K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

- Cơ hội:

+ Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế trong khu vực;

+ Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực;

+ Tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh tế;

+ Có điều kiện để thu hút nguồn vốn đầu tư; tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực;

+ Giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học - kĩ thuật, y tế, thể thao với các nước trong khu vực.

- Thách thức:

+ Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực.

+ Sự cạnh tranh quyết liệt giữa Việt Nam với các nước trong khu vực;

+ Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc.

6 tháng 8 2023

Sưu tầm:

loading...

- Trao đổi:

 - Cơ hội: tiếp nhận đầu tư, công nghệ, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật.

- Thách thức: trở thành bãi thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển.

5 tháng 4 2018

* Cơ hội

   - Xuất được hàng trên thị trường rộng lớn. (0,5 điểm)

   - Giao lưu học hỏi kinh nghiệm, trình độ khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ... (0,5 điểm)

   - Tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hóa của khu vực ASEAN. (0,5 điểm)

   * Thách thức

   - Phải cạnh tranh với các thương hiệu có tên tuổi, uy tín hơn, các sản phẩm có trình độ công nghệ cao hơn. (0,5 điểm)

   - Nguy cơ mai một nền văn hóa. (0,5 điểm)

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
17 tháng 9 2023

Em sưu tầm và tìm hiểu thông tin trên mạng em nhé. Em gõ: Cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước phát triển.

21 tháng 7 2023

Tham khảo: Vườn quốc gia Kruger: Khu bảo tồn lớn nhất Nam Phi

Công viên quốc gia Kruger, diện tích gần 2 triệu ha, nổi tiếng thế giới là khu bảo tồn nhiều loài động vật hoang dã lớn nhất Nam Phi.

Vườn quốc gia Kruger nằm ở phía đông bắc của Nam Phi và chạy dọc theo biên giới Mozambique ở phía đông, Zimbabwe ở phía bắc, và biên giới phía nam là sông Crocodile. Nổi tiếng trên toàn thế giới, Vườn quốc gia Kruger là khu bảo tồn quốc gia lớn nhất Nam Phi và trải dài 350 km (220 dặm) từ bắc xuống nam và 60 km (40 dặm) ở bề rộng.

Đầu năm 1898, công viên được thành lập như một khu bảo tồn động vật hoang dã và mở cửa lần đầu tiên cho công chúng tham quan vào năm 1927. Hiện nay, vườn quốc gia Kruger là điểm đến chính ở Nam Phi đối với nhiều khách du lịch quốc tế thu hút hơn nửa triệu du khách đăng ký mỗi năm.

Công viên có diện tích 20.000 km vuông và được chia thành 14 khu sinh thái khác nhau, mỗi khu hỗ trợ động vật hoang dã khác nhau. Nó là một trong những điểm thu hút chính của Nam Phi và được coi là lá cờ đầu của Công viên Quốc gia Nam Phi.

Công viên quốc gia Kruger là nơi sinh sống của rất nhiều loài động, thực vật với số lượng vô cùng ấn tượng: 336 loài cây, 49 loài cá, 34 loài lưỡng cư, 114 loài bò sát, 507 loài chim và 147 loài động vật có vú. Kruger gồm ba quần xã sinh vật khác nhau (rừng, đồng cỏ, và hoang mạc), cộng với nhiều danh lam thắng cảnh khác nhau. Hệ sinh thái và địa lý độc đáo này đã mang lại cho các loài có phạm vi rộng đặc trưng, sự phong phú về không gian và thức ăn mà chúng cần.

Kruger là nơi hoang dã tập trung số lượng tê giác và báo hoa mai lớn nhất hành tinh và cũng là nơi sinh sống duy nhất quần thể chó hoang châu Phi - loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Hơn thế, các loài động vật có vú cũng liên tục di chuyển qua các vùng lãnh thổ rộng lớn này để tìm kiếm thức ăn và nước uống.

Loài voi tập trung chủ yếu tại sông Olifants - ranh giới giữa Bắc và Nam của Kruger. Ngoài ra, đồng cỏ trung tâm là nơi sinh sống của quần thể sư tử lớn nhất Kruger, cũng như những đàn ngựa vằn, trâu, linh dương đầu bò và hươu cao cổ lớn nhất của nơi đây.

 
5 tháng 8 2023

(*) Tham khảo

- Dịch AIDS ở Cộng hòa Nam Phi:

+ Sự lan tràn của AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) là một vấn đề đáng báo động tại Nam Phi với 31% số phụ nữ có thai bị phát hiện nhiễm HIV năm 2005 và tỷ lệ nhiễm trong người trưởng thành ước tính 20%.

+ AIDS ảnh hưởng chủ yếu tới những người thường xuyên có quan hệ tình dục, có nghĩa là nhân khẩu học quốc gia này đang thay đổi chậm. Đa số trường hợp tử vong là những người đang ở độ tuổi lao động, dẫn tới tình trạng nhiều gia đình mất đi nguồn thu nhập chính. Điều này đưa đến tình trạng các 'trẻ mồ côi AIDS' trong nhiều trường hợp phải sống dựa vào sự chăm sóc và tài chính từ chính phủ. Ước tính có 1.100.000 trẻ mồ côi tại Nam Phi. Nhiều người già cũng mất sự hỗ trợ từ các thành viên trẻ trong gia đình.

- Sự mất cân bằng về giáo dục:

+ Nam Phi bị liệt vào một trong những nước mất cân bằng về giáo dục giữa người da đen và da trắng. Ba phần tư số học sinh da trắng hoàn thành năm cuối cùng bậc trung học, trong khi con số này ở học sinh da đen chỉ là một phần ba. Là một nước có nền giáo dục khá phát triển, song nước này lại đứng thứ 132 trong 144 nước về giáo dục tiểu học, trong khi đó, chuẩn giáo viên thấp. Mỗi năm, Nam Phi cần 25 nghìn giáo viên mới, song chỉ có khoảng 10 nghìn giáo viên đạt chất lượng.

+ Giáo dục nghèo nàn đồng nghĩa với nguồn nhân lực chưa đủ đáp ứng nhu cầu, dẫn đến hàng nghìn vị trí công việc còn chưa lấp đủ. Khoảng một nửa trong số 95 nghìn việc làm trong các lĩnh vực công vẫn bị bỏ trống. Sự mất cân đối trong giáo dục dẫn tới một nghịch lý, tỷ lệ thất nghiệp cao (25%), trong khi vẫn thiếu nguồn nhân lực cho các vị trí công việc đòi hỏi trình độ cao. Sự mất cân bằng về giáo dục tạo ra sự mất cân bằng về việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp ở người da đen là 29% so với 6% ở người da trắng. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên lên tới 50%. Những người trẻ không thể tìm được việc làm ở tuổi 24 thì sẽ khó có cơ hội tìm một công việc ổn định. Theo Ngân hàng Dự trữ nước này, tỷ lệ tăng trưởng của Nam Phi năm 2012 sẽ chỉ là 2,6%. Trong khi những nước như Ni-giê-ri-a và Ăng-gô-la những năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng tới 10%.

5 tháng 8 2023

- Nhiệm vụ 1: Sưu tầm thông tin và trình bày về một ngành công nghiệp là thế mạnh của cộng hòa Nam Phi.

(*) Tham khảo: Ngành khai thác khoáng sản

- Nam Phi có trữ lượng khoáng sản lớn, chiếm một tỉ trọng đáng kể trong sản xuất và trữ lượng khoáng sản của thế giới với giá trị khoảng 20,3 nghìn tỷ Rand (tương đương khoảng 2,5 nghìn tỷ USD). Nam Phi là nước đứng thứ năm trên thế giới trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tính trên giá trị GDP.

- Các loại khoáng sản có trữ lượng lớn của Nam Phi bao gồm kim loại và khoáng sản quý, khoáng sản năng lượng, kim loại màu và không màu, các khoáng sản công nghiệp. Chỉ có 2 loại khoáng sản chiến lược là dầu thô và bô-xít không có mặt tại Nam Phi.

- Ngoài trữ lượng khoáng sản phong phú, các thế mạnh của Nam Phi bao gồm trình độ kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất cực kì cao, các hoạt động nghiên cứu và phát triển chuyên ngành. Quốc gia này cũng cung cấp máy móc chế biến vàng, bạch kim, kẽm các-bon, thép không gỉ và nhôm. Nam Phi cũng là một trong những quốc gia đứng đầu về công nghệ khoáng sản mới, như công nghệ dỡ đất (ground breaking) giúp sàng tuyển quặng sắt phẩm chất thấp thành các đơn vị sắt chất lượng cao.

- Cuối năm 2011, ngành công nghiệp khoáng sản Nam Phi là ngành có đóng góp lớn nhất đối với sự dịch chuyển của nền kinh tế, với việc hoàn tất thương vụ BBBEE trị giá 150 tỷ Rand. Ngành khai khoáng cũng là lĩnh vực đem lại nhiều ngoại tệ nhất cho Nam Phi, đặc biệt là vàng - chiếm tới một phần ba nguồn thu từ xuất khẩu.

- Ngành công nghiệp khai khoáng và các ngành công nghiệp liên quan có tầm quan trọng rất lớn đối với phát triển kinh tế-xã hội của Nam Phi vì ngành này đóng góp tích cực vào các hoạt động kinh tế, tạo công ăn việc làm và đem lại nguồn thu ngoại tệ. Theo Phòng Mỏ (Chamber of Mines), ngành công nghiệp khai thác mỏ của nước này:

+ Tạo ra 01 triệu việc làm

+ Chiếm khoảng 18% GDP (8,6% trực tiếp, 10% gián tiếp)

+ Đem lại hơn 50% nguồn thu ngoại tệ

+ Chiếm 20% lượng vốn đầu tư (12% đầu tư trực tiếp)

- Bên cạnh vàng, bạch kim và một số loại đá quý khác, Nam Phi gần đây cũng quan tâm tiếp cận lĩnh vực khai thác đất hiếm tại vùng Namaqualand. Đất hiếm là sản phẩm hiện nay đang bị Trung Quốc chi phối với nguồn cung chiếm tới 99% thị trường thế giới. Khoáng sản đất hiếm là một loại khoáng sản chiến lược do chúng được dùng để sản xuất điện thoại thông minh (smartphones), vũ khí công nghệ cao, ô tô điện và nhiều thiết bị điện tử khác.

- Các lĩnh vực sinh lợi khác có thể kể đến là việc chế tác, thêm giá trị gia tăng vào các sản phẩm sắt, thép các-bon, thép không gỉ, nhôm, bạch kinh và vàng. Hàng loạt loại khoáng sản có thể dùng làm nguyên liệu cho các loại trang sức, bao gồm vàng, bạch kim, kim cương, đá mắt hổ và nhiều loại đá bán quý khác.

- Chính phủ Nam Phi hiện nay đang phát triển một chiến lược lợi ích khoảng sản với mục đích chuyển hóa nền công nghiệp một cách nền tảng từ chủ yếu là sản phẩm thô sang các sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao hơn. Một số chương trình khác của Chính phủ cũng liên quan tới mục tiêu này như: Chương trình hành động Quốc gia 2030, IPAP 2013/2014 đến 2015, chương trình an ninh năng lượng, phát triển kĩ năng và các chương trình khác.

- Nhiệm vụ 2: Sưu tầm thông tin và trình bày về một điểm du lịch nổi tiếng của cộng hòa Nam Phi.

(*) Tham khảo: Giới thiệu về vùng núi Đrê-ken-bec

- Đrê-ken-bec là vùng núi đất nung cao nhất Nam Phi được du khách yêu thích lựa chọn là nơi quan sát động vật hoang dã, khám phá các tác phẩm nghệ thuật cổ xưa hoặc tham gia vào các hoạt động đầy hấp dẫn khi du lịch Nam Phi. Đrê-ken-bec thuộc KwaZulu-Natal cách thành phố biển Durban 300km, là cụm dãy núi đá bazan có độ cao 3.482m và kéo dài hơn 200km uốn lượn quanh một quần thể rừng nguyên sinh nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã, bao quanh là cánh đồng cỏ và thung lũng hoa dại bạt ngàn và rực rỡ sắc màu. Công viên tại Đrê-ken-bec đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 2000.

+ Bắc Đrê-ken-bec: Khu vực có Công viên Quốc gia Royal Natal. Danh thắng nổi bật tại khu vực này là Amphitheatre - nơi được mệnh danh là có cảnh đẹp ấn tượng nhất thế giới. Vách đá bazan thẳng đứng này cao tới 1.200m và trải dài 5km đến tận đỉnh

+ Trung Đrê-ken-bec: Khu vực được ghé thăm nhiều nhất bởi sở hữu những đỉnh núi cao nhất. Du khách thường thích tới đây bằng xe đạp leo núi hoặc đi bộ. Một điểm lý tưởng để ngắm nhìn các loài chim quý hiếm bay lượn như đại bàng đen và kền kền râu.

+ Nam Đrê-ken-bec: Đặc trưng với hệ thống sông ngòi và có đèo Sani ngoạn mục.

- Không chỉ được biết đến bởi những thác nước, dốc rừng ngoạn mục cùng các đỉnh núi cao vút như Lâu đài Sâm banh và Răng Quỷ. Dãy núi Đrê-ken-bec cũng là nơi nuôi dưỡng và bảo tồn nhiều loài động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ hiện còn rất ít trên thế giới như loài linh dương lớn nhất thế giới, linh dương núi, chó rừng, mèo rừng có lông của loài báo đốm hay các loài chim sải cánh dài hơn 2m, v.v.

- Đến thăm dãy núi Đrê-ken-bec, du khách ngỡ như mình đang bước vào một phòng triển lãm nghệ thuật. Tại đây, bộ tộc người San bản địa đã để lại hơn 35.000 hình vẽ trong các hang động và vách đá nhô ra.

1. Tự do hóa thương mại. cơ hội hàng hóa tự do lưu thông thúc đẩy sản xuất phát triển. thách thức các nước phát triển trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế. Nạn buôn lậu. 2. Cách mạng khoa học công nghệ cơ hội tiếp cận nền khcn thế giới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển kinh tế tri thức. thách thức nguy cơ...
Đọc tiếp
1. Tự do hóa thương mại. cơ hội hàng hóa tự do lưu thông thúc đẩy sản xuất phát triển. thách thức các nước phát triển trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế. Nạn buôn lậu. 2. Cách mạng khoa học công nghệ cơ hội tiếp cận nền khcn thế giới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển kinh tế tri thức. thách thức nguy cơ tụt hậu về phát triển kinh tế 3.sự áp đặt lối sống văn hóa của các siêu cường cơ hội tiếp thu các văn hóa tinh hoa của nhân loại thách thức giá trị đạo đức bị biến đổi theo chiều hướng xấu,đánh mất bản sắc dân tộc. 4.chuyển giao công nghệ vì lợi nhuận. cơ hội tiếp cận đầu tư công nghệ hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật thách thức trở thành bãi rác thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển 5.toàn cầu hóa trong công nghệ cơ hội tạo điều kiện đi tắt đón đầu thành tựu khoa học công nghệ để phát triển. thách thức gia tăng nhanh chóng nợ nước ngoài và nguy cơ tụt hậu 6.chuyển giao mọi thành tựu của nhân loại cơ hội thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới thách thức sự cạnh tranh trở nên quyết liệt 7.sự đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ kinh tế cơ hội tận dụng tiềm năng thế mạnh của toàn cầu để phát triển kinh tế đất nước thách thức chảy máu chất xám, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên
0
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 8 2023

(*) Gợi ý:

- Thông tin 1: Nước Mỹ với vết thương mâu thuẫn sắc tộc

+ Nước Mỹ lại đang tiếp tục bộc lộ những vết thương dai dẳng của một đất nước đa sắc tộc, chủng tộc, nguồn gốc. Căng thẳng đã nổ ra với cuộc biểu tình những người mang tư tưởng “da trắng thượng đẳng”. Cảnh sát đã phải căng mình mới tránh được bạo lực đổ máu.

+ Tuần hành biểu tình rồi cũng chấm dứt. Nhưng những vấn đề nội tại của nước Mỹ vẫn còn nguyên. Đó là tình trạng bạo lực với tỷ lệ cao ở khu vực da màu, là làn sóng nhập cư vào Mỹ vẫn gia tăng mạnh, là chính sách theo hướng trấn áp người nhập cư. Tất cả đang khiến cho các phong trào mang hơi hướng phân biệt chủng tộc ở Mỹ có điều kiện bùng phát.

+ Soi vào lịch sử, từ gần một thế kỷ nay, Mỹ luôn vẫn phải đối mặt với những vụ bạo động mang màu sắc kỳ thị chủng tộc. Có thể kể ra một số mốc thời gian như Charlotte, Bắc Carolina, tháng 9-2016; Ferguson, Missouri, tháng 8-2014; lùi xa hơn một chút, Cincinnati, Ohio, tháng 4-2001; Miami, Florida, tháng 5-1980... Trong hàng loạt những cuộc bạo động này, giới nghiên cứu lịch sử chú ý nhất tới cuộc nổi dậy của người da đen ở Chicago, Illinois, vào tháng 7-1919.

+ Ẩn sau bức tranh đa sắc của một nước Mỹ phồn vinh, một xã hội phát triển hàng đầu thế giới và luôn tự hào với những giá trị của bình đẳng và dân chủ là xung đột gay gắt giữa các hệ phái tư tưởng dân tộc, xung đột sắc tộc vẫn âm ỉ tồn tại, chỉ cần có cơ hội là bùng phát thành những vụ xô xát đầy bạo lực.

- Thông tin 2: Mỹ cần lao động nhập cư để đánh bại lạm phát

+ Các chuyên gia đánh giá rằng lao động nhập cư là lời giải cho bài toán thiếu người lao động của Mỹ, một trong những yếu tố dẫn đến lạm phát. Ông Matthew J. Slaughter, cựu thành viên Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng và học giả tại Harvard là ông Gordon H.Hanson cho rằng có thể chống lạm phát bằng cách mở rộng cửa cho người nhập cư lành nghề hoặc người nhập cư lao động tay chân để đẩy mạnh năng lực cung ứng của kinh tế Mỹ. Theo họ, người nhập cư có thể giúp đáp ứng nhu cầu lao động hiện nay, như vậy dần dần sẽ hạn chế tăng tiền lương và giá cả. Việc thiếu người lao động khiến giá thành sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ đắt đỏ hơn bởi các công ty sẽ chuyển mức chi phí tăng sang chính người tiêu dùng qua việc tăng giá sản phẩm và dịch vụ.

+ Theo tạp chí Foreign Affairs (Mỹ), mặc dù có nhiều bài viết về tình trạng hỗn loạn dọc biên giới Mỹ - Mexico nhưng việc nhập cư Mỹ thực sự không thay đổi trong thập niên qua. Từ năm 2011 đến năm 2021, tỉ lệ dân số Mỹ là người sinh ra ở nước ngoài chỉ tăng nhẹ, từ 13,0% lên 13,6%. Điều này phản ánh sự sụt giảm đáng kể trong lượng lao động nước ngoài. Trong giai đoạn từ 2000 - 2010, có 890.000 người nhập cư vào Mỹ mỗi năm nhưng đến thập kỷ tiếp theo, con số này giảm gần một nửa xuống còn 480.000 người mỗi năm.

+ Sụt giảm nhanh chóng về số lượng người nhập cư đã khiến thị trường lao động Mỹ khó hoạt động bình thường. Ngoài việc bù đắp cho sự sụt giảm dài hạn của tỉ lệ sinh ở Mỹ, những người lao động nhập cư có ưu điểm là linh hoạt hơn nhiều so với những người lao động bản địa. Khi tăng trưởng việc làm tăng và giảm ở các khu vực khác nhau, người lao động nhập cư là nhóm đầu tiên đáp ứng, giúp giảm sự phân bổ chênh lệch khu vực trong nguồn cung lao động của Mỹ.

14 tháng 2 2017

Gợi ý: Xem lại kiến thức về các lĩnh vực hoạt động của Việt Nam với ASEAN.

Giải thích: Về kinh tế, Việt Nam xuất khẩu gạo sang In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin và Ma-lai-xi-a, tham gia nhiều dự án phát triển kinh tế khu vực, hàng hóa nhập khẩu chủ yếu của nước ta từ khu vực là phân bón, thuốc trừ sâu, hàng tiêu dùng,…

Chọn: A.