Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong xây dựng, để đưa vật liệu lên cao, người ta thường dùng dây kéo vắt qua ròng rọc cố định như hình 15.1. Anh An và anh Dũng dùng hệ thống này đưa gạch lên tầng 2, cao 4m, mỗi viên gạch đều nặng 16N. Mỗi lần anh An kéo được 10 viên gạch mất 15 giây. Còn anh Dũng mỗi lần kéo 15 viên gạch mất 60 giây. C1- Tính công thực hiện được của anh An và anh Dũng. Giải Một viên gạch nặng P = 16N, cần đưa gạch lên độ cao h = 4m Để kéo được 1 viên gạch thì cần thực hiện một công là: \(A=P.h=16.4=64\left(J\right)\) |
- Anh An kéo được 10 viên gạch lên, công anh An thực hiện để kéo gạch là:
\(A_A=A.10=64.10=640\left(J\right)\)
- Anh Dũng kéo được 15 viên gạch lên, công anh Dũng thực hiện để kéo gạch là:
\(A_D=A.15=64.15=960\left(J\right)\)
C2- Trong các phương án sau đây, có thể chọn những phương án nào để biết ai là người làm việc khỏe hơn?
a) So sánh công thực hiện được của hai người, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
b) So sánh thời gian kéo gạch lên cao của hai người, ai làm mất ít thời gian hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
c) So sánh thời gian của hai người để thực hiện được cùng một công, ai làm việc mất ít thời gian hơn (thực hiện công nhanh hơn) thì người đó làm việc khỏe hơn.
d) So sánh công của hai người thực hiện được trong cùng một thời gian, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
Các câu trả lời đúng là câu c và d.
C3- Từ kết quả của C2, hãy tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của kết luận sau:
Anh Dũng làm việc khỏe hơn, vì:
Theo phương án c của câu C2: Thời gian để mỗi anh thực hiện một công là 1J là:
Anh An: \(t_A=\dfrac{50}{640}\approx0,08\left(s\right)\)
Anh Dũng: \(t_D=\dfrac{60}{960}\approx0,06\left(s\right)\)
Do tA < tD nên anh Dũng làm việc khỏe hơn.
Thep phương án d của câu C2: Công mà mỗi anh thực hiện được trong một giây là:
Anh An: \(A_A'=\dfrac{640}{50}=12,8\left(J\right)\)
Anh Dũng: \(A_D'=\dfrac{960}{60}=16\left(J\right)\)
Do AA' < AD' nên anh Dũng làm việc khỏe hơn.
C4- Tính công suất của anh An và anh Dũng.
Công suất của anh An là:
\(P_A=\dfrac{A_A}{t_A}=\dfrac{640}{50}=12,8\left(W\right)\)
Công suất của anh Dũng là:
\(P_D=\dfrac{A_D}{t_D}=\dfrac{960}{60}=16\left(W\right)\)
C1: Để nâng một viên gạch nặng 16N lên cao 4m cần tốn công là:
\(A_1=P.h=16.4=64J\)
Anh An kéo được 10 viên gạch lên cao nên công của anh An là:
\(A_{An}=10.A_1=10.64=640J\)
Anh Dũng kéo được 15 viện gạch lên cao nên công của anh Dũng là:
\(A_{Dũng}=15.A_1=15.64=960J\).
C2:
a) So sánh công thực hiện được của hai người, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
b) So sánh thời gian kéo gạch lên cao của hai người, ai làm mất ít thời gian hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
c) So sánh thời gian của hai người để thực hiện được cùng một công, ai làm việc mất ít thời gian hơn (thực hiện công nhanh hơn) thì người đó làm việc khỏe hơn.
d) So sánh công của hai người thực hiện được trong cùng một thời gian, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
C3: Anh An làm việc khỏe hơn, vì để kéo một viên gạch lên cao 4m anh chỉ mất có \(\dfrac{15}{10}\)giây ít hơn thời gian của anh An thục hiện công việc ấy \(\left(\dfrac{60}{15}\right)\).
C4: Công suất của anh An là:
\(P_{An}=\dfrac{A_{An}}{t_{An}}=\dfrac{640}{15}\approx42,7W\)
Công suất của anh Dũng là:
\(P_{Dũng}=\dfrac{A_{Dũng}}{t_{Dũng}}=\dfrac{960}{60}=16W\).
Mùa đông áo bông giữ ấm được cơ thể vì bông xốp bên trong áo bông có chứa không khí mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài.
⇒ Đáp án A
Đáp án A
Mùa đông áo bông giữ ấm được cơ thể vì bông xốp bên trong áo bông có chứa không khí mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài
Rút hết không khí bên trong quả cầu ra thì áp suất không khí bên trong quả cầu không còn, khi đó vỏ quả cầu chịu tác dụng của áp suất khí quyển từ mọi phía làm cho hai bán cầu ép chặt vào nhau. Chính vì vậy mà lực của hai đàn ngựa, mỗi đàn 8 con vẫn không kéo được hai bán cầu rời ra.
Câu 1:
Đặt cục đá lên trên lon nước vì lớp nước ở trên bị lạnh sẽ chìm xuống và nước nóng hơn ở dưới sẽ lên thay thế như vậy cho đến khi toàn bộ nước trong lon lạnh đi
2. Nhiệt lượng nhôm thu vào:
Qnh = mnhcnhΔt = 0,5.880.(t - 20) = 440t - 8800
Nhiệt lượng sắt tỏa ra:
Qsắt = mscsΔt = 0,2.460.(500 - t) = 46000 - 92t
Nhiệt lượng nước thu vào:
Qn = mncnΔt = 4.4200.(t - 20) = 16800t - 336000
Tổng nhiệt lượng thu vào:
Qthu = Qnh + Qn = 440t - 8800 + 16800t - 336000 = 17240t - 344800
Áp dụng pt cân bằng nhiệt:
Qtỏa = Qthu
<=> 46000 - 92t = 17240t - 344800
<=> -17332t = -390800
<=> t = 22,50C
Giải:
Vì khí rút hết không khí ra thì áp suất trong quả cầu bằng không, trong khi đó vỏ quả cầu chịu áp suất khí quyển từ mọi phía làm cho hai bán cầu ép chặt vào với nhau.
Rút hết không khí bên trong quả cầu ra thì áp suất không khí bên trong quả cầu không còn, khi đó vỏ quả cầu chịu tác dụng của áp suất khí quyền từ mọi phía làm cho hai bán cầu ép chặt vào nhau. Chính vì vậy mà lực của hai đàn ngựa, mỗi đàn 8 con vẫn không kéo được hai bán cầu rời ra.