Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Không biết tự bao giờ tôi đã thích nghe tiếng ve sầu. Có lẽ từ lâu lắm rồi, thời còn học tiểu học, những ngày đầu hè là những ngày tôi thích nghe tiếng ve sầu nhất. Ngồi trong phòng học tôi thả hồn mông lung theo tiếng ve sầu. Cũng vì thích nghe tiếng ve sầu mà có lần tôi đã bị cô giáo phạt quỳ vì cô giáo hỏi mà tôi không nghe.
Tiếng ve sầu cứ ngân nga mãi trong ánh nắng chói chang, dưới bầu trời cao xanh lồng lộng của mùa hè, khiến những chùm hoa phượng vĩ vốn đỏ rực lại càng rực rỡ hơn, khiến bao cô cậu học trò tranh đua học hành chuẩn bị kỳ thi cuối năm và kỳ thi tuyển sinh.
Tiếng ve sầu làm tôi nhớ lại những trưa hè nắng cháy, bọn trẻ chúng tôi tụ tập dưới gốc phượng ở trường làng để hái hoa phượng chơi trò đá gà và tìm bắt ve sầu. Bắt được con ve sầu nào, chúng tôi bỏ ngay vào bao bóng để quan sát xem ve sầu kêu bằng cách nào. Quan sát xong, đứa thì bảo ve sầu kêu bằng miệng, đứa thì bảo tiếng kêu của nó phát ra từ đôi cánh... Chỉ có bấy nhiêu thôi mà chúng tôi cãi cọ la lối om sòm cả một góc sân trường. Cuối cùng chẳng có đứa nào lý giải được. Cũng may lúc đó có thầy giáo dạy môn Sinh vật đi qua, chúng tôi liền nhờ thầy giải thích giùm. Thấy chúng tôi tò mò, thầy ân cần giải thích: "Thực tế ve sầu không kêu bằng miệng. Miệng của nó vốn là một cái ống nhỏ dùng để cắm vào vỏ thân cây để hút nhựa. Tiếng kêu của ve sầu phát ra từ thắt lưng của nó. Ở cạnh bụng của nó có một cái màng giống như màng trống. Chính cái màng này đã phát ra tiếng kêu râm ran thật thú vị suốt cả mùa hè. Và chỉ có ve sầu đực mới kêu được, còn ve sầu cái thì không". Lời giải thích của thầy thật hấp dẫn, bọn trẻ chúng tôi cứ há hốc mồm nghe. Bấy giờ bọn trẻ chúng tôi mới tin là ve sầu phát ra âm thanh từ thắt lưng của nó. Từ hôm đó chúng tôi không còn tìm bắt ve sầu, cũng không tụ tập dưới gốc phượng hái hoa chơi trò đá gà giữa trưa hè nữa.
Tiếng ve sầu còn làm cho tôi nhớ lại những ngày tháng xa nhà, nhất là những ngày hè tham gia đội thanh niên tình nguyện lên vùng cao làm công tác giáo dục. Lúc đó tôi được bố trí ở nhà một bác nông dân ngoài sáu mươi tuổi. Nhà bác sát rừng dương nên suốt ngày chỉ nghe tiếng ve sầu và tiếng xào xạc của rừng dương khi gió thổi qua. Lần đầu tiên xa nhà đến ở nhà bác, tôi không sao ngủ được, nằm thao thức nhìn lên mái nhà, nghe tiếng ve sầu kêu râm ran như một điệu nhạc dài vô tận cứ ru hồn tôi vào giấc ngủ chập chờn. Rồi những trưa hè từ lớp học trở về tôi không ngủ trưa được, tiếng ve sầu râm ran làm tôi nhớ nhà đến ứa nước mắt. Tôi thấy hoàn cảnh nhà bác nông dân này sao giống hoàn cảnh nhà tôi quá. Nhà tôi cũng nghèo như nhà bác nhưng chị em tôi ai cũng học đến nơi đến chốn, còn bác thì con cái không đứa nào biết chữ. Tôi cảm thấy thương cho cha mẹ tôi mà cũng thương cho gia đình bác quá. Tôi nghĩ giá như ngày trước có đội thanh niên tình nguyện như bây giờ thì gia đình bác đâu đến nỗi... Tôi tự nhủ: "Thôi mình sẽ cố gắng giúp các con của bác biết được cái chữ. Ngày đêm tôi miệt mài đem hết trí lực của mình ra dạy cho các con của bác. Sau ba tháng hè, các con của bác đã biết đọc, biết viết. Tôi và bác mừng không thể tả.
Kết thúc đợt công tác, tôi trở về đơn vị cũ, khi chia tay bác tặng tôi một cuốn sổ tay, trên bìa in một chú ve sầu đang ca hát.
Từ đó trở đi tôi không còn thời gian để nghe tiếng ve sầu nữa. Hôm nay con trai của tôi bắt được con ve sầu đem về hỏi tôi: "Ba ơi! Ve sầu kêu bằng gì?". Câu hỏi ấy làm sống dậy trong tôi bao hoài niệm của một thời thơ ấu đã qua. Cái thời mơ mộng thả hồn theo tiếng ve sầu. Tôi lại giải thích cho con tôi bằng chính những điều đã học được từ thầy giáo dạy Sinh năm nào. Và tôi cũng không quên dặn các con không được trèo lên cây bắt ve sầu.
Không biết tự bao giờ tôi đã thích nghe tiếng ve sầu. Có lẽ từ lâu lắm rồi, thời còn học tiểu học, những ngày đầu hè là những ngày tôi thích nghe tiếng ve sầu nhất. Ngồi trong phòng học tôi thả hồn mông lung theo tiếng ve sầu. Cũng vì thích nghe tiếng ve sầu mà có lần tôi đã bị cô giáo phạt quỳ vì cô giáo hỏi mà tôi không nghe.
Tiếng ve sầu cứ ngân nga mãi trong ánh nắng chói chang, dưới bầu trời cao xanh lồng lộng của mùa hè, khiến những chùm hoa phượng vĩ vốn đỏ rực lại càng rực rỡ hơn, khiến bao cô cậu học trò tranh đua học hành chuẩn bị kỳ thi cuối năm và kỳ thi tuyển sinh.
Tiếng ve sầu làm tôi nhớ lại những trưa hè nắng cháy, bọn trẻ chúng tôi tụ tập dưới gốc phượng ở trường làng để hái hoa phượng chơi trò đá gà và tìm bắt ve sầu. Bắt được con ve sầu nào, chúng tôi bỏ ngay vào bao bóng để quan sát xem ve sầu kêu bằng cách nào. Quan sát xong, đứa thì bảo ve sầu kêu bằng miệng, đứa thì bảo tiếng kêu của nó phát ra từ đôi cánh... Chỉ có bấy nhiêu thôi mà chúng tôi cãi cọ la lối om sòm cả một góc sân trường. Cuối cùng chẳng có đứa nào lý giải được. Cũng may lúc đó có thầy giáo dạy môn Sinh vật đi qua, chúng tôi liền nhờ thầy giải thích giùm. Thấy chúng tôi tò mò, thầy ân cần giải thích: "Thực tế ve sầu không kêu bằng miệng. Miệng của nó vốn là một cái ống nhỏ dùng để cắm vào vỏ thân cây để hút nhựa. Tiếng kêu của ve sầu phát ra từ thắt lưng của nó. Ở cạnh bụng của nó có một cái màng giống như màng trống. Chính cái màng này đã phát ra tiếng kêu râm ran thật thú vị suốt cả mùa hè. Và chỉ có ve sầu đực mới kêu được, còn ve sầu cái thì không". Lời giải thích của thầy thật hấp dẫn, bọn trẻ chúng tôi cứ há hốc mồm nghe. Bấy giờ bọn trẻ chúng tôi mới tin là ve sầu phát ra âm thanh từ thắt lưng của nó. Từ hôm đó chúng tôi không còn tìm bắt ve sầu, cũng không tụ tập dưới gốc phượng hái hoa chơi trò đá gà giữa trưa hè nữa.
ết thúc đợt công tác, tôi trở về đơn vị cũ, khi chia tay bác tặng tôi một cuốn sổ tay, trên bìa in một chú ve sầu đang ca hát.
Từ đó trở đi tôi không còn thời gian để nghe tiếng ve sầu nữa. Hôm nay con trai của tôi bắt được con ve sầu đem về hỏi tôi: "Ba ơi! Ve sầu kêu bằng gì?". Câu hỏi ấy làm sống dậy trong tôi bao hoài niệm của một thời thơ ấu đã qua. Cái thời mơ mộng thả hồn theo tiếng ve sầu. Tôi lại giải thích cho con tôi bằng chính những điều đã học được từ thầy giáo dạy Sinh năm nào. Và tôi cũng không quên dặn các con không được trèo lên cây bắt ve sầu.
Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.
Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.
Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!
Em yêu quý nhất là mẹ trong lòng em, mẹ luôn là người mẹ hiền và là hình ảnh cao đẹp nhất. "Mẹ" một tiếng nghe giản dị mà lại chứa chan tình cảm vô bờ bến như lời bài hát: "Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào. Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào"
Năm nay mẹ em 42 tuổi. Mẹ em là người tuyệt vời nhất. Mẹ đẹp như cô tiên trong truyện cổ tích. Mái tóc mẹ dài óng ả buông xõa ngang lưng. Đôi bàn tay mẹ không đẹp, nó dã bị chai như ghi lại những nỗi vất vả của mẹ trong bao năm nay đã nuôi em khôn lớn nên người. Mẹ gội đầu bằng trái bồ kết nên tóc mẹ vừa mượt vừa suôn. Mẹ có khuôn mặt đẹp như trăng rằm. Mỗi khi mẹ cười hai hàm răng mẹ trắng ngần trông đẹp lắm!
Mẹ vừa dịu dàng lại vừa đảm đang. Đi làm về, mẹ vừa vào bếp nấu cơm cho cả gia đình. Tối mẹ lại dạy em học bài, dọn dẹp nhà cửa rồi mới đi ngủ. Những đêm đông trời trở rét, nửa đêm mẹ lại thức giấc đắp lại tấm chăn cho em... Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuyệt vời vời nhất trong cuộc đời em. Có lần em bị bệnh mẹ chở em lên bệnh viện huyện. Mẹ em nghỉ dạy để chăm sóc em vì bố em bận công tác xa, cơm nước quần áo, tắm rửa mẹ em phải làm ca. Về nhà em cảm thấy khỏe, nên mẹ đi dạy một buổi, trưa về mẹ chăm sóc cho em, hai bàn tay mẹ gượng nhẹ thận trọng âu yếm biết bao. Lúc đó ánh mắt mẹ tràn ngập thương xót, nhưng miệng mẹ vẫn tươi cười kể chuyện này chuyện nọ cho em nghe để em chóng mau hết bệnh. Mỗi khi đau ốm mẹ em túc trực bên em sáng đêm, tận tụy lo lắng, xếp đặt mọi công việc trong ngoài. Mẹ cũng không quên nấu những bữa ăn ngon. Mẹ khuyên bảo em đủ điều, giọng lúc nào cũng nhẹ nhàng đầy trìu mến. Cảnh đêm khuya mẹ ngồi soạn từng trang giáo án, để chuẩn cho tiết dạy ngày mai, nhìn mẹ em thấy thương mẹ nhiều. Có hôm, em thấy mẹ thả dài người trên ghế có vẻ nghĩ ngợi, xa xôi. Lúc đó em vội ra bên mẹ. Mẹ ôm em vào lòng, vòng tay âu yếm.
Lòng mẹ còn mênh mông bao la hơn cả biển rộng sông dài. Em chợt nhớ tới câu thơ:
"Ai rằng công mẹ bằng non. Thực ra công mẹ lại còn lớn hơn."
Nhìn mẹ con thật tự hào và hạnh phúc biết bao vì con có mẹ. Mẹ ơi con vẫn chưa ngoan đâu. Con hứa với mẹ học tập thật tốt cho mẹ vui lòng.
mk chọn cả hai!!!
“Cuộc chia tay của những con búp bê”của Khánh Hoài là một tác phẩm hay và đầy ý nghĩa. Nó khiến cho em xúc động không chỉ bởi vì tình cảm hồn nhiên và dễ thương của hai anh em Thành và Thủy mà còn bởi vì cuộc chia ly đột ngột giữa hai anh em, hai tâm hồn nhạy cảm và trong sáng.
Người ta thường nói búp bê thì không biết khóc bao giờ. Búp bê chỉ là một đồ vật vô tri vô giác mà thôi. Nhưng con người bằng xương bằng thịt thì khác. Họ có thể vui, buồn, giận dỗi và khóc khi mình gặp phải những biến cố hay mất mát nào đó trong đời, cũng có thể khóc khi vui sướng. Thành và Thủy cũng chính là những con người như vậy. Hai anh em không chỉ rất yêu thương nhau mà còn muốn ba mẹ hai em không chia tay để trong hai trái tim bé nhỏ ấy không biết bao lần thổn thức. Thành là một người anh trai yêu thương em gái hết mực, dù cho đồ chơi của chúng chẳng có gì nhiều nhưng anh vẫn dành hết đồ chơi cho đứa em gái ngây thơ của mình. Thủy tuy còn nhỏ và khá trẻ con, nhưng hành động “võ trang cho con Vệ Sĩ”, đem đặt đầu giường để gác đêm cho anh để anh không chiêm bao thấy ma nữa xuất phát từ tình anh em. Thủy không thể chịu đựng nổi khi thấy Thành đem chia hai con búp bê, con Vệ Sĩ và con Em nhỏ ra, em càng không thể cầm lòng khi em biết chỉ trong một thời gian ngắn ngủi thôi, em phải xa người anh trai mà em hết lòng tôn sùng và yêu mến.
Hai anh em cũng chỉ là hai con búp bê có cảm xúc phải chia tay nhau khi còn quá nhỏ để luyến lưu một góc trời ký ức đầy dư âm và kỷ niệm. Hai em không phải là người quyết định cuộc chia tay ấy mà chính quyết định ly hôn của ba mẹ hai em đã khiến cho hai em phải xa nhau, xa những tháng ngày hạnh phúc và đầy những ký ức đẹp như cổ tích. Khi biết chuyện, cô và các bạn của Thủy đã rất đau lòng, càng đau lòng hơn khi phải đối mặt với một sự thật phũ phàng rằng từ nay Thủy sẽ không còn được đi học nữa.
Sự thật vẫn là sự thật. Em chỉ ước một điều là cái tổ ấm nhỏ bé ấy sẽ không bị tan vỡ và nụ cười lại nở trên mối hai anh em tội nghiệp. Người lớn thì có bao giờ hiểu được con trẻ nghĩ gì khi tuy còn nhỏ mà chúng phải chứng kiến cảnh ba mẹ bỏ nhau và phải nói lời chia xa với những người mà mình yêu thương nhất. Hai con búp bê cũng phải chứng kiến cảnh tượng đau lòng đó. Em không biết là chúng có khóc không nếu chúng phải chia tay nhau sau một thời gian dài bên nhau, chơi đùa cùng hai con người đáng yêu và dễ thương như hai thiên thần. Có thể chúng sẽ không khóc đâu vì búp bê làm gì có nước mắt. Nhưng cuộc chia tay đã làm nhói đau Thành và Thủy, để lại trong tim hai em một vết thương rất lớn không gì hàn gắn nổi. Dù vậy thì cuộc sống vẫn tiếp tục trôi, “mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Hai em có thể xa rời nhau, nhưng tôi tin chắc một điều là chúng vẫn luôn nhớ về nhau, nhớ khung trời tuổi thơ với những cảnh vật quen thuộc, mãi mãi không quên. Em thấy lòng mình đau đớn khi trong phút giây nói lời tạm biệt, Thủy bắt Thành phải hứa là sẽ không bao giờ để hai con búp bê ngồi xa nhau, cũng giống như hai sinh linh ấy sẽ mãi dõi theo nhau trên mọi nẻo đường đời.
Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.
#Châu's ngốc
Trong xã hội hiện nay, nhiều trẻ em đang bị bạo hành, không có một mái ấm gia đình đúng nghĩa. Không được đảm bảo quyền lợi của mình.
Chính vì vậy, tác phẩm "Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài là một câu chuyện vô cùng cảm động, là tiếng chuông cảnh tỉnh người lớn, khi đối xử với trẻ nhỏ
Câu chuyện xoay quanh hai nhân vật Thành và Thủy hai em rất yêu thương và che chở cho nhau từ khi còn thơ bé. Họ có nhiều kỷ niệm chung gắn bó với nhau hồi lớp năm khi áo Thành bị rách Thủy đã đem kim chỉ ra sân khâu vá cho Thành. Một biểu hiện giản dị, những thể hiện tình cảm gắn bó của hai anh em.
Đi học đi chơi hai anh em cũng đều có nhau. Nhưng rồi sóng gió gia đình xảy ra, bố mẹ ly hôn, hai em mỗi người một nơi. Sự đau khổ hằn lên khuôn mặt của hai đứa trẻ vô tội. Thủy thì chỉ biết khóc nức nở, trong khi đó anh trai Thanh thì cắn chặt môi để tiếng khóc nén lại trong lòng không bật lên thành tiếng. Những giọt nước mắt khi cha mẹ chia lìa đôi ngả, anh em ly tán, tan nát
Tác giả đã dùng những lời lẽ chân thành của mình để miêu tả cuộc chia ly ấy, khiến cho người đọc không khỏi nghẹn ngào, xúc động vì những tình cảm chân thành, mộc mạc mà trẻ thơ dành cho nhau.
Khi bố mẹ chia tay nhau, mọi thứ trong gia đình cũng đều chia đôi. Đến cả những món đồ chơi của hai anh em cũng được mẹ bảo chia đôi, khiến cho hai anh em vô cùng buồn khổ. Thành muốn “nhường” lại hai con búp bê Vệ sĩ và Em nhỏ cho cô em gái của mình là Thủy. Nhưng Thủy lại sợ anh chia đôi hai con búp bên nên vội nói ”Sao anh ác thế? Anh định chia rẽ chúng sao?”.
Nhưng rồi cô bé lại sợ không có vệ sĩ thì không có người canh gác cho anh ngủ. Điều này thể hiện tình cảm của Thủy dành cho anh trai mình vô cùng sâu sắc, một cô em gái nhỏ giàu tình cảm luôn lo lắng cho những người thân yêu của mình.
Nghĩ thế nên Thủy quyết định để lại hết hai con búp bê lại cho Thành anh trai của mình. Hai con búp bê mãi mãi sẽ không phải rời xa nhau như Thủy và Thành. Hành động này của cô bé khiến người đọc vô cùng cảm động, cảm thấy em dường như lớn hơn tuổi thực của mình biết suy nghĩ vô cùng sâu sắc, thấu tình đạt lý, biết hy sinh chịu thiệt thòi cho người mình yêu thương.
Cuộc chia tay của Thủy với mái trường, thầy cô, bạn bè thân thiết, cũng khiến cho người đọc không ngăn được dòng lệ của mình, khi cô bé nói “Mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Câu nói của Thủy khiến cô giáo bàng hoàng, mặt tái đi vì đau đớn. Một cô bé đang tuổi ăn tuổi chơi nhưng từ nay không được tới trường, đánh mất tuổi thơ vui vẻ để bước vào cuộc sống, mưu sinh vất vả.
Tác giả Khánh Hòa với những câu văn đầy nhân văn, giàu cảm xúc của mình đã khiến người đọc cảm nhận được sự mất mát quá lớn của những đứa trẻ khi gia đình tan vỡ, khiến các em phải trưởng thành sớm, và đánh mất đi tuổi thơ vui vẻ, thơ ngây hồn nhiên của mình.
Qua tác phẩm của mình tác giả muốn gửi gắm tới những người lớn hãy biết sống tích cực hơn đừng để trẻ con phải gánh chịu những hậu quả do gia đình ly tán. Bởi trong bất kỳ cuộc chia ly nào thì trẻ nhỏ luôn là người gánh chịu nhiều thiệt thòi nhất.
- Trong khổ thơ đầu, tác giả đã không chỉ dùng phép đối (chàng - thiếp, đi - về), mà còn kết hợp với phép lặp quan hệ từ (thì) ở mỗi câu đã nhấn mạnh nỗi chia li, xa cách của người chinh phụ. Hơn nữa, các hình ảnh "Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh" như khiến không gian xa cách thêm xa vời vợi. Trên bức tranh đó, hình ảnh người chinh phụ nhỏ bé, mong manh với nồi sầu li biệt dâng lên thâm sâu và bao phủ lên cảnh vật.
- Tác giả đã gợi lên cả một hiện thực chia li phũ phàng và nồi niềm đau đớn trước tình cảnh hai vợ chồng đang mặn nồng thì phải xa cách bởi cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Bốn câu thơ cuối: Diễn tả khoảng cách giữa hai người (một ngàn dâu thăm thẳm)
- Hình ảnh ngàn dâu được lặp đi lặp lại trong bài là cách diễn đạt, sử dụng tài tình
Xanh xanh… ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt
- Hình ảnh người chinh phu với khoảng cách vô tận, tới khi trông lại chỉ thấy “xanh mấy ngàn dâu”
- Chàng ngoảnh lại, thiếp trông sang chỉ còn thấy một màu xanh, mơ hồ, huyền ảo
Nỗi sầu muộn của người chinh phụ, nỗi xót xa dâng đầy “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”
→Hình ảnh người chinh phụ đau đáu trông theo, màu xanh xanh trở thành xanh ngắt choán hết không gian và tâm trí
Bốn câu thơ đầu: Cảnh chia ly của chinh phu và chinh phụ
+ Người phụ nữ đưa tiễn chồng với nỗi buồn vạn dặm
+ Sử dụng phép đối: chàng đi- thiếp về
→Sự chia lìa trở thành hiện thực khắc nghiệt không thể níu kéo, thay đổi
+ Hình ảnh: mây biếc, núi xanh – sự chia cắt, khoảng cách ngàn trùng vời vợi giữa hai người
Các địa danh như Hàm Dương, Tiêu Dương trong bài đều mang tính ước lệ
+ Người chinh phụ hoang mang trong câu hỏi “Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng”
→Khoảng cách trở nên mơ hồ, không đong đo đếm được
- Các phép đối, lặp từ, đảo từ đều mang ý nghĩa diễn tả nỗi đau chia ly của người chinh phụ khi ngóng chồng
+ Nối nhớ mong đau đáu của người chinh phụ chỉ gom lại bởi hai địa danh Hàm Dương- Tiêu Tương
+ Người chinh phụ yêu chồng nên hình dung rõ rệt về sự mong ngóng của chồng về mình: chàng ngoảnh lại – thiếp trông sang
→Sự xa cách về không gian vật lý càng làm cho tình cảnh chia ly thêm sầu thảm
Tham khảo!
- Hai dòng thơ “Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu” sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa để nhấn mạnh nỗi buồn tủi của ông đồ như lan sang cả giấy, mực. Giấy không được viết trở nên bẽ bàng, màu đỏ của nó trở thành vô duyên, không thắm lên được; mực không được dùng nên đọng lại bao nhiêu sầu tủi trong nghiên.
Hai dòng thơ “Lá vàng rơi trên giấy; / Ngoài giời mưa bụi bay.” Miêu tả ngoại cảnh – trời đất ảm đạm, lạnh lẽo như lòng ông đồ.
- Những dòng thơ trên được tác giả viết theo bút pháp tả cảnh ngụ tình (tả cảnh để nói lên nỗi lòng của con người). Cảnh vật phản chiếu tâm trngj của con người.