K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 1 2023

Quá trình hình thành của quốc gia Chăm-pa:

Vương Quốc Champa là một Quốc gia độc lập, tồn tại từ khoảng thế kỷ thứ 7 đến năm 1832 (thế kỷ thứ 18) trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ Quảng Bình, dãy núi Hoành Sơn ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay. Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Campuchia và Ấn Độ đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao là phong cách Đông Dương và phong cách Mỹ Sơn mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình lin-ga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa. Chăm Pa hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ 9 và 10 và sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép Nam tiến của Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer. Năm 1471, Chăm Pa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và nước Chăm Pa thống nhất chấm dứt tồn tại. Phần lãnh thổ còn lại của Chăm Pa tiếp tục bị các chúa Nguyễn thôn tính lần hồi và đến năm 1832 toàn bộ vương quốc chính thức bị sáp nhập vào Việt Nam.

26 tháng 10 2023

Học sinh tìm kiếm thông tin từ sách, báo, internet,…

loading...

loading...

 

MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG

Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Những loài thực vật ở vườn quốc gia Cúc phương bao gồm:

- Ngành quyết thực vật có 31 họ, 57 chi, 149 loài.

- Ngành hạt trần có 3 họ, 3 chi và 3 loài.

- Ngành hạt kín có 154 họ, 747 chi và 1588 loài.

Sự phong phú về sinh vật, động vật gồm có

- 97 loài thú (trong đó nổi bật nhất là các loài khỉ châu Á).

- 313 loài chim.

- 76 loài bò sát.

- 46 loài lưỡng cư.

- 11 loài cá.

- Hàng ngàn loài côn trùng.

Đây cũng là nơi sinh sống của một số loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng cao như Voọc đùi trắng, Cầy vằn, Báo hoa mai,…

loading...

loading...

4 tháng 3 2022

Văn Lang- Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam

4 tháng 3 2022

Khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII khu vực Đông Nam Á đã lần lượt xuất hiện một số quốc gia sơ kì như Văn Lang- Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam (thuộc Việt Nam) ( nhớ like nhé)

17 tháng 1 2022

Tham khảo!

Em chọn ý thứ nhất.

Nv lịch sử mà em yêu thích nhất là ông Lý Thường Kiệt. Ông là một vị tướng giỏi chỉ huy nhân dân ta kháng chiến chống Tống ở trên sông Như Nguyệt tuy không nổi bật hơn các vị tướng là mấy nhưng đối với những việc ông đã làm đã cũng góp phần để lại cho người đời sau.Ra trận với những lối đánh và chủ trương độc đáo như tiến công tự vệ,ngồi đợi giặc không bằng chặn đánh trước thế mạnh của giặc,khích lệ nhân dân ta, quân ta bằng bài thơ'Nam quốc sơn hà' đồng thời cũng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc để cho chúng em học,còn cả chủ đông giảng hòa khi kết thúc chiến đấu khẳng đinh ông là người thông minh tài giỏi,mưu trí,dũng cảm và còn biết giữ mối quan hệ lâu dài với các nước khác.

23 tháng 9 2021

1. Vượn cổ→Người tối cổ→Người tinh khôn

2.

- Các nhà khảo cổ đã phát hiện được xương hóa thạch của Người tối cổ trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a) có từ khoảng 2 triệu năm trước

- Ở Việt Nam, các nhà khảo cổ phát hiện ra dấu tích của người tối cổ và công cụ bằng đá ghè đẽo thô sở ở một số nơi

23 tháng 9 2021

Vượn cổ - Người tối cổ - Người tinh khôn 

Ở khu vực Đông Nam Á: Cuối thế kỉ XIX, trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a) các nhà khảo cổ đã phát hiện được một số mẩu xương hóa thạch của Người tối cổ có niên đại khoảng 2 triệu năm trước.

Ở Việt Nam: Những dấu tích của người tối cổ được phát hiện có niên đại sớm nhất từ khoảng 800 000 năm trước (ở An Khê, Gia Lai).

28 tháng 10 2021

Tham khảo:

Lấy hình ảnh hình thể con người làm đề tài, các bức tượng cô gái khỏa thân đã trở thành một trong những sản phẩm nghệ thuật kinh điển, kiệt tác điêu khắc của thế giới. Trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến là bức tượng thần Vệ Nữ thành Milo, tượng Venus Braschi…

Là kiệt tác tượng cô gái khỏa thân của thế thế giới, các tác phẩm tượng Thần Vệ Nữ thành Milo hay Venus Braschi đã ra đời từ rất lâu trước đây. Nhưng cho đến nay, các tác phẩm tượng điêu khắc này vẫn được đánh giá cao bởi giới chuyên gia trên toàn thế giới và đang được trưng bày trong các viện bảo tàng nổi tiếng.

Tượng thần Vệ Nữ hay còn được biết đến với tên gọi khác là Aphrodite of Milos. Đây là một tác phẩm điêu khắc tượng cẩm thạch, có nhiều khả năng tác phẩm được thực hiện bởi nhà điêu khắc người Hy Lạp Alexandros khoảng cuối thế kỷ thứ 2 TCN. Bức tượng khắc họa hình ảnh người phụ nữ khỏa thân (cao 203 cm) với dáng đứng lả lướt quen thuộc. Tượng cô gái - Thần Vệ thành Milo- để lộ nửa thân trên (bán nude).
Theo như Bảo tàng Lourve thì phần thân của bức tượng được ghép từ hai tảng đá cẩm thạch và các bộ phận khác như: Phần trên ngực, hai chân, cánh tay trái và bàn chân đều được khắc độc lập.

Ngoài ra người ta cũng cho rằng: Bức tượng cô gái bán nude này ban đầu có thể được sơn màu và trang trí với trang sức. Tuy nhiên hiện nay bức tượng không còn dấu hiệu của màu sơn cũng như trang sức.
Thông qua yếu tố khỏa thân và dáng đứng lả lướt, người ta tin rằng bức tượng cô gái đẹp này có khả năng được mô phỏng theo tượng phần tình yêu Venus. Tuy vậy, cũng có suy đoán lại cho rằng: Bức tượng đã mô phỏng hình ảnh nàng Amphitrite, vị thần đại dương trong thần thoại Hy Lạp. Bởi vì đây là một vị thần được tôn quý tại hòn đảo nơi mà bức tượng được phát hiện.
Tượng Thần Vệ Nữ thành Milo được tìm thấy trong tình trạng rời rạc. Sau đó nó đã được phục chế tương đối thành công. Tuy nhiên đến nay thì chi tiết cánh tay trái đang cầm quả táo và cánh tay phải đưa qua eo của tác phẩm được coi là không phải nguyên bản. Nên nó đã không được gắn vào tác phẩm, đó là lí do tại sao bức tượng lại thiếu 2 cánh tay.
Tượng thần Vệ nữ là một trong những tác phẩm tượng cô gái siêu phẩm, một kiệt tác điêu khắc cổ điển xuất sắc còn tồn tại. Tác phẩm tượng thần Vệ nữ vần luôn thu hút sự chú ý của người yêu nghệ thuật. Bức tượng hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Louvre, được biết đến qua phong cách Hy Lạp cổ, vẻ đẹp quyến rũ, cùng một chi tiết đặc biệt, đó chính là hai cánh tay đã mất.

Tương tự như các tác phẩm mỹ thuật đời cổ xưa, câu chuyện đằng sau bức tượng Thần Vệ Nữ vẫn là một bí ẩn. Kể từ khi bức tượng được tìm thấy vào năm 1820 trên đảo Milos, ở Vergina, một thị trấn nhỏ phía Bắc Hy Lạp. Đến nay, dù các nhà khảo cổ học và lịch sử học nghệ thuật đã khôi phục tương đối thành công bức tượng từ những mảnh vỡ được tìm thấy. Và họ cũng đã đưa ra một số giả thiết nhưng nguồn gốc của bức tượng vẫn là một ẩn số chưa có lời giải.
Mặc dù tác phẩm còn dang dở, nhưng tượng thần Venus vẫn được đánh giá là một trong những là một trong những kiệt tác điêu khắc cổ điển xuất sắc nhất còn tồn tại. Bức tượng đã được dâng tặng vua Louis XVIII của Pháp. Người mà sau đó đã quyên tặng bức tượng này cho Bảo tàng Lourve vào năm 1821. Mặc dù ngay từ ban đầu, bảo tàng đã có ý định phục chế bức tượng. Thế nhưng họ vẫn không thể đưa ra quyết định về vị trí của cánh tay. "Dựa trên một giá đỡ, đặt khuỷu tay lên vai của Ares, hoặc nắm giữ vật tượng trưng" là một số suy đoán về thiết kế nguyên thủy của cánh tay. Không thể đi đến một quyết định thống nhất, nên Bảo tàng Lourve đã giữ nguyên bức tượng trong tình trạng thiếu hai cánh tay.

28 tháng 10 2021

Tham khảo (máy em sắp hết dung lượng nên ko tải Canva đc)

- Đấu trường La Mã tại Ý được xây dựng vào năm 70 và 72 sau công nguyên. Đây là đấu trường lớn nhất thủ đô Rome, trong quá khứ nó có thế chứa đến 50,000 khán giả. Ngày nay, dù chỉ còn giữ lại chưa tới 1/3 cấu trúc ban đầu nhưng nó vẫn được coi là biểu tượng của đế chế La Mã và là một trong những tuyệt tác trường tồn cùng với thời gian.

Trong thời cổ đại, nơi này được ví như con đường đến địa ngục. Đấu trường sử dụng cho các võ sỹ giác đấu và nô lệ có nguồn gốc tù binh chiến tranh thi đấu. Theo ước tính, hơn 500.000 người và hơn 1 triệu động vật chết khi tham gia các trò chơi sinh tử đẫm máu ở đấu trường La Mã nhằm mua vui cho mọi người trong thời gian công trình này hoạt động.

Đấu trường đã có những sự thay đổi lớn trong thời kì Trung Cổ. Một nhà thờ nhỏ được xây dựng ở bên trong của đấu trường vào cuối thế kỉ 6, và sân đấu thì trở thành một nghĩa trang. Nhiều khoảng không bên dưới những bậc thang được sử dụng làm chỗ ở hoặc xưởng thủ công, và người ta tiếp tục thuê nhà ở đó cho tới tận thế kỉ 12. Năm 1349, một trận động đất lớn đã làm sụp đổ toàn bộ phần tường bên ngoài của mặt phía nam.

 

Qua hơn 2000 năm, sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, những thay đổi ít nhiều đã được tạo ra và hình thành một đấu trường La Mã - Colosseum như ngày nay. Nó xứng đáng với danh hiệu “Chứng nhân lịch sử” của mình.

9 tháng 1 2023

Một số thành tựu văn hóa của Hy Lạp và La Mã còn được bảo tồn đến ngày nay:

- Hệ thống mẫ tự La-tin; hệ thống chữ số La Mã.

+ Dương lịch.

+ Các định lý, định đề khoa học.

+ Các tác phẩm văn học, sử học.

+ Một số công trình kiến trúc/ tác phẩm điêu khắc. Ví dụ: đấu trường Cô-li-dê; tượng thần Vệ nữ Mi-lô; tượng lực sĩ ném đĩa…

23 tháng 11 2021

Tham khảo

 

Giới thiệu đền Bô-rô-bua-đua – kì quan Phật giáo lớn nhất thế giới!

- Bô-rô-bua-đua là một kỳ quan Phật giáo tinh xảo và lớn nhất thế giới, được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ VIII dưới thời kì cai trị của Vương quốc Syailendra. Bô-rô-bua-đua tọa lạc cách 42 km về phía Bắc thành phố Yogyakarta, trung tâm của đảo Java (In-đô-nê-xi-a); công trình này đã được Tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1991.

- “Bô-rô-bua-đua” trong tiếng In-đô-nê-xi-a có nghĩa là “Tháp Phật trên đồi cao". Toàn bộ tòa tháp do 300 nghìn viên đá xếp thành, được xây dựng trên một mặt bằng hình vuông rộng khoảng 2500 m², theo mô hình của một Mạn-đà-la, tức là một mô hình về vũ trụ hoàn hảo theo quan niệm của Phật giáo Đại thừa. 

- Đền Bô-rô-bua-đua cao khoảng 42 m, bao gồm 9 tầng chồng lên nhau, tầng trên nhỏ hơn tầng dưới.

+ Lớp chân đế (gồm 2 tầng dưới cùng) có bình đồ hình vuông, bốn cạnh hướng về bốn hướng. Đây là lớp phản ánh Dục Giới, bao gồm 160 mảng phù điêu mô tả hoạt cảnh của cuộc sống trần tục, những hoạt động trong đời sống hàng ngày, cũng như dục vọng tầm thường của chúng sinh trong tam giới.

+ Lớp thứ hai (gồm 4 tầng ở giữa) cũng có bình đồ hình vuông, với các hành lang thông nhau tứ phía. Dọc các hành lang ấy là 1,300 mảng điêu khắc nối tiếp nhau mô tả các tích truyện về cuộc sống của con người và tu sĩ, sự tích Đức Phật… Ngoài ra, bốn tầng giữa của  Bô-rô-bu-đua còn có 1212 mảng điêu khắc trang trí vô cùng tinh tế với các hoa văn mang dấu ấn bản địa, khiến du khách không khỏi mê mẩn và choáng ngợp khi dạo bước quanh những hành lang đá xám của ngôi đền đồ sộ này.

+ Lớp cuối gồm 3 tầng trên cùng - là lớp Vô Sắc Giới được thể hiện bằng 3 vòng tròn đồng tâm, mang ý nghĩa nơi đây không có điểm khởi đầu và cũng không có điểm kết thúc. Theo Phật Giáo, đây là cõi Niết Bàn, cảnh giới cao nhất của sự tu luyện. Ở mỗi tầng thuộc lớp Vô Sắc Giới có 92 tôn tượng Phật được đặt trong những bảo tháp và trong mỗi tôn tượng này đều có thủ ấn (Mudra) cho biết tôn tượng này thuộc về hướng nào (hướng đông với thủ ấn của trái đất kêu gọi làm chứng, phía nam với thủ ấn phước lành, phía tây với thủ ấn của thiền định, phía bắc với thủ ấn của sự can đảm).

- Sau khi vương triều Phật giáo Syailendra sụp đổ,  Bô-rô-bu-đua đã bị bỏ hoang và lãng quên trong suốt hơn 10 thế kỷ. Mãi đến sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc (năm 1945), Cộng hòa In-đô-nê-xi-a mới ý thức được tầm quan trọng của  Bô-rô-bu-đua liền mời nhiều nhà khảo cổ trên thế giới đến nghiên cứu, đồng thời yêu cầu UNESCO giúp sức để trùng tu. Một chương trình cấp thời vào năm 1948 do Liên Hiệp Quốc đưa ra đã giúp cho  Bô-rô-bu-đua thoát khỏi cảnh hoang tàn và quên lãng. Tiếp theo là một chương trình trùng tu rộng lớn hơn kéo dài từ 1970 đến 1982 do UNESCO đảm trách với sự hợp tác của 27 quốc gia trên thế giới đã hồi phục cho  Bô-rô-bu-đua. 

23 tháng 11 2021

Tham khảo:

Bô-rô-bua-đua là một kỳ quan Phật giáo tinh xảo và lớn nhất thế giới, được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ VIII dưới thời kì cai trị của Vương quốc Syailendra. Bô-rô-bua-đua tọa lạc cách 42 km về phía Bắc thành phố Yogyakarta, trung tâm của đảo Java (In-đô-nê-xi-a); công trình này đã được Tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1991.

- “Bô-rô-bua-đua” trong tiếng In-đô-nê-xi-a có nghĩa là “Tháp Phật trên đồi cao". Toàn bộ tòa tháp do 300 nghìn viên đá xếp thành, được xây dựng trên một mặt bằng hình vuông rộng khoảng 2500 m², theo mô hình của một Mạn-đà-la, tức là một mô hình về vũ trụ hoàn hảo theo quan niệm của Phật giáo Đại thừa. 

- Đền Bô-rô-bua-đua cao khoảng 42 m, bao gồm 9 tầng chồng lên nhau, tầng trên nhỏ hơn tầng dưới.

+ Lớp chân đế (gồm 2 tầng dưới cùng) có bình đồ hình vuông, bốn cạnh hướng về bốn hướng. Đây là lớp phản ánh Dục Giới, bao gồm 160 mảng phù điêu mô tả hoạt cảnh của cuộc sống trần tục, những hoạt động trong đời sống hàng ngày, cũng như dục vọng tầm thường của chúng sinh trong tam giới.

+ Lớp thứ hai (gồm 4 tầng ở giữa) cũng có bình đồ hình vuông, với các hành lang thông nhau tứ phía. Dọc các hành lang ấy là 1,300 mảng điêu khắc nối tiếp nhau mô tả các tích truyện về cuộc sống của con người và tu sĩ, sự tích Đức Phật… Ngoài ra, bốn tầng giữa của  Bô-rô-bu-đua còn có 1212 mảng điêu khắc trang trí vô cùng tinh tế với các hoa văn mang dấu ấn bản địa, khiến du khách không khỏi mê mẩn và choáng ngợp khi dạo bước quanh những hành lang đá xám của ngôi đền đồ sộ này.

+ Lớp cuối gồm 3 tầng trên cùng - là lớp Vô Sắc Giới được thể hiện bằng 3 vòng tròn đồng tâm, mang ý nghĩa nơi đây không có điểm khởi đầu và cũng không có điểm kết thúc. Theo Phật Giáo, đây là cõi Niết Bàn, cảnh giới cao nhất của sự tu luyện. Ở mỗi tầng thuộc lớp Vô Sắc Giới có 92 tôn tượng Phật được đặt trong những bảo tháp và trong mỗi tôn tượng này đều có thủ ấn (Mudra) cho biết tôn tượng này thuộc về hướng nào (hướng đông với thủ ấn của trái đất kêu gọi làm chứng, phía nam với thủ ấn phước lành, phía tây với thủ ấn của thiền định, phía bắc với thủ ấn của sự can đảm).

- Sau khi vương triều Phật giáo Syailendra sụp đổ,  Bô-rô-bu-đua đã bị bỏ hoang và lãng quên trong suốt hơn 10 thế kỷ. Mãi đến sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc (năm 1945), Cộng hòa In-đô-nê-xi-a mới ý thức được tầm quan trọng của  Bô-rô-bu-đua liền mời nhiều nhà khảo cổ trên thế giới đến nghiên cứu, đồng thời yêu cầu UNESCO giúp sức để trùng tu. Một chương trình cấp thời vào năm 1948 do Liên Hiệp Quốc đưa ra đã giúp cho  Bô-rô-bu-đua thoát khỏi cảnh hoang tàn và quên lãng. Tiếp theo là một chương trình trùng tu rộng lớn hơn kéo dài từ 1970 đến 1982 do UNESCO đảm trách với sự hợp tác của 27 quốc gia trên thế giới đã hồi phục cho  Bô-rô-bu-đua. 

- Ngày nay,  Bô-rô-bu-đua là thắng cảnh thu hút nhiều khách du lịch nhất tại In-đô-nê-xi-a.  Bô-rô-bu-đua không chỉ là một kỳ quan đáng ngưỡng mộ của In-đô-nê-xi-a mà còn là công trình nghệ thuật kiến trúc vĩ đại của Phật giáo và của cả nhân loại.