Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lập bảng ngắn gọn, đủ ý nhé!
Lý | Trần | |
Kinh tế | ............................................. | ............................................... |
Văn hóa | ............................................. | ............................................... |
Giáo dục | ............................................. | ............................................... |
Khoa học, nghệ thuật | ............................................. | ............................................... |
2. * Giáo dục và văn hoá - Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. Nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa cử. Năm 1076, mở Quốc tử giám - trường đại học đầu tiên của nước ta. Chế độ thi cử chưa đi vào nền nếp và quy củ. Việc xây dựng Văn Miếu và Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt. - Văn học chữ Hán bước đầu phát triển. -Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tỏ tượng, đúc chuông... - Hoạt động ca hát. nhảy múa, trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc... đều phát triển, với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt, tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý. - Kiến trúc rất phát triển, tiêu biểu là tháp Báo Thiên, chùa Một Cột... - Nghệ thuật tinh xảo, thanh thoát, tiêu biểu là rồng thời Lý... Những thành tựu về văn hoá, nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc — Vân hoá Thăng Long.
1. - Khác nhau : Thời Lý - Trần, tầng lớp quý tộc vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô nô tì có số lượng lớn, rất đông đảo trong xã hội.
- Giống nhau : giai cấp thống trị và giai cấp bị trị với các tầng lớp quý tộc, địa chủ tư hữu (giai cấp thống trị), nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì. - Khác nhau : Thời Lý - Trần, tầng lớp quý tộc vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô nô tì có số lượng lớn, rất đông đảo trong xã hội. Thời Lê sơ, tầng lớp nông nô không còn, nô tì giảm dần về số lượng và được căn bản giải phóng vào cuối thời Lê sơ, tầng lớp địa chủ tư hữu phát triển rất mạnh.
Giống nhau :
- Nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền ( mọi quyền hành nằm trong tay vua ) .
- Giúp việc cho vua có các quan , đại thần , quan văn võ .
* Khác nhau :
- Thời nhà Trần :
+ Có chức Thái Thượng Hoàng
+ Đặt thêm một số cơ quan như Quốc Sử Viện , Thái Y Viện , Tôn nhân phủ
+ cả nước chia thành 12 lộ
- Thời nhà Lý :
+ Không có những cơ quan đó như thời Trần
ummmm.....mk ghi giống trg vở ghi của mình nhưng có thể chỗ bn sẽ khác... mak cái này ko phải ngữ văn 7 đâu...
hok tốt!!
#Chino
1. / - Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trương độc đáo, sáng tạo "tiến công trước để tự vệ".
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược Tống bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc, trong đó có đồng bào các dân tộc ít người.
+ Kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trên dưới một lòng, dưới sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiệt. Chiến công của ông xứng đáng được sử sách dân tộc lưu mãi muôn đời.
+ Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ hoàn toàn mộng thôn tính Đại Việt. Đất nước bước vào thời kì thái bình.
2./
Xã hội | - Bộ máy thống trị: vua quan, quý tộc. - Những người bị trị: nông dân, thợ thủ công, người buôn bán, nô tì. - Nông dân là lực lượng lao động chủ yếu. |
Văn hóa | - Xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua. - Tổ chức khoa thi để chọn người làm quan. - Phật giáo rất phát triển, hầu hết các vua thời Lý đều sùng Phật giáo. |
Giáo dục :
- Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học, sau đó mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong cả nước, tổ chức thêm một số kì thi.
=> Như vậy, nhà Lý đã bắt đầu quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.
Câu1 : giống nhau: đều bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị
Khác nhau: thời Lê sơ: bảo vệ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ
Thời Lý- Trần: còn có một số điều luật ro ràng về phân chia đất đai
Bộ luật thời nay cua nc ta rõ ràng, chi tiết, phân chia thành từng hạng mục, nghiêng nhiều về bảo vệ quyền lợi của nhân dân.
Bộ luật ngày xưa của nc ta cũng biên soạn rõ ràng để cho nhân dân dễ hiểu nhưng điều luật vẫn còn nghiêng nhiều về giai cấp thống trị
Câu2: những điểm tiến bộ của thời Lê sơ trong giáo dục là: dạy học chữ Nho là chủ yếu, nội dung thi được mở rộng, những người đỗ các kì thi đều đượ khắc tên lên bia đá, tuyển chọn những thầy giáo có tài, có đức.
Có điểm khác với nhà nc thời nay là : h/s đượ học trên những thiết bị hiện đại, tiếng độc tôn bây giờ là Tiếng Việt, thầy cô giáo ngày nay chỉ tuyển chọn theo nhân tài
Câu 1
1. Tổ chức bộ máy chính quyền
- Bộ máy trung ương
- Bộ máy địa phương
=>Bộ máy nhà nước tổ chức chặt chẽ, quy củ, hoàn chỉnh nhất.
2. Tổ chức quân đội
- Tổ chức:
- Theo chế độ: “Ngụ binh ư nông” => Phục vụ sản xuất và chiến đấu
- Đặc điểm:
- Quân đội: Quân triều đình, quân địa phương
- Binh chủng: Bộ - thủy – kị - tượng binh
- Thường xuyên luyện tập võ nghệ và có năng lực chiến đấu
- Vũ khí: Đao, kiếm, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo…
- Bố trí canh phòng nhất là những nơi hiểm yếu.
3. Luật pháp
- Đặc điểm: Năm 1483 ban hành luật Hồng Đức
- Nội dung:
- Bảo vệ chủ quyền quốc gia
- Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc
- Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị
- Khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống dân tộc, bảo vệ quyền lợi phụ nữ.
- Tác dụng:
- Củng cố chế độ phong kiến tập quyền
- Thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định trật tự xã hội.
Câu 2
I. Kinh tế
1. Nông nghiệp
Đàng Ngoài:
- Kinh tế nông nghiệp giảm sút:
- Ruộng đất bỏ hoang
- Thiên tai xảy ra
- Đời sống nông dân đói khổ
Đàng Trong:
- Kinh tế nông nghiệp phát triển rõ rệt:
- Tổ chức khai hoang
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi
- Đời sống nhân dân ổn định hơn.
- Năm 1698 Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định
2. Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán
a. Thủ công nghiệp:
- Phát triển, xuất hiện nhiều làng nghề thủ công với những sản phẩm có giá trị.
b. Thương nghiệp:
- Thế kỉ XVII, buôn bán phát triển, xuất hiện nhiều chợ, phố xã, các đô thị.
- Thương nhân nước ngoài vào buôn bán tấp nập
- Hạn chế ngoại thương -> đô thị suy tàn.
II. Văn hóa
1. Tôn giáo
- Nho giáo vẫn được đề cao trong học tập và thi cử.
- Phật giáo, Đạo giáo được phục hồi.
- Năm 1533 xuất hiện đạo Thiên chúa, nhưng bị chúa Trịnh- Nguyễn ngăn cấm.
- Nhân dân vẫn giữ văn hóa truyền thống qua các lễ hội.
2. Sự ra đời của chữ Quốc ngữ.
- Cuối thế kỉ XVII giáo sĩ A-lếc-xăng-đơ Rốt dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt để sử dụng cho việc truyền đạo.
- Đây là chữ viết tiện lợi, dễ phổ biến, lúc đầu dung trong truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân => trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta.
3. Văn học và nghệ thuật dân gian.
a. Văn học:
- Chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm phát triển mạnh, có truyện Nôm dài 8.000 câu (Thiên Nam lục ngữ).
- Tiêu biểu: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.
- Sang thế kỉ XVIII văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú, có truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị Độ Mai…truyện Trạng Quỳnh, trạng Lợn…
b. Nghệ thuật dân gian:
- Múa trên dây, múa đèn, ảo thuật, điêu khắc.
- Sân khấu chèo tuồng, hát ả đào….
=> Nghệ thuật dân gian được phục hồi và phát triển.