K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 2 2023

Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đều là những đồng bằng châu thổ lớn của nước ta.

Về sự hình thành thì cả hai đông bằng đều do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông và thềm lục địa mở rộng; Cụ thể đồng bằng sông Hồng do sông Hồng còn đồng bằng sông Cửu Long do sông Cửu Long bồi đắp phù sa hàng năm.

Về địa hình của hai đồng bằng thì đều tương đối bằng phẳng thuận lợi cho hoạt động sản xuất; Đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

Về loại đất thì cả hai đồng bằng đều có đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp

22 tháng 3 2021

Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản là do:

- Có vùng biển rộng và ấm quanh năm.

- Vùng rừng ven biển cung cấp nguồn tôm giông tự nhiên và thức ăn cho các vùng nuôi tôm trên các vùng đất ngập mặn.

- Lũ hàng năm của sông Mê Công đem lại nguồn thuỷ sản, lượng phù sa lớn.

Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long:

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta. Việc sản xuất lương thực của vùng giải quyết nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng cũng như cả nước, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia.

2 tháng 3 2016

-Giống nhau:

+ Cả 2 vùng đều đông dân cư và mật độ dân số cao.

+ Đồng bằng sông Cửu Long có 16,7 triệu người. Mật độ 407 người/Km2.

+ Đồng bằng sông Hồng có 17,5 triệu người. Mật độ 1179 người/Km2.

-Khác nhau:

+ Dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long gồm người Kinh, Hoa, Chăm, Khơme.

+ Dân tộc ở đồng bằng sông Hồng chỉ có người Kinh.

tl ; d nha

24 tháng 12 2021

Đồng bằng sông hồng và đồng bằng sông cửa long ! ( mình lớp 4 còn biết )

28 tháng 2 2017

ý nghĩa việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông cửu long:
Có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực , không chỉ cho người dân ĐBSCL mà còn cho cả nước .
Đồng thời là nguồn xuất khẩu nông sản chính của nước ta

2 tháng 3 2016

Ý nghĩa việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long:

-Diện tích trồng lúa chiếm 51,1%, sản lượng lúa 51,4% cả nước.

-Là vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất nước.

-Cây lương thực chiếm ưu thế tuyệt đối trong cơ cấu cây trồng.

-Quan trọng nhất là cây lúa, sản lượng và năng suất cao.

-Giữ vai trò hàng đầu trong việc giải quyết vấn đề an ninh lương thực của nước ta.

-Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta.

13 tháng 5 2018

a) - Thuận lợi:

      + Phần lớn diện tích đồng bằng là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (đất trong đê), thuận lợi cho việc phát triển cây lượng thực.

      + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nên có thể trồng cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Có khả năng thâm canh, xen canh, tăng vụ, và đưa vụ đông lên thành vụ chính.

      + Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình cùng các nhánh của chúng là nguồn cung cấp nước thường xuyên cho hoạt động nông nghiệp.

      + Nguồn lao động dồi dào, người dân có truyền thống và kinh nghiệm thâm canh lúa nước.

      + Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước.

      + Thị trường tiêu thụ lớn.

- Khó khăn:

      + Một số nơi đất đã bị bạc màu.

      + Thiếu nước trong mùa khô.

      + Chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán...

b) Vai trò của vụ ngô đông: Ngô đông có năng suất cao, ổn định, diện tích đang mở rộng chính là nguồn lương thực, nguồn thức ăn gia súc quan trọng

c) Tỉ lệ gia tăng dân số ở đồng bằng sông Hồng giảm mạnh là do việc triển khai chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình có hiệu quả. Do đó, cùng với phát triển nông nghiệp, bình quân lương thực bằng 400kg/người. Đồng bằng sông Hồng đã bắt đầu tìm kiếm thị trường xuất khẩu một phần lượng thực.

2 tháng 3 2016

Điều kiện thuận lợi để phát triển đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước:

-Đất, rừng chiếm diện tích lớn. Rừng chiếm 4 triệu ha, đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha.

-Khí hậu nóng ẩm quanh năm, mưa nhiều. Cây trồng phát triển nhanh.

-Hệ thống sông Cửu Long cung cấp nước ngọt và phù sa cho sản xuất nông nghiệp.

-Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào.

-Người dân có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

-Nhà nước đầu tư, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.