K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu sau (Tìm trạng ngữ, chủ ngữ - vị ngữ) và cho biết chúng thuộc loại câu gì (Câu đơn hay câu ghép)?- Vì gia đình gặp nhiều khó khăn nên Lan học tập sút kém hẳn đi.- Vì những khó khăn đó, Lan học tập sút kém hẳn đi.- Nếu trời mưa thì chúng tôi ở nhà.- Chúng tôi sẽ ở nhà nếu trời mưa.- Nếu mưa, chúng tôi sẽ ở nhà.- Khi làng quê tôi đã...
Đọc tiếp

Bài 1. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu sau (Tìm trạng ngữ, chủ ngữ - vị ngữ) và cho biết chúng thuộc loại câu gì (Câu đơn hay câu ghép)?

- Vì gia đình gặp nhiều khó khăn nên Lan học tập sút kém hẳn đi.

- Vì những khó khăn đó, Lan học tập sút kém hẳn đi.

- Nếu trời mưa thì chúng tôi ở nhà.

- Chúng tôi sẽ ở nhà nếu trời mưa.

- Nếu mưa, chúng tôi sẽ ở nhà.

- Khi làng quê tôi đã khuất hẳn, tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.

- Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.

- Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.

- Khi ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.

- Vì gặp nhiều khó khăn, bạn Lan phải bỏ học.

- Vì bố mẹ bận nên Hoa nhận chăm đàn ngan.

- Tuy gia đình gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng Lan vẫn học tốt.

- Vì những điều nó đã hứa với cô giáo, nó quyết tâm học tốt.

- Vì nó đã hứa với cô giáo nên nó quyết tâm học tốt.

- Vì xe hỏng nên tôi phải đi bộ.

- Vì hỏng xe, tôi phải đi bộ.

Nhanh giúp mik nha mik đang cần gấp!!!

0

Câu 1 :

Câu đơn

Câu 2 :

B

#Học tốt#

Trả lời:

Câu 1: Câu văn trên là câu ghép.

Câu 2: Câu là câu ghép.

# Hok tố t#

a,Xác định từ loại của các từ : thời gian,trôi nhanh,nhanh,tôi,trưởng thành,thanh niên,xe máy,phóng,vù vù,qua,phố phường,thì,tôi,nhớ,kỉ niệm,thời,ấu thơ,tôi,nhớ,về,bà,sự thương yêu,của,bà,và,lòng,tôi,ngậm ngùi,thương nhớ.

- Từ ghép : thời gian ; trôi nhanh ; trưởng thành ; thanh niên ; xe máy ; phố phường ; kỉ niệm ; ấu thơ ; thương nhớ

- Từ láy : vù vù ; ngậm ngùi ;

- Từ đơn : nhanh ; qua ; tôi ; thì ; nhớ ; thời ; về ; bà ; của ; và ; lòng ;

b,Tìm từ đồng nghĩa với từ ngậm ngùi : bùi ngùi ; chua xót ...

c,Câu 2,3 là câu ghép

d,Tìm cặp QHT thích hợp đẻ viết lại câu 2 thành câu ghép chính phụ

Mặc dù tôi đã trưởng thành,đã là một thanh niên,đã có công ăn việc làm,đã có xe máy,đã phóng vù vù qua khắp phố phường thì tôi vẫn cứ nhớ mãi những kỉ niệm thời ấu thơ, nhưng tôi cứ nhớ mãi về bà,về sự thương nhớ...

 
2 tháng 5 2019

a) Câu trên là câu ghép.

b) Cặp QHT thích hợp:

         Mặc dù tôi đã trưởng tuuhành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua các phố phường, thì tôi vẫn nhớ mãi những kỉ niệm thời ấu thơ. Nhưng mà tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ......

c) 2 từ đồng nghĩa với từ ngậm ngùi :

        Bùi  ngùi, đau xót

Bài 1: Từ khó khăn, mong muốn trong các câu sau là từ loại gì? (Danh từ, động từ...)        Trong cuộc sống rất  khó khăn (1)  vất vả, chúng ta luôn mong muốn (1) có đư­ợc ng­­ười giúp đỡ mình. Vì vậy, chúng ta cần mở rộng tấm lòng giúp đỡ những ng­­­ười gặp khó khăn (2). Chúng ta cũng cần hiểu rõ những mong muốn (2) của mọi ngư­­­ời sống quanh ta để có thể sống tốt...
Đọc tiếp

Bài 1: Từ khó khăn, mong muốn trong các câu sau là từ loại gì? (Danh từ, động từ...)

        Trong cuộc sống rất  khó khăn (1)  vất vả, chúng ta luôn mong muốn (1) có đư­ợc ng­­ười giúp đỡ mình. Vì vậy, chúng ta cần mở rộng tấm lòng giúp đỡ những ng­­­ười gặp khó khăn (2). Chúng ta cũng cần hiểu rõ những mong muốn (2) của mọi ngư­­­ời sống quanh ta để có thể sống tốt hơn.

 Bài 2: Phân biệt nghĩa của của từ “bản”. Đó là từ đồng âm hay nhiều nghĩa? Vỡ sao?

        -  Con đ­­ường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.

        -  Phô-tô cho tôi thành 2 bản  nhé!

         - Bạn ấy nắm vững  kiến thức cơ bản của lớp 5.

..................................................................................................................................

Bài 3:  Xác định CN, VN, TN  trong các câu văn sau. Khoanh vào trước chữ cái đặt trước câu ghép.

     a) Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, bản làng chìm trong biển mây mù.

     b) Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất.

           c. Khi làng quê tôi đã khuất hẳn, tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.

           d. Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.

           e. Khi ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.

           g. Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.

           h. Đêm càng về khuya, trời càng lạnh.

Bài 4:

a.  Từ nào khác nghĩa  với  các từ còn lại?

          A. du lịch               B. du xuân                 C. du học                       D. du khách

b.  Từ nào có nghĩa mạnh lên so với nghĩa từ gốc?

        A. đo đỏ             B. nhè nhẹ                  C. cỏn con                      D. xanh xanh

c. Từ nào có nghĩa là “Thuộc quyền sở hữu của toàn xã hội hoặc của tập thể”?

        A. công cộng           B. công khai              C. công sở               D. công minh

d.Từ nào không phải là danh từ?

   A. cuộc chiến tranh      B. cái đói                C. sự giả dối          D. nghèo đói

 

Bài 5: Chỉ rõ chức vụ ngữ pháp của từ “thật thà” trong các câu văn sau:

   a) Bạn Hà  rất thật thà.                                       

   b) Tính thật thà của  bạn Hà  khiến ai cũng quý. 

   c) Thật thà là phẩm  chất tốt đẹp của bạn Hà.

Bài 6: Em hãy viết bài văn tả một cô giáo đã từng dạy em mà em yêu quý.

 

1
11 tháng 2 2020

Bài 1:

khó khăn (1): tính từ

mong muốn (2) động từ

khó khăn (2) tính từ

mong muốn (2): danh từ

Bài 2; 

Từ "bản" là từ nhiều nghĩa.

- bản (1): bản làng, đơn vị hành chính.

- Bản (2): từ chỉ số lượng.

- Bản (3): cơ bản, chung, khái quát.

Bài 3:

a. Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, bản làngchìm trong biển mây mù

        TN                               CN                               VN

b. Màn đêm mờ ảo / đang lắng dần rồi chìm vào đất.

                 CN                               VN 

c. Khi làng quê tôi đã khuất hẳn//, tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.

     TN         CN1             VN1         CN2              VN2

d. Làng quê tôi đã khuất hẳn//, nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.

      CN1             VN1                           CN2              VN2

e. Khi ngày chưa tắt hẳn,// trăng đã lên rồi.

            CN1      VN1             CN2      VN2

g. Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.

       CN1     VN1            CN2     VN2

h. Đêm càng về khuya, trời càng lạnh

    CN1       VN1               VN1   VN2

Bài 4:

a. D

b. A

c. A

d. D

Bài 5: 

a. Vị ngữ

b. Chủ ngữ

c.  Chủ ngữ 

13 tháng 4 2018

Vế câu 1 :nhưng tôi không muốn bà vào sân trường. Tôi CN1 không muốn bà vào sân trường VN1. Vế 2 : lớp tôi trông thấy. Lớp tôi CN2.trông thấy VN2 .Vế 3:chúng nó lại trêu vì tôi đã lớn. Chúng nó CN3 .lại trêu vì tôi đã lớn VN3

13 tháng 4 2018

Muốn bà vào sân trường : CN : Bà  /  VN : Vào sân trường 

Lớp tôi trông thấy : CN : Lớp tôi  /  VN : Trông thấy 

Chúng nó lại trêu tôi vì đã lớn : CN : Chúng nó  /  Lại trêu vì tôi đã lớn

10 tháng 7 2021

C. Câu ghép đẳng lập

10 tháng 7 2021

đáp án

C câu ghép đẳng lập

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm). Đọc bài văn sau: Cho và nhận    Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.    Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác...
Đọc tiếp

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm).

Đọc bài văn sau:

Cho và nhận

   Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

   Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.

    Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.

   Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

   Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.

    Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra.

Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? (0,5 điểm)

a. Vì bạn ấy bị đau mắt
b. Vì bạn ấy không có tiền
c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt
d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.

Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? (0,5 điểm)

a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm.
b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.
c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.
d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô .

Câu 3: Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? (0,5 điểm)

- Em không thể nhận được ! Em không có tiền trả đâu thưa cô!

a. Đánh dấu những ý liệt kê.
b. Đánh dấu bộ phận giải thích.
c. Đánh dấu những từ đứng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật.
d. Báo hiệu đó là các ý đối thoại trong đoạn văn.

Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? (0,5 điểm)

a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh.
b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.
c. Cô là người luôn sống vì người khác.
d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Qua câu chuyện trên em học được điều gì ở các nhân vật? (1 điểm)

Câu 7: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.” (0,5 điểm)

a. đơn giản
b. đơn điệu
c. đơn sơ
d. đơn thuần

Câu 8: Câu nào sau đây là câu ghép. (0,5 điểm)

a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.
d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác.

Câu 9: Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: (1 điểm)

Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.

Câu 10: Điền cặp từ hô ứng vào các chỗ trống cho thích hợp và viết lại câu văn đó ? (1 điểm)

Tôi … cầm sách để đọc, cô giáo… nhận ra là mắt tôi không bình thường.

627
15 tháng 5 2021

ko co ranh nha

15 tháng 5 2021

1.D

II. Đọc thầm đoạn văn và làm bài tập (7 điểm)                                                                         Triền đê tuổi thơTuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt...
Đọc tiếp

II. Đọc thầm đoạn văn và làm bài tập (7 điểm)

                                                                         Triền đê tuổi thơ

Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận...

Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn.

... Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm...
                                                                                                                Theo Nguyễn Hoàng Đại

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

 

Câu 1: Điền từ thích hợp để được ý đúng :

Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ........................................ để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.

Câu 2: Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả "như hình với bóng"?

A. Con đê                      B. Đêm trăng 

C. Đồng ruộng             D.Trường học

 

Câu 3: Tại sao các bạn nhỏ coi con đê là bạn?

A. Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng.

B. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê.

C. Vì trên con đê này, các bạn nhỏ đã nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu.

Câu 4: Sau bao năm xa quê , tác giả nhận ra điều gì về con đê :

Viết câu trả lời của em :

Câu 5: Từ "chúng" trong câu văn: "Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc" chỉ những ai?

Xác định ý đúng ghi "Đ"sai ghi "S"

            Thông tin         Đúng hay sai
a.Tác giả bài văn 
b.Trẻ em trong làng 
c.Những người lớn  
d.Con đê sông Hồng 

Câu 6 : Nội dung bài văn này là gì ?

Viết câu trả lời của em :  ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Câu 7 :Câu: "Từ lúc chập chững biết đimẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê."

Bộ phận in đậm của câu trên là :

A.Chủ ngữ                  B.Vị ngữ

C.Trạng ngữ

Câu 8 : Dấu phẩy trong câu "Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về." Có tác dụng gì ?

A.Ngăn cách bộ phận cùng chức vụ trong câu.

B.Ngăn cách trạng ngữ với bộ phận chủ ngữ và vị ngữ.

C.Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

Câu 9 :Câu " Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau." có mấy từ dùng để so sánh ?

Câu 10 : Đặt một câu có sử dụng hình ảnh con đê trong bài

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

2
11 tháng 5 2018

1/ngày một chắc chắn ; 2/a ; 3/c ;4/con đê vẫn đấy, màu xanh cỏ mượt mà vẫn đấy ; 5/ a,c,d sai b đúng ' 6/kể về những kỉ niêm của tác giả gắn bó với con đê tuổi thơ và tình yêu con đê- kỉ niệm thuở thơ ấu tha thiết của tác giả sau bao năm xa quê ; 7/c ; 8/b ; 9/như, tựa ; 10/con đê quê hương đã gắn bó với bao tuổi thơ của những đứa trẻ của những miền quê ,với bao kỉ niêm ấu thơ tươi đẹp của bao người con xa quê

3 tháng 7 2018

1.ngày một chắc chắn

2. A

3. C

4.  Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy.

5.a. Đúng

  b. Đúng

  c. Sai

  d. Sai

6. Kể về những kỉ niệm tha thiết, gắn bó của tác giả đối với con đê đã gắn bó suốt tuổi thơ của mình. Kỉ niệm thuở thơ ấu của tác giả sau bao năm xa quê nhà.

7. C

8. B

9. như, tựa

10. Con đê tươi đẹp gắn bó với bao kỉ niệm đẹp đẽ thời còn thơ ấu.