Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ở cạnh nhà tôi có một gia đình phải nói sao nhỉ, một gia đình trang ngập yêu thương luôn vắng mặt của sự cãi nhau. Những rồi cách đây vài tháng trước, tôi cũng không biết xảy ra chuyện gì nhưng tôi thấy tiếng cãi vã của vợ chồng nhà bác ấy, gđ tôi chạy ra can ngăn nhưng không được. Bác gái đã kịp lấy một cái gậy đập vào xương sống của bác trai. Hàng xóm làng giềng ai ai cũng bàng hoàng, nghe kể lại 2 đứa con bác đang ở quê chơi và 2 cậu con trai cũng bất ngờ về chuyện gđ nên đã vội bắt xe về nhà. Rồi sao tối hôm ấy, bác trai phải về ngôi nhà cũ để ở còn ngôi nhà mới khang trang thì để lại cho bác gái. Mẹ già ốm yếu nằm viện nhưng bác luôn lấy lý do là bận việc không về được. Mấy ngày sau , bác về và thăm mẹ, tối ngày hôm ấy khj nghe bố nói " Mẹ con mệt hơn hôm qua bố sang xem sao". Như tôi nghe mẹ kể lại là đúng 10h là bà bắt đầu khó thở. Đến sáng ngày thứ 3 lúc 5h tôi thấy 1 chiếc xe từ bệnh viện đi về phía nhà kế bên nhà tôi. Lúc đó tôi thấy gđ bác người nào người ấy nước mắt cứ vậy mà tuôn rơi, đưa bà từ từ trong chiếc xe ra và cố giữ lấy hơi thở của bà để bà được gặp con cháu một lần cuối cùng dường như bà cũng mong vậy và khi các cháu và anh chị đã có mặt đông đủ, có lẽ lúc đó bà đang rất vui và mỉm cười.Tôi thấy các con bà ngồi bên giường thủ thỉ với mẹ vài câu rồi xin lỗi. Quỳ trước mặt bà nước mắt rơi lệ.Rồi tôi nghe thấy tiếng kêu gào từ trong phòng bà và tôi nhìn lên đồng hồ và hình như giờ phút bà ra đi là 2h15 chẳng ai có thể quên được và khóc lên gọi bà , những đứa con tội nghiệp gọi mẹ nhưng kể từ giây phút ấy bà đã ra đi mãi mãi. Bà đi để lại nỗi đau buồn cho con cháu , để lại niềm đau thương của những người hàng xóm. Đúng là vậy sống trên đời phải có nhân có đức, ở hiền gặp lành. Bà là một người sống có hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau. Bà mỉm cười lặng lẽ ra đi không một lời nhắn nhủ với con cháu. Những đứa cháu yêu bà nhất được ở cạnh bên giường bà ôm lấy bà cầm tay bà gọi bà tỉnh lại nhưng bà đâu hay mà để lại con cháu ở lại với nỗi buồn sâu thẳm trong tim. Chị em hàng xóm chỉ biết ngồi cạnh giường bà mà thủ thỉ vài câu cuối nói lời tạm biệt. Thấy vậy mà nước mắt tôi có vậy mà ra tôi không thể kiềm chế được những giọt nước mắt ấy. Càng nhìn lại càng thương, người bà nhân hậu người mẹ hiền từ. Đêm ngày hôm ấy tôi thấy các con bà cứ ngồi bên cạnh quan tài mà khóc, đứa con gái tội nghiệp cứ gọi tên mẹ hoài mà mẹ không tỉnh dậy. Ngày hôm sau lúc 1h trời bắt đầu những hạt mưa rất to như đang thương tiếc bà vậy. Những hàng xe máy đi theo đoàn để tiễn đưa bà đi, rồi sao nữa tôi cũng không biết.
Ai còn cha mẹ xin đừng để cha mẹ buồn. Đừng để mọi chuyện xảy ra rồi mới biết hối hận vì lúc đó cũng đã quá muộn rồi. Đó là câu chuyện về cảm động về tình nghĩa mẹ con. Cả đời này đạo làm con luôn sợ mẹ hai chữ " cảm ơn "
nhớ k cho tui nha
hơi dài tí chụi khó chép nha
Ở cạnh nhà tôi có một gia đình phải nói sao nhỉ, một gia đình trang ngập yêu thương luôn vắng mặt của sự cãi nhau. Những rồi cách đây vài tháng trước, tôi cũng không biết xảy ra chuyện gì nhưng tôi thấy tiếng cãi vã của vợ chồng nhà bác ấy, gđ tôi chạy ra can ngăn nhưng không được. Bác gái đã kịp lấy một cái gậy đập vào xương sống của bác trai. Hàng xóm làng giềng ai ai cũng bàng hoàng, nghe kể lại 2 đứa con bác đang ở quê chơi và 2 cậu con trai cũng bất ngờ về chuyện gđ nên đã vội bắt xe về nhà. Rồi sao tối hôm ấy, bác trai phải về ngôi nhà cũ để ở còn ngôi nhà mới khang trang thì để lại cho bác gái. Mẹ già ốm yếu nằm viện nhưng bác luôn lấy lý do là bận việc không về được. Mấy ngày sau , bác về và thăm mẹ, tối ngày hôm ấy khj nghe bố nói " Mẹ con mệt hơn hôm qua bố sang xem sao". Như tôi nghe mẹ kể lại là đúng 10h là bà bắt đầu khó thở. Đến sáng ngày thứ 3 lúc 5h tôi thấy 1 chiếc xe từ bệnh viện đi về phía nhà kế bên nhà tôi. Lúc đó tôi thấy gđ bác người nào người ấy nước mắt cứ vậy mà tuôn rơi, đưa bà từ từ trong chiếc xe ra và cố giữ lấy hơi thở của bà để bà được gặp con cháu một lần cuối cùng dường như bà cũng mong vậy và khi các cháu và anh chị đã có mặt đông đủ, có lẽ lúc đó bà đang rất vui và mỉm cười.Tôi thấy các con bà ngồi bên giường thủ thỉ với mẹ vài câu rồi xin lỗi. Quỳ trước mặt bà nước mắt rơi lệ.Rồi tôi nghe thấy tiếng kêu gào từ trong phòng bà và tôi nhìn lên đồng hồ và hình như giờ phút bà ra đi là 2h15 chẳng ai có thể quên được và khóc lên gọi bà , những đứa con tội nghiệp gọi mẹ nhưng kể từ giây phút ấy bà đã ra đi mãi mãi. Bà đi để lại nỗi đau buồn cho con cháu , để lại niềm đau thương của những người hàng xóm. Đúng là vậy sống trên đời phải có nhân có đức, ở hiền gặp lành. Bà là một người sống có hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau. Bà mỉm cười lặng lẽ ra đi không một lời nhắn nhủ với con cháu. Những đứa cháu yêu bà nhất được ở cạnh bên giường bà ôm lấy bà cầm tay bà gọi bà tỉnh lại nhưng bà đâu hay mà để lại con cháu ở lại với nỗi buồn sâu thẳm trong tim. Chị em hàng xóm chỉ biết ngồi cạnh giường bà mà thủ thỉ vài câu cuối nói lời tạm biệt. Thấy vậy mà nước mắt tôi có vậy mà ra tôi không thể kiềm chế được những giọt nước mắt ấy. Càng nhìn lại càng thương, người bà nhân hậu người mẹ hiền từ. Đêm ngày hôm ấy tôi thấy các con bà cứ ngồi bên cạnh quan tài mà khóc, đứa con gái tội nghiệp cứ gọi tên mẹ hoài mà mẹ không tỉnh dậy. Ngày hôm sau lúc 1h trời bắt đầu những hạt mưa rất to như đang thương tiếc bà vậy. Những hàng xe máy đi theo đoàn để tiễn đưa bà đi, rồi sao nữa tôi cũng không biết.
Ai còn cha mẹ xin đừng để cha mẹ buồn. Đừng để mọi chuyện xảy ra rồi mới biết hối hận vì lúc đó cũng đã quá muộn rồi. Đó là câu chuyện về cảm động về tình nghĩa mẹ con. Cả đời này đạo làm con luôn sợ mẹ hai chữ " cảm ơn "
Trong truyện "Cuộc chia tay của những con búp bê" có rất nhiều chi tiết bất ngờ và cảm động nhưng khiến em cảm động nhất vẫn là cuộc chia tay quá bất ngờ ở cuối câu chuyện. Đó là khi hai anh em Thành và Thuỷ từ trường về thì phát hiện ra một chiếc ô tô đã đỗ trước cổng và mẹ thì đang giục hai anh em dọn đồ thật nhanh. Nhưng điều mà Thuỷ nghĩ tới lúc này chỉ có con Em Nhỏ và con Vệ Sĩ. Ban đầu Thành đã định đưa cả cho em nhưng tới lúc sắp ra đi chính Thuỷ lại không muốn làm như vậy nữa. Thuỷ lo anh không có con Vệ Sĩ gác đêm sẽ không thể ngủ ngon. Cô bé bùi ngùi để Vệ Sĩ ở lại bên anh. Ôm ghì lấy Vệ Sĩ, hôn gấp gáp rồi đặt nó ở lại. Lại chẳng nỡ chia rẽ Vệ Sĩ và Em Nhỏ, nên lại đặt cả Em Nhỏ ở lại. Hai anh em Thành và Thuỷ đã phải chia xa nhau rồi có lẽ điều mà cô bé không muốn là vì mình mà khiến cho hai con búp bê cũng phải xa nhau. Em Nhỏ và Vệ Sĩ sẽ luôn ở bên nhau giống như Thành và Thuỷ cho dù xa nhau nhưng vẫn sẽ luôn hướng về nhau.
Thành và Thủy là ai anh em hết mực yêu thương nhau nhưng vì bố mẹ li dị hai anh em phải chia tay nhau mỗi người một ngả: Thủy về quê với mẹ, Thành ở lại với bố. Trước khi chia tay, hai anh em chia đồ chơi cho nhau. Thành nhường hết đồ chơi cho em. Thủy sợ anh gặp ác mộng chia cho anh con Vệ Sĩ để nó canh giấc ngủ cho anh, còn mình lấy con Em Nhỏ. Thành dẫn em đến trường chia tay lớp học. Cô giáo tặng Thủy một quyển sổ và một chiếc bút máy nắp vàng nhưng em không dám nhận vì có thể em sẽ không được đi học nữa, phải ra chợ ngồi bán hoa quả. Trước khi đi Thủy đột ngột thay đổi chủ ý em để lại con Em Nhỏ cạnh con Vệ Sĩ để chúng không phải xa nhau như Thành và Thủy.
# học tốt nhé
Tóm tắt bài Cuộc chia tay của những con búp bê
Câu chuyện ''Cuộc chia tay của những con búp bê'' kể về hai anh em Thành và Thủy rất yêu thương và sống rất vui vẻ với nhau. Nhưng vì bố mẹ chia tay nhau, hai anh em Thành và Thuỷ cũng phải mỗi người một ngả: Thuỷ về quê với mẹ còn Thành ở lại với bố. Hai anh em nhường đồ chơi, Thuỷ đau đớn chia tay thầy cô, khi chia tay còn quyến luyến anh không muốn rời,... Trước khi chia tay, Thủy liền lại đặt hai con búp bê gần nhau, ý muốn rằng chúng sẽ không như Thành và Thủy, phải xa rời nhau. Ba cuộc chia tay gợi lên ở bạn đọc những xúc cảm mạnh mẽ cùng nỗi xót thương cho cảnh ngộ mà lẽ ra những người bạn nhỏ không phải gánh chịu.
Các câu đặc biệt trong văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" của Khánh Hoài:
- Một giấc mơ thôi
- Cả lớp sững sờ .
- Sao vậy?
- Trời ơi!
- Anh ơi!
Thủy là một em bé rất nhân hậu, giàu tình thương, rất quan tâm săn sóc đến anh trai. Mỗi con búp bê đều được Thủy đặt cho một,cái tên riêng: Con Vệ Sĩ, con Em Nhỏ, và Thủy luôn luôn đặt chúng cạnh nhau, “quàng tay lên vai nhau” thân thiết. Thủy đã mang kim chỉ ra bãi bóng vá áo cho anh trai. Trước khi giã biệt anh còn dặn dò: "Anh ơi! bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho anh nhé..”. Thành nằm mê ngủ thấy ma, Thủy-đã có sáng kiến bắt con Vệ Sĩ khoác dao díp gác cho anh trai ngủ. Trước lúc theo mẹ về quê ngoại, Thủy ôm hôn con Vệ Sĩ và ân cần dặn dò: "Vệ Si thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh trai tao ngủ nhé..”.
Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê là một câu chuyện buồn xoay quanh hai nhân vật Thành và Thủy. Vì bố mẹ li hôn, gia đình tan vỡ mà các em phải chia lìa mỗi người một ngả, tác phẩm mang đến cho người đọc sự xót xa, ngậm ngùi về hoàn cảnh éo le của hai anh em, chính sự gắn bó, yêu thương của hai anh em càng làm cho tác phẩm Cuộc chia tay của những con búp bê thấm đượm được tinh thần nhân văn sâu sắc.
Cuộc chia tay của những con búp bê được nhà văn Khánh Hoài lựa chọn điểm nhìn là từ nhân vật Thành, tức theo ngôi kể thứ nhất, cách lựa chọn này khiến cho tác phẩm có cái nhìn chân thực, từng sự kiện, cảm xúc trong tác phẩm cũng gần gũi, sống động hơn trong cảm nhận của người đọc. Mặt khác, lời kể là của nhân vật Thành còn thể hiện được sâu sắc tình cảm yêu thương, gắn bó giữa hai anh em, Thành và Thủy. Có thể nói, hai nhân vật Thành và Thủy được đặt trong hoàn cảnh vô cùng éo le, đó là hạnh phúc gia đình tan vỡ, bố mẹ li hôn, tình cảm an hem bị chia lìa. Cao trào của cảm xúc chính là khoảnh khắc chia tay đầy nghẹn ngào của Thành và Thủy.
Vì những bất đồng trong cuộc sống, bố mẹ của Thành và Thủy đã đi đến quyết định li hôn, mái ấm gia đình tan vỡ là điều không ai mong muốn nhưng người đáng thương, bàng hoàng nhất không phải bố hay mẹ của Thành mà là hai anh em Thành và Thủy. Hai em còn quá nhỏ để chịu đựng nỗi đau đớn, mất mát này. Sự chia lìa này khiến cho các em mất đi một mái ấm gia đình trọn vẹn, tình cảm bị tổn thương sâu sắc, không chỉ không được sống với cả bố và mẹ, mà ngay cả tình cảm anh em thiêng liêng là vậy cũng bị hoàn cảnh nhẫn tâm chia lìa, ngăn cản.
Hai anh em Thành và Thủy vốn có tình cảm vô cùng sâu đậm, luôn yêu thương, nhường nhịn và quan tâm nhau, những cử chỉ của sự quan tâm trong tác phẩm khiến cho chúng ta, những độc giả, người đứng ngoài câu chuyện phải mỉm cười trong hạnh phúc, nhưng sau nụ cười ấy lại là những giọt nước mắt xót xa, thương cho hoàn cảnh chia lìa của hai anh em. Thành là một người anh mẫu mực, luôn yêu thương chăm sóc em gái bằng những hành động tự nhiên, chân thành nhất, Thành giúp em gái học, hay đến trường đón em vào mỗi chiều tan học. Khi trở về nhà thì hai anh em vừa nắm tay nhau vừa trò chuyện vui vẻ.
Thủy lại là một cô em gái vô cùng dễ thương, dễ mến, hồn nhiên ngây thơ như chính lứa tuổi của em. Nhưng cô bé ấy cũng rất đảm đang, nữ tính, để ý đến những thứ nhỏ nhặt và giúp đỡ anh trai mỗi khi cần. Thành vì mải mê đá bóng mà làm rách áo, Thủy đã mang kim chỉ ra tận sân vận động để vá áo cho anh. Những cử chỉ quan tâm của hai anh em Thành và Thủy tuy dung dị nhưng sao thật ấm áp, đó là tình cảm anh em thiêng liêng, cao quý hơn bất cứ thứ tình cảm nào khác. Càng ngưỡng mộ tình cảm của hai anh em thì ta lại càng xót xa khi những khuôn mặt ngây thơ, non nớt ấy thấm đượm nỗi buồn của sự chia li, mất mát.
Hai anh em đã quen với sự hiện diện của nhau trong cuộc sống của mình, nên khi biết tin bố mẹ li hôn, mỗi người một nơi, không còn được gặp nhau như mọi khi thì đó chính là khoảnh khắc khủng hoảng đau đớn nhất đối với cả Thành và Thủy. Hai em còn quá nhỏ để đón nhận nỗi đau không tưởng này. Hai anh em chia đồ chơi, Thành đã nhường hết đồ chơi cho em gái, ngay trong phút chia li, sự nhường nhịn của người anh đối với cô em gái nhỏ cũng khiến ta cảm động.
Thủy vì sợ anh trai không có người canh gác lúc đêm khuya nên đã đưa cho anh con búp bê Vệ Sĩ, người em gái nhỏ ấy luôn nghĩ về người anh, vì muốn anh được yên tâm ngủ mà đã nhường còn búp bê Vệ Sĩ để nó ở bên bảo vệ anh mình. Giây phút chia tay đã đến, hai anh em đều bật khóc, đó là những giọt nước mắt của đau đớn, bất lực, dù không muốn nhưng hai anh em vẫn phải chia tay, Thành ở lại với bố, còn Thủy về quê với mẹ.
Điều đau đớn hơn nữa, đó là Thủy sẽ không được tiếp tục học nữa vì nhà bà ngoại cách xa trường học, từ nay em sẽ theo mẹ ra chợ để bán hoa. Hình ảnh một cô bé còn nhỏ tuổi bị tước đoạt đi hạnh phúc, tước đoạt đi nụ cười của trẻ thơ mà phải sống, bươn chải cuộc sống của những người lớn khiến cho ta vừa đồng cảm, vừa xót xa.
Cuộc chia tay của những con búp bê thực chất là cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy, cuộc chia tay ấy thấm nước mắt của sự bi thương, mất mát. Văn bản thể hiện được một triết lí nhân sinh vô cùng sâu sắc: hạnh phúc gia đình tan vỡ, nạn nhân đáng thương nhất chính là những đứa trẻ vô tội, chứng kiến nỗi đau chia li khiến cho tâm hồn non nớt của chúng bị tổn thương, tiếng cười tuổi thơ cũng vì thế mà mang một màu sắc u buồn, thê lương.
Quyền trẻ em là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội hiện nay, bởi các em đều là những đứa trẻ mong manh, dễ tổn thương, cần sự bao bọc và chở che của gia đình. Nhưng hiện nay một thực tế đau lòng là cha mẹ chia xa, gia đình tan vỡ, cuộc đời các em sang trang mới. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài đã khiến người đọc không kìm được xúc động về hai nhân vật có trong truyện.
Không phải vô cớ tác giả đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê”, hẳn là có nguyên do. Bởi rằng búp bê là những thứ vô tri vô giác nhưng lại gắn bó với tuổi thơ của những đứa trẻ. Khi “búp bê” chia tay cũng là lúc những đứa trẻ đó rơi vào nỗi đau đớn không thể thấu. Và cuộc chia tay của Thành và Thủy trong tuyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Cách chọn ngôi kể của tác giả cũng tạo nên ấn tượng và xúc động mạnh của truyện ngắn, cứa vào lòng người đọc nhiều nhức nhối về vấn đề quyền trẻ em.
Phát biểu cảm nghĩ về “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh hoài-Văn lớp 7
Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”.
Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải mỗi người một nơi, nỗi đau hiện lên từng khuôn mặt đến ngạt thở. Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ. Tác giả đã khiến người đọc không kìm được xúc động khi đọc những câu văn thẫm đẫm nước mắt này
Khi mẹ bảo hai anh em chia đồ chơi thì ai cũng nhường cho người kia, vì dương như những con búp bê và cả hai anh em đều không muốn chia xa. Khi Thành chia đôi hai con búp bê Vệ Sĩ và Em nhỏ cho hai anh em thì Thủy đã có những hành động mâu thuân, trái ngược nhau. Một mặ Thủy nghĩ rằng “anh ác”, nhưng mặt khác lại lo lắng vì sợ không có người “gác đêm cho anh”. Một cô bé giàu tình cảm, yêu thương anh tha thiết và chân thành.
Điều bất ngờ là ở cách giải quyết của Thủy, để hai con búp bê lại cho anh. Haicon búp bê sẽ mãi mãi không xa nhau, anh trai cũng không sợ thấy ma mỗi đêm. Người đọc xúc động trước cử chỉ và suy nghĩ đầy tình yêu này của Thủy. Có thể nói đây là chi tiết đắt mà tác giả đã xây dựng. Một tình cảm vị tha thật đáng ngưỡng mộ.
Khi tác giả kể về khoảng khắc Thủy chia tay lớp, thực sự người đọc không kìm được cảm xúc của mình nữa. Khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút thì Thủy không dám nhận vì em sẽ không được đi học nữa, vì “mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Chi tiết này khiến cô giáo “tái mặt và nước mắt giàn giụa”. CŨng chi tiết này phản ảnh thực tế đau lòng của những đứa trẻ khi bố mẹ chia tay nhau, cuộc sống của những đứa trẻ rơi vào bế tắc, không lối thoát. Trách nhiệm của bố mẹ đã không hoàn thành khi để những đứa con của mình không được đến trường nữa.
Khung cảnh chia tay lớp học của Thủy là khung cảnh ám ảnh người đọc, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học lại phải lăn lộn kiếm sống. Thật đau lòng.
Tác giả đã tái hiện lại quang cảnh sau khi hai anh em rời khỏi trường “Thành kinh ngạc khi thấy mọi người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Mọi thứ vẫn như vậy nhưng gia đình của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi. Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc.
Khánh Hoài với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát bao trùm lên tác phẩm. Số phận của những đứa trẻ trong một câu chuyện hôn nhân tan vỡ sẽ như thế nào?