 

- Nghệ thuật đặc sắc: Thể hiện rõ được biến đổi tâm lí phức tạp của Kiều, lối nói vần điệu ngôn từ truyền thống.

- Nhận xét của tác giả về tác phẩm: 

+ Ưu điểm: Có sự lồng ghép tự nhiên câu nói, câu thơ, giản lược một số điển cố điển tích nhằm dễ nghe, dễ hiểu và đi sâu vào lòng mọi người hơn mà không đánh mất đi hồn cốt của tác phẩm. 

+ Hạn chế: Chưa có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc và vũ đạo. Vũ đạo hơi nhiều hơn so với mức cần thiết, chưa thực sự mạnh dạn đẩy đến mức phá cách để tạo ấn tượng đậm sâu hơn là những khung cảnh quen thuộc trong tác phẩm.

17 tháng 2 2017

So sánh hai đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” (Lê Hữu Trác) với “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” (Phạm Đình Hổ)

* Giống nhau: Đều phán ánh hiện thực cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh

* Khác nhau:

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh – Phạm Đình Hổ

    + Phản ánh sự nhũng nhiễu của quan lại đối với nhân dân

    + Các sự kiện được kể một cách tản mạn, ghép nối

    + Thể hiện thái độ phê phán gay gắt của tác giả đối với Chúa và quan lại

Vào phủ chúa Trịnh – Lê Hữu Trác

    + Ghi chép sự việc theo trình tự thời gian một cách tỉ mỉ và trung thực

    + Thể hiện thái độ phê phán một cách kín đáo

    + Thể hiện thái độ dửng dưng, coi thường vinh hóa phú quý và tấm lòng y đức của Lê Hữu Trác

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

    Tác phẩm nghệ thuật mà em yêu thích đó là tác phẩm Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần - một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc. Tác phẩm lấy bối cảnh về một gia đình giàu có thời Tống mà xoay quay nhân vật chính là Giả Bảo Ngọc - một công tử quyền quý, vừa sinh ra đã sống trong cuộc sống xa hoa, phú quý. Toàn bộ tác phẩm là cuộc sống xa hoa, phóng túng của những nhân vật trong truyện, là đời sống hưởng lạc của một thời hoàng kim. Để rồi, khi gia đình đó sa sút, và cuối cùng gia đình đó đã tan tác và không còn gì.

    Toàn bộ truyện đã tái hiện về một thời của lịch sử Trung Quốc, ở đó, con người được sống trong nhung lụa, thỏa sức thể hiện, bộc lộ cá tính của mình và nổi bật trên đó là mối tình đẫm nước mắt của Lâm Đại Ngọc và Giả Bảo Ngọc. Kết thúc của câu chuyện tuy không tốt đẹp nhưng nó để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về sự sa sút của một gia đình quyền quý ngày xưa. Đặc biệt, nó để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc về sự tiếc nuối, thương xót và hoài niệm.

21 tháng 7 2017

Tình huống truyện độc đáo:

- Mở đầu với tình huống nhầm lẫn của cặp đôi người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm

+ Nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và nghĩ đó là vua Khải Định

+ Tình huống ngỡ như nhầm lẫn, vô lí nhưng thực chất lại có lí: người Tây không phân biệt được người da vàng

+ Tình huống nhầm lẫn vừa lột tả khách quan vừa hài hước, sâu cay khiến nhân vật tôi hiểu nhiều điều qua câu chuyện thầm tinh quái của họ.

+ Vua Khải Định xuất hiện trong truyện như sự tình cờ, ngẫu nhiên nhưng truyện dựng được chân dung hình ảnh y cụ thể, châm biếm

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Bài viết tham khảo:

Những vở kịch của Sếch-xpia luôn là nguồn tài nguyên giá trị để các thế hệ sau khai thác, khám phá. Không chỉ lột tả được bức tranh chân thực của thời đại, ông còn đem đến cho nhân loại vô vàn thông điệp, giá trị nhân sinh sâu sắc. Điều đó cũng được thể hiện rất rõ qua văn bản "Sống hay không sống - đó là vấn đề", trích trong vở bi - hài kịch "Bi kịch của Hăm-lét, hoàng tử Đan Mạch".

Về nội dung, tác phẩm mang đến rất nhiều thông điệp giá trị, ý nghĩa đối với nhân loại. Theo các nhà nghiên cứu nhận xét, "Sống hay không sống - đó là vấn đề" đã phản ánh được tinh thần của thời đại. Trong xã hội nơi sự mưu mô, xấu xa bao trùm, vẫn có những con người luôn hướng tới cái lương thiện, tốt đẹp. Ở đó, ta thấy cuộc đấu tranh không hồi kết giữa cái thiện và cái ác, giữa lí tưởng sống cao cả của con người với thực tại đổ vỡ, tối tăm. Qua đây, tác giả muốn hướng con người tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đồng thời, đưa ra được câu hỏi mang bản chất triết học của loài người: "Sống hay không sống?". Đây là vấn đề đề cập đến mục đích sống của từng cá nhân. Để trả lời câu hỏi ấy, con người cần ý thức được thực tại vô định, bất công. Từ đó suy xét và hình thành suy nghĩ: "Hành động hay không hành động?". Tất cả đều nhằm hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, công bằng và hạnh phúc cho nhân loại.

Về nghệ thuật, đầu tiên phải kể tới nghệ thuật xây dựng nhân vật vô cùng tài hoa của Sếch-xpia. Đó là Hăm-lét- người suy nghĩ bằng cả trái tim và trí óc, dám lên tiếng hoài nghi cả xã hội; là tên vua Clô-đi-út nham hiểm, được ngụy tạo bằng những lời nói đường mật; tên Pô-lô-ni-út giả dối, độc đoán hay nàng Ô-phê-li-a thủy chung nhưng sợ lễ giáo, cường quyền;... Tất cả đã tạo nên một hệ thống các nhân vật điển hình với những màu sắc rõ ràng, riêng biệt. Ngôn ngữ kịch cũng được Sếch-xpia sử dụng vô cùng điêu luyện. Nhìn vào những cuộc đối thoại trong văn bản, ta thấy rất rõ sự biến chuyển linh hoạt: từ đau đớn, tự vấn đến giễu cợt, gay gắt, mỉa mai. Bên cạnh đó, ngôn ngữ độc thoại đặc sắc đã góp phần quan trọng thể hiện tư tưởng, góc nhìn của nhân vật cũng như của tác giả. Không chỉ vậy, những xung đột trong kịch cũng được gắn liền với xung đột nội tâm nhân vật Hăm-lét. Từ niềm tin mãnh liệt vào con người, Hăm-lét dần chuyển sang hoang mang, lo sợ trước thực tại đổ vỡ. Từ đó, có thái độ hoài nghi, chán nản với nhân sinh. Sau cùng, trải qua bao sóng gió, chàng đã nhận thức lại thế giới và nảy sinh nghị lực phản kháng.

Như vậy, có thể nói tác phẩm "Sống hay không sống - đó là vấn đề" đã thể hiện vô cùng rõ nét tài năng cũng như tầm nhìn mang tính vĩ mô của đại văn hào Sếch-xpia. Qua đó, để lại cho nhân loại một kiệt tác mà đến tận bây giờ vẫn còn nguyên giá trị.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Sự xuất hiện của Đức Giám mục và cuộc trò chuyện giữa ngài với Pe-xcốp cùng các học sinh trong lớp đã có tác động rất mạnh mẽ, sâu sắc đến Pe-xcốp. Pê-xcốp xem ngài là cứu tinh. Người đã nhìn ra và đánh thức tài năng thiên phú của cậu bé ngay trước lớp học.

- Nhận xét cách tác giả thuật lại cuộc trò chuyện:

+ Tạo sự tương phản rõ rệt với những gì thường ngày diễn ra trước đó.

+ Nội dung cuộc trò chuyện thân tình, ấm áp, gần gũi do Đức Giám mục vừa trò chuyện với Pê-xcốp vừa với cả lớp.

+ Tác giả – người kể chuyện hầu như chỉ kể lại lời của Đức Giám mục nhưng vẫn giúp thể hiện tiếng nói, tâm tình của Pê-xcốp và các học sinh cùng lớp với cậu bé.

+ Điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ nhất hạn tri đã tạo ưu thế riêng làm cho hình tượng Đức Giám mục với Pê – xcốp cùng các HS trong lớp đều trở nên thân thiết nổi bật.

5 tháng 5 2018

a, Yếu tố mang tính quy phạm, sáng tạo trong bài “Câu cá mùa thu”- Nguyễn Khuyến:

- Nội dung: đề tài cuộc sống nông thôn. Cảnh ao, làng quê phá vỡ tính quy phạm văn trung đại

+ Giá trị nhân văn giữa thiên nhiên, đời sống con người với hình tượng thơ chân thực, gần gũi, sinh động

- Nghệ thuật: Bài thơ viết bằng chữ Nôm, có thể biểu lộ sâu sắc, tế nhị tâm hồn người Việt

+ Các từ ngữ: sử dụng vần điệu đem lại bài thơ sức biểu cảm lớn khi tả thiên nhiên, tâm trạng

b, Điển tích, điển cố

- Truyện Lục Vân Tiên

+ Kiệt, Trụ, Lệ, U, Ngũ bá: Là những triều đại trong lịch sử Trung Quốc với những ông vua hoang dâm, vô đạo, những thời đại đổ nát, hoang tàn ⇒ nhấn mạnh sự “ghét” của ông quán

- Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát, Nguyên Lượng, Hàn Vũ, Liêm, Lạc (những điển tích về người có tài, có đức nhưng chịu cuộc đời vất vả, bị gièm pha) khẳng định tấm lòng ông Quán về tình yêu thương

* Bài ca ngất ngưởng

- Phơi phới ngọn đông phong, Hàn Dũ… người sống tiêu dao ngoài danh lợi, thể hiện sự ngất ngưởng bản thân sánh với những bậc tiền bối

* Bài ca ngắn đi trên bãi cát:

- Ông tiên ngũ kĩ, danh lợi: Cao Bá Quát thể hiện sự chán ghét danh lợi tầm thường

c, Bút pháp nghệ thuật: thiên về ước lệ, tượng trưng trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát

+ Bút pháp ước lệ tượng trưng sử dụng hiệu quả, hình ảnh bãi cát như con đường danh lợi nhọc nhằn, gian khổ

+ Những người tất tả đi trên cát là những người ham công danh, sẵn sàng vì nó chạy ngược xuôi

+ Nhà thơ gọi đường mình đi là đường cùng- con đường công danh vô nghĩa, không giúp ông đạt được lý tưởng cao đẹp

- Các tác phẩm có tên thể loại gắn với tên tác phẩm

+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

+ Bài ca ngất ngưởng

+ Chiếu dời đô

+ Bình Ngô đại cáo

+ Hịch tướng sĩ

+ Hoàng lê nhất thống chí

+ Thượng kinh kí sự

+ Vũ trung tùy bút

- Đặc điểm hình thức thơ Đường

+ Quy tắc phức tạp được thể hiện 5 điều: Luật, Niêm, Vần, Đối, Bố cục

+ Nguyên tắc đối âm, đối ý, ý nghĩa lần lượt là những chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3… của các câu trên đối với câu dưới về cả âm và ý

+ Người ta quy ước nhất tam ngũ bất luật ( chữ thứ nhất, ba, năm không cần theo luật)

* Đối trong thơ thất ngôn bát cú

+ Đối âm (luật bằng trắc): Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng, trắc và dùng các chữ 2-4-6 và 7 xây dựng luật

+ Nếu chữ thứ 2 câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là “luật bằng”, nếu là thanh trắc gọi là “luật trắc”

+ Chữ thứ 2 và thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Một câu thơ Đường không theo quy định được gọi “thất luật”

- Đối ý: trong thơ Đường luật ý nghĩa câu 3- 4 đối nhau, câu 5-6 đối nhau

+ Thường đối về sự tương phản, sự tương đương trong cách dùng từ ngữ

+ Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh

+ Thơ Đường các câu 3- 4 hoặc 5- 6 không đối nhau thì được gọi là “thất đối”

24 tháng 6 2019

Thi nhân đọc thơ trong sự hào hứng, có phần tự đắc:

Đương cơn tự đắc đọc đã thích

Trời nghe, trời cũng lấy làm hay

Chửa biết con in ra mấy mươi

- Giọng của thi nhân truyền cảm, hóm hỉnh, sảng khoái, cuốn hút

Thái độ của chư tiên khi nghe Tản Đà đọc thơ:

- Trời khen nhiệt thành: văn thật tuyệt, chắc có ít, đẹp như sao băng...

- Chư tiên xúc động, tán thưởng và hâm mộ: Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi

   + Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày

   + Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai nghe

→ Tản Đà là người “ngông” khi lên lên Trời khẳng định tài năng thơ văn của mình.

- Nhà thơ ý thức về tài năng, thơ văn của mình, dám thể hiện cái tài đó

- Đó là phản ứng của người nghệ sĩ tài hoa, có cốt cách, tâm hồn không muốn chấp nhận sự bằng phẳng, sự đơn điệu, nên thường tự đề cao, phóng đại cá tính của mình

- Giọng thơ của Tản Đà cũng thể hiện niềm khát khao chân thành trong tâm hồn thi sĩ. Giữa chốn hạ giới rẻ như bèo, thân phận bị rẻ rúng, khinh bỉ, ông không tìm được tri kỉ

- Giọng kể của tác giả: đa dạng, hóm hỉnh có phần ngôn nghênh, tự đắc

Khác với thơ ca trung đại có tính phi ngã thì trong thơ của Tản Đà có tính phi ngã

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Tạo được những tình huống xoay quanh các sự kiện giàu kịch tính và dẫn dắt câu chuyện tự nhiên, hấp dẫn.

- Xây dựng và sử dụng kết hợp ngôn ngữ đối thoại, độc thoại hóa đối thoại, độc thoại nội tâm với lời của người kể chuyện, để miêu tả tâm lí, tính cách của nhân vật một cách sinh động.

- Từ ngữ đặc sắc, ngòi bút ước lệ kết hợp tả cảnh ngụ tình, điển tích, điển cố.

- Thể loại truyện thơ Nôm, thể thơ lục bát truyền thống, đề cao tính dân tộc.