K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

"Cô bén bán diêm" là một tác phẩm văn học hiện thực xuất sắc, là một tác phẩm xuất sắc. Tác phẩm cho ta thấy những người nghèo luôn phải sống với một cuộc sống buồn. Với kết cục đáng thương khi cố bé bán diêm đã chết và để lại người đọc nhưng suy nghĩ sâu sắc, nhận xét bi thương khi cho thấy thế giới lạnh lẽo đến nhường nào.

30 tháng 9 2016

cảm ơn nha!vui

29 tháng 8 2017

Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam chính vì vậy tiếng việt cũng được coi là một thứ ngôn ngữ vô cùng quan trọng của con người Việt Nam đây là một phương tiện chủ yếu để con người giao tiếp với nhau. Nhưng để giữ gìn được bản sắc và truyền thống giá trị của dân tộc chúng ta phải biết đến những sự trong sáng của tiếng việt.

Sự trong sáng của tiếng việt có thể nói đó là những điều thuần khiết và có ý nghĩa nhất đối với tiếng việt của chúng ta, một thứ ngôn ngữ vô cùng quan trong, tiếng mẹ đẻ của dân tộc Việt Nam. Muốn bảo vệ và giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt chúng ta cần phải bão vệ những điều trong sáng trong ngôn ngữ trước, tiếng việt là một ngôn ngữ hay và có thể nói nó cũng rất khó đối với những người nước ngoài, nhưng để giữ được giá trị truyền thống của dân tộc chúng ta cần phải biết bảo vệ nó để nó tránh khỏi những tạp âm và những lai tạo của xã hội gây ra.

Từ xưa đến nay tiếng việt vẫn luôn luôn được mọi người quan tâm và chú trọng, có thể nói ngôn ngữ tiếng việt vô cùng trong sáng và đa nghĩa, nhiều nguyên thanh đến vô cùng nhưng để tránh mắc phải những tạp chất do thế giới bên ngoài tạo nên nó phải là những điều có ý nghĩa và đem lại giá trị mạnh mẽ và hoàn hảo nhất. Trong cuộc sống của mỗi chúng ta tiếng việt là một ngôn ngữ để chúng ta trao đổi tâm tư nguyện vọng của mình đối với người xung quanh. Ai ai cũng đều sử dụng nó là phương tiện giao tiếp chủ yếu đối với đối phương chính vì vậy chúng ta cần phải giữ gìn và bảo vệ nó mỗi ngày, để làm được điều đó, chúng ta cần phải biết trân trọng và giữ gìn những ý nghĩa quan trọng và cần thiết trong nó, biết giữ gìn những vai trò mà nó đem lại để cuộc sống của chúng ta cũng được thêm nhiều giá trị hơn.

Trước đây khi xã hội chưa phát triển con người chưa có ngôn ngữ và chữ viết phương tiện chủ yếu của con người là bằng hành động nhưng ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, con người biết sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện để giao tiếp và trao đổi với con người, điều đó để lại những giá trị cần thiết và quan trọng nhất, ngôn ngữ giúp cho con người ngày càng văn mình và hiện đại hơn, những ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng đó là tiếng việt, tiếng việt nó là một phương diện để con người có thể trao đổi những tâm tư nguyện vọng với nhau. Trong xã hội cũ khi phương thức tập thể đang phát triển mạnh mẽ con người dùng ngôn ngữ tiếng việt để có thể trao đổi kinh nghiệm và vốn sống của họ dành tặng cho mỗi con người những hình ảnh đó đã đậm đà và đang tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của mỗi chúng ta, để làm nên những điều có giá trị đó chúng ta nên biết giữ gìn ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.

Ngôn ngữ nó còn là truyền thống thể hiện được yếu tố truyền thống xuất hiện trong con người Việt Nam, muốn làm được những điều có ý nghĩa giáo dục nhiều nhất mỗi người cần làm nên những điều có giá trị đó là luôn luôn biết tôn trọng chữ viết, ngôn ngữ tiếng việt, phát huy được truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam từ đó chúng ta mới có được những điều tuyệt vời và ý nghĩa nhất, giá trị của cuộc sống nằm trong mặt nội dung của tiếng việt khi con người có chung một ngôn ngữ, đây là mộ phương tiện dùng để giao tiếp trao đổi ngược lại với nhau, từ đó tạo nên những khoảng không gian riêng và mang ý nghĩa to lớn mạnh mẽ nhất.

Ngôn ngữ của chúng ta sẽ ngày càng đẹp và trong sáng hơn, khi chúng ta biết giữ gìn và phát huy nó, bởi chính trong cuộc sống này đã làm cho đôi khi tiếng việt của chúng ta bị mất đi những sự trong sáng và cần thiết đó, những yếu tố văn hóa hay luôn luôn tiềm ẩn và đặt được niềm tin giá trị to lớn nhất dành cho mỗi người, chúng ta nên yêu thương và trân trọng nó nhiều hơn. Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển những văn hóa lối sống Phương Tây đang du nhập ngày càng nhiều nó làm cho tiếng việt mất đi những sự trong sáng vốn có của nó, và tạo nên những điều có ý nghĩa to lớn và mạnh mẽ nhất đối với mỗi con người.

Mỗi chúng ta đều thấy khi lối du nhập phương Tây vào Việt Nam, sự trong sáng của tiếng việt đang bị mờ nhạt đi và nó trở thành một vấn đề đáng cảnh tỉnh người dân Việt Nam cần phải chú trọng và xem xét nó một cách hợp lý và ý nghĩa nhất, giá trị của nó để lại cho chúng ta vô cùng lớn và mạnh mẽ, trong sáng của tiếng việt đó phải là sự thuần khiết. Không phải là không được học hỏi những tinh hoa của nhân loại nhưng chúng ta làm như thế nào để bản chất của tiếng việt không bị mất đi, giá trị của nó còn mãi với thời gian. Như trong bài sự trong sáng của tiếng việt Phạm Văn Đồng đã nói lên điều đó, ông đang khuyên ngăn con người nên sáng suốt lựa chọn ngôn ngữ và không nên để tiếng việt rơi vào cảnh lưỡng nan. Cần phải biết giữ gìn sự trong sáng của nó.

Chúng ta cần phải chọn lựa ngôn ngữ để sử dụng một cách có hiệu quả hơn, bởi khi hiểu được vai trò của ngôn ngữ chúng ta sẽ hiểu được những điều có giá trị và ý nghĩa nhiều nhất. Ngôn ngữ tiếng việt từ xưa đến nay hình thành không phải dễ dàng nó cũng được chọn lựa một cách công phu và tỉ mĩ làm cho ngôn ngữ của chúng ta thêm phong phú hơn, hiện nay cũng có rất nhiều những ngôn ngữ mà tiếng việt ta đang mượn ở nước ngoài, như in tơ nét hay đầu bu, gác đầu sen… tất cả những yếu tố mượn ngôn ngữ đó làm tăng giá trị của văn hóa tiếng việt nhiều hơn, làm đa dạng thêm từ vựng tiếng việt của nhân loại, để làm được những điều có giá trị và ý nghĩa nhất chúng ta cần phải làm được những điều sau luôn luôn giữ gìn và phát huy những ngôn ngữ trong sáng này để từ đó cuộc đời của đời của chúng ta sẽ có nhiều ý nghĩa và nó quan trọng hơn.

Đã có rất nhiều những bài báo bài văn nói và đang cảnh tỉnh chúng ta về tình trạng tiếng việt ngày nay, trong nhà trường từ khi đi học đến khi phát triển chúng ta đều được học môn văn học nói chung nó có thể bao gồm cả từ vựng và ngữ pháp. Quan trọng chúng ta học hỏi được những điều cần thiết và có giá trị trong đó, biết vận dụng tốt những điều mà tiếng việt đã dạy cho mình là đang góp phần bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt. Những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cũng cần phải nâng cao tinh thần bảo vệ cuộc sống của mình có giá trị và ý nghĩa hơn, đó là những việc làm đem lại giá trị to lớn cho cuộc sống. cần phải biết giữ ìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từ đó tạo nên những điều có giá trị và cần thiết nhất dành cho mỗi con người, chúng ta luôn luôn phải nâng cao tinh thần học hỏi và truyền thống quý báu mà cuộc sống đã dành tặng cho mình.

Luôn bảo vệ tiếng việt trong nhà trường và ngoài xã hội đó là những điều có ý nghĩa to lớn đối với việc bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt, mỗi chúng ta cần phải biết được ý nghĩa to lớn của nó để từ đó có những suy nghĩa và hành động đúng đắn về tiếng việt.

Trong cuộc sống mỗi người đều phải nâng cao ý thức của mình để bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt có như vậy chúng ta mới giữ được truyền thống quý báu và giá trị mà cuộc sống này đem lại.

29 tháng 8 2017

Mình chỉ lập ý thôi nhé!Còn bài văn thì từ cái ý đấy bạn viết ra một bài.

- Cảm nghĩ chung của em về vai trò to lớn của tiếng mẹ đẻ.

+ Ngôn ngữ mẹ đẻ nhằm khuyến khích sự đa dạng về ngôn ngữ và giáo dục đa ngôn ngữ .

+ Để nâng cao nhận thức về các truyền thống ngôn ngữ và văn hóa trên khắp thế giới và truyền đi tinh thần đoàn kết dựa trên sự khoan dung, sự hiểu biết và đối thoại.

+ Bảo đảm sự đa dạng về văn hóa và giúp các nền văn hóa có thể giao thoa, trao đổi với nhau.

+ Xây dựng xã hội tri thức toàn diện, tạo điều kiện tiếp cận một nền giáo dục.

-> Để xác định bản sắc của các cá nhân như là nguồn sáng tạo và phương tiện để biểu hiện văn hóa, bảo đảm sự phát triển lành mạnh của xã hội.

>>>>Chúc bạn học tốt~hihi

16 tháng 10 2016

Chiếc lá cuối cùng là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn ắp tràn tình thương yêu và niềm tin với con người, một bức thông điệp khẳng định sứ mạng và sức mạnh của nghệ thuật chân chính.
Câu chuyện kể về cuộc sống chật vật của những người hoạ sĩ nghèo: hai nữ họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi sống cùng căn hộ với người họa sĩ già Bơ-men. Những khó khăn về vật chất đã vắt kiệt sức sáng tạo, khiến họ lâm vào cảnh bi đát. Cụ Bơ-men suốt bốn chục năm mơ ước vẽ một bức kiệt tác mà không thực hiện được, đành phải ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ để kiếm chút tiền còm nuôi thân. Giôn-xi bị sưng phổi, bệnh tật và nghèo túng đã lấy nốt của cô niềm tin vào cuộc sống. Chỉ còn lại Xiu mòn mỏi với những bức vẽ và ám ảnh bởi suy nghĩ của Giôn-xi: cô gái bệnh tật ấy đang đếm từng chiếc lá rơi để chờ định mệnh phán quyết mạng sống của chính mình, với niềm tin khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ ra đi… Không gian cuộc sống của những con người khốn khổ ấy lạnh lẽo u ám như mùa đông, nặng trĩu những buồn lo.
Đáng sợ làm sao khi mỗi ngày trôi đi trong gió tuyết và những cơn mưa lạnh lẽo dai dẳng, những chiếc lá thường xuân tiếp tục rơi xuống, chỉ còn lại một chiếc lá cuối cùng để Giôn-xi như nhìn thấy cái chết của mình đang đến gần. Có lẽ ai trong chúng ta cũng cảm thấy rối lòng, bất lực trước một con người đã buông xuôi, chán sống. Bởi thế nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của Xiu và cụ Bơ-men lúc Giôn-xi đang ngủ: “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”. Có lẽ trong giây phút đó, họ đã nhìn thấy nhánh thường xuân cuối cùng trụi lá rồi chăng? Dường như cùng với cái khắc nghiệt của trời đông, mưa gió, họ có thể đoán trước được điều gì khi Giôn-xi tỉnh dậy vào sáng hôm sau và thấy chiếc lá cuối cùng đã rụng.
Trong hoàn cảnh này, người đau khổ nhất không phải là Giôn-xi mà chính là cô gái trẻ Xiu. Bởi lẽ, cô là người sẽ phải chứng kiến toàn bộ tấn bi kịch sắp diễn ra vào sáng hôm sau khi Giôn-xi lại nhìn ra cửa sổ. Nhà văn không mô tả cụ thể tâm trạng Xiu, chỉ cho biết cô “tỉnh dậy sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ”,như vậy có nghĩa là cô đã phải trải qua một đêm trắng đầy âu lo thổn thức, trong sự bồn chồn và bất lực. Một đêm mưa gió ngoài trời dữ dội, một chiếc lá mong manh bám trên bức tường gạch chắc chắn sẽ bị vùi dập tơi tả, không chống chọi nổi sự tàn phá của tự nhiên. Điều đó có nghĩa là sau phút kéo mành lên, Giôn-xi sẽ nhìn thấy cái chết của chính mình. Nhưng Xiu cũng không thể chịu được khoảnh khắc nhìn thấy “Giôn-xi đang mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành mành màu xanh đã kéo xuống”. Không kéo mành lên cũng không được, vì như vậy Xiu sẽ mang mặc cảm chính mình mới là người gây ra cái chết của Giôn-xi. Ta hiểu tâm trạng của cô khi làm theo một cách chán nản, bản thân cô cũng không còn phương cách nào giúp cho người đồng nghiệp, người em gái kia từ bỏ suy nghĩ điên rồ đáng sợ kia.
Chính vào lúc ấy, một hình ảnh bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán, đảo ngược cả tình huống tưởng như chắc chắn trong dự định của Giôn-xi, trong nỗi lo của Xiu và trong sự thất vọng của mọi người. Tình huống ấy đã thắp lại niềm hy vọng như một phép màu: vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Có lẽ người vui mừng nhất lúc này là Xiu, vì chiếc lá cô nhìn thấy không phải là một ảo ảnh: “Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ”. Còn Giôn-xi? Cô cũng nhận ra: “Đó là chiếc lá cuối cùng”, thừa nhận sự thật một cách miễn cưỡng và tiếp tục suy nghĩ: “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”.
Giôn-xi thật đáng thương nhưng cô cũng thật đáng trách khi vẫn đeo đuổi ý định từ bỏ cuộc sống. Cô chìm đắm trong ý nghĩ kỳ quặc của mình, mặc kệ những sợi dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi một.Cô đã phụ lòng của Xiu, bởi lẽ cô đã xem nỗi đau của mình lớn hơn tất cả mọi sự quan tâm lo lắng của mọi người. Trong thời điểm ấy, sẽ không ai có thể giúp đỡ cô, ngoại trừ chính bản thân cô. Thời gian một ngày kéo dài đằng đẵng để Giôn-xi chứng kiến chiếc lá thường xuân chống chọi với mùa đông khắc nghiệt. Chiếc lá bướng bỉnh ấy không chấp nhận sự buông xuôi của một cô gái còn quá trẻ. Thế nhưng, khi con người ấy đã chấp nhận đầu hàng số phận, thì sức mạnh của màn đêm buông xuống, gió bấc ào ào, mưa đập mạnh vào cửa sổ lại có một uy lực khiến cho Giôn-xi không còn một niềm tin nào vào sự sống của chính mình. Sự cố chấp ấy quả thật đáng chê trách.
Nhà văn đã tạo ra một tình huống thử thách trước số phận của Giôn-xi, để rồi, cuối cùng người đọc có thể thở phào nhẹ nhõm: “chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”. Chiếc lá mong manh ấy đã chiến thắng được thời tiết khắc nghiệt, để tạo ra một bước ngoặt trong nhận thức của Giôn-xi. Cuối cùng, cô gái ấy đã nhận ra sự ích kỷ tồi tệ của bản thân mình. Chiếc lá cuối cùng đã cứu sống một sinh linh. Trước hết là thức tỉnh khát vọng sống tiềm ẩn trong tâm hồn của Giôn-xi, để cô nhận ra: “có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội.”. Phép nhiệm màu đã xảy ra, vượt qua tất cả những quy luật thường tình của thiên nhiên tạo hoá, khiến Giôn-xi không hiểu và không sao hiểu được. Phải chăng, Thượng đế chí công và nhân từ không nỡ để một cô gái trẻ phải sớm giã từ cuộc sống? Không những thế, sau thời khắc bừng tỉnh, cô gái Giôn-xi đã lại bắt đầu mơ ước về tương lai: “một ngày nào đó em sẽ vẽ được vịnh Na- plơ”. Thượng đế thật công bằng, vị thượng đế ấy có tên là… Bơ-men.
Người hoạ sĩ già khốn khổ ấy không có quyền năng tối thượng của Thượng đế, nhưng ông có một trái tim giàu lòng thương cảm. Hoá ra, trong thời điểm làm mẫu cho Xiu, con người ấy đã đi đến một quyết định táo bạo, đoạt quyền của Đấng-toàn-năng bằng chính khả năng của mình. Con người đã bốn mươi năm theo đuổi kiệt tác mà không thành công đã tạo nên một kiệt tác cuối cùng của đời mình: chiếc lá cuối cùng! Khi bắt tay vào công việc, người nghệ sĩ chân chính ấy đã âm thầm hành động với ước nguyện thật cao cả: trả lại niềm tin vào sự sống cho Giôn-xi. Không ai được biết có bao nhiêu tinh hoa đã phát tiết trong giờ phút vẽ nên chiếc lá trên tường của cụ Bơ-men. Tất cả đều diễn ra quá bất ngờ, đến nỗi cả Xiu là người đã chứng kiến giờ phút chiếc lá cuối cùng rụng xuống cùng cụ Bơ-men cũng phải bàng hoàng. Ta chợt hiểu những lời nói hối hả của cô với Giôn-xi: “Em thân yêu, thân yêu. Em hãy nghĩ đến chị, nếu như em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”. Cô đã hiểu tất cả, nhưng không dám nói rõ cho Giôn-xi, bởi lẽ cô chưa thể hình dung ra phản ứng của Giôn-xi trước một sự lừa dối bắt nguồn từ lòng tốt của người hoạ sĩ già. Lời nói ấy còn bộc lộ một niềm sung sướng vô biên của Xiu trước giải pháp tình thế mà cụ Bơ-men đã nghĩ ra trong đêm chiếc lá cuối cùng thực sự đã rụng xuống. Bởi thế, lần kéo mành vào hôm sau, ta không còn gặp tâm trạng chán nản đến cùng cực của Xiu nữa.
Vì sự sống của một cô gái, cụ Bơ-men đã bất chấp thử thách của thời tiết khắc nghiệt, quên đi sự sống của bản thân mình. Có lẽ bản thân cụ cũng không ngờ đó là bức vẽ cuối cùng của cuộc đời mình, nhưng chắc chắn một điều khi người hoạ sĩ ấy vẽ chiếc lá, bức vẽ ấy không nhằm để lưu lại tên tuổi nghệ sĩ với đời. Điều đáng quan tâm lúc đó là sự sống đã tắt trong tâm hồn một cô gái trẻ, làm thế nào để cô thôi không bị ám ảnh bởi quy luật lạnh lùng của tạo hoá, để rồi vươn lên giữa cuộc đời bằng chính sức sống tiềm tàng trong tâm hồn cô. Đó là lúc người hoạ sĩ già ấy hiểu thấu sứ mạng vinh quang và cao cả của nghệ thuật: hướng về con người chứ không phải là nhằm tạo chút danh tiếng hão huyền, nghệ thuật chỉ thật sự bắt đầu khi sáng tạo của người nghệ sĩ giúp ích cho đời.
Cuối cùng thì Giôn-xi đã vượt qua cửa ải của chính mình, trở lại với niềm tin sự sống nhờ niềm tin vào sức sống mãnh liệt từ chiếc lá cuối cùng – tác phẩm của cụ Bơ-men. Nhưng người nghệ sĩ già ấy đã phải trả một cái giá quá đắt bằng chính mạng sống của mình. Giôn-xi chỉ được biết điều ấy khi đã thật sự bình phục bằng nghị lực của chính mình. Qua lời thuật lại của Xiu, ta hiểu được lòng biết ơn của Xiu đối với người hoạ sĩ cao cả ấy, và cô muốn nhắc nhở Giôn-xi không thể vô ơn trước sự hy sinh của một con người chân chính, vì sự sống của đồng loại đã không ngần ngại xả thân. Cụ Bơ-men đã nhiễm chính căn bệnh sưng phổi của Giôn-xi vào lúc tạo nên chiếc lá cuối cùng giữa một đêm đông mưa gió lạnh lẽo. Chi tiết xúc động này khiến ta tin rằng Giôn-xi dù biết rằng chiếc lá ấy là một sản phẩm nhân tạo, nhưng chắc chắn cô sẽ không bao giờ hối hận trước một sự lừa dối cao cả như thế, Người hoạ sĩ già Bơ-men là hiện thân của sự cao thượng, lòng vị tha, đức hy sinh của một con người chân chính.
Câu chuyện kết thúc bằng một sự đảo ngược tình huống lần thứ hai. Chiếc lá cuối cùng là một sự lừa dối, nhưng lại là một sự lừa dối cao cả để đem lại niềm tin vào sự sống cho con người. Kiệt tác cuối cùng của người họa sĩ già đã được ra đời nằm ngoài tất cả mọi dự đoán của công chúng. Nhưng chiếc lá cuối cùng ấy mãi mãi là bằng chứng của tấm lòng yêu thương con người. Bởi thế, Chiếc lá cuối cùng sẽ mãi 

16 tháng 10 2016

Với Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Mỹ o Hen-ri chúng ta như được bước vào thế giới của một xã hội đương thời nhiễu nhương. Trong cái xã hội nghèo nàn ấy có những người nghệ sĩ nghèo chứa chan tình nhân đạo. Họ thương yêu nhau, hi sinh chính bản thân của mình vì nhau. Với bút pháp nghệ thuật điêu luyện nhà văn đã phản ánh một cách cảm động đồng thời đã để lại một giá trị nghệ thuật cao cả. Tác giả đã bộc lộ một cách kín đáo, một cuộc sống tốt đẹp.

Tác giả đã kể về họ: những người họa sĩ nghèo khổ ở phía tây công viên Oa-sinh-tơn. Hai nữ họa sĩ trẻ tuổi Xiu và Giôn-xi mang đầy năng khiếu và cụ Bơ-men đã già nhưng chưa thành đạt trên con đường nghệ thuật. Mặc dù họ sống chật vật, ăn uống thiếu thốn nhưng họ vẫn thương yêu nhau tha thiết. Một tình bạn chứa chan mà chân thành. Hai người đã gặp nhau rất tình cờ. Họ trùng sở thích nên kết bạn. Xiu và Giôn-xi đã chứng tỏ tình bạn cao cả cửa mình qua cơn ốm nặng của Giôn-xi. Giôn-xi phải cảm ơn Xiu rất nhiều, có thể là không trả hết. Xiu không bỏ rơi bạn trong họan nạn mà còn làm việc hết sức mình lấy tiền nuôi mình và chữa bệnh cho bạn. Cô gạt bỏ hết sự yếu đuối động viên Giôn- xi can đảm vượt qua mọi thử thách. Cô đã chia sẻ những nỗi buồn niềm vui với bạn. Họ đã có một tình cảm cao đẹp. Họ cảm thấy không thế thiếu tình cảm thiêng liêng đó. Xiu là một cô gái trong trắng, biết làm việc thiện không suy nghĩ nhỏ nhen hẹp hòi. Cô chỉ cầu mong điều lành đến với Giôn-xi, đó là khỏi bệnh và thực hiện ước muốn của mình để vẽ vịnh Na-Plơ. Chao ôi! Tình bạn quý giá biết bao. Cảm động hơn là tấm lòng nhân đạo của cụ Bơ- men. Cụ là hàng xóm với hai nữ nghệ sĩ. Khi nghe Xiu kể về tâm trạng tuyệt vọng của Giôn-Xi thì cụ vô cùng tức giận. Cụ mắng nhiếc Xiu và kêu lên: Trên đời này có người nào lại ngớ ngẩn chết vì những chiếc lá rụng từ cái dây leo đáng nguyền rủa ấy hử?. Cuối cùng cụ đã cứu sống được Giôn-xi, lấy lại niềm tin yêu của cuộc sống bằng Chiếc lá cuối cùng – một tác phẩm kiệt xuất của cụ. Nhưng chiếc lá đó chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi. Cụ đã vẽ nó vào cái đêm đen, giữa mưa tuyết và giá lạnh, dưới ánh sáng một cái đèn bão. Tác giả của bức tranh kiệt xuất ấy là người họa sĩ già bệnh tật. Bức vẽ cuối cùng của cụ đã đạt đỉnh cao trên con đường nghệ thuật mà trước kia cụ hằng mong ước. Và để tạo được tác phẩm kiệt xuất ấy cụ đã không ngần ngại đổi bằng chính cuộc sống của mình. Bức vẽ chiếc lá ấy chính là sản phẩm của tấm lòng thương yêu sâu sắc giữa con người với con người. Nó thể hiện một tình cảm chân thành xuất phát từ trái tim nhân đạo đầy tình thương bao la. Dưới ngòi bút của o Hen-ri, con quỷ bệnh tật đang rình rập để hòng tước đoạt niềm tin vào cuộc sống ở Giôn-xi đã bị cụ Bơ-men già gầy guộc đánh bại. Cụ đã trả lại màu xanh cho chiếc lá úa vàng, màu hồng cho đôi má Giôn-xi bệnh tật, trả lại niềm tin, nghị lực cho những người yếu đuối. Đến lúc này nghệ thuật cần cho cuộc sống, hòa vào cuộc sống và phát huy hết sức mạnh kì diệu của nó. Chiếc lá cuối cùng không rụng, nó mãi mãi còn trên cái dây thường xuân. Giôn-xi đã trở lại với cuộc đời mà cụ Bơ- men ban cho. Cũng từ ấy cụ Bơ-men đã trút hơi thở cuối cùng sau khi thành công trên con đường nghệ thuật. Một hình ảnh làm rung động lòng người: Bơ-men đã trao sự sống của mình cho Giôn-xi. Người họa sĩ già ấy đã nhường hơi thở của mình cho tài năng trẻ tiếp tục sự nghiệp nghệ thuật của mình. Bơ-men đã phác họa nghệ thuật để sống mãi trong lòng người đọc. Cụ đã tạo cho màu xanh của chiếc lá thường xuân, tâm huyết của cụ.

Nó đã cứu sống cả mạng người. Chiếc lá cuối cùng trở thành niềm hy vọng của sự hồi sinh được dựng lên bằng tình bạn. Hai nhân vật Xiu và Bơ-men là hình ảnh tiêu biểu cho tình bạn bè, đồng loại. Họ luôn tỏa sáng trong tâm hồn người đọc. Trong sự nghèo khổ họ đã thương yêu nhau, đùm bọc lẫn nhau. Những hình ảnh, lòng thương ấy làm rung động lòng người. Những con người ấy chỉ mơ đến cuộc sống ấm no, đầy đủ nhưng chứa chan tình thương. Tình bạn bè cao đẹp trong sáng, lòng nhân ái bao la như trời xanh biển rộng. Qua đây tác giả o Hen-ri muốn gửi đến mọi người thông điệp về tình bạn tha thiết: con người phải biết thương yêu nhau, quan tâm lẫn nhau. Họ là những người bạn tốt không thể thiếu đối với chúng ta.

Tác phẩm đã toát lên một mong muốn khá giản dị nhưng sâu sắc: con người ngày một sống tốt đẹp hơn. Đó là ngụ ý sâu xa của nhà văn. Tố Hữu đã từng nói: người yêu người sống để yêu nhau. Không có con người, không có tình bạn thì cuộc sống chẳng có nghĩa. Những con người ấy, tình bạn ấy sẽ mãi là tấm gương để chúng ta học tập.

21 tháng 11 2016

1- Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.
2- Thân bài:
- Hình dáng chiếc nón: hình chóp.
- Các nguyên liệu làm nón:
+ Mo nang làm cốt nón.
+ Lá cọ để lợp nón.
+ Nứa rừng làm vòng nón.
+ Dây cước, sợi guột để khâu nón.
+Ni lông, sợi len, tranh ảnh trang trí.
- Quy trình làm nón:
+ Phơi lá nón rồi trải trên mặt đất cho mềm, sau đó là phẳng
+ Làm 16 vòng nón bằng cật nứa, chuốt tròn đều
+ Khâu nón: Đặt lá lên khuôn, dùng sợi cước khâu theo 16 vòng để hoàn thành sản phẩm. Khâu xong phải hơ nón bằng hơi diêm sinh.
- Các nơi làm nón ở Việt Nam: Huế, Quảng Bình. Nổi tiếng là nón làng Chuông -Hà Tây.
- Tác dụng: Che nắng, che mưa làm duyên cho các thiếu nữ . Có thể dùng để múa, làm quà tặng. Chiếc nón là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.
3 - Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam.

 

22 tháng 11 2016

MB

– Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam (Chiếc nón lá Việt Nam là một trong những vật dụng để che nắng che mưa duyên dáng và tiện lợi trở thành vật làm duyên đáng yêu cho những cô thiếu nữ ngày xưa, nó gắn bó với con người Việt Nam ta.)

TB

(thuyết minh về chiếc nón lá)

– Hoàn cảnh ra đời của chiếc nón lá: (có lẽ từ ngàn xưa, với cái nắng chói trang của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều tổ tiên ta đã biết lấy lá kết vào nhau để làm vật dụng đội lên đầu để che nắng che mưa.dần dần nó được cải tiến thành những chiếc nón có hình dạng khác nhau.)

– Giới thiệu chất liệu và cách làm nón: (Nón làm bằng nhiều vật liệu khác nhau nhưng chủ yếu bằng lá nón, chiếc nón được bàn tay khéo léo của các nghệ nhân chuốt từng thanh tre tròn rồi uốn thành vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau thành những cái vanh nón, vành nón to hơn có đường kinh rộng 50cm, cái tiếp theo nhỏ dần có đến 16 cái vanh, cái nhỏ nhất tròn bằng đồng xu. Tất cả được xếp tiếp nhau trên một cái khuôn hình chóp. Những chiếc lá nón được lấy về từ rừng đem phơi khô cho trắng được xếp tứng cái chồng khít lên nhau cất trong những túi ni lông cho đỡ mốc. Khi đem ra làm nón người phụ nữ, thợ thủ công lấy từng chiếc lá, là cho phẳng rồi lấy kéo cắt chéo đầu trên lấy kim sâu chúng lại với nhau chừng 24-25 chiếc lá cho một lượt sau đó xếp đều trên khuôn nón. Lá nón mỏng và cũng chóng hư khi gặp mưa nhiều nên các thợ thủ công nghĩ ngay ra tận dụng bẹ tre khô để là lớp giữa hai lớp lá nón làm cho nón vừa cứng lại vừa bền. Khâu đoạn tiếp, thợ thủ công lấy dây cột chặt lá nón đã trải đều trên khuôn với khung nón rồi họ mới bắt đầu khâu. Chỉ dùng để khâu cũng phải chọn rất kĩ lưỡng thì nó mới bền. Thợ thủ công của chúng ta dùng chỉ bằng nhiều loại khác nhau nhưng chỉ phải dai mềm. Họ cần mẫn khâu từng mũi kim thanh mỏng đều tăm thắp, dường như người khâu nón muốn gứi gắm trong chiếc non đó bao ước mơ, ý nguyện của mình, cho nên họ nồng trong lớp lá nón những hình ảnh cô thiếu nữ, những đó hoa, có khi có cả bài thơ nữa cho nên chiếc nón lá còn gọi là chiếc nón bài thơ là như vậy. Công đoạn làm nón cũng thật là công phu đòi hỏi người làm nón phải kiên trì nhẫn lại chăm chỉ mới có thể làm ra những chiếc nón đẹp và bền. Chính vì lẽ đó mà du khách nước ngoài đến thăm Việt Nam không chỉ trầm trồ khen ngợi những cô gái Việt Nam duyên dáng trong bộ áo dài cùng chiếc nón lá trên đầu che dấu nụ cười đằm thắm bước đi uyển chuyển thướt tha Trong bộ đồng phục đó, nòn lá trở thành biểu tượng của dân tộc, chẳng những thế mà hình ảnh cô thôn nữ nở nụ cười tươi sau vành nón ôm bó lúa trên tay trở thành bức tranh cổ động ngày mùa thắng lợi được vẻ khắp các thôn xóm và trên biển quảng cáo ở thành thị.)

– Tác dụng của chiếc nón lá: chiếc nón có nhiều loại, ngày xưa trong triều đình hình ảnh anh lính quân cơ đội nón dấu, chiếc nón nhỏ vành chỉ che hết cái đầu, hình ảnh đó đã đi vào thơ ca đó sao :

“Ngang lưng thì thắt bao vàng
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài…”

Hình ảnh đó được khắc rất rõ trong cỗ bài tam cúc mà các bạn vẫn chơi đấy. Còn ai đến vùng quê Kinh bắc nghe nhưng cô gái nơi đây hát những nàn điệu dân ca quan họ hẳn không thể quên chiếc nón quai thao rộng vành một loại nón cổ làm bằng lá già to gấp hai nón thường và trông như cái thúng vì vậy dân gian thường gọi là nón thúng quai thao. Ta còn nhớ hình ảnh người nghệ sĩ hát quan họ với con mắt lá dăm liếc dài sắc nhọn tình tứ cùng nụ cười duyện ẩn dấu sau vành nón quai thao đã làm nao lòng bao khán giả và du khách nước ngoài. Nón quai thao trở thành điểm nhớ của quê hương quan họ thanh lịch từ bao đời nay…

Không chỉ làm vật che nắng che mưa, chiếc nón lá Việt Nam tự nhiên đã đi vào huyền thoại là một nét đẹp văn hoá, mang cái tâm hồn quê hương dân tộc, gợi cảm hứng cho thi ca: “Nón bài thơ, em đội nón bài thơ xứ nghệ…”Chiếc nón lá chiếc nón bài thơ mảnh mai thanh thoát nhẹ nhàng như giọng nói ngọt ngào của các cô gái xứ Huế thân thương đã trở thành dụng cụ biểu diễn nghệ thuật độc đáo, mang phong cách dân tộc đậm đà.)

KB Suy nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam.( Nón lá xưa được sản xuất ở nhiều nơi như Hà Tây, Bắc Ninh, Quảng Bình, Nam Định Hải Dương…Nay cuộc sống thời hiện đại văn hoá phương Tây tràn vào nước ta có rất nhiều nhà máy sản xuất ra biết bao mẫu mũ, ô, dù xinh đẹp và lộng lẫy, nhưng trên khắp các nẻo đường nông thôn đến thành thi, hình ảnh chiếc nón lá vẫn xuất hiện, chứng tỏ sự trường tồn của nó cùng thời gian, cả về giá tri sử dụng lẫn nét đẹp văn hoá thuần phong mĩ tục của dân tộc Việt Nam.)

 

27 tháng 9 2016

Nhà văn muốn gửi gắm là học sinh thì tự tìm hiểu lấyhiha

3 tháng 10 2016

Vì có lẽ đối vs cô bé bà còn quan trọng hơn rất nhiều so vs những thứ kiahihi

27 tháng 8 2017

-Miêu tả theo trình tự thời gian

Lão Hạc cũng như bao người nông dân Việt Nam khác phải đối mặt với cái nghèo, cái đói của cuộc sống cơ cực, tăm tối trước Cách mạng. Nhưng lão còn có những hoàn cảnh riêng vô cùng bất hạnh. Vợ lão chết sớm. Con trai lão phẫn chí vì nghèo không lấy được người mình yêu nên bỏ đi đồn điền cao su. Lão chỉ có con Vàng là kỷ vật của con để làm bạn. Vậy là cùng một lúc lão phải đối mặt với bao đau khổ: cái đói, sự cô đơn và tuổi già với ôm đau, bệnh tật. Rồi cuộc đời cực khổ, dồn lão đến mức hết đường sinh sống. Lão phải dứt ruột bán đi con chó Vàng mà lão yêu thương nhất. Lão bán con chó trong niềm khổ đau tột cùng: “Mặt co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít”, “lão hu hu khóc”,...

Ban đầu là “luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai”, “khoai cũng hết, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc”. Rồi đến mức chẳng còn gì để ăn, để sống. Rồi điều gì đến sẽ phải đến. Không còn đường sinh sống, lão Hạc chỉ còn đường chết. Và đó là một cái chết thật đau đớn, thật tủi nhục: chết “nhờ” ăn bả chó tự tử...! Cái chết của
lão dữ dội vô cùng: lão sùi bọt mép, lão co giật phải hai người đàn ông lực lưỡng đè lên... Cái chết ấy khiến người đọc liên tưởng đến cái chết của con chó Vàng để rồi rùng mình nhận ra rằng cái chết của lão đâu khác gì cái chết của một con chó.

28 tháng 8 2017

common bạnokyeu

8 tháng 12 2016

. Mở bài: Giới thiệu khái quát về thể thơ lục bát (do người Việt sáng tạo, dễ bộc lộ cảm xúc).

2. Thân bài.

a. Các đặc điểm của thể thơ lục bát: Lục bát chỉnh thể (tuân đúng những quy định)

* Số câu, số tiếng:

- Số dòng: Một câu gồm hai dòng (một cặp) gồm: Một dòng có sáu tiếng và một dòng có tám tiếng.

- Số câu: Không giới hạn nhưng khi kết thúc phải dừng lại ở câu tám tiếng.

Một bài thơ lục bát: có thể có một câu, hai câu, ba câu hay có thể có nhiều câu nối dài.

* Cách gieo vần:

- Âm tiết cuối của dòng sáu tiếng hiệp vần với âm tiết thứ sáu cuả dòng tám tiếng theo từng cặp. Âm tiết cuối của dòng tám tiếng lại hiệp vần với âm tiết thứ sáu của dòng sáu tiếng nối tiếp. Cứ thế luân chuyển như vậy cho đến hết bài.

-Vần cuối dòng là vần chân, vần ở giữa dòng là vần lưng.

* Phối thanh:

- Chỉ bắt buộc: các tiếng thứ tư phải là trắc; các tiếng thứ hai, sáu, thứ tám phải là bằng.

- Nhưng câu tám tiếng thì tiếng thứ sáutiếng thứ tám phải khác dấu (nếu tiếng trước là dấu huyền thì tiếng sau phải không có dấu và ngược lại).

- Các tiếng thứ một, ba, năm, bảy của cả hai câu sáu tiếng, tám tiếng và âm tiết thứ hai (của cả hai câu) có thể linh động tuỳ ý về bằng trắc

* Nhịp và đối trong thơ lục bát:

- Cách ngắt nhịpkhá uyển chuyển: Nhịp 2 / 4 ; Nhịp 3/3

* Đối: Thơ lục bát không nhất thiết phải sử dụng phép đối. Nhưng đôi khi để làm nổi bật một ý nào đó, người làm thơ có thể sử dụng tiểu đối trong từng cặp hoặc từng câu thơ.

b. Trường hợp Ngoại lệ:

* Lục bát biến thể:

- Số chữ tăng lên: vần lưng tất nhiên cũng xê dịch theo.

- Thanh: Tiếng thứ hai có thể là thanh trắc:

- Gieo vần: có thể gieo vần trắc:

c. Tác dụng của thơ lục bát:

-Phản ánh và cô kết trung thành những phẩm chất thẩm mĩ của Tiếng Việt.

-Cách gieo vần và phối thanh, ngắt nhịp giản dị mà biến hoá vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng làm cho thơ lục bát dồi dào khả năng diễn tả.

tho%20luc%20bat.jpg

3. Kết bài

- Nêu vị trí của thơ lục bát trong nền văn học ViệtNam.

- Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ Nôm, các kịch bản ca kịch dân tộc và đạt đến mức hoàn thiện với các thiên tài như Nguyễn Du …

- Được tiếp tục phát huy qua các thế hệ sau như Tố Hữu …

-> Thơ lục bát có sức sống mãnh liệt trong nền thơ ca hiện đại Việt nam.

7 tháng 12 2016

Trong văn mẫu cs thê sao ko tham khảo mk viết

 

12 tháng 10 2016

Kỷ niệm gắn bó với hai cây phong được kể lại theo hai mạch dẫn ***g vào nhau: mạch dẫn chuyện trực tiếp của nhân vật “tôi” – một hoạ sĩ đã lớn lên từ chính mảnh đất này và mạch kỷ niệm của cả một thế hệ “chúng tôi”. Ký ức thật đậm nét của tuổi thơ đã khiến cho người hoạ sĩ – nhân vật “tôi” đã tái hiện lại thật đẹp và xúc động hình ảnh hai cây phong – biểu tượng của quê hương, một mảnh hồn làng sống động.
Bắt đầu của những ký ức về làng quê là lời dẫn chuyện đưa người đọc trở về một nơi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng, có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống . Ku-ku-rêu đã hiện ra với tất cả vẻ hoang sơ của thiên nhiên với thung lũng, thảo nguyên, rặng núi. Hai cây phong không phải là món quà của tự nhiên nhưng đã từ rất lâu, những đứa trẻ đã biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Để cũng rất tự nhiên, hình ảnh hai cây phong đã trở thành của riêng làng Ku-ku-rêu: “chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi”, trở thành mốc định hướng cho mọi người tìm đến. Riêng đối với “tôi”, “mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy". Anh đã dành tình cảm đặc biệt với hai cây phong như với những người bạn, nhìn bằng cặp mắt chan chứa tình cảm yêu thương, nên dù khó nhìn đến mấy, anh bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ . Hai cây phong đã trở thành một phần tâm hồn của anh, chi phối cả niềm vui, nỗi buồn của người hoạ sĩ.
Bằng tình yêu ấy, anh đã tạo nên một bức tranh thật sinh động, đẹp đẽ. Một bức tranh ngân nga cả những giai điệu “tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”. Đoạn văn miêu tả hình ảnh hai cây phong đẹp như một bài thơ về một loài cây “có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu”. Có lẽ chính tình yêu quê hương của người hoạ sĩ đã đem đến cảm giác choáng ngợp say sưa ấy: “Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyển qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào”. Ngay cả khi thời tiết thay đổi khắc nghiệt, hai cây phong ấy vẫn như một con người bền bỉ kiên cường đối chọi với sức mạnh tàn phá của bão dông, “nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực". Cảm nhận của tuổi thơ đã được người họa sĩ ấy trân trọng gìn giữ, ngay cả khi khám phá ra điều bí ẩn về hai cây phong bằng những giải thích chính xác khoa học thì : “việc khám phá ra chân lí giản đơn ấy vẫn không làm tôi vỡ mộng xưa, không làm tôi bỏ mất cách cảm thụ của tuổi thơ mà tôi còn giữ đến tận ngày nay”. Bởi lẽ cây phong ấy đã gắn với cả một thời tươi đẹp: “Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…”. Hình ảnh thời ấu thơ đã tạo thành không gian cổ tích rất riêng, phải chăng chính từ tình yêu và sự gắn bó với hai cây phong, đã làm cậu bé năm xưa lớn lên trở thành họa sĩ với mong muốn vẽ lại linh hồn nồng thắm của làng quê?
Hai cây phong ấy còn là kỷ niệm chung của chúng tôi – bọn con trai tinh nghịch ở làng Ku-ku-rêu, những người bạn cùng trang lứa của người họa sĩ. Đó là tất cả những ngày tháng được vui chơi, chạy nhảy giữa núi đồi rộng lớn , trong bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền của hai cây phong. Đẹp làm sao khoảnh khắc những cậu bé ấy được nâng lên cao từ những cành cao ngất, cao đến ngang tầm chim bay , một thế giới khác đã được mở ra, vượt ra khỏi giới hạn của làng quê Ku-ku-rêu nhỏ bé, “như có một phép thần thông nào vụt mở ra trước mắt chúng tôi cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng”. Hai cây phong trở thành bệ đỡ, nâng cánh ước mơ cho những đứa trẻ, mở tầm nhận thức về một thế giới đầy những điều mới lạ cần khám phá, hướng về “những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia”. Cũng như bạn bè của mình, “tôi” – chú bé sau này là họa sĩ cũng trải qua cảm giác “tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia”. Hai cây phong đã trở thành người bạn lớn, người bạn tâm tình thân thiết đem lại những niềm vui vỡ oà hạnh phúc cho tuổi thơ.
Khi hưởng thụ niềm vui trong bao tháng ngày hồn nhiên thơ mộng bên hai cây phong ấy, không cậu bé nào đặt câu hỏi về người đã vun mầm, ấp ủ những niềm hi vọng, đem lại hạnh phúc tuổi thơ. Đó cũng là điều bình thường với bất cứ em bé nào. Hai cây phong của người chiến sĩ Hồng quân, đoàn viên thanh niên cộng sản Đuy-sen đã cùng trồng với em bé khốn khổ An-tư-nai trong những ngày làng Ku-ku-rêu còn chìm đắm trong lạc hậu tối tăm và những hủ tục còn đè nặng trong đời sống dân làng những năm đầu sau cách mạng tháng Mười đã trở thành chứng nhân cho sự lớn khôn của bao thế hệ. Bản thân người thầy đầu tiên ấy vẫn ở lại với làng, đã trở thành một ông lão đưa thư mẫn cán Đuy-sen, thế nhưng khi các em bé gọi quả đồi có hai cây phong là “Trường Đuy-sen” như bao dân làng, có mấy ai còn nhớ ông lão ấy chính là thầy Đuy-sen, người đem đến ánh sáng cách mạng góp phần xoá tan đi bóng tối cho bao cuộc đời? Hai cây phong còn là minh chứng cho sự hy sinh lặng thầm của những người cộng sản trẻ tuổi đã không ngại ngần cống hiến thời thanh xuân tươi đẹp cho quê hương thay da đổi thịt. Tình cảm yêu mến hai cây phong của “tôi”, của “chúng tôi”, của những người dân làng Ku-ku-rêu khiến chúng ta trân trọng chính là vì hai cây phong ấy gắn với câu chuyện về một con người cao đẹp, người thầy giáo không có bằng sư phạm nhưng đã vun trồng bao ước mơ, hi vọng cho những trò nhỏ của mình.

12 tháng 10 2016

ban copy tu tran nao the?

12 tháng 12 2016

Đinh Phụng cho mk xin cái đề vs ạ

12 tháng 12 2016

Đề nào z bn. Văn hay lý

25 tháng 9 2016

ko nhớ đề sao làm