K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 10 2018

cau  1 

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển. Ở những nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên ở những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản cuả các nước này khá lớn và không ngừng tăng, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống cho con người những sản phẩm tối cần thiết đó là lương thực, thực phẩm. Lương thực thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Điều đó do tác động của các nhân tố: sự gia tăng dân số và nhu cầu nâng cao mức sống của con người.

Thực tiễn lịch sử các nước trên thế giới đã chứng minh, chỉ có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, chừng nào quốc gia đó đã có an ninh lương thực. Nếu không đảm bảo an ninh lương thực thì khó có sự ổn định chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển, từ đó sẽ làm cho các nhà kinh doanh không yên tâm bỏ vốn vào đầu tư dài hạn.

2. Cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực đô thị

Nông nghiệp của các nước đang phát triển là khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị.

Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trường…

Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, bởi vì đây là khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân. Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể được tạo ra bằng nhiều cách, như tiết kiệm của nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuếnông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản… trong đó thuế có vị trí rất quan trọng.

3. Làm thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ

Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp. Ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập dân cư nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệp phát triển, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm của nông nghiệp và có thể cạnh tranh với thị trường thế giới.

4. Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu

Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Các loại nông, lâm thủy sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với các hàng hóa công nghiệp. Vì thế, ở các nước đang phát triển, nguồn xuất khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản thường bất lợi do giá cả trên thị trường thế giới có xu hướng giảm xuống, trong lúc đó giá cả sản phẩm công nghiệp tăng lên, tỷ giá kéo khoảng cách giữa hàng nông nghiệp và hàng công nghệ ngày càng mở rộng làm cho nông nghiệp, nông thôn bị thua thiệt so với công nghiệp và đô thị.

Gần đây một số nước đa dạng hoá sản xuất và xuất khẩu nhiều loại nông lâm thuỷ sản, nhằm đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước.

5. Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường

Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển bền vững của môi trường vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môi trường tự nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết, thủy văn. Nông nghiệp sử dụng nhiều hoá chất như phân bón hoá học, thuốc trừ sâu bệnh … làm ô nhiễm đất và nguồn nước. Quá trình canh tác dễ gây ra xói mòn ở các triền dốc thuộc vùng đồi núi và khai hoang mở rộng diện tích đất rừng… vì thế trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cần tìm những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường.

c 2 Cây lúa cung cấp lương thực cho con người. Lúa cho thóc, gạo dùng làm cơm trong các bữa ăn hàng ngày. Từ gạo người ta cũng có thể làm ra đươc các loại bánh như bánh chưng, bánh giày, bánh nếp,... Từ gạo người ta cũng làm ra bún, phở... Một món ăn rất ngon, một thức quà đặc biệt làm từ lúa non, đó là cốm. Những hạt cốm xanh non, thơm mùi lúa là thức quà thanh nhã. Cây lúa khi đã lấy hết những hạt thóc, còn lại thân và lá, người ta đem phơi khô làm thành rơm, rạ. Rơm làm thức ăn cho trâu, bò; làm chất đốt, để lợp nhà,... Rơm ủ mục làm phân bón cho ruộng đồng. Từ rơm, người ta cũng có thế trồng nấm rơm hay để làm chổi; đan, tết lại để làm mũ. Trong thời kỳ đất nước còn chiến tranh, người dân thường rất quý chiếc mũ rơm, vừa che nắng, che mưa, lại có thể dùng để nguỵ trang, tránh được bom đạn. Vỏ trấu có thể dùng làm chất đốt hay để ấp trứng. Cám gạo còn là thức ăn chủ yếu cho gia súc. Cây lúa có rất nhiều công dụng, từ thân đến lá, thóc, gạo đều có thể sử dụng.

c 3 vì chúng đẹp và có giá trị dinh dưỡng cao/ Gia đình anh An ở tỉnh Đồng Nai, có diện tích đất vườn rộng rất thích hợp cho việc trồng trọt và chăn nuôi. Anh là người dám nghĩ dám làm và mong muốn được làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình. Nghe nói hiện nay giống gà Đông Tảo đang được nhiều người ưa chuộng và bán được giá cao nên gia đình anh định chuyển từ chăn nuôi gà công nghiệp sang chăn nuôi gà Đông Tảo.Theo em, gia đình anh An có nuôi được gà Đông Tảo không? Nếu có, anh cần phải thực hiện những công việc gì để nuôi thành công giống gà đặc sản này?

3 tháng 10 2018

Giá trị sản xuất nông nghiệp của Việt Nam tăng trưởng trung bình với tốc độ 4,06%/năm giai đoạn (1986-2015). Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, mặc dù kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn nhưng nông nghiệp vẫn là Ngành giữ được tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, bảo đảm cân bằng cho nền kinh tế. Việt Nam hiện nay đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, bao gồm: gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu, sắn, rau quả, tôm, cá tra, lâm sản. Trong khi, các ngành kinh tế khác còn bị tác động bởi suy thoái kinh tế, ngành Nông nghiệp đã vượt qua nhiều khó khăn, đạt kết quả khá toàn diện, tăng trưởng với tốc độ khá cao. Năm 2014, ngành Nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 3,3% so với 2,6% (2012-2013), đánh dấu sự hồi phục và tăng trưởng cao.

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 3,13%, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra (2,6-3%). Chất lượng tăng trưởng tiếp tục được cải thiện, tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất Ngành đã tăng từ 57% (2010) lên 64,7% (2013); 67,8% (2014) và khoảng 68% (2015); năng suất lao động xã hội ngành Nông, lâm, thủy sản tăng gần gấp đôi từ 16,3 triệu đồng năm 2010 lên khoảng 31 triệu đồng năm 2015.

Giá trị sản phẩm thu được trên 1ha đất trồng trọt đã tăng từ 54,6 triệu đồng/ha năm 2010 lên 79,3 triệu đồng/ha năm 2014 và khoảng 82-83 triệu đồng/ha năm 2015; cứ mỗi ha mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng từ 103,8 triệu đồng/ha (2013) lên 177,4 triệu đồng/ha (2014) và khoảng 183 triệu đồng/ha (2015). Thu nhập của người dân nông thôn năm 2015 tăng khoảng 2 lần so với năm 2010 (đạt mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng XI đề ra).

Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt tới 30,8 tỷ USD. Mặc dù, năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh không cao nhưng nông nghiệp là Ngành duy nhất có xuất siêu, giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới về nhiều loại nông sản như: gạo, cà phê, hạt tiêu, cao su, các mặt hàng gỗ và thủy sản.

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng, việc ký kết, thực thi và đang đàm phán tổng cộng 16 hiệp định thương mại tự do sẽ tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Nông nghiệp nói riêng, cụ thể có thể nhìn nhận cả về cơ hội và thách thức như sau:

Về cơ hội

Thứ nhất, các cam kết trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA)… cùng với những cơ chế đã và đang tiếp tục được ký kết sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Tuy nhiên, ngành Nông nghiệp hiện nay còn rất nhiều tồn tại cần khắc phục như: Quy mô sản xuất của hộ nông dân nhỏ; kết cấu hạ tầng yếu kém, trình độ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thấp; chuỗi liên kết, chuỗi cung ứng nông nghiệp chưa hình thành; chất lượng nguồn nhân lực thấp và dưới áp lực do hội nhập tạo ra... tất cả những vấn đề trên bắt buộc quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp sẽ phải diễn ra nhanh và quyết liệt hơn.

Thứ hai, vị thế của ngành Nông nghiệp gia tăng thông qua cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng nông sản thế giới. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang các đối tác trong AEC, TPP, EVFTA, các cơ chế khác, rộng hơn là WTO... nên tác động của những cơ chế liên kết này lên kim ngạch xuất khẩu sẽ là không nhiều. Tuy nhiên, với việc mở rộng thị trường nội địa gấp nhiều lần, nông sản Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều phân khúc thị trường hơn, sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc của nhiều mặt hàng nông sản vì vậy cũng sẽ giảm thiểu. Quan trọng hơn, thông qua các thị trường trung gian, nông sản Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu.

Thứ ba, thu hút đầu tư vào ngành Nông nghiệp. Trong bối cảnh nhà đầu tư thời ơ với ngành Nông nghiệp, những cơ hội mới từ hội nhập, nông nghiệp sẽ đón những dòng đầu tư mới, nhất là đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ ngành Nông nghiệp - những lĩnh vực hiện nay còn bỏ ngỏ do thiếu nguồn lực. Các tác động lan tỏa từ gia tăng đầu tư vào nông nghiệp sẽ thực sự quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, khi gánh nặng của ngành Nông nghiệp nội địa được san sẻ.

Thứ tư, thúc đẩy cải cách thể chế, môi trường kinh doanh trong nước. Đây là tác động mà các doanh nghiệp, người sản xuất thực sự mong đợi trên cơ sở hệ thống chính sách sẽ được điều chỉnh phù hợp với thông lệ quốc tế. Những đổi mới này một mặt tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, mặt khác đặt ra yêu cầu doanh nghiệp phải tự đổi mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho phù hợp với bối cảnh.

Những thách thức

Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển nông nghiệp ở Việt Nam cũng đối diện với không ít thách thức trong bối cảnh hội nhập, cụ thể:

Một là, gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường nội địa. Năng lực sản xuất của ngành Nông nghiệp Việt Nam là vô cùng lớn nhưng giá thành của nhiều sản phẩm còn cao, do công nghiệp hỗ trợ ngành Nông nghiệp yếu, năng suất lao động thấp, trong khi thị trường nông sản nội địa đang có sự cạnh tranh quyết liệt ở tất cả các phân khúc. Các sản phẩm nông nghiệp sẽ gặp khó khăn thực sự nếu năng lực cạnh tranh không được cải thiện.

Hai là, tăng trưởng nông nghiệp của Việt Nam thời gian qua chủ yếu dựa trên thâm dụng tài nguyên thiên nhiên. Điều này gây tác động xấu đến môi trường, làm tăng mức độ ô nhiễm và suy yếu nguồn tài nguyên thiên nhiên (rừng đước ven biển, tài nguyên nước ngầm ở Tây Nguyên, nguồn lợi hải sản ven bờ, đa dạng sinh học...). Môi trường ở nông thôn cũng chưa được quản lý tốt. Ô nhiễm nước thải, khí thải ở các khu công nghiệp, làng nghề đang trực tiếp làm suy thoái môi trường, gây nguy hiểm cho sinh kế bền vững của người dân và làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Khi lợi thế thiên nhiên mất dần, sản lượng và chất lượng nông sản của Việt Nam sẽ giảm, năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế theo đó cũng suy yếu.

Ba là, biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra, ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp nước ta. Nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m mà Việt Nam không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, thì khoảng 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích Đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập. Lũ lụt sẽ khiến gần 50% diện tích đất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập lụt không còn khả năng canh tác (Phạm Tất Thắng, 2017). Mặt khác, số lượng các cơn bão, sự tàn phá của từng trận bão, thời tiết lạnh và nóng đã xuất hiện một cách bất thường. Dự báo, các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung sẽ bị hạn nhiều hơn; số đợt không khí lạnh, rét đậm, rét hại sẽ xuất hiện nhiều hơn ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

Bốn là, khoa học công nghệ trong nông nghiệp vừa thiếu, vừa lạc hậu. Mức độ đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp thấp, mặc dù một số doanh nghiệp lớn đã bắt đầu chuyển sang đầu tư vào nông nghiệp nhưng nhìn chung vẫn còn rất ít, chỉ khoảng vài phần trăm; đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp không đáng kể. Việc xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao chậm chuyển biến, chưa tạo đột phá để nâng cao giá trị gia tăng và tạo cơ sở vững chắc cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả bền vững. Thiết bị và công nghệ chế biến sau thu hoạch còn lạc hậu, kết cấu hạ tầng phục vụ bảo quản chế biến còn chưa phát triển, quy mô nhỏ, tỷ lệ hao hụt, thất thoát cao. Phần lớn vật tư, thiết bị nông nghiệp dựa vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài. Trong đó, hơn 90% số máy kéo bốn bánh và máy công tác kèm theo, máy gặt đập liên hợp phải nhập khẩu.

Năm là, đội ngũ khoa học nông nghiệp tuy đông nhưng không mạnh. Cán bộ có đủ năng lực chủ trì đề tài nghiên cứu đưa lại kết quả cao chiếm tỷ lệ thấp, còn thiếu cán bộ đầu ngành giỏi; nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ như: Công nghệ sinh học thiếu nhân lực trình độ cao nên chậm được triển khai; điều kiện vật chất kỹ thuật của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo còn lạc hậu, không đồng bộ, dẫn đến tình trạng đào tạo nhân lực cho khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn chưa gắn lý thuyết với thực hành, thiếu các nghiên cứu chuyên sâu trên một đơn vị sản phẩm.

Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp

Để phát triển bền vững nền nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập, cần thiết có những giải pháp đồng bộ từ Chính phủ và cơ quan hữu quan, trong đó cần chú trọng một số mục tiêu sau:

Thứ nhất, đổi mới mô hình tăng trưởng, tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Việc tái cơ cấu nền nông nghiệp cần tập trung mạnh vào tái cơ cấu đầu tư công và dịch vụ công trong nông nghiệp, tạo ra môi trường thuận lợi cho hình thành có hiệu quả và bền vững chuỗi giá trị nông sản dựa trên lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương; tiếp tục tập trung đầu tư vào kết cấu hạ tầng; nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sản xuất và chế biến nông sản, tập trung phát triển sản phẩm có lợi thế so sánh, có khả năng cạnh tranh và thị trường tiêu thụ; đa dạng hóa thị trường, cả trong nước lẫn xuất khẩu; đầu tư phát triển nhân lực trong nông nghiệp.

Thứ hai, thực hiện quy hoạch nông nghiệp theo hướng dựa vào thị trường mở, không nên cố định diện tích lúa, nên bảo tồn diện tích đất nông nghiệp. Cần thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp cả trong mục tiêu trung hạn và dài hạn (50 hay 100 năm), để có chiến lược bảo tồn và sử dụng đất nông nghiệp trước khi thực hiện các quy hoạch phát triển công nghiệp và đô thị. Đối với loại đất nông nghiệp, cần tạo điều kiện cho người sử dụng đất quyết định phương thức sử dụng từng loại đất phù hợp theo tín hiệu thị trường hơn là cố định phương thức sử dụng cho từng loại đất. Nông dân có thể chuyển sang trồng hoa, cây cảnh, rau màu, các nông sản khác có giá trị hơn theo tín hiệu thị trường.

Thứ ba, cơ chế, chính sách đổi mới toàn diện hệ thống quản lý, dịch vụ công cho nông nghiệp. Hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước trong nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương trên cơ sở phân công, phân cấp phù hợp và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm người đứng đầu. Đảm bảo minh bạch hóa, kiểm soát chặt chẽ chất lượng và giá cả các vật tư nông nghiệp đầu vào, quản trị dịch hại và vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cơ quan dịch vụ công cho nông nghiệp chỉ nên cung ứng dịch vụ công ở những nơi và các phạm vi, lĩnh vực mà thị trường không đáp ứng được, những lĩnh vực mang tính chất chủ đạo. Các phạm vi còn lại nên để tư nhân và tổ chức nghề nghiệp cung ứng. Ngân sách dịch vụ công, cần thiết và có thể đấu thầu tự do, công khai.

Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp bằng các hình thức hợp tác, tổ chức liên kết, hình thành các hiệp hội, phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, có sự tham gia sâu rộng của các doanh nghiệp. Đây sẽ là động lực mới để nông nghiệp nước ta nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong giai đoạn tới.

Thứ tư, để chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, cần tập trung nâng cao năng lực quản lý và ứng phó rủi ro liên quan đến thời tiết và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cũng như các rủi ro về thị trường; Cải thiện hệ thống dự báo, cảnh báo sớm và gắn kết hệ thống này với dịch vụ tư vấn nông nghiệp; Thay đổi phương pháp canh tác và lựa chọn giống phù hợp với các vùng đất có những biến đổi khác nhau về khí hậu; Xây dựng năng lực nghiên cứu và phát triển để có thể giải quyết được những thách thức mới nảy sinh của quá trình biến đổi khí hậu và nước biển dâng; Thúc đẩy thị trường bảo hiểm nông nghiệp, tăng cường khả năng ứng phó của nông dân đối với rủi ro, bảo đảm nông nghiệp ít có sự tác động xấu của biến đổi khí hậu; Các địa phương, nhất là các tỉnh ở vùng thấp cần có kế hoạch ứng phó kịp thời, bố trí sản xuất nông nghiệp phù hợp.

Thứ năm, thực hiện các biện pháp như tăng cường đầu tư công vào các công trình phòng, chống thiên tai, giảm tác động bất lợi về môi trường, tăng cường quản lý nước thải nông nghiệp, tăng cường áp dụng các biện pháp giảm khí thải nhà kính; Quán triệt tư duy nền kinh tế xanh trong phát triển nông nghiệp

21 tháng 10 2018

Bài 4

- Rừng sản xuất: cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho nhập khẩu. Việc trồng rừng nguyên liệu giấy đem lại việc làm và thu nhập cho người dân.

- Rừng phòng hộ ở đầu nguồn các con sông, hạn chế lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi; cánh rừng ven biển và rừng ngập mặn có tác dụng hạn chế các tác động của biển vào đất liền, chắn cát.

- Rừng đặc dụng (các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển): có vai trò bảo tồn các giống, loài động thực vật quý hiếm, bảo tồn nguồn Gen.

21 tháng 10 2018

câu1,2 mk k biết

câu3  -Chống xói mòn đất, sạt lở bở biển 
- Cung cấp ôxi, hấp thụ khí cacbonic, điều hòa khí hậu 
- Chống ảnh hưởng của sa mạc hóa 
- Tạo môi trường sống cho các sinh vật, giúp cân bằng hệ sinh thái 
- Cung cấp gỗ để sản xuất, xuất khẩu, là nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp như sản xuất giấy, sản xuất hàng tiêu dùng 
- Tạo cảnh quan, phục vu cho di lịch sinh thái 
- Rừng còn là nơi bảo tồn nguồn gien của các sinh vật 
- Nhờ có rừng mà trái đó các nguồn khoáng sản như dầu mỏ, than 
- Rừng còn là khu vực cho các hoạt động cách mạng, xây dựng cứ điểm, mai phục quân địch

câu4 cs người trả lời r

câu5 mk k biết

câu 6 là 1. Trồng cây con 
Quy trình trồng cây con
Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất
Rạch bỏ vỏ bầu
Đặt bầu vào lỗ trong hố
Lấp và nén đất lần 1
Lấp và nén đất lần 2
Vun gốc
Trồng rừng bằng cây con có bầu lại được áp dụng phổ biến ở nước ta
Vì cách trồng này, bộ rễ của cây con không bị tổn thương, bầu đất có đủ phân bón và đất tơi xốp, cây có tỉ lệ sống cao và phát triển tốt.

29 tháng 1 2020

trả lời:

https://vndoc.com/bieu-cam-ve-nu-cuoi-cua-me/download

bạn vào link và tham khảo

học tốt

23 tháng 10 2018

Đới ôn hòa là nơi có nền công nghiệp phát triển sơm nhất, cách đây khoảng 250 năm 

    +Trong công nghiệp có 2 nghành quan trọng: Công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến 

    +3/4 sản phẩm công nghiệp của thế giới là do đới ôn hòa cung cấp

    +Nền công nghiệp chế biến là thế mạnh nổi bật

    + Các nước công nghiệp hàng đầu như:  Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Nga, Ảnh, Pháp,..

8 tháng 2 2020

Mình chưa biết cách giải thích,mong bạn thông cảm

Tục ngữ Việt Nam về thiên nhiên và lao động sản xuất:

-Con trâu là đầu cơ nghiệp.

-Đầu năm gió to , cuối năm gió bấc.

-Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối 

-Êm như chằn tinh, dữ như dòng nước.

-Giàu đâu những kẻ ngủ trưa

Sang đâu những kẻ say sưa rượu chè.

8 tháng 2 2020
  • Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.

  • Lợn ăn xong lợn nằm lợn béo

Lợn ăn xong lợn béo lợn gầy.

  • Mau sao thì nắng ,vắng sao thì mưa.
  • Mùa đông mưa dầm gió bấc, mùa hè mưa to gió lớn, mùa thu sương sa nắng gắt.
  • Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.
  • Mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền.
  • Muốn cho lúa nảy bông to

Cày sâu bừa kĩ phân cho nhiều.

  • Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật.
  • Nhất canh trì,nhì canh viên,tam canh điền.
  • Nhất nước,nhì phân,tam cần,tứ giống.
  • Nhất thì, nhì thục.
  • Nước chảy đá mòn.
  • Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
  • Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
23 tháng 4 2019

ĐỢI MƯA TRÊN ĐẢO SINH TỒN

- Thơ của Trần Đăng Khoa

Chúng tôi ngồi trên đảo Sinh Tồn

Bóng đen sẫm như gốc cây khô cháy

Mắt đăm đăm nhìn về nơi ấy

Nơi cơn mưa thăm thẳm xa khơi ánh chớp xanh lấp loáng phía chân trời...

Ôi ước gì được thấy mưa rơi

Mặt chúng tôi ngửa lên như đất

Những màu mây sẽ thôi không héo quắt

Đá san hô sẽ nảy cỏ xanh lên

Đảo xa khơi sẽ hoá đất liền

Chúng tôi không cạo đầu để tóc lên như cỏ

Rồi khao nhau

Bữa tiệc linh đình bày toàn nước ngọt

Ôi ước gì được thấy mưa rơi ...

Cơn mưa lớn vẫn rập rình ngoài biển

Ánh chớp xanh vẫn lấp loáng phía chân trời..

Ôi, ước gì được thấy mưa rơi

Chúng tôi sẽ trụi trần nhảy choi choi trên cát

Giãy giụa tơi bời trên cát

Như con cá rô rạch nước đón mưa rào

Úp miệng vào tay, chúng tôi sẽ cùng gào

Như ếch nhái uôm uôm khắp đảo

Mưa đi ! Mưa đi ! Mưa cho táo bạo

Mưa như chưa bao giờ mưa, sấm sét đùng đùng

Nhưng làm sao mưa cứ ngại ngùng

Chập chờn bay phía xa khơi...

Chúng tôi ngồi ôm súng đợi mưa rơi

Lòng thắc thỏm niềm vui không nói hết

Mưa đi ! Mưa đi ! Mưa cho mãnh liệt

Mưa lèm nhèm chúng tôi chẳng thích đâu

Nhưng không có mưa rào thì cứ mưa ngâu

Hay mưa bụi ... mưa li ti... cũng được

Mặt chúng tôi ngửa lên hứng nước

Một hạt nhỏ thôi cát cũng dịu đi nhiều...

Ôi đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu

Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn

trên mặt đảo

Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão

Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong đập

trái tim người

Như đá vững bền, như đá tốt tươi...

Mưa vẫn dăng màn lộng lẫy phía xa khơi

Mưa yểu điệu như một nàng công chúa

Dù mưa chẳng bao giờ đến nữa

Thì xin cứ hiện lên thăm thẳm cuối chân trời

Để bao giờ cánh lính chúng tôi

Cũng có một niềm vui

đón đợi...

Năm 1982


Bước chân ra đầu tán
Cảm thấy lòng chơi vơi
Tinh thần nơi biển đảo
Giục trùng khơi trong lòng


Anh bộ đội biên phòng
Giữ gìn từng tấc đất
Cuộc sống còn chật vật
vẫn ngời một niềm tin


Các anh giữ hoà bình
Nơi tuyến đầu tổ quốc
Cuộc sống còn phía trước
Vĩnh Thực ánh bình minh


Bài thơ muốn nói về “chủ quyền biển đảo” của nước ta. Miêu tảnhững người lính biên phòng nói riêng và những người lính biển nói chung đều trở thành những cột mốc chủ quyền của đất nước cũng như đất nước luôn là điểm tựa vĩnh hằng của chiến sĩ chúng ta

 
13 tháng 4 2021

Các bạn tìm câu rút gọn trong các bài sau

Ý nghĩa văn chương

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Đức tính giản dị của Bác Hồ​

Trả lời:

* Câu rút gọn trong văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta: 

-  Có khi được trưng bày trog tủ kính,  rong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

- Nhưng cũng có khi cất dấu kín đáo trong rương, trong hòm.

- Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tih thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước , công việc kháng chiến.

#Rin'ss

#Rin_ngu_văn

9 tháng 2 2020

1. Xét về cấu tạo câu tục ngữ thuộc kiểu câu ghép vì nó có 3 cụm C-V làm nòng cốt trong câu.

9 tháng 2 2020

3. Chuyển câu tục ngữ này từ tiếng Hán Việt sang tiếng Việt thì nó có nghĩa là: thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng. Thứ tự nhất, nhị, tam cũng là thứ tự lợi ích của các nghề nuôi cá, làm vườn, trồng lúa mang lại cho người nông dân.

   Trong các nghề kể trên, đem lại nhiều lợi ích nhất là nuôi cá (canh trì), tiếp theo là nghề làm vườn (canh viên), sau đó là làm ruộng (canh điền).

   Bài học rút ra từ câu tục ngữ trên là: Muốn làm giàu, cần phải phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong thực tế, bài học này đã được áp dụng triệt để. Nghề nuôi tôm, cá ở nước ta ngày càng được đầu tư phát triển, thu lợi nhuận lớn gấp nhiều lần trồng lúa.

   Nhưng không phải thứ tự trong câu tục ngữ áp dụng nơi nào cũng đúng mà chúng phụ thuộc vào đặc điểm địa lí tự nhiên của từng vùng. Ở vùng nào có đặc điểm địa lí phong phú thì cách sắp xếp theo trật tự đó là hợp lí nhưng đối với những nơi chỉ thuận lợi cho một nghề phát triển, chẳng hạn nghề làm vườn hay làm ruộng, thì vấn đề lại không như vậy. Nói tóm lại, con người phải linh hoạt, sáng tạo trong công việc để tạo ra nhiều của cải vật chất nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

15 tháng 10 2019

Câu 1.

  • Bài làm 1 :

     Cốm - nhắc tới món ăn thanh nhã mang đậm những hương vị đồng quê như thế này chúng ta không thể không nghĩ tới hình ảnh của Hà Nội với những ngọn gió heo may mỗi khi thu về.

   Còn gì vui và hạnh phúc hơn khi được cầm trên tay những thứ quà quý giá ấy ngày còn nhỏ xíu, mỗi lần đi chợ, tôi thường bảo mẹ phải mua cho mình những gói cốm được bọc bằng lá sen.

    Lúc đó chưa biết được những ý nghĩa thực sự của những chiếc lá sen bọc bên ngoài những hạt cốm xanh mướt mà chỉ biết rằng nếu như cốm mà được đượm hương thơm của những lá sen thì không còn gì tuyệt với bằng Có lẽ vì cũng hiểu được điều đó mà nhà văn Thạch Lam đã viết lên tác phẩm Hà Nội băm sáu phố phường và nổi bật trong tác phẩm là đoạn trích” một thứ quà của lúa non – cốm”.

    “Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bong lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời. ”

    Chỉ với một số những câu văn mở đầu mà chúng ta đã cảm nhận được cái nét thanh nhã của những hạt gạo, rồi qua biết bao những bàn tay làm ra, mới có thể thành những hạt cốm xanh mượt như ngày hôm nay. Những hạt cốm được tạo nên bởi những tinh hoa của đất, của trời. Tất cả nhưng điều đó càng làm cho những hạt cốm tuy nhỏ bé nhưng chúng lại mang trong mình rất nhiều giá trị mà chinh bản thân chúng ta cũng không thể ngờ tới. Những cơn gió mang theo những hương thơm nồng nàn với những nét thanh tao và dịu nhẹ của đất trời Hà Nội. Những cơn gió ấy mang theo những nét đặc trưng đượm mùi hương sen của Hà nội. 

    Và nhắc tới món Cốm - một trong những đặc trưng văn hóa của Hà Nội thì tại nơi đây Cốm làng Vòng có thể coi là một trong những món ăn mang nhiều tinh hoa của văn hóa nghệ thuật nhất. Cốm làng Vòng không những mang tới cho những người đam mê ẩm thực bằng màu sắc tinh tế với những sắc xanh dịu nhẹ mà còn gây đam mê bởi mùi hương quyện cùng mùi lá sen. Chúng ta phải cảm nhận một cách cẩn thận mới thấy mùi hương ấy lan tỏa trong không gian, một mùi hương đặc trưng mà chúng ta chỉ cần được thưởng thức một lần là sẽ nhớ mãi không quên.

    Để làm ra được những hạt cốm tinh tế, người làm cốm - cũng có thể được coi là những nghệ nhân làm cốm đa bỏ vào đó rất nhiều những công sức mà không phải ai cũng có thể làm ra được những hạt cốm. Cốm chia làm hai loại là cốm dẻo và cốm giòn. Mỗi loại cốm lại có những cách thưởng thức khác nhau. Nhưng nếu như là người Hà Nội thì chúng ta sẽ biết ăn cốm là một nghệ thuật. nếu như chỉ ăn cốm một mình thì sẽ không thể cảm nhận được hết những hương vị nồng nàn lúa non của cốm. Nhưng chỉ cần kết hợp cốm với những loại quả như hồng chín hay  những quả chuối ngự thì lập tức hương vị sẽ trở nên khác biệt. Những hương vị ấy không chỉ làm cho con người có được những sắc hương mà còn làm cho lòng người cảm thấy ấm áp- đó là những hương vị của quà quê. Cách ăn này không chỉ có ít người biết mà đó đã trở thành một thói quen của nhưng người hay ăn cốm. Có thể tưởng tượng ra cảnh mỗi buổi sớm đầy sương mai và gió lạnh, chúng ta lại được cầm trên tay những gói cốm vẫn còn ấm nóng, vừa mới được lấy ra rồi bọc vào trong những  chiếc lá sen to bản, xanh thẫm. Mùa hương lúa mới, mùi dừa nồng đượm lại  hòa cùng với mùi của lá sen tại thành mùi thơm rất đặc biệt- mùi Cốm làng Vòng. Và người ta cùng không dùng thìa, dùng đũa để xúc cốm và phải dùng tay, bốc từng vốc nhỏ. Có như vậy thì hương vị có mới được tròn vẹn.

   Cuộc sống ngày nay nhiều những bộn bề công việc gia đình. Để tìm được những gánh hàng rong mang những gói cốm cũng là một việc không phải dễ dàng. Thế nên, chúng ta cần phải có những biện pháp để bảo tồn những đặc sản mang cả ý nghĩa văn hóa một thời như Cốm để tất cả chúng ta có thể tìm được những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc.

  • Bài làm 2 : 

    Hà Nội mảnh đất văn hóa, với nhiều sản vật quý hiếm làm nên hồn cốt ngàn năm của mảnh đất này. Với Hà Nội ta có thể nhắc đến Phở, chả cá Lã Vọng,… và không thể không nhắc đến cốm làng Vòng. Đây là giá trị văn hóa truyền thống được chắt lọc qua sản vật và con người, là niềm tự hào của mỗi địa phương. Vẻ đẹp, sự tinh túy của cốm cũng như con người Hà Thành đã được phản ánh một cách đầy tinh tế qua tùy bút “Một thứ quà của lúa non: cốm” của nhà văn Thạch Lam.

 
   Bằng vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc, Thạch Lam đã nói về nguồn gốc của Cốm. Cảm xúc được khơi gợi từ hương sen thanh nhã trên hồ, hương lá sen như báo trước một thứ quà “thanh nhã và tinh khiết” – cốm. Cốm được làm bằng thứ thóc nếp còn non, tức là trong vỏ xanh có “một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị của cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại” và khi bông lúa non ấy chính là nguyên liệu làm nên những hạt cốm thơm ngon. Cốm chính là sự kết tinh những gì thanh nhã và tinh khiết nhất của đất trời. Đoạn văn nói về nguồn gốc của cốm sử dụng ngôn từ hết sức tinh tế, giàu sức biểu cảm, thấm đượm cảm xúc trữ tình. Đọc từng câu văn của Thạch Lam ta có cảm tưởng như đang được hít hà mùi hương tinh khiết của cốm.

    Cách chế biến cốm cũng thật cầu kì, khe khắt. Để làm ra những hạt cốm thơm ngon, dẻo mềm phải đợi đến “lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được người ta gặt mang về”, cùng với những bí kíp gia truyền để tạo ra cốm. Một thức ăn dân dã những tưởng được chế biến đơn giản mà hóa ra lại cầu kì, công phu đến như vậy. Và cốm chỉ ngon nhất khi làm ở làng Vòng, cốm ở đây nổi tiếng gần xa:

Kẻ Đô làm kẹo mạch nha

Làng Vòng làm cốm để mà tiến vua.

    Cách thức cốm đến với mọi người cũng thật duyên dáng, lịch thiệp, gắn liền với những “cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng…”. Vẻ đẹp của con người đã tôn lên vẻ đẹp của cốm.

    Bởi vậy mà cách thức thưởng thức cốm cũng thật đặc biệt. Ăn cốm phải cảm thụ bằng nhiều giác quan, phải ăn thong thả mà ngẫm nghĩ để cảm nhận được mùi thơm phức của lúa (thính giác), chất ngọt dịu dàng, thanh khiết của cốm (vị giác) và màu xanh non của cốm (thị giác). Cốm là thức ăn chơi không giành cho những người vội vã. Cốm vốn là thứ quà bình dị, không có gì cầu kì, ấy vậy mà bằng cái nhìn thấu đáo, tác giả có thái độ văn hóa khi thưởng thức cốm.

    Cốm không chỉ là một thứ quà đơn thuần mà qua những dòng bình luận của Thạch Lam ta còn thấy được những giá trị, ý nghĩa sâu sắc của cốm trong văn hóa dân tộc. Cốm làm quà sêu tết, làm đồ lễ trong các lễ cưới. Sự hài hòa màu sắc giữa cốm và màu đỏ của hồng còn gì đẹp đẽ và ý nghĩa hơn trong những ngày này: “màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già” “không bao giờ có hai màu lại hoài hợp hơn được nữa”. Cốm góp phần làm nên nhân duyên tốt đẹp cho con người. Cốm là một món quà thiêng liêng, một điểm rất khác biệt của quê hương, đất nước, mang giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc Việt Nam.

    Trong bài tùy bút Thạch Lam đã sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ, so sánh. Lời văn giàu chất thơ, nhẹ nhàng, êm ái mà sâu sắc, tinh tế, nhạy cảm và trân trọng.

   Bài tùy bút đã cho thấy cốm là đặc sản của dân tộc, là món quà của đồng quê mà trời đất ban tặng cho con người. Qua đó ta còn thấy được tấm lòng trân trọng, đau đáu giữ gìn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc của Thạch Lam.

  • Bài làm 3 :

      Trong những năm 30 của thế kỉ XX, trên văn đàn Việt Nam xuất hiện một hiện tượng mới lạ của văn học: Thạch Lam. Là thành viên của Tự sự văn đoàn nhưng khác với những người anh của mình, Thạch Lam không khai thác đề tài từ những tình yêu trai gái lãng mạn, mà hướng ngòi bút của mình vào thế giới của những điều bình dị, mộc mạc, gần gũi với cuộc sống con người. Là một cây bút tinh tế, nhạy cảm, văn Thạch Lam đem đến cho người đọc những rung cảm đẹp về cuộc sống và con người.

     Từ một cây bút sở trường về truyện ngắn, vốn đã nổi tiếng trên văn đàn bởi những truyện ngắn giàu chất thơ, Thạch Lam đặt chân lên một miền đất mới của văn chương và gặt hái được nhiều thành công vang dội bằng tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường.

    Tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường viết về những nét sinh hoạt, những thứ quà bình dị, những phố phường, cửa hiệu., ở Hà Nội trước năm 1945. Đây là một sáng tác có giá trị rất lớn về văn hoá, phong tục và chứa đựng cả tấm lòng yêu mến quê hương đất nước, những quan niệm cần trân trọng. “Một thứ quà của lúa non: Cốm” là một sáng tác trong tập tuỳ bút ấy.

    Cốm là một thứ quà bình thường và phổ biến trong dân dã. Nhưng đã mấy ai như Thạch Lam, lại có con mắt tinh tường và sự cảm nhận sâu sắc đến thế.

    Mạch cảm xúc của bài văn bắt đầu từ hương thơm của lá sen, trong làn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ. Hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm, thứ quà đặc biệt của lúa non. Một cảm giác thật tinh tế. Cảm giác ấy càng tinh tế hơn khi nhà văn mở rộng lòng mình để đón nhận tất cả hương vị nồng nàn và thanh khiết của cánh đồng lúa, của lúa non:

    Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, nhủ báo trước mùa về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc đầu tiên làm trĩu thân lúa non tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của lúa non không. Trong cái vỏ xanh kín, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời.

    Một đoạn văn thật hay và thấm đượm cảm xúc trữ tình, gợi lên cho người đọc cái tình quê bâng khuâng, man mác.

    Cốm là một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Nhưng để có thứ quà ấy, còn nhờ đến bàn tay khéo léo của con người. Ngòi bút Thạch Lam đã khéo dẫn dắt người đọc đến chiêm ngưỡng tài hoa của những người làm cốm. Nhà văn không đi sâu miêu tả công việc làm cốm, mà chỉ lưu ý rằng đó là một nghệ thuật với một loạt cách chế biến, những cách thức làm truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn. Trong cảm xúc của Thạch Lam, hình ảnh những cô gái hàng cốm làng Vòng hiện ra xiết bao thân thương, trìu mến.

    Từ cái cảm nhận về hương cốm và sự hình thành hạt cốm từ những gì tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người, mạch cảm xúc của Thạch Lam chuyển sang ca ngợi giá trị của Cốm:

    Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dăng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.

    Một giá trị đặc sắc chứa đựng trong những hạt cốm bình dị, khiêm nhường mà không phải ai cũng nhận thấy. Phải yêu quê hương đất nước, yêu những sản vật của quê hương đất nước nhiều như Thạch Lam mới có thể phát hiện ra cái chân giá trị ấy của cốm.

    Những dòng bình luận của Thạch Lam về giá trị của việc dùng cốm làm lễ vật sêu tết đem đến cho người đọc một cảm nhận mới mẻ, giúp ta hiểu ra được cái ý nghĩa sâu xa ẩn chứa trong tục lệ giản dị này. Một nét đẹp văn hoá cần phải giữ gìn. Chỉ tiếc cho những kẻ không có học, học đòi bắt chước người ngoài. Một sự phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía.

    Ở đoạn cuối cùng của bài tuỳ bút, Thạch Lam chuyển sang bàn luận về sự thưởng thức cốm. Trong chúng ta mấy ai đã nghĩ tới việc phải ăn món quà bình dị đó như thế nào? Với Thạch Lam, ăn Cốm vốn là thưởng thức những giá trị kết tinh ở đó, vì thế: Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu cả lại trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.

    Chao ôi, cảm quan nghệ thuật của Thạch Lam mới tinh nhạy làm sao, khiến ta không thể không ngẫm suy.

    Bài tuỳ bút kết thúc bằng một lời đề nghị hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chắt chiu mà vuốt ve. Phải, nên trân trọng cái lộc của Trời, cái khéo của người và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức... sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ được tươi sáng hơn nhiều lắm.

    Một lời đề nghị thật đẹp, thật thiết tha của một ân tình sâu nặng với thứ quà của lúa non.

    Để biểu đạt ý tưởng và cảm xúc, Thạch Lam rất chú ý tới việc sử dụng những từ ngữ chọn lọc tinh tế, những câu văn giàu nhịp điệu, những hình ảnh giàu chất thơ. Vì thế bài tuỳ bút trở thành một sáng tác nghệ thuật khá đặc sắc, thấm đượm chất trữ tình.

    Văn Thạch Lam quả là làm cho tâm hồn người ta phong phú và thanh sạch hơn.

Câu 2. ( Bn tự vt )

#Ứng Lân